Phụ nữ mang thai trở thành mục tiêu mới cho các hoạt động hôn thê giả

Theo một báo cáo mới đây, phụ nữ nuôi con đơn thân hoặc đang mang thai đang trở thành mục tiêu hàng đầu của những đường dây hôn thê giả.

Những_cô_dâu_đang_mang_thai.jpg

Những cô dâu đang mang thai đang ngày càng được săn lùng ráo riết nhằm tham gia vào các phi vụ hôn thê giả

Cảnh sát hiện đang lên kế hoạch loại trừ tận gốc các mô hình dịch vụ hôn thê giả này.
Những người đàn ông có quốc tịch ngoài châu Âu hiện đang ra sức tìm kiếm các cô dâu mang thai hoặc các bà mẹ nuôi con đơn thân nhằm thuyết phục họ tham gia vào các hoạt động hôn thê giả.
Các cơ quan chức năng cho biết họ ngày càng thấy có nhiều phụ nữ đang mang thai hoặc bà mẹ đơn thân tới tham gia vào các cuộc phỏng vấn xác minh hôn nhân.
Theo một báo cáo từ cơ quan giám sát di trú cho biết: "Hiện nay những người đàn ông có quốc tịch ngoài châu Âu đang có xu hướng trả thêm tiền cho phụ nữ đang mang thai để thực hiện hôn thê giả.”
Việc dàn xếp một cuộc hôn nhân giả hay xin visa theo diện đoàn tụ vợ chồng là một trong những con đường dễ dàng và thuận lợi để người ngoại quốc có thể nhập cư vào các nước châu Âu. Các thanh tra thuộc sở di trú cũng cho biết thêm rằng, trước khi tham gia vào các cuộc phỏng vấn xác minh hôn nhân, một số công dân mang quốc tịch ngoài châu Âu cũng đã nhiều lần đệ đơn xin visa vô thời hạn tại Anh.
Nhiều người lo ngại rằng các hoạt động hôn thê giả hiện nay đang có xu hướng được thực hiện tại các nước khác ngoài Anh quốc.
Theo các điều tra thì: "Bằng cách kết hôn ở nước ngoài chứ không phải ở Anh, những người mang quốc tịch ngoài châu Âu bị nghi ngờ thực hiện hôn thê giả có thể tránh được sự hoài nghi của các cơ quan chức năng về mục đích kết hôn cũng như nguy cơ bị điều tra về quá trình xin thị thực lưu trú của họ. Cách làm này đơn giản và dễ thành công hơn là nhập cảnh vào Anh theo diện đoàn tụ vợ chồng.”
Luật Nhập cư năm 2014 được chính phủ đưa ra, giới thiệu một loạt các quy định mới nhằm ngăn chặn các hoạt động hôn thê giả tại Anh.
Quy định về khoảng thời gian giữa thời điểm xác minh mục đích kết hôn tới khi cử hành hôn lễ là 15-28 ngày, nay có thể được kéo dài lên tới 70 ngày nhằm giúp cho Bộ Nội vụ có thêm thời gian để điều tra về mối quan hệ của cặp đôi.
Các cặp đôi không đồng ý tham gia cuộc điều tra xác minh mục đích hôn nhân này sẽ không được phép kết hôn. Cũng theo các quy định mới, nếu Bộ Nội vụ phát hiện bất kỳ một cặp đôi nào có ý định thực hiện hôn thê giả thì công dân ngoại quốc đó sẽ bị từ chối tất cả các lá đơn xin lưu trú tại Anh sau đó.
Tuy nhiên, theo như Thanh tra David Bolt, giám đốc sở Di trú cho biết trong báo cáo của mình thì các quy định này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm khi mới được đưa vào áp dụng.
Ông nói: "Các quy định mới đã không được truyền đạt xuống cấp dưới một cách hiệu quả. Một số có quan phụ trách về vấn đề đăng ký hôn thú cho biết trên thực tế, cơ quan thực thi xuất nhập cảnh (ICE) đã không còn còn phối hợp với họ để tới ngăn chặn các hôn lễ giả nữa và Bộ Nội vụ nay cũng không còn quan tâm tới vấn đề hôn thê giả như trước nữa".
Có nhiều ý kiến ​​cho rằng đội ngũ những cán bộ tình báo chuyên tới tham dự các lễ cưới giả dưới vỏ bọc là một khách mời bình thường đang có nguy cơ bị giải tán.
Một số báo cáo mới đây cũng phản ánh về quá trình điều tra xác minh các cặp hôn thê giả là quá “cồng kềnh”. Thậm chí có những trường hợp sau 70 ngày điều tra vẫn không đưa ra được kết quả cuối cùng.
Vào tháng Sáu, chính phủ đã phải thực hiện một quá trình đính chính sửa đổi nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn đọng ở đạo luật này.
Trong giai đoạn từ tháng Ba tới tháng Tám vừa rồi đã có tổng cộng 23,948 cặp đôi được chuyển sang cho đơn vị đánh giá hôn nhân giải quyết.
Trong số này, đã có 17,818 cặp đôi được phép kết hôn sau 28 ngày điều tra, 6,130 cặp đôi còn lại đã nhận được kết quả sau thời gian điều tra kéo dài đến 70 ngày.
Theo một số liệu được thống kê vào năm 2013 cho thấy, ước tính hàng năm có từ 3,000 đến 10,000 người đệ đơn lưu trú tại Anh có sử dụng phương thức hôn thê giả.
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: "Chúng tôi sẽ trừng phạt mạnh tay đối với những người cố tình nhập cư vào Anh theo con đường hôn thê giả.”
"Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra nhiều quy định mới trong Luật Di Trú năm 2014 nhằm xác định và ngăn chặn các cuộc hôn nhân có mục đích mờ ám.
"Chúng tôi cam kết sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp mới trong tương lại nhằm ngăn chặn và loại bỏ hôn thê giả cũng như các phương thức nhập cư bất hợp pháp vào Anh khác."

 

VietHome (Theo The Reading Chronicle)