Thủ hiến muốn Scotland trở thành nước Anh thứ 2

Thủ hiến Nicola Sturgeon mong muốn Scotland có thể được gia nhập EU mà không sử đụng đồng tiền chung của Liên minh này.

Ngày 14/5, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon đã trả lời phỏng vấn hãng tin BBC và cho biết quan điểm của bà khi Scotland được tách ra khỏi Anh là được gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU), nhưng không sử dụng đồng tiền chung Euro.

Nữ Thủ hiến đang kêu gọi cử tri lựa chọn đảng Dân tộc Scotland của mình trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 6 tới.

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon

Bà Sturgeon cũng quyết định để giúp vùng lãnh thổ này có tiếng nói có trọng lượng trong các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề Anh rời EU (còn gọi là Brexit) cũng như cơ hội tìm kiếm vị thế cho Scotland thị trường chung châu Âu duy nhất này.

Thủ hiến Sturgeon đã kêu gọi tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ 2 về độc lập của Scotland sau khi Chính phủ Anh bác đề nghị của bà để Scotland được hưởng miễn trừ, đặc biệt là tiếp tục ở lại EU.

Với các ý tưởng khi tranh cử của mình, dường như bà Sturgeon đang tự làm khó mình.

VietHome.co.uk- Theo Thủ tướng Anh Theresa May, cả nước Anh đang rút khỏi EU để có thể hạn chế số người di cư từ các nước khác trong EU đến nước này. Tuy nhiên, Anh vẫn muốn duy trì quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước thành viên EU.

Trên thực tế, nước Anh đang có nhiều lợi thế trong việc đạt được các thỏa thuận với phần còn lại của Liên minh sau Brexit.

Cần thấy rằng, ngay sau khi ông  Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp, Thủ tướng Theresa May đã thảo  luận về vấn đề Anh rời EU với ông và có được kết quả thuận lợi.

Vị trưởng cố vấn kinh tế của Tân Tổng thống Pháp, ông Jean Pisani-Ferry cho biết, Pháp sẽ thể hiện lập trường cứng rắn trong suốt thời gian đàm phán Brexit, song sẽ không tìm cách “trừng phạt” London.

 “Tôi nghĩ không ai hào hứng với lựa chọn Brexit cứng. Các bên đều có lợi trong việc duy trì sự thịnh vượng mà đã được xây dựng trong suốt nhiều năm qua... Điều này cũng đúng đối với mối quan hệ cực kỳ quan trọng là an ninh và quốc phòng” - vị cố vấn nói.

Đối với châu Âu, Brexit là một cơn họa sẽ gây ra nhiều hậu quả nhưng EU đang nỗ lực để giảm căng thẳng với Anh, và điều kiện cho những thỏa thuận là khá dễ dàng.

Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier  khẳng định một thỏa thuận chỉ có thể đạt được khi "không có sự gây hấn lẫn nhau" trong đàm phán.

 "Anh từng là một thành viên EU 44 năm. Tôi muốn chúng ta đạt được một thỏa thuận, theo đó Anh vẫn là một đối tác gần gũi" - ông Barnier nhấn mạnh.

Rõ ràng, Anh đang có nhiều lợi thế hơn trong "cuộc ly hôn lịch sử" này.

Nhưng điều mà Scotland đang thể hiện, đặc biệt là Thủ hiến vùng này đang cố gắng lôi kéo cử tri của mình ủng hộ cho Đảng Dân tộc Scotland, dường như rất khó khăn.

Khi Anh đang có nhiều lợi thế trong tiến trình Brexit, quan điểm của họ về sự chia rẽ này là không sai và nếu Anh thành công bằng việc không phải chịu bất cứ gượng ép nào trong chính sách nhập cư và vẫn sử dụng đồng tiền của mình mà vẫn đạt các thỏa thuận có lợi với EU thì vị Thủ hiến Scotland có đang đi nhầm hướng?

Trong tình hình London chẳng bị mất đi quyền lợi nào nếu Brexit xảy ra, không rõ, vị Thủ hiến Scotland sẽ tìm cách gì để thuyết phục người dân ở lãnh thổ của mình?

 

VietHome.co.uk(Theo Đất Việt)