Chính phủ xem xét lại điều khoản luật trục xuất người nhập cư vì mục đích chống khủng bố

Một điều khoản trong luật nhập cư sẽ được xem xét lại sau khi điều khoản này bị áp dụng sai khiến nhiều người nhập cư có trình độ cao bị buộc rời khỏi Anh.
 
2914
 
Sau khi tờ Guardian phát hiện ra một loạt trừng hợp trong đó quyền lực bị sử dụng sai mục đích, chính phủ đã đồng ý dừng trục xuất người nhập cư khỏi nước Anh theo luật nhập cư được thiết kế riêng để chống khủng bố và phòng ngừa những cá nhân bị coi là sự đe dọa cho an ninh quốc gia.  
 
Tin tức này được đưa ra vào hôm thứ Ba (29/5) khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Sajid Avid, công nhận việc  ít nhất 19 người nhập cư có tay nghề cao đã bị buộc phải rời nước Anh theo luật trên.
 
Trong một bức thư gửi tới hội đồng nội vụ, khoản 322 (5) gây tranh cãi trong luật nhập cư đã được đề nghị xem xét lại. Đây là một điều khoản bị các nghị sỹ và chuyên gia miêu tả là “thực sự độc ác” và “lạm quyền”.
 
Ông Javid cho biết một người đã được cấp visa quay trở lại Anh sau quá trình xét hỏi. Ông cũng bày tỏ rằng tất cả những người nộp hồ sơ xin lưu lại Anh mà có khả năng bị từ chối theo khoản 322 (5) sẽ được đưa vào diện tạm hoãn trong thời gian chờ nghiên cứu lại điều khoản, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng Sáu.
 
Lá thư của ông Javid cũng thú nhận rằng cách Bộ Nội vụ đang vận dụng điều khoản này có thể đã bj áp dụng cho cả những người xin vía khác, bao gồm những người nhập cư xin quyền lưu trú vĩnh viễn (ILR).
 
Ít nhất 1,000 người nhập cư trình độ cao muốn lưu trú vĩnh viễn tại Anh đang phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất theo điều khoản luật kể trên.
 
Những người phải trả mức thuế cao – bao gồm giáo viên, bác sĩ, luật sư, kỹ sư và chuyên viên IT – đều đã bị từ chối cấp ILR sau khi bị cáo buộc nói dối để sửa lại hồ sơ thuế.
 
Các nhân viên Bộ Nội vụ đã gây ra nhiều hậu quả khi vận dụng điều khoản 322 (5). Những người nhập cư từng sống ở Anh cả thập kỷ và sinh con để cái ở nước Anh lại ngay lập tức bị từ chối cấp mọi loại visa Anh. Rất nhiều trong số đó bị buộc phải rời khỏi Anh trong vòng 14 ngày trong khi một số người khác được cho phép ở lại và kháng nghị nhưng không được phép làm việc.
 
Thêm vào đó, những người bị buộc trục xuất theo điều khoản liên quan đến khủng bố này sẽ phải nhận dấu đóng vĩnh viễn trên hộ chiếu, khiến họ gần như không còn khả năng xin visa thăm viếng hoặc làm việc tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
 
Trong một vụ việc được tờ Guardian phanh phui, quy trình hoàn thuế cho một cá nhân được đến ba tòa án xem xét và họ không thể tìm ra bất cứ điều bất thường nào.
 
Các vụ việc khác có liên quan đến trường hợp một cựu kỹ sư máy móc thuộc Bộ Quốc phòng, một cựu quản lý NHS phải gánh món nợ 30,000 bảng do chi phí tòa án và các khoản phí của Bộ Nội vụ. Trong vụ việc thứ hai, người phụ nữ này đã ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị sẵn vali và ngồi chờ trong phòng cách phòng trường hợp nhân viên di trú sẽ tới và trục xuất cô. Một trường hợp khác là vụ việc một nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu phát triển thuốc chống ung thư bị cấm làm việc, thuê nhà hoặc tiếp cận với chương trình chăm sóc sức khỏe NHS.
 
Nghị sĩ Đảng Lao động, ông Yvette Cooper, chủ tịch hội đồng nội vụ, đã có lời bình luận về bức thư của ông Javid: “Chúng tôi được nghe nói về một loạt vụ việc trong đó những nhân công trình độ cao, được tuyển dụng vào các ngành nghề dịch vụ và các công việc cấp cao trong suốt nhiều năm, lại bị yêu cầu rời đi vĩnh viễn vì vài lỗi sai sót nhỏ liên quan đến thuế.
 
“Vì thế chúng tôi vui mừng chào đón quyết định xem xét lại mọi việc của ngài bộ trưởng.”
 
 
VietHome (Theo Guardian)