Những điều cần làm trước khi đến Úc - Brisbane

Một người bạn của mình đã nói là chúng ta phải dùng 1/2 cuộc đời còn lại để tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống ở 1 đất nước mới. Do vậy, bạn đừng lo lắng nếu vài tháng đầu bạn cảm thấy lạc lõng, khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống mới. Nếu con đường lên đỉnh OlymPR vô cùng gian nan thì bắt đầu cuộc sống ở 1 đất nước mới cũng không hề đơn giản chút nào.
E1D619DB A1BB 457E 9FEA A704500004BD
1) Xuống máy bay
Nhà bạn có con nhỏ chắc chỉ có lựa chọn là đi Taxi vì không có carseat thì không đi Uber được. Việc đầu tiên xuống sân bay là ra quầy Optus hay Vodafone mua 1 cái sim dùng tạm trước và NHỚ YÊU CẦU họ active dùm luôn, nếu không tự active rất khó khăn. Không có sim đt , không có 4G đi lại ở Úc rất bất tiện.Trước khi đến Úc mình có nhờ bạn đặt sẵn 1 cặp sim mua 1 tăng 1, gói này trị giá 300 $ xài trong vòng 12 tháng cho 2 sims. Giá cả khá phải chăng.
2) Medicare (Bảo hiểm sức khỏe)
Việc đầu tiên khi tới Úc, nếu nhà bạn có PR nên đi ra Centerlink để nộp đơn xin thẻ medicare, nhớ xin họ cấp cho mình 1 cái thẻ tạm trong thời gian chờ thẻ chính thức gửi về địa chỉ nhà. Những người có PR sẽ được cấp thẻ green. Màu thẻ cũng quan trọng, khi apply này nọ sẽ hay được hỏi bạn có thẻ medicare không?Thẻ màu gì?
Sau khi có thẻ medicare tạm, bạn nên hẹn gặp bác sĩ gia đình (Bên đây gọi là GP) rồi đem sổ tiêm chủng đã dịch của con mình đến nhờ họ cập nhật, còn thiếu mũi nào theo chương trình của Úc thì chích bổ sung. Tốt nhất nên gặp 1 GP người Việt cho dể trao đổi. Sau vài ngày thì GP sẽ upload các thông tin này lên medicare. Bạn có thể để download để nộp cho trường khi xin cho con đi học.
Nếu không có thẻ medicare thì ngay lập tức mua health insurance nếu không bệnh hay gặp tai nạn ở úc mà đổ nợ thật sự chứ không phải giỡn, dù visa 489 không bắt buộc mua bảo hiểm sức khỏe nhưng thành thật khuyên mọi người có thể nhịn ăn nhưng đừng quên mua bảo hiểm.
Còn những người đã có thẻ medicare thì nên mua thêm gói extra để cover chi phí răng, mắt, cấp cứu. Ở QLD thì không lo vì chính phủ có bảo kê tiền xe cấp cứu, còn 1 số bang khác thì không. Lỡ đi đường nắng quá xỉu, xe cấp cứu chạy tới, nhìn bill chắc cũng đủ xỉu, không muốn tỉnh dậy. Con mình đi học nghịch, té, gãy răng sữa, tới cho nha sĩ ktra, nhổ 1 cái mất gần 200$. Do vậy nên mua gói extra tầm khoảng 20 $/tuần. Mọi người có thể tham khảo Medibank, bupa ... chọn gói phù hợp cho gia đình mình.
3) Tạo TFN :
Mọi người phải lên trang web ATO để tạo TFN (tax file number - mã số thuế) cho mình, thông thường sau 1-2 tuần họ sẽ gửi thư lại cấp mã số thuế và TFN này sẽ theo bạn suốt quãng đời còn lại ở Úc. Và đi đâu cũng sẽ bị hỏi TFN đặc biệt là đi làm.
4) Tạo CRN:
Bạn cần ra centerlink để tạo CRN (Customer reference Number) sau đó nhờ centrelink link tài khoản centerlink, medicare với tài khoản mygov. Thường người việt sẽ gặp vấn đề ở tên nên khó tự link được phải nhờ bên centerlink hỗ trợ.
Khi đã có CRN, bạn có thể tự mình làm các claim như childcare subsidy, hoặc family tax benefit nếu bạn có PR trước ngày 1/1/2019. Nếu bạn có đi làm đóng thuế thì đừng cảm thấy xấu hổ khi claim những khoản benefit này vì childcare là 1 khoản cực kỳ đắt đỏ ở Úc, tầm 100 $/ngày, nếu không claim thì tiền đi làm chắc không đủ trả tiền gửi con đi học. Nhưng cũng tùy số h đi làm, đi học của gia đình bạn mà centerlink sẽ cấp số h mà bạn được quyền gửi trẻ đến childcare. Nếu bạn và chồng mình đều đi làm full time thì sẽ được gửi khoảng 100h/bé còn phần trăm % thì tùy thuộc thu nhập của gia đình bạn.
Ở VN khi bạn đóng thuế TNCN thì sẽ có những khoản giảm trừ bản thân, gia cảnh, như có bao nhiêu con thì được giảm trừ bao nhiều tiền. Bên Úc thì không khấu trừ như vậy, ai cũng đóng thuế như nhau. Nếu bạn có con nhỏ thì sẽ claim lại thông qua khoàn Family Tax Benefit part A và B, ví dụ đối với gia đình có 3 đứa con dưới 13 tuổi thì threshold cho FTB part A là 126,601 $/năm. Trên trang web của centerlink có công cụ hỗ trợ bạn tính mức hỗ trợ của gia đình bạn.
5) Chỗ ở:
Nếu bạn có chỗ ở trước thì tốt quá. Thông thường trong gia đình sẽ có 1 người qua trước để tìm hiểu, đi tìm nhà trước thì tốt quá. Nhà mình thì OX đã bay 1 chuyến trước để phỏng vấn xin việc kết hợp đi inspect nhà luôn nên khi cả nhà qua là có nhà rồi nên cũng tiện.
Nếu bạn chưa từng có lịch sử thuê nhà ở Úc thì việc thuê nhà qua Agent rất khó khăn. Còn tìm nhà thì các bạn cứ lên các trang web như realestate.com.au hoặc domain.com.au hoặc Gumtree để tìm nhà trước sau đó sẽ xem lịch đi inspect nhà hoặc liên hệ agent để đi xem nhà.
Lúc đầu gia đình mình dự định đi Mel nên tìm thuê nhà ở Mel, nhờ bạn mình đứng ra thuê dùm sau đó tranfer cho mình, nó gọi tận công ty bạn mình hỏi nhưng họ vẫn từ chối dù bạn mình có job, có cả nhà cho thuê. Sau này qua Brisbane, phải chọn cái nhà cũ kỹ, không ai tới inspect chỉ có 1 mình nhà mình tới xem, giá nhà cũng không rẻ, nhưng nộp đơn, nộp đủ giấy tờ như passport, giấy khai sinh, thẻ NH, medicare để đủ 100 đ, sao kê NH đủ tiền nhà cả năm nhưng agent vẫn không chịu approve, mãi cho đến khi nộp thêm Job offer thì họ mới chịu approve. Sau khi agent approve thì sẽ phải chuyển tiền bond khoảng 1-2 tháng và 2 tuần tiền thuê nhà trước. Hđ thuê nhà rất quan trọng, sau này xin cho con đi học, nộp thi bằng lái, nộp cho centerlink, nộp đơn đi học ở Tafe.
Sau khi đã ký HĐ thuê nhà xong, bên agent họ sẽ giới thiệu cho bạn 1 nơi cung cấp điện, gas, internet. Nếu không bạn cứ hỏi những người đang ở khu đó xem họ dùng của công ty nào rẻ thì dùng theo. Đặc biệt điện thì phải so sánh giá cả, rồi nhớ deal với nó nếu mình trả bill đúng hạn thì được disount bao nhiêu, thường là 28%. Cứ thương lương trực tiếp với họ, nếu bạn không thích cty cũ, gọi đt cty mới, cty mới sẽ tự làm thủ tục chuyển đổi cho bạn, bạn không cần làm gì cả. Còn đối với internet thì lúc đầu nhà mình chọn Optus, nhưng sau khi kiểm tra thì họ nói nhà mình fail credit, tức quá, gọi đt cãi lộn quá trời, mình có nợ nần, có bad record gì đâu, mới đặt chân lên Úc có 10 ngày mà bị fail credit. Shock tập 1. Nhưng đây là Úc, không phải là Việt Nam. Chịu thôi. Cuối cùng phải chọn tụi Belong củ chuối, cty mới nên cần khách hàng .
Mọi người lưu ý khi nhận nhà nên chụp lại tất cả các hình lại của căn nhà kể cả vết trầy nhỏ trên tay cầm cửa, cái gì cần sửa phải báo cho agent biết để nói họ sửa lại, sau đó đính kèm trong condition report gửi lại agent, để sau này trả nhà, không bị trừ tiền oan. Có tip nhỏ nữa là kêu agent hoài mà không sửa thì gửi email nhẹ nhàng nói, nếu không sửa, sẽ gọi đt cho advice service for tenants. Thế là agent sẽ hành động ngay.
6)Đăng ký trường cho con
Để chọn trường cho con, mình có xem trang betterschool để chọn các trường có rating cao, sau đó vào trang web của trường đó xem lại coi tỷ lệ "Language backgroud other than English" cao hay thấp. Cao quá cũng không tốt như bạn mình kể ở Sydney có trường chỉ có 3-4 học sinh Úc thì khủng khiếp quá. Nhưng thấp quá thì con mình sẽ khó hòa nhập hơn, dêt bị kỳ thị hơn. Mình chọn cho con mình học trường cho con mình có tỷ lệ 50%. Theo mình là thích hợp, mình thích con mình học hỏi ở 1 môi trường đa văn hóa, để học hỏi từ bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Trường có tỷ lệ học sinh không có backfround là tiếng anh nhiều thì chương trình dạy tiếng anh sẽ có ngân sách cao, con mình được học tiếng anh 4 buổi/tuần. Mình sẽ có 1 bài viết chi tiết về giáo dục úc sau.
Để xin cho con vào học trường, bạn cần cầm passport, visa, hđ thuê nhà, bill điện nước hoặc điện thoại (nhà mình in cái email xác nhận dịch vụ của AGL trong đó có địa chỉ cũng được), phiếu xác nhận tiêm ngừa trên medicare lên trường nộp đơn, hẹn ngày phỏng vấn con mình. Nói chung rất dể dàng, nhẹ nhàng, thoải mái.
7)Mua sắm nhà cửa, đi chợ
Theo mình thì có những cái bắt buộc phải mua mới như nệm, tủ lạnh, máy giặt thì nên mua mới còn không bạn cứ đổi nên sinh sống qua Úc, trên FB của bạn sẽ hiện lên Marketplace, bạn có thể tìm mua đủ thứ trên đời với giá rẻ bất ngờ, bên đây họ hay chuyển nhà nên rao bán đồ là chuyện thường. Còn các vật dụng gia đình thì mình thấy nên đi Ikea 1 chuyến là gom đủ, vừa rẻ lại tiện dụng. Lúc đầu qua chưa có kinh nghiệm, nhưng bây giờ đã có kinh nghiệm, những vật dụng thiết yếu trong gia đinh như nước rửa chén, xà bông giặt đồ, giấy vệ sinh khi nào thấy Coles, Woolworth giảm giá 1/2 thì mua sẵn trữ ở nhà. Theo mình chi phí ăn uống không phải là chi phí đắt đỏ bên đây nếu bạn mua thức ăn về tự nấu ở nhà, thậm trí có cái còn rẻ hơn VN. Nếu nhà bạn ở gần các khu người việt như Inala thì càng sướng nữa, bạn có thể mua đủ thứ như ở VN. Không có gì phải lo, như tuần rồi đi chợ mình mua chuối có 28 c/ kg tức khoảng 5k/kg , ăn ngon hơn chuối Laba ĐL nhiều. Cánh gà thì 5 $/ 2 kg, tức là 45k/kg, thịt bò thì 12 $/kg . Nói chung ăn miết muốn bị béo phì 😃
😎 Mua xe và thi bằng lái xe:
Việc làm sau khi ổn định nhà cửa là bạn phải kiếm mua xe, ở bên đây không có xe thì rất khổ, không có xe để chở con đi học, để đi chợ cuối tuần, đi chơi đây đó. Bạn thể có tìm bài viết cách mua xe do bạn Jenny Duyen chia sẽ. Túm lại nếu ngân sách cho phép bạn nên mua những chiếc xe mới tầm 5 năm trở lai, chạy dưới 100k km. Sau khi mua xe nhớ dặn chủ xe cũ để lại bảo hiểm 1-2 ngày để mình mua bảo hiểm mới cho xe. Sau khi tham khảo các tiền bối thì mình mua BH của AAMI, dịch vụ rất tốt, sau khi đóng tiền excess (khoản tiền bắt buộc bạn phải đóng khi muốn claim bảo hiểm, chọn mức excess càng thấp thì mức phí BH càng cao). Ví dụ mình chọn mức excess thấp nhất của AAMI là 600 $ thì khi gọi đt lên claim BH thì việc đầu tiên là đưa thẻ cho họ charge 600$ trước, không biết tiền sửa xe là bao nhiêu. Do vậy nếu thấy tiền sửa chữa xe dưới 600$ thì tốt nhất bạn nên tự đem xe đi sửa vì nếu claim tiền BH thì phải đóng tiền excess và có nguy cơ phí BH năm sau sẽ tăng.
Đối với mình, việc khó khăn nhất gặp phải khi ở Úc là đối mặt với việc lái xe hơi. Ở VN mình chưa bao giờ lái xe vì nghĩ sở hữu xe hơi ở VN là 1 việc mệt mỏi, grab, taxi lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ. Nếu ai có ý định đến QLD sống nên thi lấy bằng lái ở VN, vì luật QLD quy định nếu bạn không có bằng lái ở nước ngoài thì phải giữ bằng L 1 năm mới được thi thực hành cho dù bạn có già 50-60 t cũng vậy. Từ nhỏ đến lớn, chinh chiến qua bao nhiêu cuộc thi lớn nhỏ, tầm cỡ quốc gia, quốc tế nhưng đối với mình không có cuộc thi nào khó như thi bằng lái ở cái xứ này. Chưa khi nào phải thi tới lần thứ 2 mà phải thi tới lần thứ 3 mới đậu. Lần đầu mới lò đầu ra thi, có 1 chiếc xe từ trong nhà nhào ra, chưa kịp phản ứng, giám khảo thắng 1 cái, anh ấy trấn tĩnh : "It's not your fault, but you fail". Xong lần 1, lần 2 thi giám khảo kêu quẹo trái, đợi 20 chiếc xe đi qua sốt ruột, đinh thò đầu ra, giám khảo lại đạp thắng, rớt tập 2. Tập 3 rút kinh nghiệm, kiên nhẫn đợi, đến khi giám khảo sốt ruột nhắc: đi được rồi đó. Sẽ bị đánh lỗi "not good judment" nhưng đó là lỗi minor, không bị rớt. Cuối cùng cũng vượt qua. Có bằng lái ở bên đây rất tiện lợi, bạn có thể dùng nó thay thế cho passport.
9) Hòa nhập cuộc sống
Trước đây ở VN trong công việc gần như mình dùng 80-90% tiếng Anh mà qua đây cũng gặp rất khó khăn về mặt ngôn ngữ. Về đọc, viết thì không vấn đề gì nhưng điền các giấy tờ, claim cũng phải dùng nhiều noron lắm chứ không phải chơi, còn nghe và nói thì thời gian đầu lùng bùng lỗ tai lắm luôn, lúc nào cũng phải : Can you speak slowly, please? Do vậy đối với ai mà ở VN không dùng TA nhiều thì giai đoạn đầu chắc sẽ khó khăn lắm/ Bây giờ cũng khá hơn 1 chút nhưng sau hơn 5 tháng chỉ ở nhà trông con không đi học, không đi làm thì tiếng Anh mình có dấu hiệu giảm sút dù sống ở 1 đất nước nói TA. Do vậy, mình nghĩ dù có bận con nhỏ cũng cố gắng sắp xếp gửi con đi học childcare để đi học lại TA, dù trình đô TA của bạn có tốt cũng nên học lại. Bản thân OX mình đã vượt qua PTE 79+ nhưng khi đi làm, nói về công việc thì không sao chứ đồng nghiệp nói sang đề tài khác là câm nín luôn. Bạn có thể ra ngoài nói chuyên, giao tiếp TA rất tốt nhưng nếu có thời gian vẫn nên đi học vì khi bạn đi học khi bạn nói sai, viết sai sẽ có cô giáo sửa sai cho bạn. Không biết ở các bang khác như thế nào chứ QLD có 1 chương trình SEE (Skills for education and employment) có nhiều trình độ khác nhau từ 1 đến 4. Mình đăng ký học ở Tafe South Bank, gv của mình là 1 cô người Anh và người Canada. Hồi xưa ở VN thấy nhiều người đóng vac2 5k để được học 510h học TA theo chương trình AMEP lại được gửi con thì khoái quá, may lúc đó có bạn nhắc mình là học AMEP phải học abc nên sợ quá nộp PTE cho xong. Qua đây mới phát hiện nếu bạn có PR thì đóng 5k rất uổng. Vì có PR bạn có thể claim childcare subsidy để gửi con ở childcare được tùy chọn trường cho con mình, rồi đăng ký học chương trình SEE này học phí rẻ không ngờ luôn. Học phí 200h trong 10 tuần cho PR là 180$ còn TR là 600$. Giáo viên thì khỏi chê, giảng dạy bài bản, rất biết tạo hoạt động để học sinh không đuối khi học 5h liên tục. Để dạy TA thông qua bài hát Cô giao mang hẳn đang Guitar hay Flute lên trình diển minh họa cho bài hát. Không chỉ học về ngôn ngữ mà còn học về văn hóa, lịch sử nước úc. Ví dụ : hồi xưa giờ cứ hay nói hurricane, storm... qua đây nghe Cyclone không biết là cái gì luôn, rồi khi nói "cellphone" thì cô giáo sửa liền bên đây ng ta dùng "mobile phone". Túm lại dốt dốt như mình nên bỏ thời gian để học lại TA. Và Bạn đã vượt qua các mốc PTE 65+, PTE 79+ không có nghĩa bạn sẽ hoàn toàn tự tin hội nhập với cuộc sống ở Úc, đặc biệt ở mấy chỗ quê quê cỡ QLD này.
10) Tìm Job
Mình không có kinh nghiệm tìm job nhiều chỉ có rải 1 đống CV cho OX lúc ở VN để tìm job trước khi qua Úc nhưng chỗ nào cũng bảo khi nào qua Úc liện lạc họ, họ không chịu phỏng vấn qua Skype. May có anh sếp cũ đang thiếu đúng vị trí mà OX mình từng làm trước đây, ảnh lại đứng ra đảm bảo nên mới chui vô Cty đó trót lọt. Đến khi qua tới Úc, do có khai với centerlink đang "look for a job" trong thời gian đợi đăng ký khóa học nên hàng tuần mình vẫn chăm chỉ nộp đơn qua Seek, những vị trí rất quen thuộc với công việc mình từng làm ở VN nhưng có lẽ bị "overqualified" và không có kinh nghiệm ở Úc nên chưa bao giờ lọt vào vòng gửi xe, mà vị trí nào số lượng ứng viên toàn vài trăm, có vị trí trên 500 ứng viên. Ở VN mình cũng từng tuyển dụng và nhiều vị trí đăng trên vietnamworks mà nhận chừng hơn 100 hồ sơ ứng viên là thấy đuối, nên mình nghĩ với số lượng trên 500 hồ sơ chắc nhìn thấy tên đã bị bỏ qua, chứ thời gian đâu mà đọc CV. Do vậy mình nghĩ cách hiệu quả nhất để xin việc khi bước đầu qua Úc là đào bới mấy tầng mối quạn hệ trong network để kiếm người quen nhờ giới thiệu. Mình thấy người việt bên đây rất tốt bụng, sẵn sàng giới thiệu đồng hương vào cùng công ty để có thêm đồng đội. Hoặc cách thứ 2 là xin làm internship, volunteer để lấy kinh nghiệm local và chứng minh năng lực của mình. Mình thấy các bạn làm các ngành thuộc về technical như OX mình thì thuận lợi hơn so với các ngành khối kinh tế như mình. Do vậy, cách mà mình cố thay đổi đó là đăng ký 1 khóa học nghề ở Úc, bỏ hết mất mấy cái bằng đại học, MBA ở VN để không bị "overqualified".
11) Đăng ký khóa học
Thời gian đầu mình cũng rất vật vã, suy nghĩ nát óc xem học gì?Nhưng sau đó nghĩ lại cho dù bạn học nghề gì thì nếu cố gắng sẽ kiếm được công việc mình mong muốn. Ví dụ mình từng có kinh nghiêm về quản lý tài chính ở VN nên chọn đi học lại kế toán. Minh gặp 1 số ng bạn ở lớp anh văn, họ bảo là: cứ yên tâm đi, nhiều người học kế toán nhưng đâu có nghĩa ai cũng có thể làm tốt được công việc kế toán. Theo mình các bạn nên chọn các ngành là uu thế của người Châu Á như kỹ thuật, tính toán thì sẽ thuận lợi hơn. Nếu bạn già như mình thì nên học online vì học nghề bên đây như Cer IV, Diploma rất dể, học online để tận dụng học buổi tối, ban ngày đi học TA để đẩy nhanh tốc độ. Ví dụ, giáo viên cho assignment làm 3 tuần thì mình dùng 1 buổi là làm xong. Cách dạy bên đây rất thực tế, không dạy quá hàn lâm, dạy theo kiểu thực hành, đảm bảo sinh viên ra trường có thể làm được việc. Tùy mỗi bang mà chính sách hỗ trợ khác nhau cho người có PR, hiện nay chắc có lẽ bang Victoria là hỗ trợ các khóa học nhiều nhất và mức hỗ trợ nhiều nhất. Bạn biết mức hỗ trợ bao nhiêu phải đến trực tiếp trường mới biết chính xác được. Có nhiều trường có hợp đồng với chính phủ để dạy các khóa học này . Nhiều người khuyên mình nên đăng ký học ở Tafe, mức học phí tương đối hợp lý và ra trường dể xin việc làm. Học các trường cao đẳng tư thì học phí rất rẻ như mình từng hỏi trường Queensford ở Brisbane thì nếu học Cer III về aged care chỉ đóng tiền enrolment là 170$ cho toàn khóa học. Tuy nhiên nếu bạn học ở Tafe thì mức học phí lại khác. Mình thấy các nghề mà ra trường có thể dể xin việc nhất có lẽ là childcare, aged care.
Chúc các bạn sớm ổn định cuộc sống ở Úc. Tuy cuộc sống ở Úc không như mơ khi bạn từ bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh em, công việc ổn định để đi học nghề lại, vật vã tìm việc ở 1 đất nước xa lạ, phải học lại văn hóa, cách sống nơi đây nhưng khi nhìn con cái bạn vui vẻ, hạnh phúc ở trường, mỗi ngày đến lớp của tụi nhỏ thật sự là 1 niềm vui thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn.

Tác giả: Ha Pham - Group Định cư & Cuộc sống Úc