Không thể chờ đợi, các tiệm tóc ở UK muốn mở cửa vào tháng Sáu này

Một nhóm gồm các tiệm làm tóc ở UK nói rằng tất cả các salon trên khắp cả nước đã sẵn sàng mở cửa vào tháng Sáu.

Đầu tháng này, thủ tướng đã thông báo kế hoạch nới lỏng phong tỏa khắp England. Theo hướng dẫn thì một số cửa tiệm có thể hoạt động trở lại vào đầu tháng Sáu. 

Tuy nhiên, ngoại trưởng Dominic Raab lại nói rằng sớm nhất thì cũng phải tới ngày 4 tháng 7, các tiệm tóc mới được mở cửa.

HIệp hội Tóc (The Hair and Barber Council), đại diện cho khoảng 11.000 tiệm làm tóc trên khắp UK, nói rằng các chủ tiệm muốn mở cửa vào ngày 15/6, cùng thời điểm với các shop khác ở England.

tiem lam toc

CEO của hiệp hội, ông Keith Conniford, cho biết ông đã bàn bạc vấn đề này với một số người trong ngành công nghiệp: ''Tôi đã nói chuyện với nhiều thợ làm tóc và họ đồng ý như thế, và họ hy vọng chính phủ có thể thông báo chắc chắn trước 2 tuần để họ chuẩn bị''.

Cô Baz Rifat, một chủ tiệm tóc ở bắc London, giải thích quảng thời gian dài mà cô phải cố gắng duy trì việc kinh doanh của mình giữa đại dịch. 

Cô cho biết đã phải chi hàng ngàn bảng để tạo ra các booth ngồi cho từng vị khách, thiết lập một hệ thống trao đổi tin nhắn với khách hàng để xác nhận họ không có triệu chứng bất thường trước khi đến tiệm.

Cô cũng loại bỏ khu vực chờ và đảm bảo ít nhân viên phải tiếp xúc với khách.

Phòng Doanh nghiệp cho biết chính phủ đang làm việc với đại diện các ngành công nghiệp, để thiết lập các phương án kinh doanh an toàn cho các tiệm làm đẹp (cũng như những shop khác), tạo điều kiện cho họ mở cửa sớm nhất có thể. 

Trên websitehttps://www.gov.uk/guidance/working-safely-during-coronavirus-covid-19/shops-and-branches, chính phủ nói rõ là nhân viên các shop phải thực hành giãn cách xã hội ''bất cứ khi nào có thể''. Nếu quá khó, thì doanh nghiệp phải thực hiện các phương án khác theo hướng dẫn của chính phủ. 

Chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và khử trùng các bề mặt, làm việc nhanh gọn lẹ, dùng tấm chắn hoặc vách ngăn để chia tách các nhân viên, bố trí vị trí làm việc quay lưng lại với nhau (back-to-back), hoặc dàn hàng (side-to-side), hạn chế số lượng khách hàng mà nhân viên phải tiếp xúc.

Viethome (theo Independent)