Sự thật về mật ong ở Anh bị nhiễm độc bởi thuốc trừ sâu

Nghiên cứu cho thấy một phần tư mật ong của Anh bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu gọi là neonicotinoids gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho ong.

Nghiên cứu cho thấy một phần tư mật ong của Anh bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu gọi là neonicotinoids gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho ong

Một phần tư mật ong của Anh bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu gọi là neonicotinoids có thể gây tổn thương hệ thần kinh con người với liều lượng cao

Thông tin này được đưa ra sau khi EU cấm một phần các loại thuốc trừ sâu vào đầu năm 2014. Trước khi lệnh cấm được ban hành, các nhà khoa học phát hiện thấy một nửa số mẫu mật ong đã bị nhiễm độc.

Tuy nhiên, thực tế các loại thuốc trừ sâu tiềm tàng còn tồn đọng trong môi trường tự nhiên sẽ gây áp lực lên EU về việc làm thế nào để cấm sử dụng tất cả các loại thuốc trừ sâu ngoài trời, có thể việc này sẽ được tiến hành cụ thể trong thời gian tới.

Neonicotinoids là các hóa chất có hoạt tính thần kinh tương tự như nicotine, có hiệu quả cao trong việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, đặc biệt là những loại sâu hoặc bọ ăn rễ cây. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong điều kiện có kiểm soát, các hóa chất này có ảnh hưởng độc hại cho ong mật và các loài ong bướm, gây tổn thương não, có thể ảnh hưởng đến việc giảm trí nhớ và làm giảm khả năng tìm kiếm mật hoa và phấn hoa.

Ông Ben Woodcock, thuộc Trung tâm sinh thái và thủy văn của Anh, chia sẻ với tạp chí Guardian: “Mặc dù tần suất các mẫu bị nhiễm neonicotinoid đã giảm xuống khi lệnh cấm của EU được đưa ra, dữ liệu của chúng tôi cho thấy những thuốc trừ sâu này vẫn phổ biến trong môi trường canh tác.”

Chỉ có 2 đến 20% neonicotinoids, được sử dụng cho các loại cây trồng như lúa mì, sau đó biến mất và phần còn lại nằm trong đất. Xử lí các hóa chất này là một nhiệm vụ quan trọng trong phong trào bảo vệ môi trường - các nhà chiến dịch học đòi hỏi một lệnh cấm “hoàn toàn và vĩnh viễn” đối với thuốc trừ sâu vì họ nghi ngờ chúng có hại cho ong.

Các nhà nghiên cứu do Tiến sĩ Woodcock dẫn lời trong bài báo đăng trên tạp chí PLOS One cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy hoa màu có thể chứa dư lượng neonicotinoid tại nơi chúng đã được trồng, vì đất đã bị ô nhiễm bởi các vụ mùa hạt trước đó.

Các loại thuốc trừ sâu tiềm tàng còn tồn đọng trong môi trường tự nhiên sẽ gây áp lực lên EU về việc làm thế nào để cấm sử dụng tất cả các loại thuốc trừ sâu ngoài trời, có thể việc này sẽ được tiến hành cụ thể trong thời gian tới.

Các loại thuốc trừ sâu tiềm tàng còn tồn đọng trong môi trường tự nhiên sẽ gây áp lực lên EU về việc làm thế nào để cấm sử dụng tất cả các loại thuốc trừ sâu ngoài trời, có thể việc này sẽ được tiến hành cụ thể trong thời gian tới.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra: "Các kết quả của cuộc điều tra quốc gia này cho thấy rằng lệnh cấm sử dụng neonicotinoid của EU đối với các nơi trồng hoa với số lượng lớn chỉ có hiệu quả một phần trong việc giảm rủi ro tiếp xúc với ong.”

Các nhà khoa học đã kiểm tra 130 mẫu mật ong thu thập được bởi những người nuôi ong nghiệp dư và hiện đang phát triển một kế hoạch quốc gia để theo dõi dư lượng thuốc trừ sâu.

Các mẫu mật ong được lấy vào tháng 10/2017 cho thấy 75% mẫu từ khắp nơi trên thế giới chứa các hóa chất. Họ đã kiểm tra 198 mẫu mật ong và phát hiện ra ¾ số này có liên quan đến ít nhất một trong số các hợp chất của neonicotinoid. Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu đã thử nghiệm gần 200 mẫu mật ong từ khắp nơi trên thế giới về dư lượng còn sót lại của năm loại neonicotinoid khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ neonicotinoid thấp hơn giới hạn an toàn của EU đối với tiêu dùng của con người, có trường hợp ngoại lệ.

Mật ong từ cả Đức và Ba Lan đã vượt quá mức dư lượng tối đa về mức neonicotinoids tổng hợp, trong khi các mẫu từ Nhật Bản đạt tới 45% giới hạn. Các mẫu mật ong từ Anh có nồng độ neonicotinoid không vượt quá 1,36% số lượng được cho là an toàn cho người tiêu dùng.


VietHome (Theo Dân trí)