Tác hại của việc cho con ăn dặm sớm

Tầm quan trọng của sữa đối với trẻ sơ sinh

Giai đoạn 0-12 tháng là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và tích cực nhất về thể chất và não bộ. Chính vì vậy, nhu cầu về protein và canxi của trẻ sơ sinh trong giai đoạn này khá cao.  Sữa (sữa bột hay sữa mẹ) đều vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Sữa thường được các nhà sản xuất chia thành từng giai đoạn: 0-6 tháng, 6-12 tháng và 1-3 tuổi theo đặc tính vật lý của trẻ sơ sinh và nhu cầu dinh dưỡng các chất protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất và chất dinh dưỡng khác một cách toàn diện.

Sữa cũng chứa nhiều kháng thể miễn dịch globulin, không những có khả năng kháng bệnh, cải thiện hệ miễn dịch của bé mà còn có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra sữa chua có chứa một loại enzyme có hiệu quả có thể ngăn chặn bệnh nhân ung thư do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị gây ra.

Trẻ sơ sinh ít nhất trong 4 tháng đầu,nếu không có bất cứ vấn đề gì thì không cần phải cho con ăn thêm thực phẩm bổ sung. Tại thời điểm này em bé bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột là nguồn thức ăn duy nhất.

Tác hại của việc cho con ăn dặm sớm

1. Trẻ không cần những thực phẩm này. Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm, lượng sữa con ăn được sẽ ít đi, bú mẹ giảm, và gây khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh trong tương lai.

2. Trẻ sơ sinh ăn dặm sớm, tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm sẽ sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật.

3. Thêm thức ăn đặc quá sớm có thể gây ra dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh.

4. Thời gian đầu ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện. Nếu ăn dặm sớm, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Bé bị thiếu dịch và men tiêu hóa nên thực phẩm không được tiêu hóa đầy đủ. Bé ăn gì sẽ tiêu ra nấy hoặc bị tiêu chảy. Có trẻ do ít dịch tiêu hóa nên phân đóng kết và dẫn tới táo bón.

5. Do còn quá nhỏ, bé chưa biết từ chối ăn. Thế là mẹ cứ cho bé ăn no quá mức. Hệ quả của trường hợp này là bé khó thở, dễ nôn trớ, trào ngược, hay bị viêm mũi họng và viêm thực quản do thực phẩm trào ngược gây ra.

6. Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm

Theo xã luận