Biên giới Anh-Pháp: Thắt chặt an ninh trước dòng người nhập cư trái phép

Theo số liệu thống kê năm 2016, Lực lượng biên phòng Anh quốc đã chặn đứng thành công hơn 56,000 người từ Pháp có ý định vượt biên trái phép tới Kent, Anh.

Cảnh_sát_biên_phòng_Anh_đã_ngăn_chặn_hơn_100_người_nỗ_lực_vượt_biên_giới_từ_Pháp_sang_Anh.jpg

Cảnh sát biên phòng Anh đã ngăn chặn hơn 100 người nỗ lực vượt biên giới từ Pháp sang Anh 

Vào năm 2016, đài BBC từng đưa ra thông tin  rằng, hàng ngày, cảnh sát biên phòng Anh quốc đã phải ngăn chặn tới 153 người di cư khi họ cố gắng nhập cảnh trái phép vào Anh. So với năm 2015, con số này đã giảm đáng kể, nhưng vẫn gần đạt ngưỡng cao nhất trong vòng bảy năm gần đây.
Trước thống kê về lượng lớn người tị nạn qua các năm, đại diện Bộ nội vụ chia sẻ rằng: “Số liệu thống kê đã minh chứng rõ những biện pháp ngăn chặn người tị nạn nhập cư trái phép vào nước Anh đang phát huy hiệu quả.”
“Chúng tôi sẽ phối hợp tích cực hơn với Lực lượng biên phòng Pháp để duy trì an ninh biên giới hai nước cũng như đảm bảo quyền đi lại cho các du khách và thương mại hai quốc gia”, ông cho biết thêm.
Những thông tin trên được tung ra chủ yếu nhằm đáp lại yêu cầu về Tự do thông tin từ người dân nhưng lại được đưa ra đúng vào thời điểm xảy ra các vụ xung đột giữa 200 người tị nạn và cảnh sát tại trại Calais, Pháp .Rất nhiều sĩ quan cảnh sát và những người tị nạn khác đã bị thương trong vụ lần này.
Một hiệp hội vận tải đường bộ tại Anh có tên The Road Haulage Association (RHA) đã bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước những cuộc xung đột này. Họ cho rằng các tài xế đang ngày ngày bị đe dọa khi di chuyển trên các tuyến đường gần khu vực biên giới hai nước.
Hiệp hội này đã thực hiện một chiến dịch dài hơi để kêu gọi những sự can thiệp sâu hơn của quân đội Pháp tại trại tị nạn Calais. Họ cho biết, nhiều tài xế thậm chí đã phải chọn đi con đường dài hơn để tránh khu vực này.
Vào mùa thu năm ngoái, chính phủ Pháp đã phân tán khoảng 7,000 người di cư khỏi những trại tị nạn Calais và chuyển họ tới các cơ sở xã hội trên khắp nước Pháp.


VietHome (Theo Evening Standard)