Nhân viên Bộ Nội vụ đe dọa đình công, so sánh thỏa thuận Rwanda với chế độ P.hát X.ít

Nhân viên Bộ Nội vụ đã đe dọa đình công và so sánh kế hoạch gửi người xin tị nạn đến Rwanda với chế độ phát xít.

Trên bảng thông báo trực tuyến nội bộ của Bộ Nội vụ, đã có nhiều lời kêu gọi phản đối, bao gồm đình công để ngăn chặn chính sách Rwanda. Một nhân viên với 20 năm thâm niên cảm thấy "xấu hổ sâu sắc" và đang cân nhắc xin từ chức.

Một nhân viên giấu tên đã so sánh làm việc ở Bộ lúc này giống như làm việc cho Adolf Hitler. Khi đề cập đến cuộc thử nghiệm của Đức Quốc xã sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai tại Nuremberg, người này đã viết: “Tôi nhớ đến những từ ''Tôi chỉ tuân theo mệnh lệnh'' và cảm thấy buồn nôn”.

Các bình luận nội bộ cho thấy hàng chục nhân viên đã lên tiếng phản đối thỏa thuận Rwanda - được ký bởi Bộ trưởng Nội vụ trong tuần này và đã được ông Boris Johnson hoan nghênh.

ke hoach rwanda bi chi trich nang ne

Một nhân viên Bộ Nội vụ thắc mắc liệu nhân viên có nghĩa vụ vận động chống lại chính sách này hay không: “Chúng ta có trách nhiệm không khi chỉ nghỉ việc, mà không tổ chức và chống lại? Chúng ta không thể chỉ đơn giản là phủi tay và bỏ đi”.

Một người cho biết: “Tôi thấy đề xuất của chính phủ hoàn toàn phi đạo đức và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình làm việc của tôi. Là một công chức, tôi có thể từ chối loại công việc trái với đạo đức của mình?”

Một người khác nói: “Tôi đã làm việc cho Bộ Nội vụ được 20 năm. Đã có thăng trầm trong thời gian đó. Nhưng chính sách này khiến tôi cảm thấy rất xấu hổ và đây là lần đầu tiên tôi cân nhắc nghỉ việc”.

Một người chia sẻ: “Những nhân viên cấp cao và đã làm việc lâu năm có thể đưa ra lời khuyên về việc hành động theo lương tâm của chúng tôi với những chính sách kiểu này không? Tôi không còn cảm thấy an toàn khi nói với mọi người rằng tôi làm việc cho Bộ Nội vụ nữa và giờ chỉ dám nói mình đang làm công chức bình thường trong chính phủ”.

Những bình luận này được xác nhận là chính xác từ một nguồn trong Bộ Nội vụ. Các ý kiến ​​được chuyển đến thư ký thường trực của Bộ Nội vụ, Matthew Rycroft, trong cuộc họp trực tuyến cho nhân viên vào thứ Năm tới.

Trong lúc đó, một nghị sĩ Đảng Bảo Thủ đã chỉ trích kế hoạch xây dựng trung tâm tị nạn mới tại căn cứ cũ của Không quân Hoàng gia ở làng Linton-on-Ouse, North Yorkshire. 

Trước đó, một nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã thách thức kế hoạch của chính phủ về việc xây dựng trung tâm xử lý người xin tị nạn tại một ngôi làng nhỏ ở North Yorkshire.

Ông Kevin Hollinrake - đại diện cho khu vực Thirsk and Malton, ban đầu cho rằng mình có thể thông cảm với kế hoạch này. Nhưng sau khi gặp bà Patel hôm thứ Tư 20/4, ông Hollinrake đã kêu gọi đảo ngược đề xuất và đe dọa sẽ hỗ trợ một cuộc chiến tư pháp nếu yêu cầu này không được thực hiện.

Ông Hollinrake viết trong một lá thư gửi cho Bộ trưởng Nội vụ: “Đề xuất đưa 1,500 nam thanh niên đến một trại tị nạn ở một ngôi làng nông thôn là không khả thi, không có tính bền vững và không thể chấp nhận được. Việc xây dựng trung tâm ở đó không lý giải cho tính phù hợp của nó”.

Một số nghị sĩ đảng Bảo Thủ đã nêu quan ngại về chính sách Rwanda khi tranh luận về việc chính phủ không đồng ý với các sửa đổi của Thượng Viện đối với Luật Quốc tịch và Biên giới.

Ông Simon Hoare - nghị sĩ của North Dorset, nói: “Một con đường an toàn rõ ràng sẽ giết chết luồng lưu thông của những kẻ buôn lậu người. Tuy nhiên tôi không nghĩ việc chuyển người tị nạn đến Rwanda có thể phá vỡ kế hoạch kiếm tiền của những kẻ buôn người. Chúng sẽ chỉ sử dụng các tuyến đường khác nhau để đưa người di cư đến bờ biển Anh. Tôi không hiểu mục đích của việc này và cảm thấy sợ hãi”.

Sir Bob Neill - cựu Bộ trưởng Đảng Bảo thủ, đã đề xuất sử dụng số tiền 120 triệu bảng mà nước Anh tính chi cho chính phủ Rwanda, để cải thiện hệ thống xử lý khiếu nại của Vương quốc Anh: “Tôi có thể đưa ra ước tính mức lương của một thẩm phán tòa án di trú, thẩm phán tòa án cấp một  là 117,000 bảng. Nếu tính thêm, thậm chí một cách hào phóng nhất, con số là khoảng 200,000 bảng. Hãy nhìn vào khoảng 120 triệu bảng được cam kết cho chương trình Rwanda; có khoảng 600 thẩm phán tòa án cấp một có thể được chi trả với số tiền đó, hoặc hàng trăm nhân viên hồ sơ của Bộ Nội vụ. Đây chẳng phải là một giải pháp thay thế để đầu tư vào hệ thống hiện tại hay sao? Chắc chắn đó sẽ là một sự thay thế mang tính xây dựng".

Ông Tom Pursglove, Bộ trưởng di cư cơ sở, trả lời: “Bản thân điều đó không giải quyết được vấn đề này và tôi thực sự tin cách tiếp cận mà chúng tôi đang thực hiện trong kế hoạch Rwanda sẽ thay đổi cục diện, thay đổi động lực và cuối cùng sẽ giúp chúng ta đóng cửa các mạng lưới tội phạm buôn người”.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Bộ Nội vụ cam kết đối thoại mang tính xây dựng và cởi mở với nhân viên về các chính sách. Tuy nhiên, các cuộc công kích cá nhân là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ xóa các bình luận thiếu tôn trọng, vi phạm nguyên tắc hoặc trái với các giá trị của Dịch vụ dân sự là liêm chính, trung thực, khách quan và công bằng”.

Viethome (Theo Guardian)