Người phụ nữ rơi xuống đường ray tàu điện ngầm nhưng vẫn sống, chỉ mất 1 tay 1 chân

Một người mẹ 2 con đã mất 1 tay và 1 chân sau khi bị 2 đoàn tàu cán qua người tại London. Chỉ đến khi bị cán qua đến lần thứ 2 mới có người đến cứu cô. 

Sarah de Lagarde, đến từ Camden, lúc đó đang trên đường từ công ty về nhà vào ngày 30/9/2022. Xuất phát từ ga Liverpool Street, khi đến ga High Barnet, cô đã vô tình rơi xuống đường ray ở sân ga của đường Northern Line. Không ai nhìn thấy cô gặp nạn. 

Sarah de Lagarde 1
Sarah rơi vào khe hở giữa sân ga và đoàn tàu. Ảnh: Getty Images

Sarah đã đi đường Northern Line hàng triệu lần. Sau khi tan sở cô từ Liverpool Street đến Moorgate để đón đường Northern Line. Cô định về nhà ở Camden Town để sắp xếp hành lý cho chuyến đi du lịch nước ngoài với gia đình. Nhưng cô đã ngủ quên trên tàu, khi tỉnh giấc cô phát hiện mình đã ở High Barnet - ga cuối cùng của đường Northern Line. 

Lúc đó đã là 9h53 tối, Sarah bước xuống tàu giữa lúc trời đang mưa. Cô chợt nhận ra mình phải quay lại tàu để trở về nhà ở Camden Town. Cô bước một chân hướng lên tàu nhưng bị hụt chân và lọt xuống khe hở vào lúc 9h54 phút. Trong vòng 3 giây, Sarah đã biến mất dưới khe hở giữa sân ga và đoàn tàu. Cô bị vỡ mặt.

Cô bất tỉnh, mũi và răng cửa bị gãy, đùi bị thương sâu. Cô nằm bất tỉnh bên dưới thân tàu, chỉ vài phút nữa là tàu sẽ khởi hành. Túi xách của cô vẫn nằm lại trên sân ga, đó là bằng chứng duy nhất cho thấy cô đã ở đó. 

6 phút sau đó, tàu khởi hành, cán gần như đ.ứt lìa cánh tay phải của cô. Cánh tay lỏng lẻo này đã bay mất 3 ngón tay.

"Tôi không được chết. Tôi phải về nhà. Các con đang chờ tôi. Làm ơn ai đó giúp tôi. Tôi tên Sarah. Tôi không muốn chết", Sarah gào thét trong vô vọng sau khi tỉnh dậy. Nhưng không có ai nghe thấy. 

Sau khi mò mẫm được điện thoại, cô vẫn còn đủ tỉnh táo để tránh không bị điện giật (đường ray có điện). Nhưng cô không thể mở khóa điện thoại vì ứng dụng Face ID không nhận ra gương mặt máu me của cô, tay cô quá ướt không thể nhấn mật khẩu. 

Sau đó cô nghe tiếng rầm rập từ đoàn tàu đằng xa. Vào lúc 10h05 phút tối, đoàn tàu thứ 2 cán qua Sarah nghiền nát chân phải của cô. Tất cả diễn ra trong vòng 11 phút sau khi cô ngã xuống. Nằm phía dưới con tàu, Sarah tự nhủ với chính mình "Tôi không được chết. Tôi phải về nhà. Các con đang chờ tôi". 

Sarah de Lagarde 1
Sarah mất 1 tay và 1 chân

2 phút sau đó, Sarah vẫn nằm dưới thân tàu, một tài xế ở sân ga đối diện nghe thấy tiếng rên rỉ nên đến xem xét. Trong bảng báo cáo về vụ việc, anh này cho biết, ban đầu anh không nhìn thấy Sarah nhưng có nghe thấy tiếng phụ nữ nói "Xin hãy giúp tôi". Chỉ khi nhìn xuống phía dưới đoàn tàu, anh mới phát hiện ra cô. "Lúc đó tôi rất luống cuống, tôi không hiểu làm sao cô ấy lại bị kẹt dưới con tàu mà không ai phát hiện ra", anh nói. 

Anh liền gọi cho cấp trên vào lúc 10h08 phút, và gọi cho một nhân viên khác vào lúc 10h11 phút. Chuông cảnh báo hoạt động chậm trễ vì lý do kĩ thuật và đường dây điện thoại nối với phòng kiểm soát liên tục bị ngắt quãng. 

Vào lúc 10h18 phút, Lính cứu hỏa tới, Cảnh sát giao thông đến lúc 10h37 phút, trực thăng cấp cứu có mặt lúc 10h39 phút. Sarah cuối cùng đã được giải thoát khỏi toa tàu 20 tấn vào lúc 10h58 phút - tức hơn 1 tiếng sau khi cô rơi xuống. 

Báo cáo của TfL sau đó nói rằng không có vi phạm nào về an ninh và an toàn, và vụ tai nạn được cho là kì lạ. Nhưng Sarah phản bác, cô nói rằng: "Tại sao khe hở này lại rộng tới mức đủ cho một người trưởng thành lọt xuống?".

Sarah đã gửi đơn khiếu nại đến TfL vào tháng 9/2023, cho rằng họ đã thờ ơ với tai nạn của cô. Nếu TfL không nhận trách nhiệm, vụ việc sẽ được chuyển lên Tòa án Tối cao. Sarah yêu cầu TfL phải chi trả cho việc chữa trị của cô. Sarah cũng cho rằng lẽ ra người lái tàu thứ 2 phải nhìn thấy cô, đã có rất nhiều cơ hội để cứu cô trước khi đoàn tàu thứ 2 cán nát chân cô. 

"Tóc của tôi màu trắng và áo khoác của tôi màu hồng neon, sáng hơn cả hoa. Họ không thể không nhìn thấy tôi", Sarah nói. 

Người tài xế đầu tiên cũng không phát hiện ra Sarah. Trong tờ tường trình, anh này cho biết mình vừa trở lại buồng lái sau khi đi vệ sinh. Anh có nhìn thấy một chiếc túi xách ở sân ga, anh đã nhặt lên và mang đến phòng tiếp nhận tài sản thất lạc, nhưng anh không nhìn thấy Sarah. 

Sarah nói cô muốn nhìn thấy sự thay đổi tích cực từ TfL trong việc bảo vệ hành khách, chứ không phải chỉ là những lời bào chữa. 

Từ năm 2006 - 2018, đã có 2.516 vụ tai nạn liên quan đến việc hành khách rơi xuống khe hở giữa sân ga đoàn tàu. Nghĩa là mỗi tháng có tới 16 vụ. 

Chồng của Sarah hiện đang gây quỹ để chi trả cho việc điều trị của cô, cũng như chi phí lắp chi giả. Chi phí cho tay chân giả có thể từ £15,000 - £100,000 vì sau một thời gian lại phải thay cái mới cho vừa vặn. 

"Tôi sẽ phải già đi với 1 chân 1 tay bị cụt. Tôi có thể trở thành gánh nặng của các con. Thay vì kiếm tiền nuôi con, chúng lại phải kiếm tiền nuôi tôi", Sarah nói. Hiện cô đang muốn gặp Thị trưởng Sadiq Khan để bàn về việc bồi thường cho tai nạn khủng khiếp này. 

Viethome (theo MyLondon)