Trẻ em tị nạn mất tích từ các Hội đồng thành phố bị ép làm công việc bán dâm

Theo những công bố mới nhất từ các Hội đồng thành phố, rất nhiều trẻ tị nạn được Chính phủ đưa từ trại tị nạn Calais Jungle tới Anh đã biến mất và họ lo ngại rằng các em đang bị ép tham gia vào các đường dây hoạt động tội phạm ngầm như mại dâm, nô lệ.

 Trẻ tị nạn ở trại Calais Jungle được tái định cư tại Anh

Trẻ tị nạn ở trại Calais Jungle được tái định cư tại Anh 

Những trẻ tị nạn được đưa tới Anh từ khoảng sáu tuần trước đã bị những kẻ buôn người bám đuôi trên mạng xã hội. Mục đích của chúng là đòi lại số tiền mà các em đồng ý sẽ trả cho chúng để tới Anh trước khi Chính phủ can thiệp vào.
Ông David Simmonds, phát ngôn viên của một hội đồng địa phương chăm sóc cho 750 trẻ được đưa tới Anh từ tháng Mười, cho biết ông tin rằng các em đã bị bắt ép làm nô lệ hoặc phục vụ nhu cầu mại dâm trong những công xưởng bóc lột để kiếm tiền trả lại cho những kẻ buôn người.
Một thiếu niên tị nạn 16 tuổi được đưa từ trại Calais tới tái định cư tại Croydon, phía nam London, đã đột nhiên mất tích và sau đó cảnh sát tìm thấy em đang làm công việc bán dâm.
Ông Simmonds, Chủ tịch bộ phận tị nạn, di dân của Hiệp hội chính quyền địa phương, cho biết: "Bỏ trốn là một vấn đề lớn, đặc biệt là đối với nhóm trẻ em tị nạn.”
"Những kẻ buôn người thường liên hệ với các em thông qua các trang mạng xã hội. Chúng liên lạc với các em trên Facebook và đe dọa các em.”
Chúng có thể đưa ra lời đe dọa đối với với trẻ tị nạn như: "Bọn ta biết em trai mi đang ở đâu, thằng bé vẫn còn đang ở Pháp.”
"Chúng tôi biết đã có rất nhiều trường hợp trẻ tị nạn đang bị truy lùng bởi những kẻ buôn người, đây là một vấn đề nghiêm trọng. Thậm chí đã có rất nhiều trẻ sau khi bị truy đuổi một thời gian, đã hoàn toàn mất tích."

ng_David_Simmonds_cho_biết_các_cơ_sở_xã_hội_không_biết_phải_làm_sao_mới_có_thể_đảm_bảo_sự_an_toàn_cho_trẻ.jpg

Ông David Simmonds cho biết các cơ sở xã hội không biết phải làm sao mới có thể đảm bảo sự an toàn cho trẻ

Một số địa phương cho biết đã có 6 trường hợp trẻ mất tích sau khi được đưa từ trại tị nạn Calais Jungle tới địa phương của họ chăm sóc.
Một nhân viên xã hội cho biết: "Điều này vẫn chưa dừng lại đâu. Những gì chúng ta đang chứng kiến mới chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi mà thôi."
Thượng nghị sĩ Dubs - người đã sửa đổi Luật nhập cư để cho phép trẻ tị nạn được đưa tới Anh một cách hợp pháp đã miêu tả vụ việc này là “gây sốc và thật đáng thất vọng”.
Ông nói: "Trẻ tị nạn được đưa tới Anh để được an toàn. Điều quan trọng đó là các chính quyền địa phương cần phải có đủ nguồn lực để chăm sóc, hỗ trợ trẻ toàn diện, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị rơi vào tay những kẻ buôn người."
Đề án này đã được tạm dừng.
Một số người tị nạn được đưa từ trại Calais tới Anh đã nói dối về tuổi của mình tuy nhiên sau đó đã giúp đỡ các nhân viên bằng cách tiết lộ các băng nhóm buôn người đã lợi dụng lên các hoạt động hỗ trợ người tị nạn của Chính phủ để bắt ép họ phải làm các các công việc như lao động khổ sai hay buôn bán tình dục.
Họ cho biết một vài trong số họ là thực sự dưới 18 tuổi nhưng một số khác thì bị những kẻ buôn người tống tiền và ép phải nói dối.
Ông Simmonds nói thêm rằng những kẻ buôn người đang lợi dụng điều luật quy định của Cơ quan biên giới quốc gia: đối với những người tị nạn khai nhận mình dưới 18 tuổi, trừ trường hợp họ trông già hơn 25 tuổi, thì chỉ được phép nghi ngờ mà không được kết tội họ.

Trại_tị_nạn_Calais_Jungle_đã_bị_tháo_dỡ_vào_mùa_hè_vừa_rồi.jpg

Trại tị nạn Calais Jungle đã bị tháo dỡ vào mùa hè vừa rồi

Rất_nhiều_người_tị_nạn_bị_tố_cáo_không_phải_là_trẻ_em.jpg

Rất nhiều người tị nạn bị tố cáo không phải là trẻ em

Ông cho biết quá trình đánh giá tuổi thật của người tị nạn được đưa tới Anh đang được thực hiện và ông nghĩ rằng có khoảng hai phần ba trong số này thực sự không phải là trẻ em.
Phó chủ tịch của Hội đồng Hillingdon ở phía Tây London, cho biết thêm: "Các dịch vụ xã hội không có bất kỳ quyền hạn nào để giữ chân người tị nạn trẻ tuổi trong khu vực an toàn của mình. Họ được tự do lựa chọn nếu họ muốn ra đi.”
Trong vài năm gần đây, Anh đang phải đau đầu vì số lượng trẻ tị nạn không người bảo hộ mất tích sau khi được đưa tới đây từ trại Calais.
Tổ chức Charity Expat Anh tiết lộ: tính tới tháng Chín năm 2015 thì đã có 593 trẻ tị nạn và 167 trẻ em bị buôn bán trong các cơ sở chăm sóc xã hội đã bị mất tích.
Trong số 760 mất tích này, đã có 553 trẻ được tìm thấy (được giải cứu hoặc tự trở về) nhưng vẫn còn 207 trẻ vẫn chưa được tìm thây từ đó đến nay.
Đây là một trong những vấn đề nảy sinh từ việc đưa trẻ tị nạn từ Calais tới Anh. Trong đó có cả những vấn đề xảy ra đối với những trẻ có người thân tại Anh.
Charlotte Morris, phát ngôn viên của tổ chức từ thiện Citizens UK, tổ chức tham gia vào quá trình đưa trẻ tị nạn từ Calais tới Anh, cho biết: "Trong một số trường hợp, địa chỉ người thân của các em đã bị sai lệch hoặc bị thay đổi.”
Bà Morris nói thêm: "Các em đã sống những ngày tháng tồi tệ tại trại Calais mà không cần bất kỳ sự giám sát của người lớn, vì vậy việc di chuyển tới đây là một điều khá mới mẻ và khó khăn cho các em.”
"Thường thì bản thân những người thân thích của trẻ tị nạn tại Anh cũng có cuộc sống khá bất ổn cũng như hạn chế khá nhiều về nguồn lực. Vì vậy, nếu không nhận được một sự hỗ trợ nào thì họ cũng rất dễ bị lạc hướng.”
Ông Simmonds, nói thêm: "Chúng tôi đã chứng kiến những trường hợp mà địa chỉ mà họ (người thân của trẻ tị nạn) đưa ra và nói rằng đây là nơi mà các em sẽ tới sống thậm chí không phải là một địa chỉ thực sự.”
Cô Frances Trevena, thuộc dự án trẻ em di cư tại Trung tâm Pháp chế Coram, cho biết cô cho rằng sẽ còn có ​​"nhiều trẻ mất tích" vì các em đang bị đưa tới sống ở một đất nước lạ, bị phân tán ra khắp nơi và sống xa những người cùng sắc tộc với mình.
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ, cho biết: "Tất cả những trẻ em dễ bị tổn thương cần phải được chăm sóc tại một nơi an toàn. Đó là lý do tại sao khi một đứa trẻ bị mất tích từ các cơ sở chăm sóc xã hội, chúng tôi đã phải phối hợp làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương và cảnh sát để tìm ra các em."

 

VietHome (Theo Express News)