Thủ tướng đã thừa nhận kế hoạch giảm giá cho người dân khi ăn tại nhà hàng đã một phần làm tăng sự lây lan của coronavirus.
Tuy nhiên, thủ tướng kêu gọi chúng ta xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề
Boris Johnson cũng khẳng định Anh quốc phải nhanh chóng ngăn chặn những tác động tiêu cực của kế hoạch đến công cuộc phòng chống dịch của đất nước.
Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn với Andrew Marr của đài BBC, tổng thống cũng cho rằng chúng ta cần cân nhắc hai mặt của vấn đề khi Eat Out to Help Out đã và đang giữ lại việc làm cho ít nhất hai triệu lao động trong ngành dịch vụ.
“Cung cấp và duy trì việc làm cho người dân cũng rất quan trọng. Nếu như kế hoạch này góp phần làm lây lan vi-rút, chúng ta cần có phản ứng ngay lập tức với những điều luật và phương pháp hiện đang được xem xét”, ông Johnson nói.
Ông Johnson “hi vọng người dân hiểu chính phủ đang cố gắng giữ gìn một sự cân bằng nhất định”.
Cũng trong chương trình, thủ tướng đã né tránh trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu kế hoạch có trực tiếp làm gia tăng dịch bệnh.
Bình luận về vấn đề chính phủ trả tiền để người dân ra ngoài ăn, sau đó quay lại văn phòng làm việc và làm lây lan vi-rút, Boris Johnson khẳng định ông “chịu toàn bộ trách nhiệm cho những gì xảy ra từ đầu đại dịch đến nay”.
“Chính phủ, như tôi đã nói, đang cố gắng duy trì sự cân bằng”, ông Johnson cho biết, “Trong tháng 3 và tháng 4, đất nước đã bị phong tỏa toàn bộ. Điều này đã góp phần ngăn chặn vi-rút”.
Tuy nhiên, thủ tướng vẫn cho rằng quyết định mở cửa lại nền kinh tế là hoàn toàn sáng suốt.
“Andrew (người dẫn chương trình) à, nếu chúng ta không mở cửa trở lại và nền kinh tế Anh quốc vẫn dậm chân tại chỗ, sẽ có hàng trăm nghìn người thất nghiệp”, ông Johnson nói.
Tấm biển quảng cáo Eat Out to Help Out ở Covent Garden vào tháng 8 (Ảnh: PA)
Thủ tướng cũng lên tiếng bảo vệ lệnh giới nghiêm lúc 10 giờ tối hiện đang gây tranh cãi và đổ lỗi cho những người “thích chơi đùa” đôi khi gây ra cảnh hỗn loạn bên ngoài các quán rượu trước giờ đóng cửa.
Các cố vấn khoa học của Chính phủ đã cảnh báo một số luật phòng dịch có thể gây ra tình trạng “lợi bất cập hại”. Hiện nay người dân ở một số nơi đang xếp hàng dài để mua rượu hoặc chen lấn trên các phương tiện giao thông công cộng mà không đảm bảo giãn cách xã hội.
Khi được yêu cầu đưa ra bằng chứng khoa học cho lệnh giới nghiêm 10 giờ, thủ tướng nói: “Bằng chứng khoa học là vi-rút lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người”.
“Covid-19 chắc chắn lây lan trong nhà, từ người sang người, nhưng nó cũng lây truyền trong ngành dịch vụ, tại quán rượu, quán bar. Người dân thường trở nên vui vẻ và tiếp xúc với nhau nhiều hơn trong vào buổi tối”.
“Một trong những điều chúng tôi rút ra là giờ giới nghiêm sẽ làm giảm sự lây nhiễm”, ông Johnson giải thích.
Thủ tướng cũng khẳng định người dân “chỉ cần làm theo các hướng dẫn và “sẽ rất vô lý nếu chúng ta tuân theo luật lệ bên trong quán rượu rồi tràn ra đường và lây truyền vi-rút cho nhau.
“Câu trả lời cho tất cả chúng ta là làm theo các hướng dẫn”, Boris Johnson nhấn mạnh.
Viethome (Theo Metro)