Tòa án Tối cao tuyên bố lệnh “Trục xuất trước, kháng án sau” là vi phạm nhân quyền

Mới đây, Tòa án Tối cao Anh quốc đã tuyên bố chính sách của chính phủ Anh về việc trục xuất tội phạm ngoại quốc trước khi họ có cơ hội kháng án là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.

Trong một sự vụ điển hình về việc hai người đàn ông ngoại quốc vi phạm luật pháp Anh quốc, Tòa án Tối cao đã cho rằng việc phải kháng cáo từ một nước bên ngoài lãnh thổ Anh đã làm giảm đáng kể khả năng kháng cáo thành công của họ. Tại vụ việc này, cả hai bị cáo đã bị cáo lần lượt nhận án tù 24 tháng và 3 năm do những cáo buộc về hành vi tàng trữ và buôn bán ma túy. Hai bị cáo Kevin Kiaire tới từ Kenya và Courtney Byndloss tới từ Jamaica đều bị trục xuất mà không được kháng cáo mặc dù đã có Visa vĩnh viễn và có gia đình thân thuộc tại Anh. viethome.co.uk
Chính sách “trục xuất trước, kháng cáo sau” là một quy định được chính phủ Anh giới thiệu thông qua Bộ Luật Nhập cư năm 2014.
Vào tháng 10 năm 2014, bà Theresa May (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) đã ký quyết định trục xuất hai bị cáo này về nước cũng như bác bỏ tất cả các lá đơn thỉnh cầu về việc lệnh trục xuất sẽ vi phạm nghiêm trọng tới cuộc sống riêng tư và chia cắt gia đình họ. Bên cạnh đó, bà May cũng tuyên bố thêm rằng tất cả những lá đơn kháng cáo sẽ chỉ được xem xét và chấp thuận sau khi hai bị cáo này bị trục xuất về Kenya và Jamaica.

PAY-Theresa-May-delivering-a-speech-focusing-on-the-changing-threat-to-the-UK.jpg

Bà Theresa May, khi đó còn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký lệnh trục xuất hai bị cáo trước khi họ có cơ hội kháng cáo

Trong khi đó, tại Điều 8 của Công ước châu Âu về quyền con người - quyền gia đình và cuộc sống riêng tư có đưa ra yêu cầu rõ ràng về một hệ thống kháng cáo lại các lệnh trục xuất phải được hoạt động một cách hiệu quả. viethome.co.uk
Do đó, vào ngày hôm qua (14 tháng Sáu năm 2017) Tòa án Tối cao đã đưa ra phán quyết cuối cùng của mình và cho rằng chính sách “trục xuất trước, kháng cáo sau” của Anh có nhiều nguy cơ khiến cho khả năng kháng cáo thành công của bị cáo bị suy giảm đáng kể cũng như đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.
Tòa án Tối cao đã đưa ra những vi phạm của quy định “trục xuất trước, kháng cáo sau” so với Công ước châu Âu như sau:

  • Bị cáo và luật sư của họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn ở việc gửi và nhận các văn bản hướng dẫn pháp lý trong khoảng thời gian trước và trong khi quá trình kháng cáo được thực thi. viethome.co.uk
  • Việc cung cấp được một nhân chứng sống nhằm chứng minh cho quan hệ gia đình mật thiết của bị cáo là một mấu chốt quan trọng trong việc kháng cáo hiệu quả. Việc xác định xem nhân chứng có phải là người mạo danh hay không tác động rất lớn đến kết quả kháng cáo.
  • Có rất nhiều bằng chứng có thể được cung cấp dưới dạng video. Tuy nhiên sau khi bị trục xuất, do khả năng tài chính hạn hẹp hoặc do rào cản giữa các quốc gia mà bị cáo không thể đưa ra bằng chứng quan trọng này trong quá trình kháng cáo của mình.

Bên cạnh đó, Tòa án Tối cao cũng cho rằng Bộ Nội vụ Anh đã thất bại trong việc tạo ra cán cân thăng bằng giữa quyền con người của bị cáo và lợi ích của cộng đồng khi đưa ra quy định “trục xuất trước, kháng cáo sau này”. viethome.co.uk
Do đó, xét trên tổng thể, Tòa án Tối cao tuyên bố quy định này của Anh quốc là trái với pháp luật.
Phán quyết của Tòa án Tối cao - một đòn chí mạng dành cho Bộ Nội vụ Anh
Theo Clive Coleman, một phóng viên về vấn đề pháp lý cho biết trên thực tế, quốc hội Anh có cho phép tội phạm ngoại quốc được đệ đơn kháng án lệnh trục xuất về nước. Tuy nhiên, đơn kháng cáo chỉ được chấp thuận trong trường hợp nếu họ bị trục xuất về nước sẽ khiến cho tình hình cục bộ trở nên “khẩn cấp và gây nguy hiểm nghiêm trọng”. viethome.co.uk
Theo đó, quy định “trục xuất trước, kháng cáo sau” được Đảng Bảo thủ đưa ra vào năm 2014 với mục đích phục vụ cho việc đạt được nội dung bản tuyên ngôn của họ vào năm 2015. Quy định này cũng được đưa ra nhằm giảm thiểu số lượng tội phạm quốc tế liên tục kháng cáo lại lệnh trục xuất bằng cách đưa ra các quy định quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là các điều khoản về cuộc sống cá nhân và gia đình.

_96485937_mediaitem96485934.jpg

Tòa an Tối cao Anh quốc

Thế nhưng, phán quyết mới đây của Tòa án Tối cao đã giáng một đòn chí tử lên Bộ Nội vụ Anh. Quy định về việc quá trình kháng cáo “phải có hiệu quả” theo Công ước châu Âu đồng nghĩa với việc bị cáo phải có mặt tại Anh quốc trong suốt quá trình kháng cáo. Do đó, ta có thể thấy chính sách “trục xuất trước, kháng cáo sau” của Bộ Nội vụ Anh đang đứng trên bờ vực bị xóa bỏ. viethome.co.uk

Theo thống kê từ ngày 28 tháng Bảy năm 2014 đến này 31 tháng 12 năm 2016, Bộ Nội vụ đã ký 1,175 chứng nhận về vấn đề tội phạm nước ngoài tại Anh quốc. Hầu hết những người này đều đa bị trục xuất về nước trước khi có cơ hội được đệ đơn kháng cáo.
Tính đến ngày 31 tháng Mười hai năm 2016, chỉ có 72 người trong số này là đệ đơn kháng cáo bên ngoài lãnh thổ Anh sau khi bị trục xuất. Kể từ thời điểm đó tới nay, không một ai trong số 72 người đệ đơn kháng cáo thành công.

Kể từ tháng 12 năm 2016, chính phủ Anh thậm chí còn mở rộng phạm vi đối tượng phải tuân theo chính sách “trục xuất trước, kháng cáo sau”. Theo đó, không chỉ những người ngoại quốc vi phạm pháp luật mà cả những người có Visa quá hạn cũng bị trục xuất về nước. 
Do vậy, phán quyết mới đây của Tòa án tối cao mang một ý nghĩa lớn đối với những người ngoại quốc đang sống và làm việc tại Anh. 

VietHome (Theo BBC News)