Vì sao Sư tử là biểu tượng của Anh và nhiều nước Châu Âu?

bieu tuong su tu anh 1
Ảnh: Pinterest

Chắc hẳn bạn cũng đã từng bắt gặp hình ảnh, bức tượng sư tử khắp nơi trong những chuyến du lịch Châu Âu hay những hình ảnh thông qua phim và báo chí tại các nước này. Có phải là vì người châu Âu yêu quý loài động vật này hay vì một lý do nào khác.

Biểu tượng Sư tử – đặc trưng của Châu Âu

Có thể bạn chưa biết, trong số 50 quốc gia châu Âu ngày nay thì đã có 17 quốc gia sử dụng sư tử như một phần biểu tượng quốc gia theo nhiều phong cách khác nhau. Nhiều nhất là nước Bỉ với 13 con sư tử trên quốc huy, xếp sau là các nước như Bungaria, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan. Không chỉ vậy, sư tử còn nằm trên trang bìa hộ chiếu nước Anh.

bieu tuong su tu anh 1
Quốc huy của Bỉ có 13 con sư tử. Ảnh: Wikipedia.

bieu tuong su tu anh 1
Hình tượng Sư tử trên bìa hộ chiếu Anh. Ảnh: Unsplash.

Một số nơi khác như Latvia, Luxembourg, Montenegro, Hà Lan, Na Uy, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh thì sư tử cũng chiếm phần nhiều spot-light đứng canh cổng ở các tòa nhà chính phủ lớn hoặc các cung điện nguy nga.

Ở những nơi này thì sư tử thường được thể hiện cực kì tinh tế trong tư thế ngậm giữ tay nắm cửa hoặc ngậm chuông cửa. Đầu sư tử thậm chí còn được điêu khắc phía trên các ô cửa và dọc theo các cạnh của tòa nhà để tăng lên nét uy nghiêm cho các công trình kiến trúc.

Theo một số thông tin, truyền thống này đã tồn tại từ 1600 năm trước Công Nguyên, thời điểm tồn tại một nền văn minh Hy Lạp cổ đại được gọi là Mycenae, đây được coi là nhóm người cổ xưa nhất từng được biết đến vì đã để lại các di vật ở rải rác khắp châu Âu và tượng đài cổ nhất còn sót lại của họ được gọi là ‘cổng sư tử’.

bieu tuong su tu anh 1
Cổng sư tử Mycenae. Ảnh: Greece Travel Ideas.

Cùng chiêm ngưỡng công trình điêu khắc hơn ba nghìn năm tuổi này, chúng ta thấy được hình ảnh hai con sư tử trên cùng một cổng vào, điều này khẳng định mức độ phổ biến của nó dọc suốt bề dày nghệ thuật, kiến trúc Châu Âu thời cổ đại và giá trị lịch sử mà hình tượng sư tử đem lại.

bieu tuong su tu anh 1
Tượng đài Sư tử, Lion Monument – Lucerne – Thụy Sỹ.

bieu tuong su tu anh 1
Tượng Sư tử Belfort ở Paris.

Theo dòng thời gian, hình tượng sư tử không hề bị lãng quên mà còn trở thành biểu tượng lịch sử. Ngoài ra, ngày nay hình tượng sư tử còn được sử dụng làm biểu tượng thương hiệu cho các công ty trên khắp Châu Âu như hãng xe Peugeot, ngân hàng ING, hãng bia lowenbrau,..

bieu tuong su tu anh 1
Logo sư tử của hãng xe Peugeot.

Và cho dù có trải qua bao nhiêu thời gian đi nữa thì chúng sẽ vẫn là một phần đặc trưng của châu lục này trong nhiều năm tới.

Vì sao Sư Tử là biểu tượng của nhiều nước Châu Âu?

Nhưng điều thú vị tôi muốn đề cập đến trong bài viết này đó là mặc dù lấy Sư tử làm biểu tượng nhưng trong số hơn 50 quốc gia ở châu Âu, chưa từng ghi nhận sự xuất hiện của loài sư tử trong tự nhiên, chúng hầu như là không sinh sống ở đây từ thời tiền sử cho đến tận ngày nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả những đàn sư tử còn sống sót đến ngày nay được tìm thấy hoàn toàn ở châu Phi. Tuy nhiên có một điều khó lý giải là loài động vật quá đỗi xa lạ này lại xuất hiện trên một số hình ảnh quan trọng như quốc huy và quốc kì của một số quốc gia Châu Âu.

Vậy tại sao hình ảnh của những con sư tử Châu Phi lại xuất hiện trên khắp Châu Âu như vậy? Câu hỏi này thực sự có đến hai câu trả lời, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Châu Âu đã từng có Sư tử sinh sống trong tự nhiên

Đầu tiên, là việc châu Âu không có sư tử bản địa thì ngày nay những khảo sát cổ học cho thấy điều này không hoàn toàn đúng nữa. Trên thực tế, ít nhất hai loài sư tử đã từng sống trên phạm vi lãnh thổ châu Âu cùng thời điểm với sự xuất hiện của con người tại đây.

bieu tuong su tu anh 1
Ảnh: Getty.

Loài “Panthera Leo” là loài sư tử châu Phi hiện đại được chứng minh đã từng sống xung quanh phía tây và nam châu Âu, lãnh thổ của chúng còn được phát hiện nới rộng ra toàn bộ châu Phi và tiến sâu sang Châu Á đến tận mũi phía nam của Ấn Độ.

bieu tuong su tu anh 1
Sư tử châu Âu Panthera Leo. Ảnh Wikipedia.

Ngoài “Panthera Leo”, cũng có một loài sư tử tên là “Panthera spelaea” được mệnh danh là sư tử hang động Âu-Á, chúng được ví như phiên bản mùa đông của sư tử thường, tương tự như cách chúng ta có thể coi voi ma mút là phiên bản thời tiết mùa đông của loài voi thông thường ngày nay.

bieu tuong su tu anh 1
Sư tử châu Âu Panthera spelaea. Ảnh Wikipedia.

Những con sư tử này không có bờm quanh cổ và có kích thước lớn hơn 10% so với loài sư tử hiện tại cùng với lớp lông tơ dày đặc, những con sư tử này có khả năng di cư khắp lục địa Á-Âu ngay cả trong kỉ băng hà và thời tiết lạnh giá khắc nghiệt nhất dọc từ châu Âu đến Nga, thậm chí chúng có thể vượt qua rìa của châu lục này nhờ vào băng tuyết và lấn sang châu Mỹ.

Điều này lý giải tại sao ở các địa điểm như Lascaux của nước Pháp, có thể tìm thấy những bức tranh vẽ bằng gậy rất cổ xưa nhưng được bảo quản cực kì tốt, chúng thể hiện hình ảnh của sư tử bên cạnh những con vật phổ biến hơn như nai, tê giác, ngựa, heo rừng và những bức tranh này có tuổi đời 17.000 năm trước. Đây được xem như là bằng chứng về sự tương tác giữa con người với sư tử ở châu Âu.

Thậm chí người ta còn tìm thấy một bức chạm khắc bằng ngà voi ở Đức mô tả đầu sư tử gắn trên cơ thể người. Tượng điêu khắc này được tính toán tuổi đời ít nhất là 35.000 năm trước, gần giống với thời kì sơ khai của con người khi bắt đầu sinh sống ở châu Âu.

Hình tượng thân người đầu sư tử cổ xưa về mặt nhân loại học đến nỗi nó thực sự được coi là một phiên bản gốc để đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật điêu khắc hình dạng động vật. Đây là một sinh vật nửa sư tử nửa người đến từ châu Âu, điều này có nghĩa là sư tử không chỉ hiện diện mà đã từng rất phổ biến trên khắp lục địa giống hệt như ở châu Phi ngày nay.

Tuy nhiên, loài này được cho là bắt đầu tuyệt chủng ở châu Âu khoảng 14.000 năm trước ngay khi con người bắt đầu tái nhập vào châu Âu sau lần cực đại băng hà cuối cùng.

Cùng chung số phận như các loài động vật lớn khác như voi ma mút hay hổ răng kiếm, tất cả đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khí hậu thay đổi và sự xâm lấn của con người, “Panthera spelaea” đã không thể tồn tại được nữa. Trái lại, loài sư tử hiện đại “Panthera Leo” đã thích nghi hơn với khí hậu ấm áp và phần lãnh thổ của “Panthera Leo” ở đây cũng bị hạn chế phần lớn là do sự hiện diện của con người.

Nhưng đến khoảng 1 năm đầu tiên sau Công Nguyên, người ta vẫn tìm thấy dấu tích của sư tử ở Nam và Tây châu Âu. Và đây chính là nơi chúng ta tìm ra nguyên nhân thứ hai để lý giải vì sao hình ảnh sư tử ngày nay rất phổ biến trên toàn châu Âu.

Sư tử: biểu tượng sức mạnh và quyền lực của đế chế La Mã

Trong khi người Hy Lạp và những bộ lạc cổ xưa khác chắc chắn đã tạo ra hình ảnh sư tử ở những nơi có thể tìm thấy chúng, thì người La Mã mô tả sư tử qua những câu chuyện ngụ ngôn và sự tích. Họ đã sử dụng hình ảnh con vật này như một biểu tượng của sức mạnh và quyền lực, họ đặt chúng trước các cung điện và trong không gian công cộng để gây ấn tượng với những vị khách đến thăm khi nhìn thấy chúng.

bieu tuong su tu anh 1
Ảnh: Tepapa.

Và như một quy luật tất yếu, người La Mã cũng bắt đầu tìm kiếm sư tử từ các vùng nằm trong sự cai trị dưới để chế khổng lồ lúc bấy giờ của họ và mang chúng đến thành Rome. Đó là những con sư tử được đem vể từ Hy Lạp được sử dụng trong các đấu trường để giao đấu với các đấu sĩ của họ, trong khi những con khác mang về từ các vùng lãnh thổ phía bắc châu Phi dùng để để chiến đấu với một hoặc nhiều con chó khác cho đến chết chỉ với mục đích giải trí.

bieu tuong su tu anh 1
Ảnh: Wikipedia.

Theo đó, đế chế La Mã đã truyền bá biểu tượng sư tử của họ như một sự bành trướng quyền lực mặc dù loài vật này chỉ tồn tại thưa thớt ở một vài nơi trong lãnh thổ của họ. Hình ảnh sư tử dần trở nên phổ biến ở bất cứ nơi nào người La Mã đặt chân lên, kể cả những nơi không thực sự tồn tại sư tử.

Sau đó, khi các bộ lạc người ở châu Âu phát triển “Panthera Leo” tiếp tục bị tuyệt chủng ở những khu vực còn sót lại, cụ thể là chúng đã xuất hiện lần cuối cùng ở Bungari vào năm 400 trước công nguyên và ở Hy Lạp vào những năm 300 sau Công Nguyên.

Ngày nay, điều duy nhất còn sót lại của những con sư tử ở Châu Âu thời cổ đại đó là một biểu tượng của sức manh, quyền lực và lòng trung thành được tạo ra bởi người La Mã. Mặc dù thực tế là chủng loài này đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại lục địa.

bieu tuong su tu anh 1
Ảnh: Fineartamerica.

Cho dù vậy thì Di sản của sư tử châu Âu vẫn còn in đậm dấu ấn trên các bờ tường, quốc huy và quốc kì của châu lục xinh đẹp này như một lời nhắc nhở rằng chỉ một thứ có thể thay thế loài sinh vật mạnh mẽ này là chính loài người chúng ta. Và đây cũng như một kinh nghiệm qua hàng ngàn năm mà con người vẫn đang chật vật để đúc kết trong việc giữ gìn sự đa dạng loài trong thiên nhiên và bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Với bài viết này, tôi hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin về biểu tượng sư tử này. Nếu bạn có dịp đến châu Âu, bạn hãy nhớ ghi lại những khoảnh khắc đẹp với các bức tượng hoặc ảnh sư tử nhé.

Bài viết được Menback tổng hợp từ video “Tại sao hình tượng Sư tử có ở khắp Châu Âu?” trên kênh PSMH. Các bạn hãy xem video dưới đây để ủng hộ kênh và tác giả nhé.

Theo Menback