Tỷ lệ thí sinh đạt điểm A và A* trong kỳ thi A-level cao nhất trong sáu năm qua

sei 25496674 9361
 
Hơn 25% học sinh cấp độ A-level đạt điểm A hoặc A* trong năm nay – đây là tỷ lệ cao nhất trong vòng sáu năm qua.
 
Khi những học sinh lớp sáu đang trong thời khắc quan trọng quyết định số phận của mình, thông tin được tiết lộ cho biết tổng cộng 26.4% thí sinh đạt điểm A hoặc A*.
 
Năm thứ hai liên tiếp, kết quả của học sinh nam tốt hơn học sinh nữ, và cũng khá ngạc nhiên, toán là môn được chọn nhiều nhất.
 
Kết quả nêu trên đánh dấu bước thay đổi đầu tiên trong quá trình cải cách thi cử nhận được nhiều tranh cãi và cả phản đối từ phía giáo viên.
 
Dù kết quả thi ở mức cao, số lượng sinh viên các trường đại học sẽ chấp thuận lại giảm và cuộc chiến giành suất học đang chuẩn bị bắt đầu.
 
Theo số liệu của Ucas, số lượng các học sinh 18 tuổi được chấp thuận vào học các khóa học đại học ở Anh đã giảm 1% so với năm ngoái xuống còn 411,860 em.
 
Tính đến thời điểm này, hơn một trên mỗi năm học sinh đã nhận được “lời mời vô điều kiện” khi các trường đại học đang tranh giành các học sinh xuất sắc.
 
Điều này dẫn đến lo ngại các em học sinh sẽ không còn động lực để phấn đấu khi biết rõ đã nắm chắc trong tay một chỗ học.
 
Hiện tại, trong bối cảnh dân số già hóa, số lượng thanh niên ở độ tuổi 18 trong cả nước giảm và rất nhiều trong số đó không muốn vào học đại học mà thay vào đó, quyết định kiếm cho mình một việc làm.
 
Đại học Portsmouth thậm chí đã chọn cách tặng cho mỗi sinh viên nhận được lời mời vô điều kiện 1,000 bảng.
 
Số lượng học sinh dự kỳ thi đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua với chỉ 811,776 em đạt chứng chỉ A-level.
 
Kỳ thi A-level vừa trải qua một cuộc cải tổ lớn và tỷ lệ thí sinh đạt điểm cao đang ở mức cao nhất kể từ năm 2012.
 
Tổng cộng 26.4% thí sinh đạt điểm A hoặc A*, tăng nhẹ so với mức 26.3% của năm 2017.
 
8.0% thí sinh đạt A*. giảm so với 8.3% của năm ngoái. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2013, khi số lượng thí sinh giành điểm A* chỉ là 7.6%.
 
Tỷ lệ đỗ chung (điểm A*-E) là 97.6%, giảm so với mức 97.9% năm ngoái. Đây là tỷ lệ đỗ thấp nhất kể từ năm 2010, khi con số cũng là 97.6%.
 
Các giáo viên lâu năm đều bày tỏ sự phản đối với tốc độ và chất lượng cải cách kỳ thi A-level và phàn nàn rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng những điểm thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
 
Tỷ lệ điểm để đạt điểm A giữa các môn cũng có nhiều khác biệt.
 
Ở môn Sinh học, cần đạt 54.8% để được điểm A trong khi với môn tiếng Anh là 77%.
 
Trước năm 2017, học sinh nữ vẫn nhỉnh hơn so với nam và trong hai năm trở lại đây, học sinh nam đạt kết quả khá hơn.
 
Tỷ lệ nam đạt điểm A hoặc cao hơn là 26.6%, cao hơn 0.4% so với nữ.
 
Môn học được chọn thi nhiều nhất năm nay là toán, với 97,627 thí sinh, cao hơn 2.5% so với năm 2017.
 
Sinh học là môn phổ biến thứ hai với 63,819 thí sinh, tăng 3.1%.
 
Môn đứng thứ ba là tâm lý học với 59.708 thí sinh, tăng 1.8%.
 
Bất chấp những phản đối từ phía giáo viên, Bộ trưởng Bộ giáo dục Damian Hinds cho rằng việc thiết kế lại chương trình A-level sẽ giúp nó “hợp lý hơn, chuẩn bị tốt hơn để các học sinh tiến lên bậc học tiếp theo.”
 
Những học sinh chưa đạt điểm yêu cầu vẫn có thể vào đại học nhờ vào hệ thống xét duyệt, một quy trình hàng năm cho phép các sinh viên chưa được nhận vào trường nào hoặc muốn đổi sang trường khác có thể tìm một khóa học phù hợp với mình.
 
Lãnh đạo các trường đại học cho rằng năm nay sẽ có nhiều người sử dụng hệ thống xét duyệt hơn.
 
Tuy nhiên, các trường cũng nhận được cảnh báo rằng họ phải đặt lợi ích của người học lên hàng đầu trong quá trình xét duyệt.
 
Bà Nicola Dandridge, người đứng đầu Văn phòng Sinh viên cho biết có ‘nguy cơ’ các sinh viên sẽ không thể chống chọi nếu họ được nhận vào học các khóa học quá sức.
 
“Dù nhiều trường đại học thường nhận các sinh viên có mức điểm thấp hơn họ công bố, điều quan trọng là họ làm việc đó với tâm thế đặt lợi ích của người học lên hàng đầu,” bà nói.
 
Một cuộc khảo sát cho biết trước ngày kết quả được công bố, có khoảng 26,000 khóa học chấp nhận xét duyệt chỉ đối với sinh viên quốc tịch Anh.
 
 
VietHome (Theo Metro)