Rau quả ở Anh chứa nhiều "độc chất vĩnh cữu" gây ung thư

Báo cáo của ITV News cho biết, những hợp nhất này có thể tích tụ lâu dài trong các bộ phận cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng. 

Những loại rau quả phổ biến ở Anh đã được phát hiện nhiễm các độc chất cứng đầu PFA mà người ta gọi là "hóa chất vĩnh cữu". Sở dĩ có tên gọi "vĩnh cữu" vì chúng phải mất hàng trăm năm mới phân giải được trong môi trường. 

Những hóa chất này thường được dùng trong thuốc trừ sâu. Theo kiểm tra mới nhất từ chính phủ, các hóa chất này đã được tìm thấy trong một loạt loại thực phẩm vào năm 2022, làm dấy lên lo ngại về sự nguy hại của chúng với sức khỏe cộng đồng. 

Các hóa chất PFA có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng, trong đó có ung thư.

dau tay tru sau
Dâu tây là thực phẩm bị nhiễm độc chất PFA nhiều nhất. Ảnh: freepik

Hơn 3,300 mẫu thức ăn và đồ uống trong chuỗi cung ứng ở UK đã được đem đi kiểm nghiệm để tìm kiếm dư lượng của 401 loại thuốc trừ sâu, theo báo cáo của Ủy ban tư vấn Bộ Môi trường. 

Kết quả cho thấy dâu tây là loại thực phẩm tồn đọng nhiều hóa chất nhất, với 95% trong tổng số 120 mẫu thử đều chứa hóa chất PFA. Tiếp theo là:

- Nho: với 61% trong tổng số 109 mẫu thử đều chứa hóa chất PFA.

- Anh đào: với 56% trong tổng số 121 mẫu thử đều chứa hóa chất.

- Rau chân vịt (spinach): với 42% trong tổng số 96 mẫu thử đều chứa hóa chất.

- Cà chua: với 38% trong tổng số 96 mẫu thử đều chứa hóa chất.

Trong khi đó, quả đào, dưa chuột, quả mơ (apricot) và các loại đậu (bean) đều chứa PFA trong ít nhất 15% các mẫu thử. 

Báo cáo cho biết 56.4% các mẫu thử mà họ sử dụng đều chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng hàm lượng thấp hơn so với mức tối đa mà luật pháp cho phép. 

Trong khi đó, chỉ 1.8% mẫu thử chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Tuy nhiên, báo cáo thực tế từ Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe HSE cũng cho biết, đối với thực phẩm chứa lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, thì chúng cũng hầu như không gây hại đến sức khỏe của người đã ăn chúng. 

Tuy nhiên, ngoài thực phẩm thì con người còn có thể nhiễm độc PFA từ những nguồn khác, ví dụ như bao bì dùng đóng gói thực phẩm, nguồn nước uống và rất nhiều sản phẩm gia đình khác cũng chứa PFA.

Tổ chức bài trừ thuốc trừ sâu Pesticide Action Network UK (Pan UK) cho rằng nếu chính phủ cảm thấy hàm lượng PFA trong thực phẩm là "an toàn", là "ở mức chấp nhận được" thì chính phủ sẽ không làm gì để ngăn chặn nó. Nhưng PFA có thể tích tụ lâu dài trong cơ thể con người, là mầm móng gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng chẳng hạn ung thư. Và người dân không còn lựa chọn nào khác là phải ăn thực phẩm chứa hóa chất gây ung thư. 

Do đó Pan UK đang vận động chính phủ ban lệnh cấm 25 loại thuốc trừ sâu chứa PFA đang được sử dụng ở UK, 6 loại trong số này được đánh giá là "rất nguy hiểm". 

Pan UK cũng yêu cầu các bộ trưởng phải hỗ trợ nông dân nhiều hơn, để họ ngừng phụ thuộc vào hóa chất và áp dụng các phương pháp thay thế an toàn hơn. 

Viethome (theo ITV News)