Một năm gần đây số lượng người Việt ở Anh xin visa hoặc quốc tịch bị Bộ Nội Vụ bắt thử DNA đã gia tăng đáng kể. Sự việc xảy ra kể từ khi Chính Phủ Anh thay đổi Bộ Luật The British Nationality (Proof of Paternity) (Amendment) Regulations 2015, trong đó phần chứng minh huyết thống cha con đã thay đổi đáng kể.
Luật Cũ
Trước đây các bà mẹ chưa kết hôn chỉ cần khai tên bố của đứa bé trên giấy khai sinh là nghiễm nhiên 2 bên được công nhận là cha con. Những tờ giấy khai sinh này có thể được gửi đi làm bằng chứng hồ trợ việc xin quốc tịch, visa.
Việc làm dễ dàng này đã nảy ra sinh ra nhiều trường hợp lạm dụng luật để đăng kí quốc tịch con ăn theo bố ( nếu bố có quốc tịch Anh )
Luật Mới
Tuy nhiên, những bản khai sinh được cấp sau ngày 10 tháng 9 năm 2015 sẽ không còn được hưởng quyền lợi này nữa. Khi xin giấy tờ cho con hoặc xin visa bảo lãnh, phía Bộ Nội Vụ có thể bắt các cặp đôi chưa kết hôn phải chứng minh quan hệ cha con.
Luật sửa đổi mới không áp dụng cho những cặp đôi đã kết hôn trên giấy tờ.
Những bản khai sinh được cấp trước ngày 10 tháng 09 năm 2015 cũng sẽ không bị áp dụng bởi luật mới này.
Những hạn chế của luật mới
Có nhiều ý kiến phản đối đã được đưa ra khi luật chứng minh huyết thống cha con bị sửa đổi. Hầu hết là do việc chứng minh DNA có thể phá vỡ hạnh phúc của những người liên quan. Có nhiều trường hợp khi thử DNA thì đứa con thứ 2 cùng huyết thống, nhưng đứa thứ 1 lại là của người khác. Lý do có thể là do bị cưỡng hiếp, do hoàn cảnh. Nhưng khi sự thật này được bày tỏ thì người mẹ có thể gặp nguy hiểm, cuộc sống bị đảo lộn.
Những trường hợp xin quốc tịch con ăn theo bố bị từ chối thì có thể chuyển sang xin visa . Lúc này những người xử lý hồ sơ có thể phỏng vấn mẹ để tìm hiểu thêm hoàn cảnh, và quyết định xem có nên cấp visa để ở lại Anh Quốc hay không.
VietHome