Bộ Nội vụ từ chối cấp quyền tị nạn cho nhiều nạn nhân nô lệ trẻ em

child slavery
 
Giới chức bị cáo buộc đã thất bại trong việc bảo vệ các nạn nhân nô lệ sau khi số lượng những người xin tị nạn là nạn nhân nô lệ trẻ em bị từ chối tăng gấp đôi trong vòng ba năm.
 
Bộ Nội vụ đang từ chối cấp quyền tị nạn cho số lượng ngày càng tăng các nạn nhân nô lệ trẻ em, bất chấp lo ngại rằng nhiều trong số đó sẽ rơi lại vào tay những kẻ buôn người nếu các em bị trục xuất.
 
Giới chức bị cáo buộc đã thất bại trong việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân nhỏ tuổi sau khi các số liệu cho thấy từ năm 2015 đến 2017, chính phủ đã từ chối cấp quyền tị nạn cho 183 trẻ em bị buôn hay bắt làm nô lệ - gấp đôi so với con số của ba năm gần đây.
 
Tiết lộ này sẽ thổi bùng những lo ngại về việc chính phủ không thể bảo vệ những nạn nhân vừa thoát khỏi cảnh nô lệ hay lạm dụng ở Anh. Các quỹ từ thiện cảnh báo luật nhập cư hà khắc có thể khiến các nạn nhân buôn người không dám lộ diện.
 
Số liệu kể trên được đưa ra sau thông tin được tiết lộ hồi tháng Sáu về một người đàn ông Việt Nam dù bị một nhóm tội phạm ma túy đưa tới Anh trái phép vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất, cho thấy thái độ thiếu thân thiện của chính phủ đối với những người vừa thoát khỏi cảnh bị lạm dụng.
 
Bà Catherine Baker, chịu trách nhiệm vấn đề chính sách và phong trào ở ECPAT UK, tổ chức hỗ trợ các nạn nhân buôn người là trẻ em, cho biết những số liệu mới thể hiện rõ lỗ hổng lớn trong việc bảo vệ các nạn nhân trẻ em của nạn nô lệ hiện đại.
 
“Quá nhiều nạn nhân nhỏ tuổi bị từ chối tị nạn và các em thường bị đưa trở lại về nước, nơi chúng ta biết rõ các em sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị buôn trở lại,” bà nói.
 
“Chính phủ không cấp quyền lưu lại Anh cho các nạn nhân trẻ em. Theo hệ thống hiện hành, các em chỉ được trao quyền lưu trú tạm thời cho đến khi được 17 tuổi rưỡi hay 18 tuổi.”
 
Hồi tháng Sáu, một tòa án kết luận Bộ Nội vụ đã phạm luật khi không thể bảo vệ một nạn nhân buôn người là trẻ em người Việt và em này đã mất tích.
 
Trong một vụ việc khác, một thiếu niên mồ côi 19 tuổi người Việt bị đưa tới nước Anh từ lúc 10 tuổi và bị ép làm việc như nô lệ trong một trang trại cần sa đã bị đe dọa trục xuất. Vụ việc này đã dẫn đến một chiến dịch quy mô lớn yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét lại quyết định của họ.
 
Nghiên cứu trước đó của ECPAT cho biết 28% số trẻ em bị buôn lậu đã mất tích khỏi các nơi chăm sóc ít nhất một lần, rất nhiều tong số đó cố ý bỏ trốn ở độ tuổi 18 vì sợ bị tạm giữ hoặc trục xuất.
 
“Nỗi sợ hãi đối với cơ quan nhập cư và viễn cảnh bị trục xuất khiến rất nhiều người trẻ tuổi không dám tìm kiếm sự hỗ trợ hay các dịch vụ công cộng, khiến họ lại rơi vào nguy cơ bị lạm dụng và bạo hành,” bà Baker nói thêm.
 
"Rất nhiều thanh thiếu niên được ECPAT UK hỗ trợ bày tỏ họ cảm thấy quy trình nhập cư của chúng ta quá căng thẳng và phiền phức.”
 
Ở Anh, trong năm ngoái, 2,118 trẻ em được nghi là nạn nhân của nạn buôn người – thường bị lạm dụng tình dục, nô lệ gia đình hay lao động ép buộc – được đăng ký với chính phủ, tăng 66% so với năm 2016 và là số liệu cao nhất từ trước đến nay. Quốc tịch chiếm số lượng lớn nhất sau quốc tịch Anh là Việt Nam, Albania, Sudan và Eritrea.
 
Số liệu mới nhất được tung ra sau khi các nghị sỹ đưa ra lời cáo buộc chính phủ “không hề rõ” các biện pháp chống nạn nô lệ hiện đại của họ có hiệu quả hay không do không có công cụ nào để kiểm tra và sự thiếu nhất quán giữa lực lượng cảnh sát các vùng.
 
Một báo cáo được Văn phòng Kiểm toán Quốc gia đưa ra vào tháng Mười hai năm 2017 cho thấy chiến lược chống nạn nô lệ hiện đại của bà Thereasa May vừa “không rõ ràng” vừa “không triệt để” và cảnh báo vẫn còn rất nhiều việc cần làm để đảm bảo các nạn nhân được bảo vệ.
 
Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao phát biểu: “Chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ các nạn nhân của nạn buôn người, bao gồm trẻ em, và việc áp dụng Đạo luật Nô lệ Hiện đại 2015 là để đảm bảo chúng ta bảo vệ những người đang cần chúng ta và xác định những kẻ đang nhúng tay vào tội ác.”
 
 
VietHome (Theo Independent)