Cần sa có thể giúp giảm 86% chứng co giật do động kinh ở trẻ

Các nhà nghiên cứu mới đến từ các nhà khoa học ở Úc cho thấy, các hợp chất trong cây cần sa có tác dụng trong việc chống co giật. Chất chống động kinh trong cần sa có thể không đến từ một chất duy nhất cannabidiol (CBD) đã được biết đến trước đó. 

Các nghiên cứu thực tế ở Anh cũng đã minh chứng rõ hơn cho điều này. Các nhà khoa học đã cho 10 trẻ đang mắc các dạng động kinh khó chữa, sử dụng một loại thuốc chế biến từ các chất trong cần sa, gồm Cannabidiols, tecpen và flavonoid. Kết quả cho thấy, tần suất co giật giảm tới 86%.

Giảm tỷ lệ co giật đáng kể

Tuy không có sự đối chứng với giả dược nhưng trường hợp này đã cho thấy, các loại thuốc được tổng hợp từ nhiều chất khác nhau sẽ mang đến kết quả khả quan hơn nhiều, so với việc chỉ chiết xuất CBD. Trên thực tế, việc chiết xuất CBD qua đường uống, được gọi là Epidyolex, là dạng cần sa duy nhất được Cơ quan Dược phẩm Liên bang Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị co giật nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong các thử nghiệm có đối chứng với giả dược, Epidyolex dường như không có tác dụng đối với hơn một nửa số trẻ mắc hội chứng Dravet, một dạng động kinh kháng thuốc hiếm gặp, chỉ cho thấy tần suất co giật giảm 32%, thấp hơn nhiều so với những trẻ được dùng loại thuốc tổng hợp nói trên. Những phát hiện ban đầu này sẽ cần đến những kích thước mẫu nghiên cứu lớn hơn, tiến hành trên quy mô rộng hơn và được kiểm soát nhiều hơn, nhưng chúng cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn.

10 trẻ em tham gia thử nghiệm ở Anh trước đây không có phản hồi khi sử dụng các sản phẩm chỉ có CBD. "Chúng tôi hiện đang trong quá trình phân tích các thành phần tương ứng của từng loại thuốc trong nghiên cứu sẽ được báo cáp tiếp theo."

dong kinh o tre

Trên thực tế, việc phát hiện cần sa có thể giúp điều trị co giật đã được ghi nhận từ rất lâu trong khoa học phương Tây bởi một bác sĩ người Ireland làm việc ở Ấn Độ vào năm 1843. Tuy nhiên, đây là loại cây cấm bị trồng ở nhiều nơi và một thời gian dài (kể cả cho tới hiện nay) nó đã bị cuốn vào những rắc rối về cả chính trị và pháp luận làm cản trở các nghiên cứu y học trong nhiều thập kỷ. Nếu xét về mặt lịch sử thì những thời điểm lý tưởng nhất của nghiên cứu cần sa trong y học đã bị bỏ qua.

Các nhà khoa học hiện đại dường như đang có những nỗ lực khá nhọc nhằn để đưa các nghiên cứu này trở lại, đưa loại cây cấm này vào thị trường thuốc và thực phẩm bổ sung. Hầu hết chúng ta đã nghe nói về các chất CBD và THC trong cần sa với những hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.

Hai hợp chất này là những hợp chất duy nhất được liệt kê trên các chủng cần sa khác nhau, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã cho thấy chúng không phải quyết định hoàn toàn đến chất lượng dược phẩm được tạo ra. Thay vào đó, sự kết hợp của các hợp chất khác nhau trong cần sa, một số còn chưa được nghiên cứu đến, sẽ tạp ra các loại thuộc hiệu quả hơn nhiều khi điều trị bệnh.

Nhiều hợp chất trong cần sa được chứng minh có tác dụng tốt với sức khỏe

Flavonoid là các chất tự nhiên được tìm thấy trong cần sa và một số cây thuốc khác được cho là mang lại một số đặc tính chống viêm và chống ung thư. Chúng cũng tạo ra các phân tử có hiệu quả giảm đau và viêm gấp 30 lần so với Aspirin. Terpenes là một nhóm hợp chất khác trong cần sa thường bị bỏ qua và các hợp chất này vừa mới đây được phát hiện là làm cho cần sa có mùi khét. Cấu trúc của nó tương tự các như cấu trúc được tìm thấy trong củ tỏi - một trong những loại thực vật với các hợp chất đã được công nhận là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và giữ các đặc tính chống ung thư.

Cây cần sa vốn là một cây rất phức tạp do chúng chứa hơn 400 thực thể hóa học, nếu chỉ tập trung vào một vài chất sẽ làm cho chúng ta bỏ quên đi tổng thể còn đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu ở Úc đang tiến hành thử nghiệm một cách nghiêm túc về từng hợp chất trong cần sa để em liệu nó có làm giảm co giật trên mô hình chuột mắc hội chứng Dravet hay không. Họ đã thu thập, trộn chúng lại với nhau một cách từ từ với lượng khác nhau và xem chúng có thể bị lắng lại trên hỗn hợp Goldilocks hay không. Những thử nghiệm này nhắm đến mục tiêu lý tưởng hơn là tìm ra cách điều trị chứng động kinh với ít tác dụng phụ nhất có thể.

Thuốc chiết xuất CBD của cần sa có nhiều tác dụng phụ

Ngay cả với loại thuốc Epidiolex, các thử nghiệm lâm sàng cũng cho các báo cáo về những hiện tượng tiêu cực trên cá thể mắc bệnh cũng thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi và các kết quả bất thường về các xét nghiệm chức năng gan. Tuy nhiên, đối với các thử nghiệm ở Anh, các phụ huynh có con được cho thuốc điều trị co giật tổng hợp (thay vì chỉ dùng chiết xuất CBD) đều báo cáo lại là không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ngoài ra, các cha mẹ cũng nói rằng con cái họ có những cải thiện đáng kể về nhận thức và hành vi, các tác giả cho rằng đó có thể là kết quả của việc giảm tần suất co giật cũng như giảm việc sử dụng các loại thuốc chống động kinh khác, vốn hay đi kèm các tác dụng phụ khó lường.

Với những kết quả thử nghiệm ấn tượng, các tác giả nghiên cứu cũng đang kêu gọi Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh đưa cần sa làm thuốc toàn cây vào hướng dẫn kê đơn cho bệnh động kinh nặng hay kháng điều trị. Hiện các cha mẹ có con cái điều trị chứng động kinh hay người lớn bị bệnh đang phải trả một chi phí lớn hàng tháng nhưng lại chưa mang đến kết quả khả quan và "Một động thái như vậy sẽ rất có lợi cho các gia đình, những người ngoài việc phải lo lắng về tâm lý khi phải chăm sóc những đứa con bị bệnh mãn tính của họ, còn phải trang trải gánh nặng tài chính cho việc mua thuốc"

VnReview (nguồn Sciencealert)