Bà Thảo kiếm tiền ở VN nhưng lại tài trợ cho đại học Anh, nơi có thu nhập cao gấp 14 lần VN

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam sau khi thành lập VietJet Air, hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Vài ngày qua, thông tin một trường đại học thành viên thuộc Đại học Oxford có kế hoạch đổi tên, lấy tên theo nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo của Việt Nam, sau khi nhận được khoản tài trợ 155 triệu bảng Anh (211 triệu USD) từ tập đoàn Sovico đã gây nhiều ngạc nhiên trên các trang tin truyền thông, theo Asia Nikkei.

Trường Đại học Linacre tập trung vào các chương trình giảng dạy sau đại học có kế hoạch đổi tên thành Thao College, theo thông báo chính thức được đăng tải trên trang web của trường. Hành động này được trường Linacre chia sẻ giống như một cách tri ân những đóng góp mà bà Thảo đã dành cho họ.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam sau khi thành lập VietJet Air, hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Theo tạp chí Forbes, khối tài sản ròng trị giá 2,7 tỷ USD của bà Thảo cũng đến từ các lĩnh vực khác, bao gồm ngân hàng cùng với bất động sản như các khu nghỉ dưỡng, dự án năng lượng,… 

Điều này không có gì bất ngờ khi bà Thảo hiện đang nắm giữ vị trí Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị HDBank cũng như Co-Founder kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Sovico.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 trong một gia đình có nền tảng tương đối vững chắc về kinh tế. Trước khi chuyển đổi lĩnh vực hàng không Việt Nam và cùng chồng quản lý đế chế kinh doanh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng nhận bằng Tiến sỹ của học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova, Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động Trường Kinh tế quốc dân Maxcơva, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga.

Trong những năm gần đây, các dự án cá nhân của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo nhận được nhiều sự quan tâm. Khi Việt Nam hứng chịu những thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 hay thiên tai trong hai năm qua, bà Thảo cũng thực hiện công việc viện trợ nhân đạo, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Khoản tài trợ lên tới cả trăm triệu USD cho trường Linacre đã nhận phải những phản ứng trái chiều trên internet. Cả trên mạng xã hội lẫn những phương tiện truyền thông đại chúng khác, nhiều người ca ngợi động thái này của bà Thảo là một bươc đi lớn đầy tham vọng. Trong khi đó, một số người khác nói rằng tại sao bà Thảo kiếm rất nhiều tiền ở Việt Nam nhưng lại tài trợ cho một trường đại học ở Anh, nơi có mức thu nhập bình quân cao gấp 14 lần Việt Nam.

CEO nguyen thi phuong thao tai tro cho truong linacre college oxford

"Việt Nam còn nghèo. Chúng ta cần tiền", ông Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chi sẻ với Asia Nikkei. Ông đặt ra những dấu hỏi về việc gửi một khối tài sản lớn như vậy ra nước ngoài, nơi có sự kiểm soát vốn nghiêm ngặt và nói rằng "không ai có thể hiểu được" số tiền đã đi đâu.

Theo báo Chính phủ, một quỹ trị giá 7,5 triệu bảng Anh sẽ dành cho sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực, mang đến cơ hội học tập, nghiên cứu cho sinh viên Việt Nam tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới tại Oxford.

Trong số các cựu sinh viên Linacre, cũng có những người tỏ thái độ nghi vấn.

Craig Monk, người hiện đang quản lý tại Đại học MacEwan ở Edmonton, Canada, cho biết: "Quyền đặt tên cho các cơ sở hoặc các chương trình đào tạo giảng dạy không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, sự kiện này đánh dấu việc đổi tên toàn bộ một trường đại học thuộc Đại học Oxford. Tôi không hoàn toàn thoải mái về thông điệp mà ngôi trường đã đưa ra. Hành động này giống như một vụ mua bán".

Trường Đại học Linacre tính đến này đã 59 tuổi, được đặt theo tên của bác sĩ và linh mục thời Phục hưng Thomas Linacre. Theo trang chủ, ngôi trường này là một trong những trường nhận được rất ít ưu đãi so với các cơ sở giáo dục khác của Đại học Oxford. Khoản tiền 155 triệu bảng Anh được coi là một khoản tài trợ, được ký theo biên bản ghi nhớ giữa Đại học Linacre và Tập đoàn Sovico. Theo truyền thông địa phương, con trai của bà Thảo đã đăng ký nhập học tại Oxford.

"Tôi đã đến thăm Oxford nhiều lần. Tôi rất ấn tượng về môi trường học thuật tại Đại học Oxford. Tôi tin rằng Oxford là nơi phù hợp để biến mong muốn lâu năm của tôi về việc được đóng góp cho nhân loại thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thành hiện thực", nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết.

Cũng trong chuyến công tác của mình, ngoài khoản tài trợ của Sovico cho Đại học Linacre trị giá 155 triệu bảng Anh, các đơn vị khác của bà Thảo cũng có những hợp đồng giá trị. VietJet Air và Tập đoàn Rolls-Royce ký kết thoả thuận cung cấp động cơ và dịch vụ động cơ cho đội tàu bay thân rộng với tổng giá trị 400 triệu USD trong khi Quỹ Đầu tư Affinity và Ngân hàng HDBank ký kết tài trợ 300 triệu USD cho chương trình phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Viện Đại học Oxford cũng cam kết xây dựng và thực hiện chiến lược loại bỏ phát thải khí CO2 cho tập đoàn Sovico và các khách hàng, đối tác đến năm 2050.

Bài liên quan: Báo Anh viết gì về khoản tài trợ lớn nhất trong 500 năm của bà Phương Thảo cho Linacre College?

Trường Linacre College thuộc ĐH Oxford muốn đổi tên thành (Thảo) Thao College

Theo Vietnambiz