Hàng ngàn hồ sơ xin nhập cư tồn đọng ở Bộ Nội vụ mỗi năm

Số người phải chờ đợi kết quả xin nhập cư quá thời gian dự kiến của Bộ Nội vụ đã tăng mạnh bất chấp việc tổng số lượng hồ sơ vốn đã giảm đáng kể.
 
Chính phủ bị buộc tội không ngó ngàng đến hàng ngàn người xin nhập cư sau khi số liệu mới được tiết lộ gần đây cho thấy tỷ lệ hồ sơ đăng ký định cư ở Anh cần quá sáu tháng để giải quyết đã tăng gần gấp đôi trong vòng ba năm qua.
 
Những người dân đã sống ở Anh hơn một thập kỷ bày tỏ họ vô cùng lo lắng vì sự chậm trễ này bởi lẽ họ không thể đi thăm hỏi người thân hay xin việc trong điều kiện hộ chiếu bị thu giữ để phục vụ xử lý hồ sơ.
 
Các luật sư và chính trị gia coi việc trì hoãn đưa ra kết quả xin định cư này là “không thể chấp nhận”. Họ cũng cho rằng việc thời gian chờ đợi ngày càng dài ra dù số lượng hồ sơ phải giải quyết giảm đi cho thấy Bộ dường như có ý định gây khó dễ cho người nhập cư, và đó là một phần của chính sách môi trường thiếu thân thiện.
 viethome don xin nhap cu

Nhiều người không thể về quê gặp bố mẹ khi họ không đời vì bị giữ hộ chiếu. 

Số liệu thu được nhờ vào quyền tự do đòi hỏi thông tin. Nội dung tiết lộ trong năm 2017, hơn 10% số người xin định cư  - tương đương 8,210 người – đã phải chờ đợi lâu hơn tiêu chuẩn sáu tháng do chính Bộ Nội vụ đặt ra. Con số này chỉ là 6% - tương đương 5,627 người – vào năm 2014.
 
Cũng trong thời gian này, số lượng đơn đăng ký nhập cư đã giảm 1/5, từ 95,651 đơn xuống còn 74,952.
 
Bộ Nội vụ thông báo một vài trường hợp bị trì hoãn do “tính chất phức tạp” của hồ sơ – và cho biết người nộp hồ sơ có thể lấy lại hộ chiếu “nếu họ chọn cách rút lại hồ sơ xin visa.”
 
Một người đàn ông đã sống ở Anh hơn một thập kỷ bày tỏ anh cảm thấy tuyệt vọng sau khi phải mòn mỏi chờ đợi hơn hai năm cho hồ sơ xin định cư của mình.
 
Mushtaque Shah và vợ là Sehar, quốc tịch Pakistan và có một con gái sinh ở Anh, đã không thể kịp gặp mặt những người họ hàng ốm bệnh trước khi họ qua đời vì Bộ Nội vụ đã giữ hộ chiếu của họ.
 
Một trường hợp khác, anh Noory Ahmad, người đã cố gắng trốn chạy khỏi cuộc chiến tranh Iraq hồi năm 2000, đã phải chờ đến 5 năm mới nhận được quyết định sau khi nộp hồ sơ xin tị nạn ở Anh năm 2003. Trong suốt khoảng thời gian đó, anh không thể làm việc hay hưởng chế độ phúc lợi, đồng nghĩa với việc anh phải sống trong cảnh vô gia cư.
 
Không có hộ chiếu hay tình trạng visa lâu dài, người đàn ông này cũng không thể rời khỏi Anh để đi thăm bố mẹ khi họ bị ốm.
 
“Đó là một cơn ác mộng. Cha tôi qua đời, rồi vài năm sau tôi mất cả mẹ, và tôi đã không thể gặp mặt cả hai người,” anh nói.
 
Giữa bối cảnh chính phủ bị chỉ trách vì chính sách thiếu thân thiện sau bê bối Windrush, Bộ Nội Vụ luôn biện hộ rằng phần lớn các trường hợp trì hoãn đều do hồ sơ “không trung thực” hay “quá phức tạp.” Tuy nhiên, các chuyên gia lại tin rằng Bộ luôn vin lấy lý do này cho việc ngâm hồ sơ quá thời gian quy định của họ.
 
Ông Satbir Singh, giám đốc điều hành Hội đồng Phúc lợi người Nhập cư (JCWI) cho biết: “Chúng tôi chứng kiến thời gian chờ đợi bị kéo dài theo đủ mọi cách đối với các trường hợp xin nhập cư. Việc mọi người phải chờ hai năm hay nhiều hơn đã trở thành bình thường.
 
“Nói rằng đây là trường hợp “phức tạp” quả là một cách dễ dàng để trì hoãn đưa ra quyết định.”
 
Ông Chai Patel, giám đốc chính sách của JCWI, nhấn mạnh việc trì hoãn đang khiến mọi người đối mặt với nguy cơ bị cách ly khỏi người thân và hủy hoại các mối quan hệ bạn bè hay gia đình mà họ đã cố gắng tìm kiếm được ở Anh.
 
Ông tiếp tục: “Mỗi ngày chờ đợi đều là một ngày phẫn nộ, và Bộ Nội vụ cần phải nhìn nhận sự thật đó.”
 
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ nói: “Dù dường như có một số lượng nhỏ các trường hợp phải chờ đợi một khoảng thời gian khá dài để giải quyết, thực tế là đây chỉ là con số không đáng kể, gây ra bởi những sai sót trong số liệu và phương thức lưu trữ hồ sơ trong hệ thống. Không có ai phải đợi đến hơn 20 năm để nhận được kết quả hồ sơ cả.
 
“Chúng tôi đưa ra quyết định cho 99.5% số lượng đơn đăng ký lưu trú vĩnh viễn trong vòng sáu tháng, là thời gian tiêu chuẩn cho quy trình này.
 
“Tuy nhiên, các trường hợp xin nhập cư có thể khá phức tạp và người Anh cần phải hiểu rằng khi cho phép một người lưu lại Anh vô thời hạn, chúng tôi phải vô cùng cẩn tọng trong việc kiểm tra thông tin, do đó, một vài hồ sơ có thể làm mất nhiều thời gian hơn.”
 
 
VietHome (Theo Independent)