Sự thật đen tối đằng sau những trang trại cần sa: trẻ em tới từ Việt Nam trở thành nạn nhân hứng chịu nhiều hậu quả

Vừa qua, một tổ chức từ thiện làm việc về trẻ em có tên Ecpat UK đã công bố một đoạn phim hoạt hình ngắn mô phỏng một cách chân thực về hoàn cảnh và số phận của những thiếu niên Việt Nam bị buôn bán trái phép tới Anh, bị ép làm việc tại các trang trại cần sa và cuối cùng bị cảnh sát bắt giữ. Độc giả có thể xem đoạn phim hoạt hình tại đây

trẻ_em_tại_các_trang_trại_cần_sa.jpg

Nhiều trẻ em Việt Nam bị buôn bán trái phép tới Anh, bị ép làm việc tại các trang trại cần sa và cuối cùng bị cảnh sát bắt giữ

Đoạn phim trên được dựng lên dựa trên các kinh nghiệm sống thực tế mà tổ chức Ecpat UK tích lũy được sau một thời gian dài hỗ trợ những trẻ em là nạn nhân của nô lệ hiện đại. Họ cũng hy vọng rằng đoạn phim sẽ góp phần giáo dục và nâng cao nhận thức của đại đa số bộ phận người sử dụng cần sa về đường dây sản xuất cần sa bóc lột sức lao động của trẻ em một cách man rợ này.

Được biết, đoạn phim ngắn này được sản xuất bởi hãng Animage Films và được vẽ bởi họa sĩ phim hoạt hình từng được đề cử giải Oscar Erica Russell. Bộ phim mô tả cuộc đời của một cậu bé Việt Nam 15 tuổi phải kiếm tiền mưu sinh nuôi gia đình và bị một người đàn ông hứa hẹn đưa sang Anh làm việc để kiếm được nhiều tiền hơn. Người đàn ông đó đã lo giấy tờ, lo vé máy bay cho cậu bé sang Anh. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Anh quốc, cậu bé này đã bị đưa đến một ngôi nhà trong thành phố và bị yêu cầu phải làm việc chăm sóc cây cối được trồng bên trong. Người đàn ông này nói rằng cậu đang nợ ông một khoản tiền lớn và phải làm việc cho ông ta để trả nợ, thậm chí cậu bé còn bị đe dọa rằng nếu bỏ trốn sẽ bị giết.

Nhân vật chính trong đoạn phim cho biết: "Chúng tôi vô cùng mệt mỏi và không chịu nổi mùi hôi trong nhà nhưng họ không cho phép chúng tôi ra ngoài. Người đàn ông đó và những người đi cùng ông ta không bao giờ trả cho chúng tôi một đồng nào cả.”
"Rồi một ngày nọ cảnh sát ập đến và bắt giữ chúng tôi do trồng cần sa. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn mình gặp. "

Cậu bé cũng nói thêm rằng sau khi bị cảnh sát bắt giữ, người bạn của cậu đã bị đưa đến trung tâm xã hội nào đó nhưng rồi mất tích ngay sau đó. Còn về phía mình, sau khi bị bắt giữ, cậu bé bị kết luận rằng đã nói dối về tuổi tác của mình, bị coi là tội phạm và có thể sẽ phải ngồi tù.
"Tôi sợ rằng một ngày nào đó người đàn ông cùng băng đảng của ông ta sẽ tìm ra tôi lần nữa. Tôi rất sợ sẽ phải vào tù. Tại sao không ai tin tôi?”

Theo điều tra, vào năm 2016, có tới 227 trẻ em mang quốc tịch Việt Nam được xác định là nạn nhân tiềm năng của nô lệ hiện đại tại Anh quốc. Thế nhưng, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay, đã có 169 trẻ vị thành niên Việt Nam được Cơ quan tham chiếu Anh quốc – cơ quan chuyên xác định nạn nhân nô lệ hiện đại, đưa vào danh sách nạn nhân tiềm năng có thể đã bị buôn bán trái phép vào Anh quốc.

Trước đây, nước Anh vốn chủ yếu nhập khẩu cần sa từ các nước khác trên thế giới. Thế nhưng vào năm 2010, người ta đã thống kê được rằng phải đến hơn phân nửa số cần sa đang xuất hiện trôi nổi trong nước là được sản xuất ngay tại Anh quốc. Thậm chí ngày nay, cần sa được sản xuất tại Anh còn được xuất khẩu ra nước ngoài nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Các chuyên gia cho rằng việc Anh quốc đi từ nhập khẩu sang tự sản xuất và xuất khẩu cần sa như hiện nay là do có sự can thiệp sâu sắc của các băng đảng tội phạm có tổ chức Việt Nam, nhóm người chủ yếu biến nhà dân dụng thành những cơ sở sản xuất cần sa chuyên nghiệp. Hình thức sản xuất cần sa này luôn đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch cần sa. Điều này dẫn đến việc các băng đảng này nhắm mục tiêu đến việc sử dụng lao động trẻ em và trẻ vị thành niên với hình thức lao động khổ sai cưỡng bức.

Theo dữ liệu do Tổ chức y tế thế giới cung cấp thì có rất nhiều bằng chứng cho thấy hình thức buốn bán trẻ em phổ biến nhất ở Anh là biến những đứa trẻ vô tội này thành những nạn nhân của lao động cưỡng bức khổ sai trong các trang trại cần sa trái phép và Việt Nam là một trong những nguồn cung ứng lao động chủ yếu. Từ năm 2000 đến năm 2014, số lượng trang trại cần sa tại Anh bị cảnh sát phát hiện đã tăng hơn 150%. Trong số tất cả những nạn nhân buôn người tiềm năng bị ép vào làm việc tại các trang trại này thì có 96% là mang quốc tịch Việt Nam và 81% trong số đó là trẻ em. 

Đoạn phim hoạt hình ngắn này, với sự hỗ trợ của Ủy ban chống nô lệ Anh quốc Vương, dự kiến sẽ được đưa vào chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, trẻ em, cộng đồng tại Việt Nam về vấn nạn buôn bán trẻ em tới châu Âu đang diễn ra.

Bà Chloe Setter, người phụ trách các cuộc vận động chính sách và các chiến dịch tại Ecpat UK cho rằng còn rất nhiều người vẫn chưa biết được chân tướng sự việc ẩn sau các trang trại cần sa.
"Trong hơn một thập kỷ vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều báo cáo về việc trẻ em Việt Nam bị bóc lột sức lao động tại các trang trại cần sa, tuy nhiên điều này vẫn còn khá mới mẻ với đại đa số bộ phận những người sử dụng sản phẩm này tại Anh.”
"Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều thanh thiếu niên dễ bị tổn thương tới từ Việt Nam đang bị đối xử như tội phạm trước khi người ta phát hiện ra rằng các em chỉ là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại mà thôi. Điều này đã gây ra nhiều tổn thương cho các em và thậm chí còn gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra tìm ra sự thật.”
"Thông qua bộ phim này, chúng tôi muốn giúp những cán bộ nhân viên có cơ hội được làm việc với các em ngay từ đầu hiểu rõ hơn về quyền của trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người cũng như cách tiếp cận những trẻ có nhiều nguy cơ là nạn nhân cảu nô lệ hiện đại.” Chúng tôi muốn bộ phim này giúp thông tin cho các nhân viên tiền tuyến về các quyền của trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người, cũng như tiếp cận với trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị nguy cơ."

Sĩ quan Phil Brewer, cảnh sát trưởng của phòng Nô lệ hiện đại thuộc sở cảnh sát London phát biểu tại buổi khởi động chương trình: "Những tội các của Nô lệ hiện đại luôn luôn bị che giấu. Điều quan trọng là cảnh sát cùng các chuyên gia phải hiểu rõ sự việc và biết cách tiếp cận nạn nhân và hỗ trợ họ.”
"Khi phát hiện một nạn nhân tiềm năng của nô ệ hiện đại trong một tình huống cụ thể, ví dụ như tại các nhà máy cần sa, chúng ta cần phải tìm hiểu xem liệu họ có quyền được lựa chọn làm hay không làm việc tại nơi đó hay không.”
“Nếu họ không được quyền lựa chọn thì khả năng họ là nạn nhân của nô lệ hiện đại là rất lớn.”

Bà Jane Slater, Quản lý Chiến dịch Con của bất kỳ ai trong chúng ta, một tổ chức vận động để kiểm soát ma túy an toàn, phát biểu tại buổi lễ rằng Anh nên noi gương các nước như Canada, đang trong quá trình hợp thức hóa và điều tiết cần sa nhằm xóa sổ những băng đảng tội phạm có tổ chức ra khỏi thị trường này cũng như để tăng cường bảo vệ trẻ em.
Bà nói thêm: "Tại các trang trại trồng cần sa có giấy phép ở Canada không hề có trường hợp trẻ em bị buôn bán tới đó để vào làm việc. Ngoài ra, việc kiểm soát độ tuổi được tới những nơi bán cần sa có giấy phép cũng góp phần giúp họ bảo vệ trẻ em một cách an toàn.”
"Nhưng nước Anh đang bị tụt lại phía sau.”

Bộ phim được đưa ra sau khi có nhiều nguồn tin cho biết các nhân viên xã hội, luật sư và cảnh sát đang đệ trình lên Chính phủ nhằm xem xét và sửa đổi lại các chính sách nô lệ hiện đại do tình trạng trẻ em bị buôn bán trái phép tới Anh liên tục bị bắt trở lại làm việc trong các trang trại cần sa sau khi được giải cứu vài tuần. Họ cảnh báo rằng có rất nhiều trẻ em dưới 13 tuổi, mà phần lớn trong số đó tới từ Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác và thậm chí có cả trẻ em tại Anh quốc, đang có tên trong danh sách nạn nhân nô lệ hiện đại tiềm năng.nhiều người trong số họ đến từ Việt Nam cũng như một số nước khác bao gồm cả Anh Quốc, đang được xác định là nạn nhân của chế độ nô lệ và đã được ghi vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên không lâu sau khi được giải cứu, thậm chí chỉ một tuần hay vài ngày, các em lại bị bắt lại làm việc.


VietHome (Theo Independent)