Bộ Nội Vụ chủ yếu nhắm vào nam giới không gia đình để trục xuất

Những người đàn ông nhập cư không gia đình sẽ là mục tiêu cho các chuyến bay đầu tiên đến Rwanda. Mục đích của Bộ Nội Vụ là nhằm hạn chế hết sức khả năng xảy ra thách thức pháp lý. 

Hơn 100 người đã bị đưa đến các trại di dân chờ trục xuất. Bộ Nội Vụ ưu tiên chọn nam giới, không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, không có ràng buộc gia đình ở Anh. 

Chính phủ hy vọng những người này sẽ thất bại nếu họ kháng cáo dựa trên cơ cở Công ước Nhân quyền châu Âu. Nhưng các bộ trưởng tin rằng, dù họ có kháng cáo thì các chuyến bay vẫn sẽ diễn ra. 

Một nguồn tin chính phủ nói với Daily Mail: "Bộ Nội Vụ vô cùng tàn nhẫn trong việc chọn nhóm người đầu tiên cho đợt trục xuất. Nam giới, sức khỏe ổn định, không bệnh tâm thần, không gia đình... những người này hoàn toàn rất khó cãi rằng việc đến Rwanda sẽ khiến họ bị chia cắt với gia đình. Cho dù có ai đó kháng cáo thì các công ty luật cũng không thể ngăn cản chuyến bay trục xuất".

Người nhập cư phải cung cấp được bằng chứng thuyết phục rằng họ sẽ "bị tổn hại nghiêm trọng và không thể phục hồi" nếu bị trục xuất đến Rwanda.

chuyen bay truc xuat cc
Một chuyến bay trục xuất tại Sân bay quân sự Boscombe Down Air Base vào năm 2022.

"Tôi sắp được chuyển đến Rwanda. Điều đó có ý nghĩa gì đối với tôi?"

Sau khi bị bắt đến trại di dân chờ trục xuất, những người nhập cư được đưa cho 1 cuốn cẩm nang dày 8 trang bao gồm một bản đồ châu Phi, hình ảnh thủ đô Kigali của Rwanda, các thống kê về đất nước này, một danh sách các quyền lợi y tế và pháp lý, hình ảnh nơi lưu trú.

Cuốn cẩm nang có tựa đề 'I'm being relocated to Rwanda. What does this mean for me?', được trao cho hơn 100 người xin tị nạn trong trại giam giữ. 

Cuốn cảm nang in hình bản đồ châu Phi và mô tả về vị trí của Rwanda. Bên trong mô tả sự an toàn của đất nước này, các kỉ lục về thành tích hỗ trợ người xin tị nạn, đồng thời trấn an rằng hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý tuân theo hướng dẫn của Công ước Người Tị nạn Liên Hiệp Quốc, luật quốc gia Rwanda và luật quốc tế. Nếu không tin rằng Rwanda là quốc gia an toàn, người xin tị nạn phải báo ngay với Bộ Nội Vụ. 

Cuốn cẩm nang được viết theo phong cách quảng cáo du lịch, mô tả phong cảnh đẹp của quốc gia châu Phi, ca ngợi sự đa dạng sinh học và động vật hoang dã, cuối cùng kết luận đây là nơi thân thiện với du khách.

Cẩm nang cho biết người nhập cư sẽ được ăn, ở, chăm sóc y tế miễn phí. Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng, bao gồm việc tìm hiểu các luật của Rwanda.

Cuốn cẩm nang cũng giải thích người nhập cư sẽ được hỗ trợ như thế nào nếu muốn hồi hương. Hồi hương là quyết định tự nguyện của người xin tị nạn, không ai được ép buộc.

Mỗi người nhập cư sẽ được cho 30 phút để trao đổi với một chuyên viên xử lý hồ sơ của Bộ Nội Vụ, để giải thích vì sao họ xin tị nạn tại UK. Sau buổi gặp, người chuyên viên này sẽ phải đưa ra quyết định về từng hồ sơ. 

Người xin tị nạn sẽ có 8 ngày để gửi đơn kháng cáo và cung cấp lý do pháp lý vì sao họ không thể bị trục xuất đến Rwanda. Sau khi nhận đơn, Bộ Nội Vụ phải phản hồi trong vòng 2 ngày. 

Để chống lại lệnh trục xuất, người xin tị nạn có thể nhờ luật sư khởi kiện. Việc khởi kiện phải diễn ra trong vòng 23 ngày. Tòa án Upper Tribunal hoặc tòa High Court sẽ xử. 

Nếu thách thức pháp lý không thành công, người xin tị nạn có thể tiếp tục kiện ra Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg. Đây là bước cuối cùng trong quy trình pháp lý. 

Các tổ chức từ thiện hiện đang tiến hành thu thập ý kiến từ người nhập cư, nhờ họ điền các khảo sát về những chuyện đã xảy ra, đây sẽ là một phần tài liệu được sử dụng để chống lại Bộ Nội Vụ. 

Dù bị đe dọa, Bộ Nội Vụ vẫn tin rằng sẽ không có thách thức pháp lý nào thành công, bởi vì Bộ đã chọn những ca khó bào chữa nhất để trục xuất. 

Viethome (theo DailyMail)