Những điều sẽ thay đổi nếu Anh Quốc đi hoặc ở lại Liên Minh Châu Âu

Cuộc trưng cầu ý kiến dân để quyết định Anh Quốc có rời EU hay không sẽ được tổ chức vào thứ 5, ngày 23 tháng 6 năm 2016. 

Nếu Anh Quốc rời Liên Minh Châu Âu, họ sẽ phải đàm phán lại các mối quan hệ thương mại để các doanh nghiệp Anh vẫn tiếp tục bán hàng cho các nước khác trong Liên Minh Châu Âu. Có nhiều kiểu mẫu mà Anh Quốc có thể học tập theo từ các nước như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ , nhưng sẽ không có loại nào thích hợp với Anh Quốc bởi họ muốn những điều luật tốt nhất cho Anh Quốc nhưng lại từ chối các điều luật bất lợi khác từ các nước thành viên còn lại.

Dưới đây là những tranh cãi của cả 2 phe: Đi và Ở 

anh quoc roi chau au

Việc Làm của người dân Anh 

Ai cũng lo sợ, không biết sẽ có bao nhiêu việc làm bị mất đi hoặc được tạo thêm ra nếu Anh Quốc rời Liên Minh Châu Âu. Rất khó để dự đoán các công ty sẽ phải thu nhỏ mình lại vì Anh Quốc không còn trong Liên Minh  Châu Âu hay họ sẽ thay đổi các tổ chức và có thể tạo ra thêm việc làm. 

Bên Đi: Sẽ có nhiều việc làm hơn vì các công ty không bị gò bó bởi các điều luật của Liên Minh Châu Âu. Các công ty vừa và nhỏ không có giao dịch với các nước Liên Minh Châu Âu khác sẽ được lợi nhiều nhất. 

Bên Ở: Hàng triệu việc làm sẽ bị mất bởi vì các công ty quốc tế sẽ chuyển sang các nước Liên Minh  Châu Âu khác có chi phí thấp hơn. Ngành công nghiệp xe sẽ bị đe doạ. Ngành tài chính - có 2.1 triệu người làm ở Anh cũng sẽ bị đe doạ. 

Ảnh hưởng kinh tế nói chung

Điều này phụ thuộc vào những hiệp ước của Anh Quốc với các nước khác sau khi rời khỏi Liên Minh  Châu Âu.  Trong điều kiện lý tưởng, Anh Quốc sẽ tăng thêm 1.6% tăng trưởng GDP hàng năm, cho tới năm 2030. Trong trường hợp xấu nhất, Anh Quốc sẽ sụt giảm khoảng 6.3% tới 9.5% GDP - đây là con số giống với hồi khủng hoảng kinh tết năm 2008/2009. 

Nhưng một con số khả thi hơn đó là: Có thể bị mất 0.8% hoặc tăng thêm 0.6% GDP cho đến năm 2030. 

Vấn đề nhập cư

Bên Đi: Anh Quốc sẽ có quyền tự chủ, tự quản lý biên giới của mình. Người dân trong các nước thuộc khối Liên Minh  Châu Âu muốn sang Anh Quốc sẽ phải xin visa và bị xét duyệt chặt chẽ hơn. Điều này tạo cơ hội cho người bản địa ở Anh kiếm được việc làm dễ dàng hơn, lương tăng lên và đồng thời giảm tải cho trường học, bệnh viện và các dịch vụ công cộng khác. 

Bên Ở: Anh Quốc có thể vẫn sẽ phải đồng ý luật Đi Lại Tự Do của Châu Âu nếu muốn được giao dịch buôn bán với các nước khác. Nhìn chung thì người nhập cư từ các nước trong Châu Âu có đóng góp tích cực cho nền kinh tế của Anh. Văn phòng chịu trách nhiệm Ngân Sách cho biết, nền kinh tế của Anh phụ thuộc vào người lao động nhập cư và tiền thuế họ đóng để vận hành các dịch vụ công cộng cho người dân. 

Tiết kiệm tiền phí thành viên Liên Minh  Châu Âu ?

Anh Quốc là 1 trong 10 nước đóng góp vào Ngân Sách của Châu Âu hơn là lấy ra - chỉ sau có Pháp và Đức. Năm 2014/2015, Ba Lan, Hungary và Hy Lạp là các nước nhận được nhiều nhất từ Ngân Sách này. 

Để tính chi phí tham gia vào liên minh Châu Âu không hề đơn giản. Theo thống kê từ Kho Bạc, trừ đi số tiền đã nhận được,Anh Quốc đã đóng góp thêm 8.8 Tỷ Bảng vào năm 2014/2015, gần gấp đôi so với hồi năm 2009/2010. Số tiền này chỉ bằng 1.4% tổng số tiền chi tiêu công ( Public Spending).

Theo Văn Phòng Kiểm Toán Quốc Gia, họ dùng một công thức khác, sau khi trừ đi số tiền trả cho các công ty tư nhân, trường đại học, thì Anh Quốc đã đóng góp thêm 5.7 Tỷ Bảng trong năm 2014. 

Bên Đi: Anh Quốc sẽ tiết kiệm được cả tỷ Bảng tiền lệ phí này và sẽ chấm dứt các khoản vượt trội mà người đóng thuế ở Anh sẽ phải gánh chịu . 

Bên Ở: Những gì Anh Quốc đóng góp cho Ngân Sách Châu Âu chỉ là muối bỏ bể so với những gì mà các doanh nghiệp ở Anh đạt được từ việc dễ dàng, thuận lợi buôn bán hơn. 

Ảnh hưởng tới giao dịch thương mại? 

Bên Đi: Châu Âu không còn quá quan trọng như ngày xưa nữa. Cho dù Anh Quốc vẫn không có được hiệp ước để tiếp tục giao dịch thương mại sau khi rời đi, thì nó cũng không quá thảm hại như các nước Châu Âu khác cảnh báo. Nó sẽ làm Anh Quốc giống Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Và tất cả bọn họ đều vẫn có thể xuất khẩu hàng hoá vào Châu Âu . Ngoài ra, Anh Quốc còn có quyền tự đưa ra các điều khoản riêng để buôn bán với Trung Quốc, Singapore, Brazil, Nga và Ấn Độ thông qua tổ chức WTO . 

Bên Ở: Châu Âu là đối tác chính của Anh Quốc, trị giá hơn 400 Tỷ Bảng hàng năm , tương đương với 52% tổng số lượng hàng hoá và dịch vụ.  Nếu chúng ta rời Châu Âu, chúng ta sẽ bị tính thêm biểu giá 15% khi xuất khẩu ô tô, hoặc 10% khi nhập khẩu vào. 

Ý tưởng cho rằng Anh Quốc sẽ dễ dàng, tự do thương mại hơn là hoàn toàn viển vông. 

Thuế có gì thay đổi ?

Bên Đi: Châu Âu có giới hạn về tiền thuế - đây là vấn đề riêng của từng quốc gia, ngoại từ thuế giá trị gia tăng VAT. Nếu ra khỏi Châu Âu, Anh Quốc sẽ linh hoạt hơn trong việc áp dụng thuế. 

Bên Ở: Các công ty đa quốc gia sẽ né thuế và trốn thuế nhiều hơn.


Theo BBC

VietHome