Tìm hiểu về đồng tiền chung Euro ( Châu Âu )

“Làm thế nào với một tài sản nhỏ khi chơi trên thị trường chứng khoán? Bắt đầu với nhiều tiền hơn!” Đây là câu chuyện đùa thời hậu khủng hoảng, song lại đang phản ánh đúng thực tế hiện nay.

Để tránh thiệt hại tài chính khi đầu tư vào một công cụ cụ thể, các thương nhân và bất kì ai cũng cần phải tích lũy kiến thức thức. Với mong muốn này, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp VN tại LB Nga xin giới thiệu loạt bài dịch về các đồng tiền mạnh trên thế giới. Bài viết này giới thiệu về đồng Euro.

dong tien chung chau au
Ảnh minh họa: Unsplash

Đồng Euro là gì?

Đối với thị trường thế giới Euro là đồng tiền có giá trị  hơn so với đồng đô la Mỹ. Euro không chỉ là đồng tiền đứng thứ hai thế giới về mua bán ngoại tệ mà còn là đồng tiền dự trữ đối với nhiều nước trên thế giới.

Ngày 01/01/2002, đồng Euro được chính thức phát hành, cùng một lúc đã có khoảng 10 tỉ tờ tiền giấy và một lượng lớn khoảng 50 tỉ tiền xu được đưa vào lưu thông trong nhiều nước châu Âu. Sự kiện này được đánh giá là bước chuyển đổi tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.

Đồng tiền Euro có hai loại: tiền giấy và tiền xu với các loại mệnh giá khác nhau. Đối với tiền giấy, có tất cả 7 loại mệnh giá cụ thể là: 5 Euro, 10 Euro, 20 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro, 500 Euro. Bảy loại mệnh giá được in với bảy loại màu sắc riêng biệt để giúp thêm cho việc nhận diện.

Kích thước của các đồng tiền cũng khác nhau và tăng dần tương ứng với giá trị đồng tiền. Những đặc trưng chung cho tất cả các loại tiền giấy Euro là: tên của đồng tiền được viết theo cả hệ chữ cái latinh (Euro) và hệ chữ cái Hylạp (EYPW); những chữ cái đầu của Ngân hàng trung ương châu Âu được viết theo năm ngôn ngữ khác nhau - BCE, ECB, EZB, EKT, EKP bao gồm trong đó tất cả 11 ngôn ngữ chính thức của các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu; ký hiệu thể hiện bản quyền đã được đăng kí; chữ kí của ông Wilem F.Duisenberg, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu và cuối cùng là cờ của Liên minh châu Âu. Đồng Euro xu được đưa vào lưu thông có 8 loại mệnh giá khác nhau: 1, 2, 5, 10, 20 và 50 cent và 1 Euro, 2 Euro. Một Euro tương đương với 100 cent.

Euro là đồng tiền chính thức của 17 trong số 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Một số nước trong EU như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch tiếp tục lưu hành và sử dụng đồng tiền riêng do lo ngại sử dụng đồng Euro sẽ làm giảm bớt chủ quyền.

Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU) như Montenegro, Andorra, Kosovo.

Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, do đó các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của ECB.

Nền kinh tế EU

Khác với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, đồng Euro không dựa trên nền kinh tế của một nước duy nhất. Nếu nói về phúc lợi kinh tế của các nước sử dụng đồng Euro thì phải nói về tình trạng của mỗi nền kinh tế trong số 17 nước. Ngoài ra, tất cả các nước này đều có chính sách thuế khác nhau.

Đức có thể củng cố vị thế của mình, đồng thời Pháp có thể làm suy yếu nền kinh tế và ngược lại. Thương mại quốc tế là một trong số các nguồn thu quan trọng nhất của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozon), nó mang lại GDP lớn hơn của Mỹ hay Nhật Bản.

Ngoài ra, các nước Eurozon là những nước công nghiệp, bên cạnh đó sản xuất và dịch vụ cũng là các nguồn thu quan trọng của những nền kinh tế này. Một số nước Eurozon là nhà cung cấp nguyên liệu tự nhiên quan trọng (ví dụ như Na Uy) và giá nguyên liệu các thể tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước này.

Theo dõi tình trạng kinh tế của từng nước trong khu vực đồng Euro là không hề đơn giản, song trên thực tế chỉ cần the dõi tình trạng kinh tế của các nước lớn như Pháp, Đức và Italia là đủ vì các nước này chiếm 2/3 tổng GDP của EU.

Ngoài ra cũng cần theo dõi cả các báo cáo của Cục thống kế Liên minh châu Âu (Eurostat), nhất là các số liệu về cán cân thương mại, GDP, lạm phát và tâm lí tiêu dùng. Ngoài ra, cũng nên theo dõi các số liệu riêng của Pháp và Đức để đánh giá về tình hình kinh tế của Liên minh châu Âu.

Điều gì tác động đến đồng Euro

Các chỉ số kinh tế quan trọng tác động đến đồng Euro là GDP, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, lạm phát, sản lượng công nghiệp, chỉ số mức độ tin cậy của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong Eurozon. Như đã đề cập ở trên, khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến đồng Euro cần phải tính đến các số liệu riêng của Đức và Pháp.

Các thương nhân cũng cần ghi nhớ rằng các nước châu Âu khác có thể không tham gia khu vực này song cũng là các đối tác thương mại của các nước Eurozon. Nói cách khác, các số liệu của các nước như Anh, Thụy Sĩ và Nga cũng rất quan trọng vì chúng có ảnh hưởng đáng kể đối với đồng Euro.

ECB thực thi chính sách tiền tệ duy nhất tại tất các các nước khu vực Eurozon, trong khi đó quyền hạn của ngân hàng này đối với chính sách tài khóa không quá rộng. Hậu quả của những hạn chế này chính là các cuộc khủng hoảng kéo dài tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - là những nước được vay tiền với lãi xuất thấp. Với tỉ lệ trợ cấp như vậy (lãi xuất thấp hơn tại chính các nước vay nợ) đã thôi thúc các nước này tăng chi phí. Trong trường hợp này, tình hình kinh tế có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước.

Mặc dù giá trị của đồng Euro phụ thuộc vào phúc lợi kinh tế của các nước khu vực Eurozon, song các thương nhân cũng cần ghi nhớ rằng đồng Euro được xem như là một sự thay thế cho đồng đô la Mỹ. Trước khi tại châu Âu xảy ra khủng hoảng kéo dài, đồng Euro đã thay thế cho “xanh” và duy trì vị trí này trong giai đoạn đồng đô la Mỹ bị suy yếu.

Nhưng các nhà đầu tư vẫn coi đồng đô la Mỹ như một “thiên đường an toàn” trong thời kỳ bất ổn kinh tế, trong khi chủ quyền của các nước thành viên khu vực Eurozon tiếp tục phức tạp bởi tốc độ phản ứng của các nước này đối với các sự kiện kinh tế bất lợi trên thế giới.

Đồng Euro độc đáo ở điểm nào?

ECB là ngân hàng điều phối, quyết định chính sách tiền tệ đối với tất cả các nước khu vực Eurozon. Thực tế là ECB phải đưa ra quyết định giống nhau đối với tất cả các nước, mặc dù mỗi nước có điều kiện kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn phát sinh không chỉ vì các yếu tố kinh tế mà còn vì tâm lí.

Ví dụ, người Đức thường nhạy cảm hơn với lạm phát so với người Ý. Do đó, hai nước này thường xảy ra các cuộc tranh luận vì ưu tiên đối với chỉ số này: một bên muốn ổn định hơn, trong khi bên kia khẳng định chính sách có ý nghĩa hơn tăng trưởng kinh tế.

Ưu và nhược điểm

Những người sáng lập Eurozo đã không tính đến các thủ tục đặc biệt đối với các nước muốn rời khỏi khu vực đồng Euro, nhưng các cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay đã và đang đặt ra vấn đề này. Ví dụ, nước muốn rút khỏi Eurozon có thể là Hy Lạp, vì việc quay trở lại sử dụng đồng nội tệ có thể giúp nước này đánh giá lại các khoản nợ và qua đó giảm bớt gánh nặng nợ nần.

Mặt khác, Đức cũng có thể nêu vấn đề liệu nước này được lợi gì khi trợ cấp cho các đối tác yếu hơn trong khu vực Eurozon? Và khi đó có thể Đức cũng sẽ rút khỏi khu vực này để bảo vệ nền kinh tế của mình.

Tin đồn về các sự kiện giả định tương tự như trên đã không ít lần khiến việc định giá đồng Euro bị chao đảo; tương lai rút khỏi (hoặc loại bỏ) khỏi khu vực Eurozon các nước yếu hơn được coi như một yếu tố tích cực (tất nhiên cũng có yếu tố tiêu cực vì có thể gây nên tình trạng hỗn loạn, bất ổn).

Đồng thời, tin đồn việc việc Đức rút khỏi Eurozon cũng làm giảm đáng kể giá trị của đồng Euro. Ở mức độ thấp hơn, những tin đồn về việc kết nạp thêm các nước vào khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng làm nâng mức định giá đồng Euro. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tin đồn loại này không đáng kể bởi vì các nước nằm ngoài khu vực Eurozon không phải là các nước lớn và có tầm ảnh hưởng để có thể tạo ra những thay đổi lớn khi gia nhập Eurozon.

Có nên thay thế đồng Euro?

Khi đồng Euro mới xuất hiện, nhiều người hi vọng rằng nó sẽ thay thế đồng đô la Mỹ, chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường tiền tệ thế giới. Tất nhiên, xác xuất này đến nay vẫn còn, bởi vì khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn còn rất mạnh như một hình thái kinh tế, nhưng xác xuất này không chắc chắn và mối lo ngại về nợ công chính là điểm yếu của đồng tiền này.

Kết luận

Trong thập niên đầu thế kỉ XXI đồng Euro vẫn giữ được vị trí thống lĩnh của mình với tính chất là đồng tiền quốc tế, tuy nhiên khủng hoảng nợ công đã khiến phải đặt ra câu hỏi về việc duy trì đồng tiền này và loại bỏ một số nước đang tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Rõ ràng là một số nước tham gia khu vực này, đã nhận trách nhiệm khi chấp nhận các cam kết chung song không thể thực hiện được. Việc hỗ trợ cho các nước này từ các nước khác có thể tạo nên tình trạng căng thẳng cho nền kinh tế của các nước đó và làm suy yếu cơ sở của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Mặc dù sự giảm giá đồng Euro là ít khả năng xảy ra, song các thương nhân nên tính đến sự bất ổn của đồng tiền này và tính trước khả năng một số nước có thể rút khỏi Eurozon. Nhưng nếu như Euro tiến hành một đợt “tổng vệ sinh” và khắc phục tất cả các điểm yếu của nó thì đồng Euro sẽ có cơ hội thay thế đồng đô la Mỹ với tính chất là đồng tiền dự trữ ngoại tệ.

Viethome