LHQ kêu gọi Anh giúp đỡ người di cư tìm thi thể người thân thiệt mạng khi băng qua eo biển Manche

Liên hợp Quốc đang kêu gọi chính quyền Anh thành lập cơ quan chuyên trách để giúp người di cư tìm kiếm người thân.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã đưa ra một số khuyến nghị sau khi làm việc với hơn 75 gia đình đang tìm kiếm người thân ở Anh.

Ước tính số người thiệt mạng khi băng qua eo biển Manche là khoảng 300 người, nhưng IOM tin rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.

Tổ chức này đã đưa ra một số khuyến nghị thúc giục chính phủ Anh thành lập cơ quan giúp người di cư tìm kiếm người thân mà không sợ bị trừng phạt.

Ông Frank Laczko - giám đốc Trung tâm Phân tích Dữ liệu Di cư Toàn cầu của IOM tại Berlin, nói: “Các gia đình tham gia nghiên cứu ở Anh là một số trong số hàng chục nghìn người trên toàn thế giới đang sống với nỗi đau không biết số phận của người thân yêu đã mất tích hoặc thiệt mạng trong hành trình di cư”.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Tiến sĩ Samuel Okyere tại Đại học Bristol và Anh. Các nhà khoa học phát hiện bản thân gia đình của người di cư mất tích ở Vương quốc Anh cũng có thể là người di cư. Do vậy, họ lo sợ việc tìm kiếm người thân có thể khiến mình bị truy tố.

Kể từ năm 1999 cho đến nay, gần 300 người đã thiệt mạng trên khu vực dọc theo bờ biển phía bắc của Pháp, Bỉ và Hà Lan, ở eo biển Anh hoặc ngay sau khi sang Anh, theo hồ sơ do Dự án Người di cư mất tích của IOM và Viện quan hệ chủng tộc.

Báo cáo cho biết: “Số lượng người di cư mất tích trên đường đến Vương quốc Anh có thể cao hơn nhiều. Nhiều gia đình tham gia nghiên cứu không biết tung tích hay số phận người thân trong chuyến vượt biển Địa Trung Hải và những nơi khác. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách, tổ chức nhà nước, người ủng hộ quyền di cư, xã hội và công chúng Anh cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của gia đình có người di cư mất tích”.

“Đặc biệt, nhà nước cần nhận thức đây là một vấn đề nhân đạo và có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để truy tìm người mất tích, có động thái thích hợp đối với người đã khuất, bất kể tình trạng pháp lý và độ tuổi”.

22imoonimmigrants

Một chiếc thuyền của Lực lượng Biên phòng chở người di cư cập cảng Dover ở Anh. Reuters

Ngoại trừ dịch vụ truy tìm do Hội Chữ thập đỏ Anh và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cung cấp, ở Vương quốc Anh không có cơ quan hoặc chính sách chuyên biệt để giúp báo cáo, xác định vị trí hoặc xác định trường hợp người di cư mất tích trên đường tới Anh.

Do đó, các gia đình chủ yếu tìm kiếm thông tin và dựa vào sự hỗ trợ từ các kênh không chính thức, mạng lưới của hiệp đội và tổ chức cộng đồng.

Hội Chữ thập đỏ Anh đã xử lý 1.571 yêu cầu truy tìm trong năm 2019 - tăng 20% ​​so với năm 2018 - từ những người tại Vương quốc Anh và 78 từ nước ngoài.

Dipti Pardeshi - Trưởng phái đoàn IOM tại Vương quốc Anh cho biết: “Bên cạnh những tổn thất về tình cảm, chúng tôi biết cuộc sống của người có người thân mất tích khi di cư có thể bị ảnh hưởng mãi mãi bởi tác động tâm lý xã hội, pháp lý và tài chính".

Báo cáo bao gồm 10 khuyến nghị về cách thức hỗ trợ tốt hơn cho gia đình của người di cư mất tích ở Anh.

IOM kêu gọi thành lập một Đài quan sát người di cư mất tích ở châu Âu - cho phép chính quyền nhiều nước có thể báo cáo và đăng ký thông tin chi tiết về hài cốt không xác định được tìm thấy trên khắp châu Âu, bao gồm cả trên biên giới biển của lục địa, cùng với thông tin chi tiết về gia đình đang tìm kiếm người thân bị mất tích.

Báo cáo cũng đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách để giúp đỡ người di cư và nêu lên khó khăn trong trường hợp hai người đàn ông thiệt mạng khi rơi từ máy bay trên đường tới sân bay Heathrow, London và cái chết của 39 người di cư trong xe tải ở Essex.

Báo cáo nhận định: “Không có cách tiếp cận mạch lạc hoặc điều luật cụ thể ở Anh để giải quyết các trường hợp người di cư thiệt mạng, bao gồm cả trường hợp tìm thấy hài cốt không xác định được danh tính”.

“Tương tự, không có giao thức rõ ràng để hỗ trợ các gia đình cần tìm hiểu nhiều khuôn khổ và quy trình chi phối các thủ tục chung ở Anh để xử lý hài cốt người di cư”.

IOM đề nghị tạo ra một khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người di cư đang tìm người thân.

"Việc cung cấp các cơ chế pháp lý ... sẽ cho phép những người có thành viên gia đình là người nhập cư và đang mất tích thực hiện tìm kiếm bất kể tình trạng nhập cư ở Anh và không phải lo sợ các lệnh trừng phạt”, báo cáo cho biết, “Quy định này nên được đưa vào luật. Cũng cần có điều khoản cấp thị thực đặc biệt tại Vương quốc Anh, được thực hiện bởi cơ quan Thị thực và Nhập cư Anh quốc, cho các gia đình bên ngoài tới Anh để giải quyết việc hậu sự cho người thân”.

Vào năm 2019, chính quyền Anh đã mất hơn một năm để xác định thi thể một người đàn ông rơi từ máy bay xuống một khu vườn ở London.

Năm 2012, một người di cư từ Mozambique được chôn cất trong ngôi mộ không tên cho đến khi gia đình có thể nhận dạng và gây quỹ để đưa thi thể người đã khuất hồi hương.

Viethome (Theo National News)