HSBC bị phạt 64 triệu bảng vì sai sót trong quy trình chống rửa tiền

hsbc canary wharf
Trụ sở HSBC tại Canary Wharf

Ngân hàng HSBC có trụ sở chính ở London đã bị cơ quan quản lý nước này phạt gần 64 triệu bảng Anh (85 triệu USD) vì những sai sót trong tuân thủ các quy định về chống rửa tiền.

Khoản tiền phạt trên được Cơ quan Quản lý tài chính (FCA) của Anh đưa ra sau khi phát hiện những thiếu sót nghiêm trọng trong hệ thống giám sát chống rửa tiền của HSBC.

Theo đó, FCA cho biết ngân hàng này đã không xem xét và đánh giá rủi ro của những giao dịch nghi liên quan đến hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2018.

Theo Giám đốc điều hành FCA Mark Steward, những sai sót này là “không thể chấp nhận” đồng thời đặt chính HSBC và cộng đồng trước những rủi ro có thể tránh được.

HSBC không phản đối mức phạt trên, vốn đã được giảm từ mức 91 triệu bảng Anh mà FCA đưa ra trước đó. Giải thích cho việc giảm nhẹ mức phạt, cơ quan này cho biết HSBC đã nỗ lực khắc phục những lỗ hổng trong hệ thống giám sát.

Đây không phải là lần đầu tiên HSBC bị phạt vì lỏng lẻo trong việc kiểm soát rửa tiền. Vào năm 2012, ngân hàng này đã bị Mỹ phạt 1,9 tỷ USD (1,4 tỷ bảng Anh) vì không ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các băng đảng ma túy ở Mexico. Ngân hàng này đã đồng ý chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý Mỹ trong 5 năm.

Bài liên quan: NatWest bị phạt hơn 264 triệu bảng do vi phạm luật chống rửa tiền

Hôm 14/12, ngân hàng NatWest đã bị Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) điều tra sau khi doanh nghiệp Fowler Oldfield của Bradford gửi vào 365 triệu bảng, trong đó 264 triệu bảng là tiền mặt.

Công ty trang sức trở thành khách hàng của NatWest vào năm 2011 và có doanh thu dự toán hàng năm là 15 triệu bảng.

Công tố viên Clare Montgomery cho biết Fowler khai nhận hoạt động kinh doanh của công ty là thu mua vàng đã được kiểm tra chất lượng và bán cho các tiệm kim hoàn ở dạng thỏi hoặc hạt.

Bà Clare cho biết "lượng tiền mặt được gửi từ tháng 11 năm 2013 đã gia tăng nhanh chóng”, với con số lên đến 1,8 triệu bảng mỗi ngày.

Fowler Oldfield đã bị đóng cửa sau cuộc đột kích của cảnh sát vào năm 2016. Công ty bị xếp loại có “rủi ro cao” vào tháng 12 năm 2013.

Fowler đã sử dụng 50 chi nhánh trên toàn quốc để gửi tiền, trong đó Southall nhận được 42 triệu bảng tiền mặt từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016, nhưng hoạt động này không được báo cáo là đáng ngờ.

15natwestSố tiền được gửi vào nhiều chi nhánh Natwest

Khoảng 700,000 bảng được chuyển vào chi nhánh Walsall trong một ngày, trong đó tiền mặt được đựng trong bao do nặng đến mức không cho vào được túi thông thường.

Bà Montgomery cho biết quá nhiều trong số đó được cất giữ trong két an toàn của các chi nhánh Natwest.

Chi nhánh của NatWest ở Halifax đã nhận được 750.000 bảng trong ba ngày, trong khi chi nhánh Piccadilly và New Bond Street có "vài triệu" tiền gửi - số tiền mặt họ lo ngại nhiều hơn mức có thể giải quyết.

Một trung tâm tiền mặt đã gửi cảnh báo khi thấy những tờ tiền Scotland “có mùi mốc giống như được cất giữ dưới sàn nhà”.

Giám đốc sắp mãn nhiệm của một trung tâm tiền mặt khác cho biết đây là "hoạt động rửa tiền đáng ngờ nhất" ông từng thấy, nhưng các khoản tiền gửi đã bị loại bỏ với lý do "kinh tế vĩ mô".

Fowler Oldfield được nhắc tên trong 11 báo cáo rửa tiền nội bộ và 10 cảnh báo giám sát giao dịch tự động. Tuy nhiên, bà Montgomery cho biết "không có" báo cáo kết luận hoạt động của Fowler là đáng ngờ.

Tòa án cho biết NatWest đã đầu tư 700 triệu bảng để giải quyết tội phạm tài chính với khoản tiền 1 tỷ bảng khác cho 5 năm tới.

Luật sư John Kelsey-Fry cho biết "ngân hàng nhận ra mức độ nghiêm trọng của mọi sự thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ" và thay mặt hội đồng quản trị bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc’".

Ông John nói: "Vụ việc không thoát khỏi sự chú ý hệ thống của ngân hàng... Nó đã được xác định và chịu sự giám sát kỹ lưỡng. Chất lượng hay mức độ đầy đủ của quá trình giám sát là một vấn đề khác".

Thẩm phán Cockerill đã phạt NatWest £ 264,772,620 và yêu cầu ngân hàng phải trả £4,297,466 án phí.

Bà Cockerill nói mặc dù NatWest “không đóng vai trò đồng lõa” trong vụ rửa tiền, nhưng "nếu không có sự cố ở ngân hàng này các đối tượng sẽ không thể rửa  tiền".

Giám đốc điều hành NatWest Alison Rose cho biết: “NatWest có trách nhiệm nghiêm túc ngăn chặn và phát hiện tội phạm tài chính. Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc rằng Natwest đã không thể giám sát đầy đủ một trong các khách hàng của mình từ năm 2012 đến năm 2016 nhằm mục đích ngăn chặn rửa tiền. Mặc dù phiên điều trần hôm nay kết thúc vụ việc, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực lớn vào cuộc chiến chống tội phạm tài chính”.

Viethome (Theo Metro)