Lo sợ kiểm tra nhập cư, một công nhân đã tử vong vì không dám tới trung tâm y tế khám bệnh

Các thành viên Quốc hội cho hay đề án chia sẻ thông tin giữa Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia (NHS) và Bộ Nội vụ nhằm theo dõi những người nhập cư bất hợp pháp đã khiến cho người dân quá sợ hãi và không dám tới các trung tâm y tế.

datasharing

Những người nhập cư bất hợp pháp đang quá sợ hãi đến nỗi họ không dám đến gặp bác sĩ, tất cả đều do tác động của bản đề án chia sẻ thông tin giữa NHS và bộ Nội vụ nhằm theo dõi vấn đề nhập cư.
Một nữ công nhân đã qua đời vì không dám đến khám bệnh do lo sợ bị lộ tình trạng nhập cư, bằng chứng đã được trình lên Ủy ban Y tế.
Những người nhập cư đang phải sống trong tình trạng chui lủi do tác động của đạo luật, điều này đã được trình bày trước thành viên Quốc hội trong một phiên họp nghiên cứu tác động của bản ghi nhớ công bố vào tháng Một năm ngoái về việc những thông tin của người bệnh sẽ được NHS gửi tới Bộ Nội vụ.
“Có nhiều trường hợp đã tử vong. Một trong số những thành viên của chúng tôi đã qua đời vì viêm phổi nhưng không hề tới thăm khám tại bệnh viên hay trung tâm y tế vì cô ấy quá sợ hãi. Cô ấy bị bắt nạt, chủ của cô ấy đã đổ nước nóng lên người cô.”
“Cô chưa bao giờ báo cáo chuyện này cho các nhà chức trách. Sau cùng, cô ấy đã vượt qua được tất cả những chuyện đó, nhưng điều khiến cô phải bỏ mạng chính vì nỗi sợ hãi phải đến trung tâm sức khỏe.”
Biên bản ghi nhớ được công bố tháng Một năm ngoái, cho biết bộ Nội vụ có quyền tiếp cận với những thông tin bảo mật của bệnh nhân để hỗ trợ giám sát nhập cư. Nó đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc vì được thỏa thuận mà không thông qua ý kiến của các thành viên NHS, các tổ chức y tế hay cộng đồng.
Bộ Y tế cho biết bộ Nội vụ đã gửi 8.127 yêu cầu thông tin trong vòng 11 tháng năm 2016, dẫn đến việc 5,854 người bị theo dõi bởi đội giám sát nhập cư.
Nhưng số liệu cho thấy khoảng ít hơn 3% trong số này dẫn đến việc thay đổi quyết định của Bộ.
Nhiều nhóm chiến dịch cho rằng hiệp ước chia sẻ thông tin này đang xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân căn cứ theo quy tắc về Nhân quyền và hiệp ước này không thể vượt qua sự kiểm tra quan tâm cần thiết của cộng đồng để phá vỡ mỗi quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Bộ Nội vụ hiện đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý dẫn đầu bởi tổ chức nhân quyền Liberty về vấn đề nghiêm trọng này.
Doctors of the World - một tổ chức điều hành các phòng khám dành cho những người nhập cư không đăng kí, nạn nhân của những kẻ buôn người, những người xin quyền tị nạn – đã công khai lên án đạo luật chia sẻ thông tin này, nhấn mạnh rằng đạo luật này đang biến họ trở thành người đỡ đạn cho việc giám sát nhập cư của Bộ.
Khi gửi bằng chứng tới Hội đồng Y tế, bác sĩ Lucinda Hiam, bác sĩ đa khoa thuộc đội đồng này cho hay: “Tại phòng khám chúng tôi thường xuyên gặp những trường hợp bị bóc lột và đây cũng là nơi duy nhất mà họ có thể nói ra nỗi lòng một cách an toàn và riêng tư nhất. Và giờ đây phòng khám đa khoa lại trở thành một nơi nguy hiểm đối với họ.”
Cô cũng cho biết thêm một người phụ nữ Eritrea đã bị bán đến Anh làm nô lệ và bị bạo lực tình dục suốt 7 năm qua cảm thấy không thể tiếp tục tới phòng khám của cô nữa.
Có khoảng 1/3 số người di cư cần được điều trị y tế như những người đang mang thai hay mắc bệnh nặng, nhưng những người này lại trì hoãn việc tới thăm khám tại các trung tâm y tế vì lo ngại thông tin của họ sẽ được gửi tới bộ Nội vụ, bác sĩ Lucinda cho biết bản ghi nhớ này đang phá hủy lòng tin của người dân đối với Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS.
“Bảo mật là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ. Nếu yếu tố này bị phá vỡ, mối quan hệ này không thể tiếp tục một cách êm đẹp được. Tôi nghĩ rằng những người làm luật chưa thực sự cân nhắc kĩ sức phá hủy của bản ghi nhớ trên đối với lòng tin của người dân.
Yusef Azad, giám đốc chiến lược của National AIDS Trust nói rằng bản ghi nhớ trên đã đặt các phòng khám đa khoa trong tình huống rất khó khăn. “Bệnh nhân tin rằng các bác sĩ sẽ xử lý và bảo mật thông tin của họ. Nếu áp dụng việc chia sẻ thông tin này cho việc điều tra nhập cư, đây sẽ là một việc khác hoàn toàn, bạn sẽ đánh mất lòng tin của người dân đối với NHS.”
“Nếu bạn muốn tìm một biện pháp điều tra nhập cư thiết thự, tôi nghĩ đây không phải là một ý hay.”
Bác sĩ Joanne Bailey, thành viên ban tư vấn thuộc National Data Guardian – một tổ chức bảo vệ thông tin bệnh nhân thuộc bộ Y tế - cho hay: “Việc khiến cho bệnh nhân tin tưởng và biết được rằng những thông tin mà họ cung cấp cho bác sĩ sẽ được bảo mật và chỉ được chia sẻ với cấp cao là một điều cần thiết. Điều đáng quan ngại nhất ở đây đó là hàm ý của chính sách này đối với lòng tin của công chúng là rất khó đạt được.”
“Tất cả các hướng dẫn công cộng đều ghi chú rất rõ ràng rằng những thông tin được các bác sĩ và trung tâm y tế lưu trữ đều được bảo mật và điều này đã được công bố rộng rãi và đã được biết đến từ rất lâu rồi. Sức nặng của bản ghi nhớ đã không được cân bằng đúng đắn giữa việc kiểm soát nhập cư và lòng tin của cộng đồng đối với dịch vụ y tế xã hội.”
Khi nhận được bằng chứng, ngài O’Shaughnessy, thư kí Quốc hội liên quan tới mảng Y tế thuộc Bộ Y tế cho hay: “Những gì chúng ta tạo ra là một bộ quy trình quản trị và đừng quên rằng thông tin này đã được công bố từ rất nhiều năm trước rồi, và nó chỉ cần được quản lý một cách đúng đắn.”
“Nhiệm vụ của Bộ là đảm bảo hệ thống y tế vận hành một cách hợp pháp và hợp lý. Chúng ta là những tiếp nhận yêu cầu như một hệ thống y tế, và chúng ta phải tuân thủ luật pháp”.
Ngài O’Shaughnessy cho biết một cuộc xét duyệt đã được tiến hành nhằm nghiên cứu tác động của việc chia sẻ thông tin đối với bệnh nhân: “Chúng tôi muốn đào sâu tới những tác động mà việc chia sẻ thông tin gây ra đối với những người cần điều trị y tế.”
“NHS hiện đang thực hiện việc này. Chúng tôi vẫn chưa nắm được số liệu bằng chứng của việc này và đang cố gắng hơn để củng cố bằng chứng.”
“Chúng tôi không muốn ngăn cản những người đang cần tới sự chăm sóc y tế khi cần thiết, và chúng tôi cũng có nghĩa vụ biết nơi có nhiều người cần chúng tôi nhất có thể.


VietHome (Theo Independent)