150,000 người kiến nghị cấm phục vụ các loại hạt trên máy bay nhằm đảm bảo an toàn cho những người bị dị ứng

Hơn 150,000 người đã kí tên vào lá đơn kiến nghị ban hành lệnh cấm phục vụ đồ ăn có chứa hạt trên máy bay sau vụ việc một nhà sản xuất tuyền hình bị tổn thương não nghiêm trọng do ăn phải loại hạt mà mình dị ứng.

Amy_May_Shead_xuất_hiện_trong_chương_trình_The_Morning_của_đài_truyền_hình_ITV_gần_đây.jpg

Amy May Shead xuất hiện trong chương trình “The Morning” của đài truyền hình ITV gần đây

Amy May Shead năm nay 29 tuổi, được biết tới như là một nhà sản xuất tài giỏi của đài truyền hình ITV. Tai họa ập đến trong kì nghỉ tại Budapest của cô. Cô vốn là người bị dị ứng hạt bẩm sinh nên không thể ăn các thực phẩm có chứa hạt. Trong một bữa ăn ở nhà hàng Budapest, cô đã vô tình ăn phải một món ăn có chứa hạt. Ngay lập tức, cô bị sốc phản vệ, hậu quả đem lại khiến cô không thể nói, nhìn hoặc thâm chí cử động được.
Sau khi tai nạn xảy ra, gia đình cô đã thành lập một quỹ mang tên Amy May Trust để kêu gọi những nhà hảo tâm giúp đỡ cô gái trẻ sớm phục hồi sau tai nạn đó. Mặc dù Amy không bị sốc do dị ứng trên máy bay nhưng trong một chương trình của đài ITV, gia đình của cô đã chia sẻ rất nhiều về tai nạn ấy nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những tác hại của việc dị ứng hạt cây trong đời sống hàng ngày, nhất là khi di chuyển bằng máy bay.
Một tổ chức có trang chủ tên Change.org, đã thể hiện sự đồng cảm về vụ tại nạn của Shead bằng cách viết một lá đơn kiến nghị với nội dung: “Chúng tôi hiểu được tính tiện lợi của những đồ ăn vặt trong chuyến du lịch như đồ ăn vặt hay nước giải khát. Nhưng chúng tôi càng hiểu sâu sắc hơn những mặt trái mà chúng đem lại, cụ thể là mối nguy hiểm cho người bị dị ứng với chúng”.
“Không như các phương tiện di chuyển công cộng hay phương tiện khác, máy bay như một ống kín khí với hệ thống thông gió bên trong. Hệ thống này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho những hành khách dị ứng với không khí bẩn.
“Rõ ràng rằng, nếu một người đột nhiên bị dị ứng trên máy bay, bệnh nhân sẽ cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức và từng giây từng phút đều vô cùng quý giá với mạng sống của họ. Bởi một cơn dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ và dẫn tới nguy cơ tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.”
“Nếu cơn dị ứng xảy ra trên máy bay, kể cả bệnh nhân dùng dụng cụ tiêm khẩn cấp EpiPen đi chăng nữa, cũng khó có thể được đưa tới bệnh viện kịp thời khi đang lơ lửng ở độ cao hàng nghìn mét như thế.”
Trong chương trình “The Morning” được phát sóng trên đài ITV vào đầu tuần trước, khán giả đã không cầm được nước mắt trước lời tâm sự của gia đình Shead về những điều khủng khiếp mà cô đã trải qua.
Gia đình Shead chia sẻ trên sóng truyền hình, cô mắc bệnh dị ứng hạt cây bẩm sinh. Khi còn khỏe, cô ấy là người xây dựng trang trực tuyến của ITV và từng tham gia sản xuất chương trình “Good Morning Britain” của đài. Nhận thức rõ sự nguy hiểm và các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh, cô đã sớm tập quen với việc sử dụng dụng cụ tiêm khẩn cấp EpiPen cũng như các loại thuốc chống dị ứng.
Theo lời kể của gia đình, năm 2014, Shead đã bay tới Hungary để tận hưởng một kì nghỉ dài ngày với bạn bè. Vào ngày thứ ba của chuyến đi, cô cùng các bạn ghé thăm một nhà hàng và thưởng thức bữa ăn tại đây. Mặc dù cô đã đưa cho bồi bàn một tấm card thông tin về tất cả những thứ cô dị ứng bằng tiếng Hungary, nhưng ngay sau khi thử miếng đầu tiên, cơn dị ứng bất ngờ kéo tới, cô bị sốc phản vệ và tim tạm thời ngừng đập.
Sau khi được thông báo, nhân viên y tế đã nhanh chóng có mặt tại nhà hàng. Họ khẩn trương cấp cứu để giữ lấy mạng sống cho Shead. Thật không may, não của cô bị thiếu oxy trong sáu phút. Việc này đã khiến não cô ấy bị tê liệt cục bộ, khả năng quan sát và giao tiếp của cô cũng do đó mà trở nên suy yếu.
Theo mẹ của Shead chia sẻ, bảo hiểm y tế không chịu trách nhiệm với những rủi ro từ bệnh có sẵn nên gia đình cô không thể yêu cầu sự bồi thường từ phía công ty bảo hiểm.
Theo Hội cứu tế dị ứng Anh quốc (Allergy UK), có khoảng 44% người trưởng thành ít nhất bị dị ứng với một thứ gì đó. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh dị ứng ngày càng gia tăng. Cụ thể, cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh dị ứng hạt cây, các mức độ dị ứng cũng vô cùng đa dạng từ thể nhẹ tới thể nặng tùy vào cơ địa từng người.



VietHome (Theo Evening Standard)