• Hai sân golf nghỉ dưỡng của Trump ở Scotland nộp đơn nhận hơn 4 triệu USD từ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn thời Covid-19 của Anh.

    Truyền thông Anh tuần này đưa tin công ty quản lý hai sân golf nghỉ dưỡng của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ayrshire và Aberdeen, Scotland, đã nộp đơn yêu cầu chính phủ Anh hỗ trợ 2,8 triệu bảng (hơn 3,7 triệu USD) do khó khăn thời Covid-19, khiến họ phải cắt giảm 273 việc làm năm ngoái.

    Năm nay, trong bối cảnh chính phủ Anh vẫn tiếp tục duy trì chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp để giữ việc làm cho người lao động, hai sân golf của Trump tiếp tục nộp đơn xin hỗ trợ từ 520.000 đến 1,3 triệu bảng Anh (700.000 đến 1,7 triệu USD).

    donald trump scotland
    Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân golf nghỉ dưỡng của ông ở Scotland năm 2015. Ảnh: AP.

    Hồ sơ xin hỗ trợ của các sân golf đều nêu rằng quyết định phong tỏa của chính phủ Anh cùng yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng cửa trong thời gian dài năm 2020 và năm 2021 đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh.

    Tổng cộng hai sân golf nghỉ dưỡng của Trump ở Scotland đã đề nghị chính phủ Anh hỗ trợ khoảng 4,4-5,5 triệu USD trong hai năm. Forbes hôm 27/12 đưa tin các khu nghỉ dưỡng này sau đó đã được phê duyệt khoản hỗ trợ 4 triệu USD.

    Đại diện Trump Organization (Tập đoàn Trump) và hai sân golf nghỉ dưỡng Trump Turnberry ở Ayrshire, Trump International Scotland ở Aberdeen hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin.

    Trump mở sân golf nghỉ dưỡng Trump International Scotland ở Aberdeen năm 2012 và mua Trump Turnberry ở Ayrshire năm 2014. Sau khi nhậm chức tổng thống Mỹ năm 2017, Trump giao quyền quản lý hai sân golf này cho các con trai Donald Trump Jr. và Eric Trump.

    VnExpress (theo Business Insider)

  • Văn phòng tổng chưởng lý bang New York cho biết cuộc điều tra tập đoàn Trump Organization - công ty gia đình của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - đã mở rộng sang phạm vi hình sự.

    “Chúng tôi đang tích cực điều tra tập đoàn Trump Organization trong phạm vi hình sự, cùng với phòng công tố quận Manhattan (New York)”, phát ngôn viên văn phòng tổng chưởng lý bang New York tối 18/5 cho biết, theo CNBC.

    Phát ngôn viên còn cho hay đã thông báo cho tập đoàn Trump Organization về động thái này.

    Trước đó, cuộc điều tra dân sự của văn phòng Tổng chưởng lý New York Letitia James tập trung vào cáo buộc tập đoàn Trump Organization thao túng giá trị tài sản bất động sản để giảm nghĩa vụ thuế và nhận được các khoản vay và bảo hiểm có lợi hơn.

    tap doan trump
    Ông Trump lên thang máy sau cuộc họp tại Trump Tower ở thành phố New York vào ngày 16/1/2017. Ảnh: Getty.

    Cuộc điều tra của ông Vance được khởi xướng sau khi cựu luật sư riêng của ông Trump Michael Cohen dùng tiền để mua sự im lặng của hai phụ nữ tự nhận có quan hệ tình dục với ông Trump trước thềm cuộc bầu cử 2016.Những cáo buộc trên cũng đang chịu sự điều tra hình sự của phòng công tố quận Manhattan (New York) do công tố viên Cyrus Vance đứng đầu.

    Cuộc điều tra này đã tăng tốc sau khi ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 trước Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

  • Trump nhận xét Meghan "chả tốt đẹp gì" nhưng không nói công khai vì lo ngại dư luận phản ứng, sau khi cô trả lời phỏng vấn đài Mỹ.

    "Cô ta chẳng tốt đẹp gì. Tôi từng nói điều đó và bây giờ mọi người đều thấy rồi đấy", cố vấn Jason Miller dẫn lại phát biểu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump về Meghan, sau khi cuộc phỏng vấn của vợ chồng cô với đài CBS Mỹ được phát sóng tuần trước.

    Tuy nhiên, Miller cho biết Trump không công khai những lời nhận xét tiêu cực về Meghan vì lo ngại có thể phải chịu làn sóng chỉ trích như người dẫn chương trình "Chào buổi sáng nước Anh" Piers Morgan. Sau khi chỉ trích Meghan, Morgan bị lãnh đạo nhà đài yêu cầu công khai xin lỗi cô, song ông không đồng ý và đã nộp đơn thôi việc.

    reuters aptn meghan markle trump 1120

    Trump được cho là đã liên lạc với Morgan và nói rằng họ "cùng một phe". "Piers Morgan là người giỏi nhất, ông ấy là người tuyệt nhất. Họ cố gắng gạt Morgan chỉ bởi ông ta đã chỉ trích Meghan", Miller thuật lại lời cựu tổng thống Trump.

    Đây không phải lần đầu tiên Trump mâu thuẫn với Meghan. Vào năm 2016, Meghan từng tuyên bố cô bỏ phiếu cho Hillary Clinton không phải do bà là phụ nữ, mà vì Trump khiến mọi người nhận ra họ "không muốn thế giới do ông vẽ nên".

    Cựu tổng thống Mỹ năm 2019 cho biết ông rất sốc trước những nhận xét trước đây của Meghan. "Tôi không hề biết điều đó. Tôi có thể nói gì đây? Tôi không biết cô ta ăn nói khó nghe như vậy", Trump nói.

    Trong thời gian tái tranh cử tổng thống hồi tháng 11/2020, khi được hỏi về sự ủng hộ của Harry - Meghan với đối thủ Biden, Trump khẳng định ông không phải người hâm mộ Meghan và cũng không quan tâm tới cô.

    "Có lẽ cô ta đã nghe điều này, nhưng tôi vẫn nói lại, rằng tôi mong Harry gặp thật nhiều may mắn vì cậu sẽ cần tới điều này đấy", Trump nói.

    Trong cuộc phỏng vấn với "nữ hoàng truyền thông Mỹ" Oprah Winfrey, được phát sóng trên kênh CBS tối 7/3, Meghan đã "dốc hết ruột gan", cho biết cuộc sống trong hoàng gia quá cô đơn, thiếu sự giúp đỡ đến nỗi cô từng có ý định tự tử. Meghan còn chia sẻ về vấn đề phân biệt chủng tộc, nói rằng có thành viên hoàng gia thậm chí còn lo ngại về màu da của con trai Archie.

    Hoàng tử William, anh trai của Harry, sau đó khẳng định Hoàng gia Anh "hoàn toàn không phân biệt chủng tộc", trong khi Nữ hoàng Anh Elizabeth cam kết xem xét vấn đề này và sẽ giải quyết "riêng tư trong gia đình". Nữ hoàng cũng bày tỏ cảm thông với khó khăn của Harry và Meghan khi làm nhiệm vụ hoàng gia.

    VnExpress (theo Fox News)

  • Cuộc sống hôn nhân của ông Trump với phu nhân Melania được cho vẫn vô cùng hạnh phúc khác hẳn với tin đồn sắp chia tay. 

    Nhiều thông tin từng nghi ngờ cuộc hôn nhân của cựu Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania Trump đã rơi vào cảnh nguội lạnh, nhưng những thông tin mới được một người quen của cặp đôi hé lộ lại hoàn toàn khác.

    Theo người bạn cũ và từng là cố vấn cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump, bà Stephanie Winston Wolkoff (51 tuổi), bà Melania chính là người đầu tiên sẽ gọi điện cho ông Trump trong mỗi sự kiện mà cựu Tổng thống Mỹ tham gia. Trong các cuộc nói chuyện, bà Melania thường dành những lời ca ngợi chồng mình.

    doi song ong trump
    Cuộc sống hôn nhân của ông Trump và phu nhân Melania được cho vẫn hạnh phúc sau khi rời Nhà Trắng. (Ảnh: AP)

    “Bà ấy luôn là người đầu tiên gọi điện cho chồng, dù bà ấy có đang ở đâu. Câu đầu tiên mà ông Trump nói mỗi khi bắt máy là ‘Em yêu, Anh đã làm tốt chứ?’”, bà Winston Wolkoff cho rằng, đây “giống như việc ông Trump muốn nhận được sự tán thưởng từ vợ mình”.“Tôi tin cách mà họ thể hiện tình cảm với đối phương cho thấy, bà Melania muốn nói với ông Trump rằng ông ấy là người rất tuyệt vời”, bà Winston Wolkoff chia sẻ với tờ Hollywood Life.

    “Bà Melania sẽ nói những gì mình nghĩ, nhưng bà ấy vẫn luôn dành những lời động viên hay ca ngợi chồng", bà Winston Wolkoff nói thêm.

    Cũng theo bà Winston Wolkoff, việc cựu Đệ nhất phu nhân Melania (50 tuổi) luôn thể hiện sự lạnh lùng trước công chúng là nhằm tránh thu hút sự chú ý về chuyện cá nhân giữa hai vợ chồng.

    Trước thời điểm ông Trump được xác nhận bị thua trong cuộc đua vào Nhà Trắng hồi năm 2020 trước ứng cử viên Joe Biden vào cuối tháng 12, nhiều tin đồn xuất hiện cho rằng cuộc hôn nhân thứ 3 của cựu Tổng thống Mỹ có dấu hiệu rạn nứt và không ngoại trừ hai người sẽ chia tay sau khi ông Trump chính thức rời Nhà Trắng.

    Bà Melania Trump “đang đếm từng phút” cho tới lúc có thể ly hôn người chồng 74 tuổi từng là những lời mà một số trợ lý, những người bạn và cả cháu gái ông Trump nhắc tới khi trả lời truyền thông. Thậm chí, họ còn cho rằng, bà Melania đã “tính toán” cả vấn đề sức khỏe và tình cảm khi giữ vai trò Đệ nhất phu nhân Mỹ và về “cuộc hôn nhân đầy kỳ lạ” của mình.

    Trong quá trình ông Trump và đội ngũ pháp lý đi kiện khắp nơi trước cáo buộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 có gian lận, bà Melania lại âm thầm gói ghém đồ đạc để chuẩn bị rời khỏi thủ đô Washington DC.

    Sau khi chính thức rời khỏi Nhà Trắng vào ngày 20/1 trước vài giờ diễn ra buổi lễ nhậm chức của ông Biden, vợ chồng ông Trump đã lên chiếc Không lực Một để tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại thành phố Palm Beach của bang Florida để sinh sống. Hiện tại, cặp đôi vẫn song hành trong cuộc hôn nhân kéo dài 16 năm qua. Đám cưới xa hoa của cặp đôi từng có giá lên tới 2,5 triệu USD.

    “Khả năng tới 99,99% họ vẫn sẽ ở bên nhau. Tôi sẽ rất sốc, nếu như bà Melania chính thức chia tay hay ly hôn chồng”, người quen của cặp đôi là ông R Couri Hay nói với tờ The Times.

    “Bà ấy sinh trưởng trong giai đoạn khó khăn. Khi bà ấy kết hôn, bà ấy mong muốn ổn định, một cuộc hôn nhân lãng mạn ổn định, tài chính ổn định và tất cả đều hội tụ trong cuộc hôn nhân này”, bà Hay nhấn mạnh.

  • Michael Boulos, người vừa đính hôn với Tiffany Trump, là một giám đốc điều hành trẻ tuổi thừa kế đế chế kinh doanh tỷ đô của gia đình.

    Sau khi Tiffany, con gái út 27 tuổi của cựu tổng thống Donald Trump, thông báo đính hôn với Michael Boulos hôm 19/1, thân thế chồng tương lai của cô được dư luận đặc biệt quan tâm. Michael, 23 tuổi, lần đầu được nhìn thấy chụp ảnh cùng Tiffany vào năm 2018 và được bạn gái giới thiệu với gia đình trong Lễ Tạ ơn năm đó tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida.

    thieu gia ty do 1
    Từ trái qua: Michael, Tiffany và Trump trong bức ảnh được đăng hồi tháng 6/2019. Ảnh: Instagram/Michael Boulos.

    Michael sinh ra ở Kfaraakka, một ngôi làng ở phía bắc Lebanon, và chuyển tới Nigeria từ khi còn nhỏ. Ba anh em anh lớn lên tại đây, nơi gia đình sở hữu một tập đoàn hàng tỷ USD và nhiều công ty đang hoạt động tại hơn 10 nước Tây Phi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, buôn bán ôtô.

    Massad Boulos, cha của Michael, nắm quyền điều hành các doanh nghiệp này sau khi kết hôn với mẹ anh, Sarah Boulos, con gái của ông chủ tập đoàn Fadoul. Bà Sarah mang trong mình dòng máu Pháp, là người sáng lập Hiệp hội Nghệ thuật Biểu diễn ở Nigeria.

    Trước khi quen Tiffany, thiếu gia Michael có đời sống xa hoa, thường hay lui tới các quán bar, từng đi máy bay riêng tới Hy Lạp nghỉ hè và tham dự các buổi tiệc tùng trên du thuyền.

    thieu gia ty do 1
    Tiffany và hôn phu Michael Boulos đứng ở hành lang Nhà Trắng. Ảnh: Instagram/Tiffany Trump.

    Anh tốt nghiệp bằng thạc sĩ ngành quản lý tài chính và rủi ro của Đại học London. Trong khi anh trai theo đuổi nghiệp diễn viên, Michael lại thích nối nghiệp kinh doanh của bố. Theo tiểu sử trên LinkedIn, Michael đang làm giám đốc một số công ty của tập đoàn gia đình, đồng thời là quản lý mảng phát triển kinh doanh của Royalton Investment, một công ty bất động sản cao cấp hoạt động khắp châu Âu và Trung Đông, sở hữu "đội du thuyền lớn nhất thế giới".

    Bất chấp Trump từng chỉ trích các nước châu Phi bằng lời lẽ khiếm nhã năm 2018, gia đình Boulos vẫn ủng hộ ông nhiệt thành.

    Michael từng chia sẻ ảnh chụp cùng cựu tổng thống Mỹ trong nhiều bài đăng trên Instagram kèm từ khóa "#KeepMakingAmericaGreat".

    Là một người theo đảng Cộng hòa, ông Massad cũng ca ngợi Trump là "tổng thống tuyệt vời nhất trong lịch sử Mỹ gần đây, người đã đạt được những thành tựu lớn nhất cho đến nay".

    Khi được hỏi việc con trai đính hôn với Tiffany, ông Massad bày tỏ vui mừng.

    "Đó là một tin tốt lành, một câu chuyện tình yêu tuyệt vời và sẽ còn tiếp diễn", ông nói, ca ngợi con dâu tương lai là người xinh đẹp và rất thông minh. "Đây chỉ là một chương mới mà hai người đang mở ra trên một hành trình dài của đầy hy vọng về tình yêu và thịnh vượng".

    thieu gia ty do 1
    Michael (phải) cùng bố mẹ (trái) chụp ảnh với Tiffany (váy đỏ) và vợ chồng Trump tại Nhà Trắng vào Giáng sinh năm 2019. Ảnh: Instagram/Tiffany Trump.

    Massad cho hay dù con trai Michael tham gia vào nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp của gia đình, anh hiện ở Mỹ và theo đuổi các dự án riêng.

    Tiffany là con gái út và là con duy nhất của Trump với người vợ thứ hai Marla Maples, chủ yếu được mẹ nuôi dạy ở California. Cô tốt nghiệp Trường Luật Georgetown vào tháng 5/2020 và dù ít xuất hiện trước công chúng hơn so với các anh chị em 4 năm qua, Tiffany đã tham gia vào chính trường mùa hè vừa rồi khi phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa. Cô cũng có mặt ở nhiều điểm vận động với tư cách là người đại diện chiến dịch tranh cử trong những tuần trước cuộc bầu cử.

    Khi được hỏi liệu Michael có đưa cô dâu về sống ở Nigeria hay không, ông Massad đáp: "Có thể là không, tôi nghĩ chúng có thể sẽ sống ở Florida trong tương lai gần". Ông cũng chưa rõ đám cưới của hai người sẽ diễn ra tại đâu, có thể là ở Mỹ.

    VnExpress (Theo Independent, Daily Mail)

  • Truyền thông Scotland nói rằng tổng thống Mỹ có thể đến sân golf ở Turnberry vào ngày 20/1, tránh dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Tuy nhiên, thủ hiến Scotland đã bác bỏ tin này.

    Tin đồn xuất hiện thời gian qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kiên quyết không chấp nhận thua cuộc, dù chỉ còn 15 ngày nữa là nhiệm kỳ của ông phải kết thúc.

    Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết ông Trump vẫn chưa chốt kế hoạch cho ngày 20/1, khi tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức. Nếu tránh tham dự buổi lễ, ông sẽ phá vỡ truyền thống kéo dài hơn một thế kỷ qua của chính trị Mỹ.

    Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon ngày 5/1 bác bỏ những tin đồn về chuyến thăm này, theo AFP.

    scotland ngan ong trump
    Chính phủ của Thủ hiến Nicola Sturgeon siết chặt các biện pháp chống dịch Covid-19 tại Scotland trong tháng qua. Ảnh: Reuters

    Bà nhấn mạnh kể cả tổng thống Mỹ cũng phải tuân thủ lệnh hạn chế đi lại chống dịch Covid-19. Ông Trump vì vậy sẽ không thể đến sân golf ở Turnberry vào ngày tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

    Tin đồn về chuyến thăm của ông Trump nổi lên từ cuối tuần qua. Tờ The Sunday Post tiết lộ sân bay Glasglow Prestwick đã nhận thông báo chuẩn bị cho một máy bay quân sự Boeing 757 của Mỹ hạ cánh vào ngày 19/1.

    Tin đồn xuất hiện giữa giai đoạn Scotland đang căng mình đối phó biến chủng mới của virus corona, với khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng phổ biến trong năm qua.

    Nhà chức trách đã áp dụng hàng loạt biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Gần như mọi chuyến bay quốc tế chiều đi và chiều đến Scotland đều bị cấm.

    Thủ hiến Sturgeon từng nhiều lần chỉ trích Tổng thống Trump. Trước tin đồn lần này, bà khẳng định "không biết gì" về kế hoạch đi lại của tổng thống Mỹ và bóng gió rằng ông Trump muốn rời Nhà Trắng là chuyện khó xảy ra.


    "Chúng tôi không cho phép bất kỳ ai đến Scotland vào lúc này nếu không vì vấn đề cấp thiết. Quy định cũng áp dụng với ông ấy như với mọi trường hợp khác", thủ hiến Scotland nhấn mạnh.

    "Tôi nghĩ đến chơi golf chẳng phải việc cấp thiết", bà nhận định.

    Sân bay quốc tế Glasglow Prestwick cũng xác nhận sẽ không đón chuyến bay nào của ông Donald Trump trong tháng 1.

    Ông Trump có 2 khu nghỉ dưỡng tại Scotland, gồm sân golf Trump International Golf Links ở Aberdeenshire, phía đông bắc Scotland, và Turnberry ở vùng Ayrshire phía tây nam.

  • Thị trưởng Atlantic City nói Trump đã "công khai chế giễu" thành phố nên chính quyền sẽ phá hủy một sòng bạc cũ của ông tại đây.

    Một sòng bạc cũ của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thành phố Atlantic City, bang New Jersey sẽ bị giật sập vào tháng tới trong một sự kiện gây quỹ cho câu lạc bộ Boys & Girls. Thị trưởng thành phố hy vọng có thể thu về hơn một triệu USD từ sự kiện này.

    song bac trump
    Casino kiêm khách sạn Trump Plaza ở Atlantic City, bang New Jersey, năm 2010. Sòng bạc rơi vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng từ đó tới nay. Ảnh: AP.

    Khai trương năm 1984, sòng bạc Trump Plaza đóng cửa năm 2014, rơi vào tình trạng xuống cấp tới mức phải bắt đầu phá dỡ hồi đầu năm. Phần còn lại của công trình sẽ bị phá hủy bằng thuốc nổ vào ngày 29/1.

    "Một số khoảnh khắc mang tính tính biểu tượng của Atlantic City đã diễn ra ở sòng bạc đó, nhưng trong quá trình mãn nhiệm, Donald Trump đã công khai chế giễu Atlantic City, nói rằng ông đã kiếm được rất nhiều tiền ở đây rồi sau đó ra đi", Marty Small, thị trưởng thành phố, nói. "Tôi muốn dùng việc phá hủy nơi này vào mục đích gây quỹ từ thiện".

    Câu lạc bộ Boys & Girls đã thuê một công ty đấu giá chuyên nghiệp tổ chức mời thầu quyền bấm nút giật sập sòng bạc từ 16/12 tới 19/1, giá thầu cao nhất sẽ được công khai và cuộc đấu giá trực tiếp sẽ quyết định người chiến thắng. Câu lạc bộ cung cấp các chương trình giải trí, giáo dục và đào tạo nghề ngoài trường học, cũng như các trại hè cho trẻ em và thanh thiếu niên Atlantic City.

    Trump khi còn là nhà phát triển bất động sản đã mở casino ở vị trí đắc địa tại khu trung tâm Boardwalk của Atlantic City. Đây là địa điểm diễn ra nhiều trận đấu quyền anh đỉnh cao mà Trump thường xuyên tới xem.

    Trump Plaza trở thành một trong 4 casino của Atlantic City bị đóng cửa năm 2014. Taj Mahal, một casino cũ nữa của Trump, bị đóng cửa năm 2016, trước khi mở lại với tên mới là Hard Rock.

    Sòng bạc thứ ba mà Trump từng sở hữu ở Atlantic City là Trump Marina, được bán cho tỷ phú Texas Tilman Fertitta năm 2011, hiện có tên gọi là Golden Nugget.

    Trump đã cắt đứt đa số quan hệ với Atlantic City năm 2009, nhưng vẫn hưởng khoản phí 10% sử dụng thương hiệu của ông tại ba sòng bạc cũ ở đây. Tuy nhiên, quyền lợi này bị hủy sau khi tỷ phú Carl Icahn mua lại quyền sở hữu công ty để tránh cho nó khỏi phá sản vào tháng 2/2016.

    Trump Plaza bỏ hoang 6 năm và ngày càng xuống cấp. Đầu năm nay, nhiều mảng lớn ở mặt tiền đã vỡ khỏi một trong các tòa tháp, rơi xuống đất. Trong một cơn bão, những mảnh khác rơi khỏi tòa nhà.

    Icahn sở hữu tòa nhà Trump Plaza và đã đồng ý phá dỡ. Thị trưởng Small cho hay ông rất mong đợi thảo luận việc sử dụng khu đất này với Icahn sau khi sòng bạc bị phá dỡ.

    "Không phải thành phố nào cũng có một khu đất mở ra hướng biển", Thị trưởng nói. "Chúng tôi đang có cơ hội để khai thác nó đúng đắn".

    Nguồn: AP

  • Giữa tin đồn Melania sắp ly hôn Trump, những người trong cuộc cho rằng bà sẽ không làm vậy, sau những năm tháng ủng hộ chồng bất chấp đàm tiếu.

    Theo bình luận viên Mary Jordan và Jada Yuan của Washington Post, nhiều người đánh giá thấp Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Đệ nhất phu nhân Melania cũng suy nghĩ như họ, đặc biệt sau một số video cho thấy bà dường như từ chối nắm tay chồng.

    Họ còn chỉ ra Melania không xuất hiện cùng Trump quá nhiều, cũng không chia sẻ với công chúng tình cảm của bà dành cho ông giống như các cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush, Michelle Obama, hay như Jill Biden, vợ của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Một số người thậm chí đồn thổi vô căn cứ rằng Melania có một "thế thân" để đứng vào vị trí của bà khi bà không muốn xuất hiện bên cạnh Trump.

    Ngay từ khi Melania bắt đầu 4 năm tại Nhà Trắng, mạng xã hội đã tràn ngập ảnh chế theo chủ đề "Trả tự do cho Melania", cùng những vở hài kịch trong chương trình giải trí Saturday Night Live (SNL) mô tả bà như hoàng hậu "mắc kẹt trong Tháp Trump", một người vợ chính trị bất đắc dĩ, trong khi tất cả những gì bà muốn là nuôi dạy con trai Barron và dành thời gian đi spa ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago.

    melania vuot song gio
    Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania tại cuộc vận động ở Tampa, bang Florida, hôm 29/10. Ảnh: AP.

    Tuy nhiên, nhà văn Julio Torres, tác giả những vở kịch về Melania trên SNL, cho biết anh không còn muốn viết chúng nữa sau khi Đệ nhất phu nhân mặc chiếc áo khoác nổi tiếng có dòng chữ "Tôi thực sự không quan tâm, còn bạn?" hồi tháng 6/2018, trong chuyến thăm trẻ nhập cư bị giam tại biên giới Mỹ - Mexico. Melania nói rằng thông điệp nhắm vào giới truyền thông, nhưng bị nhiều người bóp méo rằng đây là thái độ vô cảm với các gia đình bị chia cắt ở biên giới.

    "Đã có sự thay đổi. Mọi thứ không còn vui nữa", Torres trả lời phỏng vấn hồi năm 2019. Ban đầu, Torres và các đồng nghiệp cảm thấy phần nào đó tiếc cho Melania. "Sau đó, Melania bắt đầu lên tiếng, khiến chúng tôi nhận ra bà ấy không hề bị giam cầm mà tự chủ trong các lựa chọn. Bà ấy đồng ý với chuyện này", Torres cho hay.

    Hai người giấu tên thân cận với Melania cho biết bà tin rằng "cuộc sống riêng tư không phải chuyện của người khác". Tuy nhiên, nỗ lực bảo vệ sự riêng tư của Melania gặp rắc rối khi người bạn cũ Stephanie Winston Wolkoff, đồng thời là cựu cố vấn cấp cao của bà, tung các bản ghi âm nội bộ hồi tháng 10.

    Một số bản ghi âm cho thấy Melania thất vọng trước những chỉ trích nhằm vào bà vì chính sách nhập cư của Trump. "Họ nói tôi đồng lõa, tôi cũng giống chồng mình, tôi không làm đủ với cương vị của mình", Đệ nhất phu nhân nói trong đoạn băng. Bà còn bày tỏ sự khó chịu với những nhiệm vụ truyền thống của đệ nhất phu nhân, đặc biệt là trang trí Nhà Trắng vào dịp Giáng inh.

    "Tôi đang làm việc miệt mài cho Giáng sinh, mà ai thèm quan tâm những thứ vớ vẩn và đồ trang trí cơ chứ? Nhưng tôi cần phải làm điều đó, đúng không? Rồi khi tôi làm như vậy, họ lại hỏi thế còn những đứa bé bị chia cắt với bố mẹ thì sao?", Melania nói, đồng thời thể hiện nỗi buồn cho số phận những đứa trẻ, trong khi bà không thể làm gì hơn.

    Bất chấp "mũi dùi" của truyền thông, cũng như sự thừa nhận từ phía Melania rằng bà không phải lúc nào cũng đồng ý với chồng, Đệ nhất phu nhân Mỹ đã nổi lên như một trong những người ủng hộ Tổng thống Mỹ nhiệt tình nhất trong giai đoạn nước rút chiến dịch tái tranh cử. Bà đưa ra tổng cộng 4 bài phát biểu dài trong lịch trình bận rộn quanh các bang chiến trường.

    Tại một buổi vận động ở Huntersville, bang Bắc Carolina, Melania gọi Biden là một chính trị gia điển hình không thể tin tưởng. "Các bạn xứng đáng có một tổng thống mang lại những kết quả được chứng minh, thay vì một chính trị gia chuyên nghiệp với những lời nói suông và thất hứa", Đệ nhất phu nhân cho biết.

    Melania tiếp tục công kích Biden khi tới thành phố West Bend, bang Wisconsin, đồng thời chỉ trích truyền thông vì định hướng dư luận và phản đối "vụ xem xét bãi nhiệm giả tạo". Các bình luận viên của Washington Post đánh giá đây là những phát ngôn rất mạnh mẽ, đặc biệt với một Đệ nhất phu nhân hiếm khi trả lời phỏng vấn và thường ám chỉ rằng bà có quan điểm ôn hòa hơn chồng mình.

    Trong lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi thất cử của Trump tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington để kỷ niệm Ngày Cựu chiến binh hôm 11/11, giữa làn sóng chỉ trích dữ dội nhắm vào ông vì không chịu nhận thua trước Biden, Melania đã đồng hành cùng chồng.

    Trên Twitter, Melania đăng bài viết tuyên bố "mọi phiếu bầu dù hợp pháp hay không đều cần được kiểm đếm". Bà cũng chưa liên lạc với Jill Biden để gửi lời chúc mừng, khác với Michelle Obama, người mời bà đến Nhà Trắng dùng trà vào thời điểm này 4 năm trước.

    Stephanie Grisham, chánh văn phòng Đệ nhất phu nhân Mỹ, cho biết kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vẫn chưa rõ ràng. "Phu nhân tin rằng chúng ta cần bảo vệ nền dân chủ bằng sự minh bạch hoàn toàn. Đó là trọng tâm hiện nay", Grisham nói.

    Sau cuộc bầu cử được cho là chia rẽ chưa từng thấy, nhiều người phản đối Trump dường như đã mường tượng về viễn cảnh một Tổng thống bị người dân quay lưng tiếp tục bị người vợ kém ông 24 tuổi bỏ rơi giữa lúc suy sụp. Tuy nhiên, hai nguồn tin thân cận với Melania cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bà sẽ làm thế.

    Ngay cả Michael Cohen, cựu luật sư riêng đã quay lưng với Trump và bị kết tội gian lận thuế, vi phạm quy định tài chính của chiến dịch tranh cử, cũng "không nghĩ rằng Melania sẽ bỏ Trump". "Bà ấy sẵn sàng đồng lòng với các kế hoạch của ông ấy. Họ hợp với nhau", Cohen cho biết.

    "Melania lúc nào cũng thầm lặng, trong khi Trump ồn ào. Bà ấy nhẹ nhàng, còn ông ấy cứng rắn. Họ bù đắp cho nhau và giúp mối quan hệ được duy trì", Wolkoff, cựu phụ tá từng tung các đoạn ghi âm lời Melania và viết sách chỉ trích bà, cho hay.

    Khi được hỏi về tin đồn vợ chồng Trump có khả năng ly hôn, chánh văn phòng Grisham thẳng thừng phản đối. "Câu hỏi này thật thiếu tôn trọng và chính là lý do mọi người không còn tin vào các kênh truyền thông chính thống. Không có nhà báo chân chính nào hỏi câu như vậy", Grisham nói.

    "Nhiều người muốn Trump trả giá bằng sự rời bỏ của Melania, nhưng tôi thấy bà ấy không phải người như vậy. Bà ấy biết mình đang làm gì", Elizabeth Natalle, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Bắc Carolina, nhận định.

    (Theo Washington Post)

  • Sẽ có 2 cuộc điều tra của giới chức New York tiếp tục diễn ra, trong khi Trump Organization cần phải thoát khỏi 1 đợt khan hiếm tiền mặt nhiều khả năng sẽ xảy ra do những khoản nợ sắp đáo hạn của mảng bất động sản.

    Tới nước Mỹ trên một con tàu sử dụng động cơ hơi nước vào năm 1885, gia tộc Trump không chỉ gây dựng được chỗ đứng trên thương trường với 4 thế hệ làm kinh doanh mà ông Donald Trump còn trở thành Tổng thống Mỹ. Nếu cuộc chiến pháp lý không thể lật ngược kết quả bầu cử hiện nay, Tổng thống Trump sẽ phải rời Nhà Trắng vào tháng 1 tới. Khi đó đế chế kinh doanh của gia đình ông sẽ phải đối mặt với những thách thức cả về tài chính và pháp lý sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. 

    Dù đương kim Tổng thống có kế hoạch làm gì sau khi kết thúc nhiệm kỳ, chắc chắn ông sẽ phải dành nhiều công sức để mắt đến hoạt động kinh doanh của Trump Organization. Sẽ có 2 cuộc điều tra của giới chức New York tiếp tục diễn ra, trong khi Trump Organization cần phải thoát khỏi 1 đợt khan hiếm tiền mặt nhiều khả năng sẽ xảy ra do những khoản nợ sắp đáo hạn của mảng bất động sản.

    de che nha trump

    Nguồn thu sụt giảm

    Một số lãnh đạo của tập đoàn cho biết sẽ tập trung quảng bá thương hiệu trên toàn cầu ngay sau khi ông Trump rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, Wall Street Journal nhận định các kế hoạch này sẽ gặp phải những trở ngại không hề nhỏ. Ở Trung Quốc, thị trường mà ông Trump vẫn để mắt tới từ lâu, hình ảnh Tổng thống đã xấu đi ít nhiều sau khi ông phát động cuộc chiến thương mại. Còn ở châu Âu, một số thương hiệu của tập đoàn đang lâm vào bế tắc vì những thách thức pháp lý.

    Trump Organization có thể sẽ sớm phải thu hẹp. Ngay ở thời điểm hiện tại tập đoàn cũng đang rao bán một số tài sản, trong đó có khách sạn ở Washington và 2 toà nhà chọc trời ở New York và San Francisco. Dự án Seven Springs ở ngoại ô New York City thì đang trong danh sách xem xét rao bán.

    Trump Organization có các khoản nợ tổng trị giá hơn 400 triệu USD sẽ đáo hạn trong những năm tới. Nhiều chủ nợ đã phát tín hiệu rằng họ lo lắng về chuyện làm ăn với ông Trump.

    Dịch bệnh đã ảnh hưởng khá mạnh tới các khách sạn và khu nghỉ dưỡng của tập đoàn, và nếu ông Trump rời Nhà Trắng thì các lợi ích về tài chính mà Trump Organization được hưởng từ việc ông là Tổng thống sẽ giảm xuống.

    Chưa rõ liệu ông Trump có muốn quay trở lại lãnh đạo tập đoàn hay không. Sau khi đắc cử, ông đã giao lại toàn bộ quyền điều hành cho 2 người con trai Eric và Donald Jr. nhưng vẫn giữ nguyên số cổ phần mà ông đang sở hữu. Một số người thân tín dự đoán ông sẽ quay trở lại văn phòng của mình tại tầng 26 của tháp Trump ở New York.

    Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng ông sẽ tranh cử một lần nữa.

    Kể từ khi Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2015, hoạt động kinh doanh của Trump Organization có mối quan hệ khá chặt chẽ với đảng Cộng hoà. Theo tài liệu từ Uỷ ban bầu cử liên bang, số tiền mà đảng Cộng hoà chi tiêu tại các dự án bất động sản của Tổng thống kể từ năm 2015 đến nay đã tăng lên mức 23 triệu USD, so với con số chưa đến 200.000 USD của 5 năm trước đó.

    Gần như chắc chắn nguồn doanh thu này sẽ giảm xuống, bao gồm cả khoản tiền thuê hàng tháng giá 37.000 USD mà chiến dịch tranh cử của ông chi trả cho Trump Tower ở New York. Số lượng khách thuê tại toà nhà văn phòng này đã liên tiếp sụt giảm kể từ khi ông Trump vào Nhà Trắng, theo Wall Street Journal.

    Tuy nhiên các dự án khác lại "ăn nên làm ra" hơn, ví dụ như 2 toà nhà văn phòng ở San Francisco và Manhattan. Ông Trump chỉ là đồng sở hữu 2 dự án này cùng với quỹ tín thác Vornado Realty Trust. Vornado cho biết đang có dự định bán 2 toà nhà này.

    Tại Washington, khách sạn Trump International Hotel luôn là điểm tụ tập ưa thích của đảng Cộng hoà. Nhà Trump đã muốn bán khách sạn này ngay trước khi Covid-19 ập đến. Nguồn tin thân cận cho biết mặc dù lúc đó đã có khá nhiều người mua tiềm năng và nhiệt tình nhưng đại dịch đã khiến mọi hoạt động bị ngưng trệ.

    Một loạt vụ kiện

    Bên cạnh những thách thức tài chính, ông Trump còn phải đối mặt với 2 vụ kiện. Luật sư Cyrus Vance Jr. (đảng Dân chủ) đã theo đuổi vụ kiện xung quanh vấn đề tài chính cá nhân của Tổng thống từ nhiều năm nay. Ông này cho rằng Trump đã gian lận thuế về cố tình báo cáo sai về hoạt động kinh doanh của Trump Organization.

    Trong khi đó Tổng chưởng lý của bang New York Letitia James (cũng là người của đảng Dân chủ) đang điều tra xem liệu có phải ông Trump đã thổi phồng giá trị các tài sản đang nắm giữ để có thể hưởng nhiều khoản vay cũng như các lợi ích về thuế. Giống như trường hợp trên, phía ông Trump khẳng định đó là những cuộc điều tra mang mục đích chính trị.

    Trump khác với các Tổng thống khác bởi vì phần lớn những thách thức pháp lý mà ông đang đối mặt đều xuất phát từ những hành động đã được thực hiện từ trước khi trở thành Tổng thống.

    Trump Organization tuyên bố đã tạm ngừng mọi thương vụ ở nước ngoài trong thời gian ông Trump ở Nhà Trắng. Tuy nhiên trong 1 cuộc phỏng vấn vào mùa hè vừa qua, Eric Trump cho biết phát triển ở các thị trường nước ngoài sẽ là trọng tâm trong chiến lược của tập đoàn sau khi ông Trump ra đi.

    Các cuộc thăm dò cho thấy việc đương kim Tổng thống nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân tộc khiến tỷ lệ ủng hộ ông giảm mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc – nơi ông từng rất chú ý và muốn kiếm lời từ tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

    Chuyên gia kinh doanh quốc tế Victor Gao cho rằng một số doanh nhân Trung Quốc sẽ ngại hợp tác kinh doanh với ông Trump. Tuy nhiên mặt khác có thể chính phủ Trung Quốc sẽ không ngăn cản ông kinh doanh ở đó mà thay vào đó sẽ coi đó là 1 cơ hội để biến ông thành đồng minh.

    Gần đây Trump Organization đã thua một loạt vụ kiện về việc sử dụng tên Trump ở 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU. Cuộc chiến quanh thương hiệu Trump sẽ làm phức tạp khả năng sử dụng thương hiệu Trump của Trump Organization ở nhiều lĩnh vực kinh doanh gồm bất động sản, sòng bạc, dụng cụ chơi golf và đồ uống có cồn.  

    Tại Scotland, Trump Organization đã chi hơn 100 triệu USD để mua và cải tạo khu resort kết hợp điểm chơi golf mang tên Trump Turnberry. Dự án này vẫn chưa có lãi kể từ khi được ông Trump mua lại năm 2014. Mùa hè năm nay khoảng 70 nhân viên tại đây đã bị sa thải.

    Tham khảo Wall Street Journal

  • Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump thực hiện đúng chủ trương "nước Mỹ trước tiên" qua việc rút hoặc giảm dần vai trò của Mỹ ở các cơ chế đa phương.

    Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Vì thế, trên cương vị tổng thống, những chính sách tại Nhà Trắng của ông Donald Trump không chỉ định đoạt số phận nước Mỹ, mà còn tác động không nhỏ tới phần còn lại của thế giới.

    Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump được cho là không giúp tăng cường hình ảnh của nước Mỹ trong mắt đồng minh.

    Nước Mỹ trong mắt thế giới

    Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố Mỹ là "quốc gia vĩ đại nhất thế giới". Nhưng theo khảo sát của Pew Research Center tại 13 quốc gia, ông Trump không thực sự giúp cải thiện hình ảnh nước Mỹ ở phần còn lại của thế giới.

    Ở nhiều nước châu Âu, chỉ số thiện cảm của người dân đối với nước Mỹ trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump ở mức thấp nhất trong 20 năm.

    Tại Pháp, số người cho biết có cái nhìn thiện cảm với nước Mỹ chỉ là 31%, thấp nhất kể từ 2003. Chỉ số này tại Anh và Đức lần lượt là 41% và 26%.

    Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của Washington có tác động quan trọng khiến hình ảnh nước Mỹ trở nên tệ hơn. Chỉ 15% số người được hỏi cho rằng Mỹ đã phản ứng phù hợp với đại dịch.

    4 nam ong trump thay doi the gioi 1
    Chính sách của Tổng thống Trump tác động lớn tới phần còn lại của thế giới. Ảnh: AP

    Rút khỏi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu 

    Khó có thể xác định đâu là quan điểm thực sự của Tổng thống Trump về biến đổi khí hậu. Từ phát biểu đây chỉ là "trò lừa đảo tốn kém", Tổng thống Trump sau đó tuyên bố biến đổi khí hậu là "vấn đề nghiêm trọng" và "hết sức quan trọng" trong chính sách của ông.

    Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã khiến giới khoa học thất vọng khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

    Mỹ là nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, nếu ông Trump tái đắc cử, việc duy trì mục tiêu không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C sẽ trở nên bất khả thi.

    Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11, tức một ngày sau bầu cử. Ông Joe Biden từng tuyên bố sẽ đảo ngược quyết định của ông Trump nếu đắc cử.

    Lo ngại việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris sẽ có tác động domino hiện chưa thành hiện thực. Mặc dù vậy, một số nhà quan sát tin rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris sẽ dọn đường cho Brazil và Saudi Arabia trì hoãn cắt giảm phát thải khí nhà kính.

    Đóng cửa biên giới

    Tổng thống Trump đưa ra chính sách nhập cư chỉ một tuần sau khi nhậm chức, đóng cửa biên giới Mỹ với người dân từ 7 quốc gia có đa phần là người Hồi giáo. Hiện tại, 13 quốc gia nằm trong danh sách hạn chế đi lại của Mỹ.

    Tỷ lệ người nhập cư sinh ra ở Mexico hiện sống tại Mỹ đã giảm dần trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Mặc dù vậy, người nhập cư từ Mỹ Latin và Caribe đã tăng nhẹ. Nhìn chung, Mỹ đã siết chặt việc cấp thị thực thường trú cho người nước ngoài.

    Một trong những di sản lớn nhất của chính sách nhập cư dưới thời Tổng thống Trump là bức tường ở biên giới với Mexico. Tới ngày 19/10, đoạn tường dài hơn 500 km đã được xây dựng ở biên giới phía nam, theo Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ.

    Năm 2019, số người nhập cư bị bắt ở biên giới Mỹ - Mexico đạt mức cao nhất trong vòng 12 năm. Đa phần người bị bắt đến từ Guatemala, Honduras và El Salvador.

    Số người tị nạn được Mỹ tiếp nhận đã giảm mạnh trong 4 năm nhiệm kỳ của ông Trump. So với con số 85.000 người tị nạn được tái định cư năm 2016, Mỹ chỉ tiếp nhận 54.000 người tị nạn trong năm 2017.

    Năm 2021, Mỹ dự kiến sẽ chỉ tiếp nhận 15.000 người tị nạn, thấp nhất kể từ khi chương trình tái định cư người tị nạn được khởi động vào năm 1980.

    Thay đổi cách tiếp cận ở Trung Đông

    Tháng 2/2019, Tổng thống Trump cam kết rút quân đội Mỹ khỏi Syria với tuyên bố "quốc gia vĩ đại sẽ không tham gia vào những cuộc chiến bất tận".

    Hiện nay, Washington chỉ còn duy trì 500 quân ở Syria với nhiệm vụ bảo vệ các giếng dầu mà Mỹ có lợi ích.

    Tổng thống Trump cũng đã giảm dần quy mô quân đội Mỹ hiện diện ở Afghanistan và Iraq. Bằng một thỏa thuận hòa bình đạt được với Taliban, Mỹ dự kiến rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan vào mùa xuân năm 2021.

    4 nam ong trump thay doi the gioi 1
    Mỹ sẽ hoàn thành rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021. Ảnh: Reuters

    Năm 2018, Tổng thống Trump đã đi ngược với những người tiền nhiệm khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới thành phố này.Thay vì theo đuổi cách tiếp cận lấy sức mạnh quân sự làm trung tâm như dưới thời Bush và Obama, Tổng thống Trump tác động tới tình hình Trung Đông bằng những con đường khác.

    Tháng 9 vừa qua, dưới sự bảo trợ của Mỹ, hai quốc gia thuộc thế giới Arab là UAE và Bahrain đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Việc cải thiện quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab có thể coi là thành tựu lớn về đối ngoại của Tổng thống Trump.

    Đàm phán lại các hiệp định thương mại

    Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP, thỏa thuận thương mại Mỹ ký cùng 11 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương được chính quyền Obama vun đắp nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực.

    Những người phản đối TPP cho rằng hiệp định này sẽ lấy mất cơ hội việc làm của người Mỹ.

    Ông Trump cũng buộc Mexico và Canada tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), văn kiện ông tuyên bố là "thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất lịch sử". Thỏa thuận thay thế NAFTA đã hoàn tất, với những điều khoản ngặt nghèo hơn về điều kiện lao động và quy định nguồn cung các bộ phận xe ô tô.

    Tổng thống Trump muốn Mỹ thu lợi từ thương mại với thế giới. Kết quả là Nhà Trắng khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

    Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tung ra những biện pháp thuế lên hàng hóa xuất khẩu của đối phương trị giá hàng trăm tỷ USD.

    Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề bởi đòn tấn công của Mỹ. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp phải chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác tại châu Á. Ngược lại, ngành đỗ tương, công nghệ, và ô tô của Mỹ cũng bị ảnh hưởng lớn.

    Theo dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2019 đã giảm nhẹ so với năm 2016.

    Trong năm 2020, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ vào khoảng 193 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giảm một phần lớn là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu của Mỹ giảm mạnh.

    Đối đầu với Trung Quốc

    Ngày 2/12/2016, vài tuần trước khi chính thức nhậm chức, ông Trump tuyên bố đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với nhà lãnh đạo đương nhiệm Đài Loan, diễn biến chưa có tiền lệ kể từ khi Mỹ cắt đứt quan hệ chính thức với hòn đảo này năm 1979.

    Cuộc điện thoại của ông Trump là động thái đầu tiên mở màn cho đối đầu trên nhiều lĩnh vực giữa Mỹ và Trung Quốc, đẩy quan hệ song phương tới mức thấp nhất trong hàng chục năm.

    Mỹ đã công khai bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, bước đi được các quốc gia trong khu vực mong đợi.

    Tổng thống Trump phát động cuộc chiến chống Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao, trừng phạt hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE, cấm các ứng dụng điện thoại phổ biến như TikTok và WeChat.

    Đại dịch Covid-19 càng khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu đi. Tổng thống Trump cáo buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm khi khiến virus lây lan ra toàn cầu.

    Dưới thời Tổng thống Trump, chính giới và người dân Mỹ được miêu tả là "thức tỉnh" trước mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

    "Dù có thay đổi người lãnh đạo, Mỹ sẽ không thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc", BBC đánh giá.

    4 nam ong trump thay doi the gioi 1
    Tổng thống Trump gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản, năm 2019. Ảnh: AFP

    Bên bờ vực chiến tranh với Iran 

    Tháng 5/2018, Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đa phương đạt được năm 2015 với Iran, văn kiện cơ sở để Tehran cam kết đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy dỡ bỏ cấm vận quốc tế.

    Nhà Trắng sau đó áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt đơn phương chống Iran, nhằm buộc nước này chấp nhận những điều khoản khác có lợi hơn cho Mỹ.

    Các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến nền kinh tế Iran rơi vào suy thoái trầm trọng. Tới tháng 10/2019, giá thực phẩm tại Iran tăng 61% so với một năm trước. BBC cho biết các cuộc biểu tình lan rộng ở Iran vì suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, Tehran từ chối nhượng bộ.

    Tháng 1 vừa qua, Washington gây chấn động thế giới khi ám sát Qasem Soleimani, một trong những tướng lĩnh quyền lực nhất của Vệ binh Cách mạng Iran, người chỉ huy các hoạt động quân sự của Tehran ở Trung Đông.

    Iran đáp trả bằng hàng loạt tên lửa tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq, khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị thương. Quan hệ hai nước tưởng chừng bị đẩy tới bờ vực chiến tranh, theo các nhà phân tích đánh giá ở thời điểm tháng 1.

    Đòn đáp trả của Iran khiến một máy bay thương mại của Ukraine bị bắn nhầm, làm 176 người trên chuyến bay thiệt mạng.

  • Trong khi CNN đưa tin bà Melania khuyên chồng nên "chấp nhận thất bại" thì Daily Mail lại dẫn nguồn cho biết ông Trump và vợ sắp ly hôn.

    Sau khi các hãng truyền thông lớn đưa tin về chiến thắng của ông Joe Biden, người dân hiện đang vô cùng quan tâm đến động thái của ông Donald Trump và người nhà. Gần đây nhất, vợ của ông, bà Melania Trump được cho rằng đã đưa ra lời khuyên nên chấp nhận thất bại khiến mọi người không ngừng chú ý.

    hon nhan donald trump
    Ông Trump và vợ. (Ảnh: AP).

    Bà Melania khuyên ông Trump nhận thua?

    Theo CNN đưa tin, Đệ nhất Phu nhân Melania Trump có vẻ đã đưa ra lời khuyên cho ông Trump nên thừa nhận chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ, ông Joe Biden. Nguồn tin cũng tiết lộ, bà Melania nói với Tổng thống rằng đến lúc ông chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử.

    Bên cạnh bà Melania, chồng của Ivanka Trump là chàng rể Jared Kushner cũng được cho đã nhắc với Tổng thống về việc nhượng bộ. Tuy nhiên, Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump - Jason Miller lên tiếng phủ nhận hành động này của Kushner.

    Trên trang Twitter của mình, Miller viết: “Câu chuyện này không có thật. Jared đã khuyên tổng thống dùng tất cả biện pháp pháp lý hiện có để đảm bảo tính chính xác của cuộc bầu cử".

    Bà Melania sẽ ly hôn ông Trump trong thời gian tới?

    Trang Daily Mail mới đây còn tiết lộ bà Melania đang chuẩn bị ly hôn với ông Trump. Cụ thể, trang này dẫn lời các trợ lý của Đệ nhất Phu nhân, nói rằng khả năng tan vỡ hôn nhân của vợ chồng ông Trump chỉ còn tính bằng thời gian.

    Daily Mail đưa tin, Melania Trump từng được cho là đã bật khóc khi ông Trump thắng cử năm 2016, Một người bạn của bà chia sẻ: “Bà ấy không nghĩ ông sẽ thắng". Cựu trợ lý Stephanie Wolkoff cho biết, bà Melania lúc đó đang thỏa thuận về việc hậu hôn nhân hòng giúp cho Barron có được một phần gia sản nhà Trump.

    Vị trợ lý còn tiết lộ thêm rằng, vợ chồng ông Trump có phòng ngủ riêng ở Nhà Trắng, cuộn hôn nhân của họ chỉ là “làm ăn”. Bên cạnh đó, cựu trợ lý Omarosa Manigault Newman cũng cho biết, vợ chồng Tổng thống Trump đã sắp chấm dứt.

    Người này nói: "Melania đang đếm ngược từng phút một cho đến khi ông ta rời nhiệm sở và bà có thể ly dị. Nếu Melania cố giở trò xấu hổ trong lúc ông ta vẫn còn đương chức, ông ta sẽ tìm cách để trừng phạt bà ấy".

    Đưa thêm dẫn chứng cho việc bà Melania chuẩn bị ly hôn ông Trump, Daily Mail chỉ ra tại hai cuộc tranh luận Tổng thống, bà đều lạnh lùng gạt tay chồng. Những hành động bất thường của bà Melania khiến nhiều người nghi ngờ cuộc hôn nhân của vợ chồng ông Trump không được hạnh phúc.

    Dù vậy, ông Trump vẫn khẳng định rằng, hai vợ chồng không bao giờ cãi nhau còn bà Melania cũng cho biết, họ có “mối quan hệ tuyệt vời”.

    Hiện tại, những động thái mới nhất của ông Trump cũng như vợ và người nhà đều khiến công chúng đặc biệt quan tâm. Hơn hết, mọi người càng trông đợi hơn vào kết quả chính thức của cuộc bầu cử, và họ muốn xem liệu ông Trump có thể “lật ngược thế cờ” này.

  • Deutsche Bank, chủ nợ lớn nhất của ông Trump, cho biết đang lên kế hoạch chấm dứt mối quan hệ với công ty gia đình tổng thống Mỹ sau khi có kết quả bầu cử.

    Trong các cuộc họp gần đây, ban quản lý của ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đã thảo luận về cách thức để chấm dứt các khoản vay của công ty Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trump Organization. Theo nguồn tin từ các quan chức Deutsche Bank, ngân hàng này đã cho ông chủ Nhà Trắng vay hơn 2 tỷ USD trong nhiều năm qua.

    Theo Reuters, Deutsche Bank hiện là chủ nợ của 3 khoản vay trị giá lên tới 340 triệu USD của Trump Organization, đáo hạn vào năm 2023 và năm 2024, được cá nhân Tổng thống Trump đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng Đức đang tìm cách chấm dứt mối quan hệ với ông Trump sau khi kết quả bầu cử ngã ngũ vì áp lực dư luận.

    trump dc xoa no
    Công ty nhà ông Trump. Ảnh: MarketWatch.

    Nguồn tin cho biết kể từ những năm 1998, ngân hàng Đức đã cho ông Trump vay ít nhất 2 tỷ USD. Tới tháng 4 năm nay, một nhóm thượng nghị sĩ, dẫn đầu bởi bà Elizabeth Warren, đã yêu cầu Deutsche Bank công khai chi tiết các khoản giao dịch với tổng thống Mỹ sau khi tờ New York Times đưa tin ông Trump đã yêu cầu ngân hàng miễn nợ do công ty Trump Organization làm ăn khó khăn trong dịch Covid-19.

    “Điều này làm dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính của gia đình nhà ông Trump đối với ngân hàng Đức”, nhóm thượng nghị sĩ cho biết.

    Theo các quan chức Deutsche Bank, nếu ông Trump không tại nhiệm, ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc siết nợ và tịch thu tài sản. Trong kịch bản ông tái đắc cử, họ sẽ gặp nhiều khó khăn để đòi lại khoản nợ hàng trăm triệu USD bên cạnh việc phải đối mặt với dư luận tiêu cực khi thu giữ tài sản từ tổng thống đương nhiệm.

    Nếu tình huống này xảy ra, Deutsche Bank có thể phải gia hạn các khoản vay cho tới khi ông Trump mãn nhiệm. “Mọi chuyện phải chờ tới khi có kết quả bầu cử”, một quan chức Deutsche Bank nói với Reuters.

  • Hình ảnh mà thư ký báo chí Nhà Trắng gửi đi cho thấy ông Trump ngồi làm việc tại Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed, nơi ông đang được điều trị Covid-19.

    Trong hai bức ảnh được Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany gửi cho báo giới tối muộn hôm 3/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi làm việc tại hai nơi khác nhau ở bệnh viện Walter Reed: tại phòng lưu trú và tại phòng họp.

    Trong phòng ở dành cho tổng thống, ông mặc áo khoác dù không đeo cà vạt, ngồi sau chiếc bàn tròn, trước quốc kỳ Mỹ. Đây cũng là cảnh nền trong video trước đó mà tổng thống đăng lên Twitter. Trong phòng họp, ông cởi áo khoác, ngồi sau chiếc bàn dài. Không có người nào khác xuất hiện trong hai tấm ảnh.

     trump lam viec tai benh vien 1

     trump lam viec tai benh vien 2
    Hai tấm hình được Nhà Trắng công bố hôm 3/10. Ảnh: Nhà Trắng/Reuters.

    Hai bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia của Nhà Trắng Joyce N. Boghosian, theo chú thích đi kèm. Hình ảnh được gửi đi trong thông cáo báo chí từ Văn phòng Thư ký báo chí Nhà Trắng, được nhà báo điều tra Jason Leopold của BuzzFeed chia sẻ.

    Hình ảnh xuất hiện giữa lúc có những thông tin mâu thuẫn về tình hình sức khỏe của ông Trump sau khi nhiễm virus corona khiến ông phải nhập viện để điều trị. Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói tình hình "rất đáng quan ngại", trong khi các bác sĩ của tổng thống thể hiện sự lạc quan.

    Trong văn bản gửi cho thư ký báo chí Nhà Trắng tối muộn 3/10, cập nhật tình hình sức khỏe tổng thống, bác sĩ Sean Conley cho biết ông Trump có tiến triển nhưng vẫn "chưa qua nguy hiểm".

    "Ông đã làm việc cả buổi chiều, đứng dậy đi lại xung quanh phòng bệnh mà không gặp khó khăn gì", bác sĩ Conley viết. "Dù ông ấy chưa qua khỏi nguy hiểm, đội ngũ (y tế) vẫn lạc quan một cách thận trọng".

    Kế hoạch ngày 4/10, theo bác sĩ Conley, là tiếp tục theo dõi giữa các lần uống remdesivir, theo dõi chặt chẽ tình trạng lâm sàng của ông Trump, cùng lúc "hỗ trợ đầy đủ để ông thực hiện nhiệm vụ tổng thống".

    Trước đó, New York Times dẫn hai nguồn tin cho biết ông Trump hôm 2/10 bị khó thở và mức oxy trong máu giảm xuống, khiến các bác sĩ phải cung cấp oxy bổ sung cho ông khi ở Nhà Trắng và chuyển ông đến Walter Reed.

    Nhà Trắng cũng đã tìm cách đính chính sau khi báo chí Mỹ cho rằng phát biểu của bác sĩ Conley trong một cuộc họp báo sáng 3/10 ngụ ý kết quả xét nghiệm dương tính của ông Trump đã có từ sớm trước khi ông công bố tin tức rạng sáng 2/10. Theo đó, bác sĩ của tổng thống đã dùng từ sai, khiến ý của ông bị hiểu lầm.

  • Sau khi nghe tin vị tổng thống 74 tuổi dương tính với Covid-19, một người Việt sống tại Mỹ đã gửi đồ cạo gió đến Nhà Trắng với lời chúc Trump sớm khỏi bệnh.

    tkbellaire2Anh TK chúc Tổng thống sớm hồi phục sức khỏe

    Vào hôm qua, tài khoản Facebook TK Bellaire của một người Việt đang sinh sống và làm việc tại Texas, Mỹ đã đăng những bức ảnh đồ chữa cảm, lá xông hơi và dầu gió mà anh đã gửi đến Nhà Trắng kèm lời chúc "Sớm khỏe lại nhé ngài Tổng thống, tôi luôn tin ở ông". Dòng trạng thái sau đó đã được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. 

    Anh TK còn cẩn thận ghi ngoài bao thư "Tất cả những thuốc này là đồ Việt Nam, không phải Trung Quốc".

    tkbellaireBì thư có chú thích khẳng định xuất xứ của số thuốc trên.

    "Mọi người cứ cười đi! Tôi sẽ nổi tiếng nếu tôi giúp ông ấy chữa khỏi Covid-19", người đàn ông vui tính viết trên Facebook.

    Một số chú thích có nội dung bằng tiếng Việt không chuyển ngữ, hy vọng các trợ lý của ông Trump có thể đọc hiểu và phiên dịch lại. 

    Kịch bản nào nếu ứng viên tổng thống Mỹ không tiếp tục tranh cử do mắc bệnh?

    Nếu một ứng viên bất ngờ mất năng lực tranh cử vào sát ngày 3/11 thì cử tri có thể rơi vào hoàn cảnh không biết phải bầu cho ai khi họ trên đường đến điểm bỏ phiếu.

    Dù Nhà Trắng vẫn chưa công bố thông tin mới về lịch trình làm việc và tranh cử của Tổng thống Trump trong quá trình cách ly, tình hình sức khỏe của các ứng viên tổng thống luôn là chủ đề được quan tâm, đặc biệt khi chỉ còn 5 tuần là đến ngày tổng tuyển cử ở Mỹ.

    Các chính đảng đã chuẩn bị nhiều phương án đối phó trong trường hợp ứng viên đại diện của họ bất ngờ ngã bệnh, không thể thực hiện nhiệm vụ, hoặc thậm chí qua đời trước ngày bầu cử.

    Do các kịch bản được xây dựng trong hoàn cảnh các đảng đều đã tổ chức xong đại hội toàn quốc để bầu ra ứng viên chính thức, nên nếu họ muốn thay thế một ứng viên thì ủy ban quốc gia của đảng này phải tự bầu ra người mới. “Tình hình đặt quả bóng vào sân các ‘đảng chính trị quốc gia’, mà đại diện pháp lý là ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa và Dân chủ”, ông Richard Pildes nói trên báo Washington Post.

    Theo ông Pildes, Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đã có quy định rõ ràng trong trường hợp ứng viên chính thức mất năng lực thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, 447 thành viên của DNC sẽ bầu ra ứng viên mới. Chủ tịch DNC sẽ phải tham vấn với các đảng viên chủ chốt đang là nghị sĩ quốc hội liên bang và thống đốc bang. Kết quả tham vấn sẽ được chia sẻ lại với toàn bộ thành viên DNC để họ đưa ra lựa chọn.

    Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) cũng có quy định tương tự về việc họ sẽ tự bầu ra ứng viên thay thế. Phó tổng thống đương nhiệm Mike Pence sẽ là lựa chọn khả dĩ nhất để đôn lên đứng đầu lá phiếu, rồi RNC sẽ chọn một ứng viên phó tổng thống khác.

    Đảng Dân chủ có thể quay sang ủng hộ một ứng viên cũ, hoặc thậm chí là người chưa từng ứng cử (như Thống đốc bang New York Andrew Cuomo).

    Tuy nhiên, "tình hình khó khăn hiện nay sẽ buộc họ phải đi theo con đường như đảng Cộng hòa, nghĩa là đẩy ứng viên phó tổng thống lên đầu và tìm ứng viên mới cho vị trí thứ 2”, bà Lara Brown, giám đốc trường cao học về quản trị chính trị ĐH George Washington (GWU) nói trên FiveThirtyEight.

    Lịch sử Mỹ chưa ghi nhận việc hai chính đảng phải thay ứng viên tổng thống, nhưng đảng Dân chủ đã có tiền lệ thay ứng viên vị trí số 2. Năm 1972, đảng này đề cử thượng nghị sĩ Thomas Eagleton tranh cử cùng ông George McGovern. Tuy nhiên, sau khi báo chí đưa tin ông Eagleton phải điều trị chống trầm cảm thì họ đã chọn ứng viên Sargent Shriver để thay thế.

    Nếu khủng hoảng xảy ra sát ngày bầu cử thì kịch bản đối phó cũng phải khác đi, vì không đảng nào có đủ thời gian tìm ứng viên mới để cập nhật trên phiếu bầu, trong khi thời gian để xác thực danh sách ứng viên hầu như đã hoàn thành vào đầu tháng 10. Ngoài ra, còn nhiều quy trình hậu cần khác nếu muốn chỉnh sửa thông tin trên lá phiếu, bao gồm việc chuyển phiếu bầu đến các các cơ sở bầu cử hải ngoại kịp thời hạn.

    Do vậy, nếu điều bất trắc nhất xảy ra với các ứng viên chỉ vài ngày trước hôm bầu cử 3/11, thì cử tri thậm chí có thể sẽ không biết họ phải bầu cho ai vào thời điểm đi bỏ phiếu.

    Nếu một ứng viên mất năng lực thực thi nhiệm vụ vào sau ngày bầu cử, thì tình hình sẽ phụ thuộc việc người này có được xem là “tổng thống đắc cử” hay chưa.

    Nếu kết quả xác nhận ứng viên này thắng cử, thì Tu chính án thứ 20 quy định “phó tổng thống đắc cử” sẽ được đẩy lên thay thế.

    Nhưng nếu tình huống xấu xảy ra trước khi đoàn Đại cử tri bỏ phiếu vào ngày 14/12, hoặc trước khi quốc hội kiểm phiếu bầu của đại cử tri vào ngày 6/1/2021, thì kịch bản tiếp theo vẫn là điều mù mờ, bởi ứng viên chiến thắng vẫn chưa được xem là “tổng thống đắc cử” hợp lệ.

    Viethome (Tổng hợp)

  • Tổng thống Donald Trump thông báo trên Twitter rằng ông và vợ đã dương tính với virus SARS-Cov-2.

    "Tối nay, tôi và vợ đã được xét nghiệm dương tính với Covid-19. Chúng tôi sẽ bắt đầu quy trình cách ly và hồi phục ngay lập tức. Chúng tôi sẽ vượt qua việc này CÙNG NHAU", tổng thống viết trên Twitter đêm 1/10 (giờ địa phương).

    Hiện chưa rõ "quy trình cách ly" của Tổng thống Trump sẽ ra sao, nhưng theo quy định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đợt cách ly sẽ kéo dài 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân Covid-19. Điều này là do thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể lên đến hai tuần.

    Trước đó ít giờ, tổng thống Mỹ cho biết ông và vợ chuẩn bị cách ly sau khi một cố vấn thân cận dương tính với virus.

    "Hope Hicks, người đã làm việc chăm chỉ mà không hề nghỉ ngơi chút nào, vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid 19. Thật kinh khủng! Đệ nhất phu nhân và tôi đang chờ kết quả xét nghiệm. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình cách ly!", ông Trump viết trên Twitter tối 1/10.

    Khi được hỏi về mức độ tiếp xúc giữa Tổng thống Trump và cố vấn Hicks, phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere nói với CNN: "Tổng thống rất coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và mọi người - những người làm việc cho ông và cả người dân Mỹ".

    Cố vấn Hicks đã cùng đi với tổng thống Mỹ đến nhiều nơi trong thời gian gần đây, bao gồm cả cuộc tranh luận ở Cleveland hôm 29/9.

    trump mac covid
    Tổng thống Trump và vợ trên đường rời Washington đến Ohio cho cuộc tranh luận đầu tiên. Ảnh: Reuters

    Vào ngày 30/9, cố vấn Nhà Trắng Hope Hicks đã đi cùng với Tổng thống Trump trên Air Force One tới bang Minnesota để vận động tranh cử.

    Cô cũng được cho đã lên tàu cùng với một số phụ tá thân cận nhất của ông Trump là Jared Kushner, Dan Scavino và Nicholas Luna hôm 30/9. Khi đó, không ai trong số họ đeo khẩu trang.

    CNN dẫn lời một nguồn tin thân cận với cố vấn Hicks cho biết cô đang biểu hiện triệu chứng của Covid-19 và đã quay trở lại Washington. Nguồn tin này mô tả cố vấn Nhà Trắng đang bị đau nhức và cảm thấy khá tồi tệ.

  • Hôm thứ 4 (30/9), Tổng thống Trump đã bật mí món khoai tây chiên của gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald's là bí quyết cho mái tóc “có một không hai” của ông.

    trumhairHead and Shoulders là hãng dầu gội ưa thích của Trump

    Trên đường đến Minneapolis để vận động tranh cử, Trump đã chia sẻ một tweet năm 2018 của Ari Fleischer, thư ký báo chí Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush. Fleischer đã trích dẫn một báo cáo của ABC rằng một chất hóa học trong món khoai tây chiên kiểu Pháp của McDonald’s có thể cách chữa hói đầu.

    “Chả hiệu quả gì cả!”, Fleischer, vốn là một người hói đầu, viết trên Twitter.

    Tuy nhiên, vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ, người dành tình yêu mãnh liệt cho McDonald’s, tuyên bố ông là bằng chứng sống của điều đó. Trước đó, Trump thậm chí đã chiêu đãi  khách quý của Nhà Trắng bằng những món ăn khoái khẩu của mình.

    "Không có gì ngạc nhiên khi tôi không bị rụng tóc!", vị tổng thống 74 tuổi tweet.

    Mái tóc bồng bềnh như bờm sư tử của Trump từ lâu đã trở thành chủ đề được bàn tán nhiều trên mạng xã hội. Lân cuối cùng mái tóc của tổng thống Mỹ được lên mặt báo là vào tháng 7 vừa rồi khi dư luận “soi” ra một ít tóc bạc trên bộ tóc vàng óng của ông.

    Theo ABC 7 Chicago, các nhà khoa học từ Nhật Bản cho biết McDonald’s đã thêm một loại hóa chất vào khoai tây chiên để giữ cho dầu ăn không bị sủi bọt. Chất này đã kích thích mọc lông ở những chú chuột thí nghiệm.

    Một cuốn sách đã bật mí vị Tổng thống rất thích ăn đồ ăn nhanh nhưng luôn lo sợ về việc bị đầu độc.

    Nhiều chuyên gia đã cố gắng tìm ra bí mật đằng sau “chiếc bờm” đặc trưng Trump. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Rolling Stone vào tháng 5 năm 2011, ông khẳng định mình chỉ cần gội đầu với Head and Shoulders.

    Viethome (Theo New York Post)

     

  • Henry Nguyễn, một người ủng hộ Biden, cảm thấy rất khó trao đổi về chính trị với cha mẹ mình, những người sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11 tới.

    Theo kết quả khảo sát do 3 tổ chức về người Mỹ gốc Á thực hiện, được công bố hôm 15/9, tiến hành trên 1.569 cử tri Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines, 54% người được hỏi dự định bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, trong khi chỉ 30% ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

    Tuy nhiên, người gốc Việt là nhóm gốc Á duy nhất ủng hộ Trump nhiều hơn Biden. Trong số những cử tri gốc Việt đã đăng ký đi bầu, gần một nửa ủng hộ Trump, 1/3 nghiêng về Biden. Đây cũng là nhóm gốc Á duy nhất trong khảo sát thiên về đảng Cộng hòa so với Dân chủ, dù có 34% xác định mình không theo đảng phái nào.

    Với Henry Nguyễn, 28 tuổi, kết quả trên là một lời nhắc nhở về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa thế hệ trẻ người Việt có quan điểm tự do hơn với thế hệ cha mẹ có quan điểm bảo thủ.

    "Thế hệ già hơn họ xuất phát từ trải nghiệm tị nạn", Henry nói. "Họ tin vào quân đội và bạo lực vì họ bước ra từ chiến tranh".

    tranh cu 1
    Các bảng hiệu tranh cử của Trump tại một trung tâm thương mại Việt Nam ở Falls Church, bang Virginia. Ảnh: Joe Nam Do/DC Mayor’s Office of Asian and Pacific Islander Affairs.

    Henry, người tốt nghiệp đại học California tại Los Angeles năm 2015, sống cùng cha mẹ ở Hawthorne, Los Angeles. Dù dành nhiều thời gian đọc tin tức và tham gia các nhóm hoạt động chính trị của người Việt trên Facebook, anh cảm thấy rất khó để bàn luận về chính trị với cha mẹ mình, những người sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11 tới.

    Henry dự định bỏ phiếu cho Biden, cho hay sự ủng hộ của ứng viên Dân chủ với người khuyết tật là một trong những lý do chính. Những giới hạn hiện nay của Đạo luật Người khuyết tật "khiến những người như tôi khó có cơ hội thực tập hoặc được thăng chức trong công việc", anh nói.

    Lớn lên, Henry cũng có quan điểm bảo thủ do ảnh hưởng từ cha mẹ. Anh chỉ thay đổi khi đã rời khỏi trường đại học. "Hồi trung học, tôi đi theo quan điểm của gia đình và khi học cấp ba, tôi chưa bao giờ thực sự bàn luận về chính trị", Henry cho biết.

    Gina Nguyễn, tân sinh viên đại học Nam California, ở Biloxi, Mississippi, cũng chỉ quan tâm tới chính trị sau khi Trump đắc cử.

    "Tôi chắc chắn tin vào biến đổi khí hậu và những vấn đề như quyền của người đồng tính", Gina nói. "Nhưng thậm chí một số vấn đề nổi cộm nhất bây giờ, như phá thai, cần sa, tôi chưa từng nghĩ tới trước năm 2016".

    Gina cho hay sự thờ ơ với chính trị của mẹ cô là lý do khiến cô chưa bao giờ nghĩ đến chính trị. Dù sang Mỹ định cư năm 1995, đây là năm đầu tiên bà đăng ký bỏ phiếu. Gina cho biết mẹ cô chỉ đăng ký sau khi nghe tin về các vụ cướp phá, bạo loạn trong phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc Black Lives Matter (BLM).

    Dù Gina ủng hộ BLM và ở trong nhóm bầu cho Biden, mẹ cô lại bầu cho Trump.

    "Tôi đã cố gắng nói chuyện với mẹ về vấn đề này nhưng rất khó", Gina nói. "Nếu tôi cố gắng giải thích về quan điểm của mình, cuộc trao đổi sẽ biến thành giận dữ và bực tức, nó khiến cho mẹ bị kích động. Vì thế tôi rất sợ nói chuyện về chủ đề này".

    Alex Lưu, một nhà thơ 24 tuổi ở San Gabriel Valley, mô tả mình là "một người dân chủ trong một ngôi nhà đầy người bảo thủ". Tuy nhiên, anh không lo lắng về việc cha mẹ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11 vì họ không đi bầu.

    Cha mẹ của Lưu có khuynh hướng bảo thủ, nhưng họ bức xúc về cách Trump ứng phó chậm trễ với Covid-19. Họ cũng không thích việc ông gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc" hay "virus Vũ Hán", làm gia tăng tình trạng thù ghét chống người gốc Á. Tuy nhiên, những cảm xúc này không đủ để khiến họ đi bầu.

    "Lần duy nhất họ đi bầu là cho Bill Clinton, vì cha tôi thích cách ông ấy điều hành nền kinh tế khi đó", Lưu nói. "Do vị thế của tầng lớp trung lưu chúng tôi, họ nghĩ rằng bất kỳ điều gì xảy ra sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến mình trừ khi liên quan đến thuế".

    tranh cu 1
    Các thành viên của VietRise, một tổ chức do người gốc Việt trẻ thành lập, tuần hành phản đối chính quyền Trump trục xuất người nhập cư gốc Việt, hồi tháng 12/2018. Ảnh: VietRise

    2/3 cử tri Mỹ gốc Việt cho biết họ xem công việc và nền kinh tế là vấn đề "cực kỳ quan trọng" trong cuộc bầu cử sắp tới. Tỷ lệ này cao hơn tất cả các nhóm còn lại trong khảo sát.

    Giống Gina, Lưu sẽ bỏ phiếu cho Biden, dù anh sẽ bầu cho bất kỳ ứng viên nào của đảng Dân chủ. Lưu đánh giá cao các ứng viên ủng hộ cải cách nhà tù, dành nhiều ngân sách hơn cho giáo dục và ủng hộ người da màu. Lưu cũng từng lớn lên với tư tưởng bảo thủ do ảnh hưởng của cha mẹ.

    "Cha tôi là người đứng đầu gia đình và các nhóm bạn của ông ấy, vì vậy, rất nhiều điều ông ấy nói, mọi người luôn đồng ý", Lưu cho hay.

    Quan điểm của anh đã thay đổi vào năm cuối trung học, khi lần đầu tiên biểu diễn tại các cuộc thi thơ và nghe về trải nghiệm của những người da màu khác.

    "Đó là khi tôi đạt được sự đồng cảm với người khác, tầng lớp khác và cuộc đấu tranh của họ", Lưu nói. "Tôi và bạn bè không thảo luận về chính trị ở trường".

    Việc thiếu các cuộc thảo luận chính trị là một vấn đề phổ biến trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn tuổi, Joe Nam Do, nhà tổ chức cộng đồng của Văn phòng các vấn đề Châu Á và Đảo Thái Bình Dương của thị trưởng Washington, nói.

    "Thật không may, tôi nghĩ rằng rất nhiều người Mỹ gốc Việt thờ ơ và sẽ không bỏ phiếu", Do nói. "Tôi nghĩ rằng điều này phản ánh những gì bạn thấy rất nhiều ở nước Mỹ: sự nhiệt tình về phía Trump, sự ủng hộ ảm đạm đối với một Biden không truyền được cảm hứng".

    Do cho rằng nhiều cử tri gốc Việt ủng hộ Trump đơn giản chỉ vì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc của ông, điều mà Gina cũng nhận thấy ở mẹ cô. Quan hệ với Trung Quốc dường như là một trong những vấn đề quan trọng nhất với các cử tri gốc Việt lớn tuổi.

    Trong cuộc khảo sát trên, 1/3 người gốc Việt cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á là một vấn đề "cực kỳ quan trọng", tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm gốc Á.

    Gina và Henry nhấn mạnh rằng ảnh hưởng từ bạn bè và mạng xã hội đã thúc đẩy chủ nghĩa bảo thủ của người Việt. Trong khi mẹ của Gina thảo luận các vấn đề hiện nay với bạn bè tại chùa của bà, thì cha mẹ của Henry tìm hiểu về chính trị qua các video ủng hộ Trump trên YouTube. Vì cha mẹ anh không được học đại học, họ phát triển quan điểm tiêu cực về vấn đề nhập cư chỉ dựa trên những kênh thông tin kiểu này.

    Lưu cho rằng sự thiếu tiếp cận cử tri là một lý do khác khiến cha mẹ anh thờ ơ với bầu cử tổng thống. Khoảng một nửa số người khảo sát cho hay họ đã không được đảng Dân chủ hoặc đảng Cộng hòa liên hệ gì trong năm qua.

    "Cha mẹ tôi nghĩ miễn là chúng tôi biết tự chăm sóc bản thân, chúng tôi sẽ ổn. Đất nước này sẽ vận hành như nó vốn có và chúng tôi chỉ cần ổn thôi", Lưu nói. "Tôi cảm thấy các chính trị gia đã không làm hết sức để nâng cao nhận thức về những vấn đề thực sự ảnh hưởng tới chúng tôi".

    Lưu hy vọng vào một thế hệ trẻ gốc Việt năng động hơn, tích cực hơn về chính trị. "Số phận của đất nước phụ thuộc về sức mạnh của từng cá nhân chúng ta", Lưu nói. "Tại sao lại lãng phí một thời điểm lịch sử như thế?".

    (Theo USC Annenberg Media)

  • Người dân New York đi dạo qua công viên Battery bất ngờ khi nhìn thấy một bức tượng bằng vàng mô phỏng Trump.

    Tác phẩm mô phỏng Tổng thống Mỹ Donald Trump lái xe đánh golf đâm thẳng vào dãy bia mộ theo chủ đề Covid-19, được đặt tên là "Cú huých cuối cùng", đặt gần trung tâm Manhattan, do nhóm nghệ sĩ "Sáng kiến tượng Trump" thực hiện.

    Dự án dựng tượng bằng vàng, mô tả Trump vừa lái xe vừa chỉ gậy đánh golf như một thanh kiếm, phía sau xe là Sean Hannity và Laura Ingraham, hai người dẫn chương trình của Fox News theo cánh hữu, đang đẩy xe. Bên cạnh là một người quay phim đang quỳ gối ghi lại cảnh hỗn loạn.

    tuong tr 1
    Tác phẩm sắp đặt của nhóm nghệ sĩ Sáng kiến tượng Trump tại công viên Battery ở New York hôm 8/9. Ảnh: New York Daily News

    4 trong số bia mộ ghi chữ "Tưởng nhớ Thảm kịch: Chuyện phải vậy thôi", nhắc tới bình luận nổi tiếng mà Tổng thống nói tháng trước về số người chết do Covid-19 ở Mỹ, đã vượt 190.000 người hôm 8/9.

    Bia mộ thứ năm và cũng là bia mộ cuối cùng ghi chữ "Tưởng nhớ thảm kịch: Đám bại trận", nhắc tới nhận xét mang tính công kích mà Tổng thống Trump được cho là đã phát biểu về những người lính Mỹ tử trận ở Pháp.

    Dưới chân bức tượng là dòng chữ "Donald Trump, Kẻ hủy diệt Quyền Dân sự và Tự do, 2016 - 2020".

    Bryan Buckley, người phụ trách dự án ở Los Angeles, cho hay nhóm của mình đã thực hiện các tác phẩm tương tự ở thủ đô Washington và ở thành phố Portland hồi đầu mùa hè, với mục đích "để người Mỹ chậm lại".

    "Vòng tin tức hiện nay diễn ra quá nhanh. Thậm chí cả tin "đám bại trận" chỉ ba, bốn ngày là bị đẩy khỏi tin tiêu điểm", Buckley nói. "Tôi coi đây là cơ hội để khiến người dân Mỹ chậm lại, khiến cử tri suy nghĩ về khoảnh khắc này và tự hỏi 'Lúc này mình có thực sự ổn không?' Nếu không, hãy sử dụng lá phiếu để đưa Tổng thống rời khỏi nhiệm kỳ".

    tuong tr 1
    Các nghệ sĩ trò chuyện với người qua đường trong công viên hôm 8/9. Ảnh: New York Daily News

    Buckley cho hay các nghệ sĩ cũng trò chuyện với người qua đường về bỏ phiếu.

    "Nói chung mọi thứ diễn ra tích cực", anh nói. "Dù thỉnh thoảng lại có người hét lên vào mặt chúng tôi".

    Buckley cho hay có thể sẽ tiếp tục thực hiện các tác phẩm theo chủ đề Trump, nhưng chưa có ý tưởng nào rõ ràng cho dự án tới.

    "Nó phụ thuộc vào việc Trump sẽ nói gì, làm gì", anh bày tỏ.

     (Theo New York Daily News)

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải rút xuống hầm trú ẩn, trong khi hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng hôm 29/5.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump phải trú ẩn trong một hầm ngầm nằm bên dưới Nhà Trắng suốt một tiếng đồng hồ hôm 29/5, The New York Times dẫn thông tin từ các quan chức thân cận cho hay.

    Ngày 1/6, đài CNN cũng đưa tin một quan chức Nhà Trắng và một quan chức thuộc lực lượng thực thi pháp luật xác nhận thông tin ông Trump đã phải tạm trú trong hầm gần một tiếng đồng hồ trong đêm 29/5 trong bối cảnh phong trào biểu tình đã lan tới thủ đô Washington D.C của nước Mỹ.

    Trong đêm 29/5, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài khu Nhà Trắng. Lo lắng cho sự an toàn của TT Trump, lực lượng mật vụ Nhà Trắng đã quyết định đưa ông mau chóng rút xuống hầm trú ẩn. Đây là nơi vốn chỉ dành cho tình huống đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo nước Mỹ trong các vụ tấn công khủng bố.

    Hiện chưa rõ Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con trai Barron Trump có xuống hầm trú ẩn cùng ông Trump lúc đó không. 

    canh sat quy goi 1
    Tổng thống Trump trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng hôm 29/5. (Ảnh: Reuters)

    Theo New York Times, Tổng thống Trump trong ngày 30/5 sau đó đã khen ngợi đội mật vụ vì xử lý được đám đông biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.

    Giữa lúc biểu tình và đập phá diễn ra ở khắp Mỹ, một cảnh tượng làm lay động lòng người đã diễn ra ở nhiều nơi khi một số cảnh sát quỳ gối cùng người biểu tình.

    canh sat quy goi 1
    Cảnh sát Mỹ quỳ gối thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình. (Ảnh: Forbes)

    Theo CNN, cuối tuần qua Aleeia Abraham đã quay được video các cảnh sát New York quỳ gối trong một cuộc tuần hành ở Queens để kêu gọi công lý cho George Floyd, người bị cảnh sát ghì chết trong lúc bắt giữ tại Minneapolis, và để phản đối những vụ giết người da đen vô nghĩa.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Twitter)

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Đoạn video ghi lại cảnh một số người biểu tình quỳ gối cũng như âm thanh ngạc nhiên phát ra từ đám đông khi một số cảnh sát cũng có hành động tương tự. "Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Tôi chưa bao giờ chứng kiến việc gì tương tự như vậy", Abraham cho hay.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Cảnh tượng ấm lòng như vậy cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác, những nơi cũng đang chứng kiến biểu tình bạo lực trong vài ngày qua. Tại Florida, ngày 30/5, một số cảnh sát cũng quỳ gối cùng người biểu tình trong cuộc cầu nguyện phía trước tòa thị chính.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Tại Michigan, cảnh sát trưởng Chris Swanson cũng tuần hành cùng người biểu tình sau khi đám đông hô vang "hãy đi cùng chúng tôi".

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: WLWT5)

    Các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát ở Minneapolis sau khi George Floyd, một công dân Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì cổ trong hơn 8 phút dẫn tới thiệt mạng vào ngày 25/5. Tiếp đó, biểu tình đã biến thành bạo động và lan ra hàng loạt thành phố trên khắp nước Mỹ.

    Theo NY Times

  • Bà Melania diện áo choàng không tay màu vàng giá 7.700 USD của Valentino khi cùng chồng dự tiệc của Nữ hoàng Anh tại Điện Buckingham. 

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania hôm 3/12 bắt đầu hai ngày thăm London, Anh bằng tiệc trà cùng Thái tử Charles và Công nương Camilla ở nhà riêng. Hai người sau đó đến Điện Buckingham dự tiệc do Nữ hoàng Elizabeth tổ chức. 

    Nữ hoàng Anh tiếp đón Tổng thống Trump và phu nhân cùng các quan khách tại Điện Buckingham.

    Đệ nhất phu nhân Mỹ 49 tuổi gây chú ý trong chiếc áo choàng không tay màu vàng của Valentino có giá 7.700 USD. Bà kết hợp cùng áo dài tay bên trong và đôi giày cao gót của Christian Louboutin cùng tông màu tím. Nhiều người dùng Twitter đã ca ngợi bộ cánh của bà là "tuyệt vời" và Melania là "đệ nhất phu nhân duyên dáng nhất trong lịch sử Mỹ".

    Trong khi đó, Công nương Anh Camilla, 72 tuổi, mặc váy đỏ và khoác áo đen. Nữ hoàng Elizabeth chọn váy xanh, quàng khăn màu ngọc lục bảo, phối với vòng cổ và hoa tai ngọc trai.

    Bữa tiệc tại Điện Buckingham còn có sự tham dự của các lãnh đạo NATO đang đến London để dự hội nghị của tổ chức này nhân kỷ niệm 70 năm thành lập, trong đó có Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và phu nhân, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. 

    Nữ hoàng Anh, Thái tử Charles và Công nương Camilla tiếp đón vợ chồng Tổng thống Trump.
    Nữ hoàng Anh trò chuyện với Đệ nhất Phu nhân Mỹ.

    Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình và các nhà hoạt động tập trung ở quảng trường Trafalgar rồi tuần hành đến Điện Buckingham để phản đối NATO và Trump. Nhiều người cầm các biểu ngữ như "Nói không với Trump, nói không với chiến tranh". 

    Hồi tháng 6, Tổng thống Trump và phu nhân Melania từng được đón tiếp trọng thị và dự tiệc tại Điện Buckingham khi thăm Anh.

    Bà Melania quả là một biểu tượng thời trang của giới chính trường.
    Vợ chồng Tổng thống Mỹ và Thái tử Charles.
    Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng có mặt và đi một đôi tất màu xanh thẫm có hình tuần lộc.
    Thủ tướng Đức trò chuyện với Nữ hoàng Anh.
    Nguyên thủ các quốc gia NATO chụp ảnh kỷ niệm với Hoàng gia Anh.

    Theo VnExpress