TFL ra mắt bản đồ giúp nhận biết khoảng thời gian đi bộ giữa các ga

Chúng ta đều biết đi vòng quanh thủ đô bằng Tàu điện ngầm London là cách di chuyển tuyệt vời nhất.

Đi lại bằng tàu điện ngầm thường được ca ngợi là cách thuận tiện và nhanh chóng nhất, và hầu hết người dân London đều biết về các tuyến tàu điện ngầm yêu thích nhất hay những tuyến họ muốn tránh.

Hiện sở giao thông vận tải London (TfL) đã phát hành bản đồ Tàu điện ngầm mới cho khách bộ hành - phiên bản cải tiến cho hành khách biết thời gian đi bộ từ ga này đến ga tiếp theo.

Cùng với bản đồ, TfL cho biết: "Đi bộ có thể là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đi lại, đặc biệt là vào những thời điểm bận rộn nhất, đó là từ 5:45 sáng - 8:15 sáng và 4 giờ chiều - 5:30 chiều, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Bản đồ này cho biết khoảng thời gian đi bộ giữa các ga trên cùng một tuyến".

16tftẢnh minh họa

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một số nhà ga trong zone 1 trên bản đồ cách nhau chưa đến 10 phút đi bộ, do đó hành khách chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là có thể tiết kiệm được vài phút quý giá và không phải chịu đựng những toa xe chật ních ngột ngạt.

Tất nhiên, một số nhà ga xa trung tâm London hơn sẽ mất thời gian đi bộ hơn. Ví dụ: hành trình từ một điểm dừng ở Highbury & Islington đến King's Cross sẽ mất 35 phút đi bộ. Đi bộ từ Surrey Quays đến Queens Road Peckham cũng sẽ tốn 38 phút.

Để truy cập bản đồ đầy đủ, bấm vào đây.

Bài liên quan: Vì sao tàu điện ngầm London không đi đường thẳng mà chạy đường vòng?

Tại sao các tuyến đường ray tàu điện ngầm ở London (Anh) được thiết kế với "đường cong mềm mại" thay vì đi thẳng nhằm tiết kiệm thời gian? Trên thực tế, có một bí mật "kinh dị" không ai ngờ tới.

Ước tính, hàng triệu người đã sử dụng tàu điện ngầm ở London (Anh) với 270 nhà ga khắp thành phố này. Đây cũng là phương tiện đi lại thuận tiện, an toàn nhất để đi vòng quanh thủ đô của "xứ sở sương mù". Nhưng có lẽ, nhiều hành khách khi bước chân lên tàu điện ngầm không hề biết câu chuyện phía sau.

bi mat duoi tau dien ngam london 1
Một hố chôn tập thể các nạn nhân bị chết vì dịch hạch năm 1665 được tìm thấy bên dưới London (Ảnh: My London).

Năm 1665, nạn dịch hạch tràn đến London và được tài liệu ghi lại là một trong những trận dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử, cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người - tương đương với 1/5 dân số thành phố thời điểm đó. Lượng người tử vong quá cao khiến những "hố chôn người mắc dịch hạch" trở thành ngôi mộ chung của nhiều thi thể.

Vào năm 1863, tức là gần 200 năm trôi qua, London chính thức mở tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới. Nhìn vào hình ảnh bản đồ, có thể nhận thấy nhiều tuyến đường được thiết kế "cong mềm mại" thay vì đi thẳng để tiết kiệm thời gian. Dựa trên tài liệu ghi chép, các nhà khảo cổ đưa ra lời giải thích khả thi nhất. Đó là, khi thiết kế đường, các kỹ sư phải tránh những "hố chôn thi thể bị dịch hạch" để không ảnh hưởng tới người đã khuất.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra, đường cong của tuyến tàu điện ngầm không chỉ tránh những hố chôn tập thể, mà còn liên quan tới vấn đề chi phí. Vào thời điểm đó, chỉ cần đào sâu 6m dưới lòng đất, các công ty đường sắt phải mua lại số bất động sản trên khu vực bị ảnh hưởng.

bi mat duoi tau dien ngam london 1
Nhà ga Aldgate ngày nay (Ảnh: My London).

Trước tình hình đó, các công ty buộc phải thiết kế sao cho đường ray đi qua ít khu nhà cửa nhất có thể để giảm chi phí. Chính bởi điều này, có những nhà ga buộc phải xây dựng trên "hố dịch hạch". Tiêu biểu như bên dưới nhà ga Aldgate là hố chôn tập thể của hơn 1.000 người tử vong vì dịch bệnh.

Năm 2013, một "hố chôn dịch hạch" được cho là lớn nhất tìm thấy tại London, phát hiện ở quảng trường Charterhouse. Tại đây, nhóm khảo cổ tìm thấy hàng chục bộ hài cốt, nhưng người ta vẫn tin rằng có tới 50.000 thi thể được chôn cất tại khu vực này. Sau đó, các chuyên gia đến từ bảo tàng London đã tới khai quật và nghiên cứu những gì còn lại.

Cùng với sự phát triển của thành phố, nhiều dự án tàu điện ngầm và cao tốc đã đi qua cả trăm nghĩa trang tập thể ở London. Tất cả không hoàn toàn là "hố dịch hạch" nữa mà có thể đến từ thảm họa dịch bệnh khác như dịch tả hay đậu mùa. Trong quá trình thi công, nếu gặp phải các bộ hài cốt, thi thể người đã khuất sẽ được chuyển tới an táng ở một nơi khác.

VIethome (Theo My London)