Kế hoạch Rwanda bế tắc, chỉ 21 người bị trục xuất trong 18 tháng qua

Chính phủ đang hy vọng Rwanda sẽ trở thành ''quốc gia thế giới thứ 3'' an toàn cho người xin tị nạn sau khi thất bại trong những cuộc thương lượng với EU sau Brexit.

tau tuan duong
Tàu tuần dương Defender chở một nhóm người nhập cư đến Dover, Kent, sau khi xuồng của họ bị chìm trên eo biển Anh. Ảnh chụp ngày 23-8-2022. (Gareth Fuller/PA)

Chính phủ Anh chỉ trục xuất được 21 người xin tị nạn đến ''các quốc gia thuộc thế giới thứ 3'' trong vòng 18 tháng kể từ khi Brexit đi vào thực thi. Số liệu mới nhất cho thấy kế hoạch Rwanda đang rơi vào bế tắc.

Hơn 16,000 người xin tị nạn đang được xem xét để trục xuất vì chính phủ tuyên bố rằng hồ sơ của họ là ''không thể chấp nhận được''. Các hồ sơ này được nộp trong giai đoạn từ tháng 1-2021 đến tháng 6-2022.

Chỉ 21 người bị trục xuất khỏi UK sau Brexit. Các quốc gia bị gửi đến bao gồm Ireland, Đức, Ý, Tây Ban Nha... Hiện không thể xúc tiến một đàm phán song phương nào về vấn đế trục xuất người tị nạn đến các quốc gia châu Âu.

Hiện giờ các nước thứ 3 như Rwanda là lựa chọn hàng đầu, nhưng việc trục xuất đã bị dừng lại giữa hàng loạt các cuộc chiến pháp lý. 

Người tị nạn Afghanistan và Ukraina cũng không thoát khỏi nguy cơ bị đẩy đến Rwanda. Chính phủ Anh hiện không xem xét việc họ có phải người tị nạn hay không, mà chỉ căn cứ vào cách thức họ đến UK. 

Theo luật nhập cư của Anh, hồ sơ xin tị nạn của một người sẽ bị tuyên bố là “inadmissible” (Không chấp nhận) nếu họ đã đi qua hoặc đã sống ở các quốc gia thứ 3 an toàn. Vì đó là nơi họ có thể xin tị nạn thay vì đến UK. 

Hướng dẫn của Bộ Nội Vụ nói rõ, một người xin tị nạn ''đã sống vài tuần tại nhà bạn bè ở Brussels trong lúc tìm băng nhóm đưa họ đến UK bất hợp pháp'' thì sẽ bị tuyên bố là ''“inadmissible”. Do đó nhân viên Bộ Nội Vụ sẽ kiểm tra đồ đạc của người xin tị nạn, chẳng hạn ''biên nhận và vé'' từ các cửa hàng và phương tiện công cộng. 

Người tị nạn sẽ bị trục xuất đến Rwanda nếu điều đó tốt với họ hơn là trục xuất về quốc gia mà họ có gốc gác.

Số liệu cho thấy từ đầu năm tính đến cuối tháng 6-2022, đã có 63,089 hồ sơ xin tị nạn. Đây là con số cao nhất trong 2 thập kỷ qua. Hồ sơ tồn đọng ở Bộ Nội Vụ đang rất cao, với 166,000 hồ sơ đang ''trong quá trình xử lý''. 

Hơn 3/4 hồ sơ đã được duyệt trong 6 tháng đầu năm, một nửa các hồ sơ bị từ chối đã kháng cáo thành công. 

Nhóm người xin tị nạn đông nhất là người Iran và Albani. 

Từ năm 2018, 94% người băng qua eo biển Anh đã nộp đơn xin tị nạn. Một nửa số này được cấp thị thực tị nạn, 43% bị tuyên bố ''inadmissible'' vì họ đã từng sống ở quốc gia thứ 3 an toàn. Chỉ 8% hồ sơ bị từ chối.

Viethome (theo Independent)