Lạm phát đạt mức 3.1%: chi phí sinh hoạt tại Anh ngày càng đắt đỏ

Chính phủ Anh mới đây đã phải thành thật thừa nhận rằng các hộ gia đình tại nước này đang phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu khi mà lạm phát tăng kéo theo chi phí sinh hoạt tăng mạnh.

chi phí sinh hoạt tại Anh ngày càng đắt đỏ

Chi phí sinh hoạt tại Anh ngày càng đắt đỏ do lạm phát tăng cao

Thư kí tài chính thuộc Bộ Tài chính - bà Mel Stride cho hay giữa những lo ngại về áp lực ngày càng gia tăng đối với mức sống, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hóa trong cuộc chay đua tới Giáng Sinh sắp tới thì năm 2018 có vẻ sẽ mang đến những dấu hiệu tích cực hơn.
Bà Stride nói rằng: “Lạm phát được dự đoán rằng sẽ giảm vào năm tới, nhưng tôi nhận thấy rằng các gia đình đang cảm thấy phải chi tiêu một cách tiết iệm vào thời điểm này. Chúng tôi đang rất cố gắng để cải thiện tình hình và đó là lí do tại sao ngân sách mùa thu đã cắt giảm thuế thu nhập, tăng lương cơ bản cao hơn mức lạm phát cũng như tạm ngừng thuế rượu và nhiên liệu.”

Những con số từ Văn phòng thống kê Quốc gia - Office for National Statistics (ONS) cho thấy giá đồ chơi điện tử và mức giảm khá ít của cước phí hàng không vào tháng 11 là hai nguyên nhân chính đằng sau hiện tượng tăng chỉ số giá tiêu dùng ước tính lạm phát từ 3% từ tháng Mười.
Tỉ lệ lạm phát hàng năm đã tăng hơn gấp đôi từ 1.2% lên 3.1% vào năm ngoái – mức tăng cao nhất kể từ tháng Ba năm 2012 – chủ yếu là do đồng bảng Anh mất giá sau cuộc trưng cầu dân ý rời Châu Âu vào tháng Sáu năm 2016. Theo các điều khoản độc lập, ngân hàng Anh được phép giữ mức lạm phát trong khỏang 1% trong mục tiêu 2% của chính phủ, và việc tăng tỉ lệ tháng 11 buộc thống đốc Mark Carney sẽ phải viết bản giải trình gửi lên bộ trưởng tài chính Philip Hammond. Carney có thể sẽ đổ lỗi việc tăng tỉ lệ cho việc khấu hao đồng bảng Anh đồng thời sẽ nói thêm rằng lạm phát sẽ quay lại theo quỹ đạo như đã định vào giữa năm 2018 khi tác động từ việc đồng bảng Anh mất giá giảm dần. 

Adam Corlett, nhà phân tích kinh tế lâu năm tại Resolution Foundation chia sẻ: “Khi mà càng tiến gần đến cuối năm, tỉ lệ lạm phát tăng sẽ khiến cho khiến cho việc chi trả ngày càng eo hẹp hơn. Với những gia đình thu nhập thấp, nó cũng sẽ làm giảm giá trị của các lợi ích tuổi lao động – điều mà vẫn giữ trạng thái đóng băng ở mức năm 2015.”
“Cú đúp này sẽ khiến cho rất nhiều gia đình cảm thấy rất khó xoay sở trong tình cảnh Giáng sinh đang ngày càng đến gần. Trong khi lạm phát được cho là sẽ có tiến triển tốt hơn vào năm tới, việc tăng lương cao hơn là cần thiết hồi phục tình trạng thanh toán tại Anh như ban đầu.”

France O’Grady, tổng thư kí tổ chức công đoàn Anh TCU cho biết: “Bữa tối đêm Giáng sinh sẽ trở nên khá đắt đỏ vào năm nay. Giá thực phẩm đã tăng lên gấp 2 lần so tỉ lệ lương cơ bản.”
“Chính phủ đang thất bại trong việc xử lý khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh. Người lao động cần được tăng lương. Họ không đáng phải lo lắng về việc lấy đâu ra tiền mua gà tây cho ữa tối Giáng sinh”
Phân tích số liệu từ ONS cho thấy giá thực phẩm đã tăng 4.1% trong vòng 1 năm, cùng với phí giao thông tăng 4.5% , may mặc và giày dép tăng lên mức 3%.
Các nhà phân tích thành thị tin rằng lạm phát đã gần ở mức đỉnh nhưng chắc rằng áp lực lạm phát sẽ vẫn tăng do giá xăng dầu cũng đang tăng mạnh.
Vào tháng Mười một, hóa đơn nhiên liệu và nguyên liệu thô cho sản xuất cao hơn 7.3% so với năm trước, tăng từ 4.8% trong tháng Mười, trong khi giá thành phẩm tăng 3%, từ mức 2.8% vào tháng Mười.

Mike Prestwood, người đứng đầu văn phòng thống kê quốc gia về lạm phát cho biết: “Đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng lạm phát ở ngưỡng 3% trong vòng 6 năm trở lại đây, do mức tăng giá đồ chơi điện tử và cước phí hàng không giảm chậm hơn tầm này năm ngoái. Những áp lực ngày càng tăng lên đã được bù đắp lại một phần từ việc giảm giá thiết bị máy tính.”
“Giá nguyên liệu thô và thành phẩm tiếp tục tăng do giá xăng dầu tiếp tục lên cao. Mức tăng hàng năm đối với nhà ở và cho thuê tiếp tục chậm lại vớ việc giá nhà tại London tiếp tục giảm trong tháng thứ 2.”

 
VietHome (Theo The Guardian)