Anh là quốc gia đầu tiên ủng hộ dự án chủ động lây nhiễm COVID-19 cho tình nguyện viên

Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên ủng hộ các nghiên cứu chủ động lây nhiễm Covid-19 cho tình nguyện viên khỏe mạnh được tiêm vắc-xin.

humanchallenge

Tình nguyện viên sẽ được tiêm vắc-xin trước khi tiếp xúc với vi rút

Các thử nghiệm được hi vọng sẽ tăng tốc độ phát triển vắc-xin và trước đây đã được sử dụng để tìm ra phương pháp điều trị bệnh sốt rét, thương hàn, tả và cúm.

Chính phủ dự định ban đầu sẽ đầu tư 33.6 triệu bảng Anh cho các dự án, tuy nhiên việc này cần phải có được sự phê duyệt nghiên cứu sẽ cần được các cơ quan quản lý và ủy ban đạo đức trước khi tiến hành.

Nếu được chấp thuận, những người tình nguyện khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 30 sẽ được tiêm một loại vắc-xin đã được chứng minh an toàn trong các giai đoạn thử nghiệm trước.

Sau đó, tình nguyện viên sẽ tiếp xúc với Covid-19 trong điều kiện được kiểm soát và theo dõi 24 giờ một ngày để xác định các thức hoạt động, độ hiệu quả của vắc-xin hoạt động và các tác dụng phụ nếu có0.

Các thử nghiệm có thể bắt đầu vào tháng Giêng và cho tới nay đã có tới 90 tình nguyện viên được chọn.

Nghiên cứu sẽ được thực hiện bởi Đại học Hoàng gia London với sự hợp tác của Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp, hiệp hội Royal Free London NHS Foundation Trust và hVivo - một công ty có kinh nghiệm tiến hành các thử nghiệm.

Những người ủng hộ nghiên cứu nói rằng phương pháp này có thể cho ra kết quả nhanh hơn so với nghiên cứu tiêu chuẩn, vì tình nguyện viên không phải chờ và tiếp xúc với bệnh một cách thụ động, do đó có thể cứu sống hàng ngàn người.

Trong khi đó, bên chỉ trích cho rằng cố tình lây nhiễm bệnh cho người khác là phi đạo đức. Tuy nhiên, những người ủng hộ giải thích quá trình có rủi ro thấp và các tình nguyện viên được lựa chọn cẩn thận.

Tiến sĩ Chris Chiu, từ Đại học Hoàng gia London và là nhà nghiên cứu chính trong dự án, cho biết: "Ưu tiên số một của chúng tôi là sự an toàn của các tình nguyện viên. Nhóm của tôi đã đảm bảo an toàn khi tiến hành nghiên cứu thử thách trên con người với các loại virus hô hấp khác trong hơn 10 năm".

Ông Chiu thừa nhận “nghiên cứu nào cũng có rủi ro”, tuy nhiên khẳng định “các đối tác của chương trình thử nghiệm sẽ cố gắng giảm mức rủi ro xuống thấp nhất có thể”.

Mục tiêu ban đầu là tìm ra lượng vi rút nhỏ nhất có thể gây bệnh cho một người. Sau đó, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu cách hoạt động của vắc-xin trong cơ thể để ngăn chặn COVID-19.

Chương trình sẽ diễn ra ở các cơ sở được thiết kế đặc biệt tại Royal Free. Toàn bộ tình nguyện viên sẽ được giám sát trong các điều kiện nghiêm ngặt và có lực lượng y tế túc trực.

Việc ra vào cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Chất thải sẽ được khử trùng cẩn thận và tất cả không khí ra khỏi thiết bị được làm sạch để đảm bảo an toàn cho những người bên ngoài.

Giáo sư Jonathan Van-Tam , Phó Cố vấn Y tế, cho biết các thử nghiệm sẽ giúp tìm ra một loại vắc xin hiệu quả.

 “Đầu tiên, đối với nhiều loại vắc-xin vẫn đang trong giai đoạn phát triển, các nghiên cứu thử thách trên người có thể giúp chọn ra những vắc-xin có tiềm năng nhất để đưa vào các thử nghiệm Giai đoạn 3 với quy mô lớn hơn”, ông Jonathan nói, "Thứ hai, đối với vắc-xin đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả thông sau Giai đoạn 3, nghiên cứu thử thách trên con người có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn liệu vắc-xin có thực sự ngăn ngừa lây truyền cũng như ngăn ngừa bệnh tật hay không."

Viethome (Theo Sky News)