Hành trình du học: Cuộc đời có như mơ

Bạn đã từng mơ về cuộc sống du học với những chuyến du lịch và trải nghiệm thế giới đầy lí thú? Bạn đã từng nghĩ mình sẽ thoát khỏi vòng tay gia đình và tự do tung bay?

Bạn đã từng mơ về cuộc sống du học với những chuyến du lịch và trải nghiệm thế giới đầy lí thú? Bạn đã từng nghĩ mình sẽ thoát khỏi vòng tay gia đình và tự do tung bay? Đừng vội mừng, những cơn sốc tâm lý đang chờ đợi. Khoảng cách văn hóa có thể "dìm" ý chí bay nhảy của bạn xuống, thậm chí nếu không có phòng bị, nó còn có thể phá hủy cả những năm tháng sinh viên nơi xứ người.

Bước 1: Nhận mặt

Dấu hiệu 1: Bạn ước được học như ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu xuất hiện khi bạn đang bị choáng với khối lượng tài liệu lớn phải nghiên cứu và cả núi bài tập phải hoàn thành, điều "khủng khiếp" hơn là bạn phải tự thân vận động. Thầy cô chỉ định hướng, còn lại bạn phải tự học Sau những năm học ở Việt Nam, quen với cách học thụ động thì hẳn bạn chưa thể ăn nhập ngay là chuyện dễ hiểu. Hơn nữa, ngay cả với khả năng tiếng Anh tới 6.5 IELTS bạn cũng khá “sốc” khi nhận ra phải tiếp tục trau dồi môn ngoại ngữ này.

Dấu hiệu 2: Bạn muốn bắt ngay một chuyến bay về nhà. Cảm giác cô đơn là không thể tránh khỏi khi sống ở xứ người nhất là khi bạn lỡ bị ốm nặng hay phải vào viện cấp cứu. Bạn sẽ ước… vì những người bạn xung quanh, dù thân đến đâu, cũng không phải những người thân mà khi buồn, bạn có thể chạy về gặp. Nếu không được may mắn học ở những vùng có nhiều người Việt, sẽ có lúc bạn mừng rối rít chỉ vì ai đó tình cờ chào bạn bằng tiếng Việt, hay nói chuyện với bạn bằng tiếng mẹ đẻ.

Dấu hiệu 3: Bạn cần một "bảo mẫu". Việc phải tự lập hoàn toàn cũng là một nguyên nhân gây khủng hoảng. Không thể dựa dẫm vào người thân, bạn phải tự lo cho chính mình, từ ăn uống, ngủ nghỉ, chi tiêu, chăm sóc bản thân lúc ốm đau. Đặc biệt, coi chừng "vung tay quá trán", có thể bạn sẽ phải chật vật khi gia đình chưa kịp chuyển tiền sang đấy. 

RrDoWQFEHWuMMT6

Bước 2: Thách đấu

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn đã bắt đầu "xanh mặt", nhưng đừng ngại, sốc thì sốc, một khi đã vượt qua thì bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn cuộc sống du học, "như mơ" giống như người ta hay ví.

Tất cả những điều bạn cần làm là, trước khi xuất ngoại, hãy:

- Nhờ cậy vào các nhà tư vấn để học hỏi bí quyết xử lý tình huống và lấy lại tinh thần sau mỗi cú sốc. Cách tốt nhất là tham gia các ngày hội giáo dục quốc tế, bạn sẽ gặp được những chuyên gia uy tín, và nếu bạn có thể gây dựng được mối quan hệ với những chuyên gia này thì bạn hoàn toàn yên tâm rằng trong suốt quãng thời gian sống tại nước ngoài, bạn sẽ luôn có một người "cố vấn tâm lý".

- Làm quen dần với những người Việt đang sinh sống và học tập ở nơi bạn sắp đến. Hầu như ở mỗi nước đều có một diễn đàn dành cho cộng đồng du học sinh để bạn có thể giao lưu và kết bạn, hãy tận dụng để hỏi han về những khó khăn trong cuộc sống đời thường và trong học tập. Bạn cũng có thể tìm được những người này tại các hội thảo du học.

Theo báo du học