Cảnh sát phát hiện nhiều người được đưa tới Anh trái phép qua biên giới Ai-len

Những người nhập cư trái phép đến Anh phải trả hơn 10,000 bảng để có được một tấm hộ chiếu EU và tới Anh qua biên giới Ai-len.
 
Các chính trị gia người Anh miêu tả Ai-len như “cửa sau của nước Anh” và yêu cầu những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn người nhập cư trái phéo vào Anh bằng cách lái xe qua biên giới Ai-len.
 
Thông tin cho biết những người nhập cư này phải trả 13,000 đô (tương đương 10,000 bảng) để có tấm hộ chiếu EU giả cho phép họ đi từ Paris tới Dublin bằng máy bay. Sau đó họ sẽ vào Anh bằng cách lái xe từ CH Ai-len tới Bắc Ai-len, rồi đi phà từ Belfast tới Glasgow và sau đó tới những vùng khác của nước Anh bằng xe hơi.
 
Tuyến đường này được miêu tả như một sự bảo đảm người đi chắc chắn sẽ vào được Anh. Thậm chí, cựu thủ tướng Ai-len, Bertie Ahern, đã phát biểu vào năm 2017: “Các anh đang cố gắng đưa người tới đây. Hãy thẳng thắn với nhau nhé. Không phải là quá ngốc nghếch nếu không thử đi tuyến đường đó sau khi đã cố gắng hết sức để vào châu Âu hay sao?”
 
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Nigel Evans nói: “Chính phủ Anh cần đảm bảo khi một người đi từ Ai-len tới Anh, người đó cần xuất trình được những giấy tờ tùy thân hợp lệ. Không thể để tồn tại một cánh cửa hậu dẫn vào Anh.” Ông cũng nhấn mạnh vấn đề này cần được giải quyết trước hạn Brexit vào tháng Ba năm 2019.
 
“Chúng ta cần đóng cửa hoàn toàn những tuyến đường đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Anh,” ông nói thêm.
 
“Chúng ta cần làm việc với chính phủ Ai-len bởi lẽ họ cũng nên lo lắng về vấn đề nhập cư bất hợp pháp.”
 
Tuy nhiên, một nghĩ sĩ khác của đảng Bảo thủ, ông Peter Bone, lại tin rằng vấn đề này cần được giải quyết thông qua việc tăng cường hệ thống thông tin thay vì việc kiểm tra tại các sân bay. Lý do là bởi ông Bone tin rằng các băng nhóm tội phạm đang buôn lậu người nhập cư vào Anh và chúng cần được ngăn chặn trước khi tới được cổng nhập cảnh.
 
“Dường như những người này bị các băng nhóm đưa lậu vào Anh,” ông Bone nói. “Hầu hết trong số họ đều mang giấy tờ giả.
 
“Việc cần thiết là Cơ quan Tội phạm Quốc gia phải xác định được các băng nhóm đó. Một khi chúng ta đã có thông tin rõ ràng, việc dẹp bỏ các băng nhóm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 
“Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này bằng cách kiểm tra liên tục ở biên giới. Cách để triệt phá nạn buôn người là phải dựa trên thông tin tình báo. Việc này không giống như đi xuống phố và tóm những tên trộm.”
 
Một người Iran mới đi tuyến đường kể trên gần đây đã chia sẻ với BBC rằng anh ta không cảm thấy lo lắng về các cửa an ninh ở Dublin.
 
“Khi tôi lên máy bay, tôi không lo lắng gì cả,” anh ta nói.
 
“Khi tôi tới Dublin, tôi đi qua cửa kiểm tra hộ chiếu – tôi đi qua tất cả các chốt kiểm tra và có thể rời đi an toàn.
 
“Tuyến đường từ Dublin này vẫn còn mới mẻ và cảnh sát không tập trung vào nó như cách họ đang làm ở Gatwick và Heathrow.”
 
resized Dublin airport rollingnews
Sân bay Dublin có phải là “cánh cửa hậu dẫn vào nước Anh?”
 
“Nếu có điểm yếu ở các cảng biển hay sân bay Ai-len, bọn họ sẽ khai thác và lợi dụng chúng, bởi lẽ một khi đã vào tới Ai-len, bạn sẽ đến được nước Anh,” cựu giám đốc cục di trú cho biết.
 
“Chẳng có gì ngăn được một người đi từ Ai-len tới Bắc Ai-len rồi sau đó là đi sâu vào nước Anh.”
 
Vấn đề người nhập cư vào Anh thông qua “cửa sau” Ai-len đang trở nên đáng lo ngại sau vụ tấn công gây chết người ở cầu London hồi năm 2017. Khi đó, cảnh sát đã xác định một trong những kẻ khủng bố, Rachid Redouane, là một công dân Ai-len.
 
Theo thông tin của tờ Irish Times, Redouane di chuyển qua lại giữa Anh và Ai-len sau khi kết hôn với một người vợ Anh, cô Charisse O’Leary vào ngày 7 tháng Mười Một năm 2012. Cặp đôi đăng ký địa chỉ ở Rathmines, thành phố Dublin. Sau khi xin tịn nạn vào Anh thất bại hồi năm 2009, Redouane đã tới Ai-len và kết hôn rồi nhanh chóng tới London một lần nữa.
 
 
VietHome (Theo Irish Central)