Luật mới tại xứ Wales mặc định người trưởng thành tự nguyện hiến tạng sau khi chết

Một điều luật mới mang tính bược ngoặt về hiến tạng tại xứ Wales đã cho phép những người trưởng thành có thể mặc định hiến tạng sau khi họ chết, trừ khi họ bỏ chọn điều khoản này.

dang ki hien tang tu nguyen tai xu wales ANH

Một số nhóm tôn giáo đã chỉ trích động thái trên, tuy nhiên cơ quan y tế thì rất đồng tình và cho rằng điều này có thể cứu sống cả trăm mạng người.
Chính phủ xứ Wales dự kiến điều luật mới này có thể làm tăng một phần tư số lượng người hiến tạng
Bộ trưởng Bộ Y tế xứ Wales cho biết: “Những số liệu mới nhất cho thấy 14 người đã chết vào năm ngoái tại Wales trong khi đang phải đợi được ghép tạng. Sự thay đổi từ “chọn hiến tạng” sang hệ thống “bỏ chọn hiến tạng” sẽ giúp cuộc cách mạng này có được sự tán thành. Hiến tạng có thể cứu các mạng sống, tăng tỉ lệ hiến tạng cho phép chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống hơn. Đó chính là động lực chính cho sự thay đổi mang tính bước ngoặt này”
Theo điều luật mới này, những người trên 18 tuổi sẽ trở thành những người hiến tạng tiềm năng bằng việc đăng kí lựa chọn “Có hiến tạng” như họ vẫn đang làm hiện nay, hoặc không cần đăng kí gì cả.

Điều luật này sẽ được áp dụng với những công dân trưởng thành có thời gian sinh sống trong nước nhiều hơn 12 tháng.

Các bộ phận mặc định hiến sẽ không khác so với lựa chọn “Có hiến tạng”, bao gồm thận, tim, gan, phổi, tuyến tụy và có thể được hiến đến bất cứ nơi nào thuộc Vương quốc Anh.

Theo những số liệu mới nhất, 1000 người tại Vương quốc Anh chết mỗi ngày trong khi vẫn đang phải đợi được ghép tạng. Tại Wales, hiện nay có 224 người đang trong danh sách chờ được ghép tạng, bao gồm tám trẻ em.
Một trong những tổ chức ủng hộ điều luật mới này có British Heart Foundation (BHF), đã cho rằng những nước còn lại trong Liên hiệp Anh cũng nên áp dụng điều luật này.

Giám đốc điều hành BHF - ông Simon Gillespie cho biết tỉ lệ hiến tạng tại Liên hiệp Anh là 40%, con số này thấp hơn nếu so sánh với các nước châu u khác đã áp dụng lựa chọn “Bỏ hiến tạng” như Tây Ban Nha hay Croatia.

Jon Williams, 43 tuổi, đến từ Wrexham, bị suy tim giai đoạn cuối và là người duy nhất trong 60 người giữ được mạng sống vì có Left Ventricular Assisted Device (LVAD). Ông Williams người đã phải đăng kí danh sách đợi hiến trong hơn hai năm rưỡi, cho biết: “Tôi thật sự đã may mắn khi thiết bị LVAD đã mang lại chút niềm tin cuộc sống cho tôi, nhưng tôi cũng nhận thức được tình trạng của tôi có thể xấu đi trong thời gian tới, vấn đề chỉ là thời gian - khi nào thì tôi cần một quả tim mới. Việc có một quả tim sẵn sàng và phù hợp để cấy ghép có nghĩa nó rất quan trọng để có thể sống một cách tích cực và hi vọng khi tình trạng của tôi bất ngờ trở nên nguy kịch.

Một số nhóm tôn giáo như Ki tô, Do Thái và Hồi giáo đã cùng kí tên vào một bức thư chung để phản đối điều luật này.
Bức thư có đoạn: “Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối bất kỳ các yếu tố gây làm suy yếu các điều luật cơ bản, việc hiến tạng cần được thực hiện một cách tự do và tự nguyện”

Tổng giám mục xứ Wales, Dr Barry Morgan cũng đã từng bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch này có thể biến “tình nguyện thành nghĩa vụ”

Tuy nhiên, trong một bức thư mới được công bố hôm vừa qua, giám mục của Giáo hội xứ Wales đã kêu gọi mọi người hãy có những quyết định tích cực dù là bằng cách này hay cách khác.
Trong thư có đoạn: “Giáo hội chúng tôi hết lòng ủng hộ việc hiến tạng. Đó là một hành động của lòng yêu thương và cũng là một ví dụ tuyệt vời có ý nghĩa nhân văn, đặc biệt là với những người thực sự cần hiến tạng. Sự rộng lượng đó là sự hưởng ứng với sự khoan hồng của Chúa hướng tới chúng ta. Chúng tôi kêu gọi và khuyến khích mọi người kí vào Đăng kí hiến tạng và nói điều đó cho gia đình các bạn, để không có bất cứ sự nghi ngờ nào về nguyện vọng của bạn nếu chẳng may bạn ra đi”
Theo những số liệu mới nhất, chỉ có 8% công dân trưởng thành tại xứ Wales đã quyết định không tham gia điều luật mới này.