Cảnh báo về tình trạng thiếu nguồn lực chăm sóc cho trẻ em tị nạn

Trong tình trạng số lượng trẻ em tị nạn tới Anh ngày càng tăng thì việc thiếu nguồn lực chăm sóc nuôi dưỡng các em được xem là mối lo ngại lớn nhất của các hội đồng địa phương.

warning over shortage of foster care places for refugee children 136411033267103901 161103180007

Cảnh báo về việc thiếu nguồn nhân lực chăm sóc trẻ tị nạn tại Anh

Các hội đồng thành phố hiện đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của số trẻ em tị nạn không có người bảo hộ được đưa tới Anh những ngày gần đây trong bối cảnh khủng hoảng di cư quốc tế. Đặc biệt sau khi chính phủ Pháp thực hiện đóng cửa trại tị nạn Jungle ở Calais, thì con số này lại càng gia tăng mạnh mẽ.

Theo Hiệp hội các chuyên gia chăm sóc trẻ em (ADCS), với chính sách đưa toàn bộ trẻ em tị nạn tới sống tại những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng thì việc đảm bảo đủ nơi chăm sóc cho các em là một thách thức lớn đang được đặt ra với các cơ quan chức năng địa phương.

Đầu năm nay, người ta ước tính rằng, tại Anh hiện tại đang thiếu khoảng 7.600 người nhận chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em.

Dave Hill, chủ tịch của ADCS, cho biết: "Con số này hiện vượt quá những gì mà chúng ta đã dự đoán và chuẩn bị trước khi trẻ tị nạn đặt chân tới Anh. Thậm chí trong vài tuần tới, chúng ta sẽ còn nhận thêm nhiều thiếu niên tị nạn nữa.”

Ông nói thêm: "Tìm một nơi an toàn và phù hợp cho trẻ tị nạn hiện là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Tuy nhiên, việc này đang ngày càng trở nên vô cùng khó khăn do tình trạng thiếu hụt người nhận nuôi và chăm sóc trẻ một cách trầm trọng.

"Trước cuộc khủng hoảng này, việc thành lập các cơ sở nhận nuôi và chăm sóc trẻ độc lập và ngừng việc thâm hụt vào ngân sách của các hội đồng địa phương là việc làm vô cùng cần thiết."

Một nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng:

  • Tính đến tháng Ba vừa rồi, các hội đồng thành phố đã hỗ trợ tổng cộng 4.689 trẻ em tị nạn. Tuy nhiên, con số này tại thời điểm hiện tại chắc chắn đã tăng thêm rất nhiều.
  • Ba phần tư (76%) số trẻ em và thiếu niên tị nạn được gửi tới Anh rơi vào độ tuổi 16-17 và trên 90% trong số đó là nam giới.

Tuy nhiên, ADCS cũng cho biết tình hình có thể được thay đổi một khi các em được đoàn tụ với gia đình, người thân hiện đang sinh sống tại Anh theo Hiệp định Dublin III

  • Phần lớn trẻ tị nạn không có người bảo hộ được đưa tới Anh có nguồn gốc từ Afghanistan, Eritrea, Albania, Iran, Việt Nam, Iraq và Syria
  • Sau khi thu thập dữ liệu từ hàng chục hội đồng thành phố trên toàn lãnh thổ Anh, ADCS đã tính toán được rằng khoản tiền mà Bộ Nội vụ hỗ trợ cho các hội đồng thực chất chỉ có thể trang trải được khoảng 50% chi phí dành cho việc chăm sóc trẻ tị nạn không có người bảo hộ.

Ông Hill nói: "Chính quyền và người dân các địa phương luôn sẵn lòng giúp đỡ trẻ em tị nạn không có người bảo hộ đến với họ. Tuy nhiên, theo như những gì chúng tôi điều tra được thì sự hỗ trợ về mặt tài chính từ phía chính phủ còn chưa đáp ứng được thực trạng hiện nay."

“Nghiên cứu cho thấy số tiền mà chính phủ hỗ trợ chỉ đủ để trang trải các khoản phí về nơi ăn chốn ở cho các em chứ không bao gồm chi phí cho cacs hoạt động công tác xã hội và phiên dịch viên đi kèm.”

Ông Hill nói thêm: "Vào thời điểm hiện tại, các hội đồng đang tự bỏ ngân sách của mình ra để bù đặp vào các khoản kinh phí bị thiếu hụt trong quá trình chăm sóc các em. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp mang tính lâu dài.

"Chúng tôi lo ngại rằng cách giải quyết này chỉ càng làm suy giảm khả năng của chúng tôi trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu của trẻ em tị nạn."

Ông David Simmonds, thành viên Hiệp hội chính quyền địa phương, cho rằng bản báo cáo này đã "nêu rất rõ các cam kết về tài chính mà các hội đồng địa phương đã thực hiện trong việc chăm sóc trẻ em tị nạn. Trong đó, sự hỗ trợ về tài chính từ phía Bộ Nội vụ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong số những gì mà các hội đồng phải bỏ ra".

"Vào tình thế hiện giờ, chính phủ bắt buộc phải cung cấp một nguồn vốn dài hạn dành cho các hội đồng địa phương trong việc chăm sóc trẻ tị nạn tới Anh."

Vào đầu tuần vừa rồi, các Bộ trưởng đã thông báo về việc chính phủ sẽ thường xuyên rà soát nguồn kinh phí hỗ trợ chăm sóc trẻ em tị nạn dành cho các chính quyền địa phương và sẽ bổ sung, tăng cường khi số người nhận nuôi chăm sóc cũng như hỗ trợ về điều kiện nơi ăn chốn ở cho các em.

Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết: hiện chưa có một bằng chứng nào cho thấy nước Anh đang bị thiếu hụt người nhận nuôi chăm sóc trẻ một cách trầm trọng. "Tuy nhiên, chính phủ cũng luôn khuyến khích ngày càng có nhiều người dân đứng ra đảm nhận công việc trên."

Phát ngôn viên của chính phủ cũng nói thêm: nhiều người dân cảm thấy bất an lo lắng về tình trạng hiện nay do họ phải chịu sự ảnh hưởng lớn từ truyền thông gần đây khi đưa tin về cuộc khủng hoảng trẻ em tị nạn và người di cư.

 "Theo như những công bố về chiến lược bảo vệ cho trẻ em tị nạn không có người bảo hộ gần đây, chính phủ sẽ đưa ra những kế hoạch mới nhất về việc gia tăng số lượng người nhận nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở chăm sóc trẻ em tại Anh."

"Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác hỗ trợ liên tục của các chính quyền địa phương đã chăm sóc cho trẻ em tị nạn trong thời gian qua. Ngoài ra, chính phủ cũng vừa thực hiện các chính sách nhằm tăng số tiền hỗ trợ xuống các địa phương để dùng vào việc chăm sóc trẻ tị nạn.

"Mức kinh phí mà chính phủ cung cấp là kết quả của sự tổng hợp thông tin, tính toán dựa trên các số liệu báo cáo tài chính mà các hội đồng địa phương gửi lên Bộ Nội vụ.

"Căn cứ theo những dữ liệu và tính toán này thì chính phủ đã đáp ứng được phần lớn các chi phí liên quan đến việc chăm sóc trẻ em tị nạn không có người bảo trợ tại Anh."

 

VietHome (Theo BT News)