Bạn có biết: Hãng giày Puma và Adidas là do hai anh em ruột ghét nhau lập nên?

Tất cả bắt đầu vào năm 1920 tại một thị trấn nhỏ Herzogenaurach, Đứс. Hai anh em ruột đã mở một công ty đóng giày nhỏ tên là Dassler Brothers. Người anh là Rudolph, còn gọi là Rudi, là người hướng ngoại và yêu thích với công việc bán hàng. 

Còn người em là Adolf, gọi là Adi, là người sống hướng nội và rất thích tự tay thiết kế, sản xuất ra những đôi giày. 

Chân dung 2 anh em nhà Dassler: em trai Adolf (tay trái), anh trai Rudolf (tay phải).

Như những người thanh niên Đứс khác, cả hai anh em đầu tham gia Đứс Quốc Xã năm 1933. Công việc của họ vẫn tiếp tục bình thường cho đến năm 1936. Đúng vào năm đó, Đứс tổ chức Thế Vận Hội. Vận động viên người Mỹ gốc Phi Jesse Owens đã mang đôi giày do anh em Dassler thiết kế và giành về liên tiếp 4 huy chương vàng trong bộ môn điền kinh. Từ đó, việc làm ăn của công ty trở nên phát đạt.

Jesse Owens đã giành 4 chiếc huy chương vàng trong khi mang giày của anh em Dassler.

Nhưng công ty càng nổi tiếng từ mối quan hệ của cả 2 anh em Rudi và Adi càng xấu đi. Rõ ràng cả hai đều có tầm nhìn riêng của mình khiến cho tình anh em dần rạn nứt. 

Người ta kể rằng, trong một cuộc không kích của quân Đồng Minh, Rudi và vợ mình đã núp trong một căn hầm. Còn Adi cùng vợ sắp cưới cũng tìm cách chạy vào hầm trú ẩn để kể cho anh mình về cuộc không kích. Vì hiểu nhầm câu nói của em trai, Rudi nghĩ rằng em mình đang chỉ trích ông quá hèn nhát nên núp dưới hầm mà không ra chiến đấu.

Sau đó không lâu, Rudi bị triệu tập chiến đấu cùng Đứс Quốc Xã. Tại chiến trường, Rudi nghe những người khác nói rằng thật ra em trai Adi và vợ đã lập ra kế hoạch đưa anh mình ra chiến trường để bị giết chết rồi cướp hết công ty. Rudi đã 2 lần bị bắt giữ trong tù, một là do anh trốn nghĩa vụ để quân Đứс bắt lại, hai là bị quân Đồng Minh bắt. Cứ nghĩ đến tình cảnh mình bị bắt làm tù binh chiến tranh chết dần trong ngục còn em trai Adi thì tiếp tục điều hành công ty giày đã khiến Rudi vô cùng căm phẫn.

Năm 1948, công ty bị chia đôi cho 2 người anh em. Người em Adi chọn tên “Adidas” làm tên cho công ty. Còn người anh đặt tên ban đầu cho công ty của mình là “Ruma” sau đổi thành “Puma” vì âm thanh nghe đậm chất thể thao hơn. Hai nhà máy giày được đặt đối diện nhau và dường như cả thị trấn cũng bị “phân chia” theo. Người dân của thị trấn nhỏ Herzogenaurach chỉ có quyền chọn là đi theo phe của Adidas hay là Puma và một khi đã chọn thì không còn đường quay về.

Nếu kết hôn với người làm hay làm việc cho 1 trong 2 công ty Puma hay Adidas thì người đó chắc chắn sẽ là “kẻ địch” của công ty còn lại. Người dân ở thị trấn còn có luật ngầm là nhìn xuống đôi giày của đối phương để biết họ có phải “đồng minh” của mình hay không còn biết đường mà trò chuyện với nhau.

Cả hai công ty đều phát đạt trong thời gian rất lâu. Trong khi Adidas cho ra đời những thiết kế hoàn hảo về mặt kĩ thuật đến từ bàn tay điêu luyện của Adi, thì Puma lại có cách thức bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp đến từ kinh nghiệm của Rudi. Puma và Adidas lúc bấy giờ đã là bá chủ độc quyền của đế chế giày thể thao. Mọi chuyện dần thay đổi khi Nike – một công ty giày thể thao mới ra đời đã khiến doanh số bán hàng của cả Puma và Adidas đều giảm xuống.

JBức tượng của Adolf Dassler.

Đầu những năm 2000, cả hai anh em nhà Dassler đều sang bên kia thế giới. Mộ của họ được chôn tại hai đầu của nghĩa trang, khoảng cách càng xa càng tốt. Để chấm dứt mối thù truyền kiếp của 2 anh em, năm 2009 con cháu của họ đã tổ chức một trận bóng đá (tất nhiên là mang giày của công ty mình làm ra) để thi đấu giao hữu.

Viethome (theo lostbird/thevintagenews)