Singapore với dân số chưa đến 6 triệu và là quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong khu vực, nhưng có vị trí địa chính trị và là cường quốc quân sự số 1 ở Đông Nam Á.
Singapore có vị trí chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Tại sao Singapore lại là cường quốc quân sự số một Đông Nam Á?
Khi nói đến diện tích của Singapore, chỉ có 734,3 km², tương đương diện tích của một thành phố trung bình trên thế giới. Dân số chưa tới 6 triệu người nhưng giáo dục phát triển, pháp quyền nghiêm minh, tham nhũng bị chấn chỉnh không thương tiếc.
Tuy nhiên, Singapore không chỉ là cường quốc kinh tế khu vực, còn là một cường quốc quân sự ở Đông Nam Á.
Quân đội Singapore có 224 xe tăng Leopard 2 và hơn 3.000 xe bọc thép, khiến nước này trở thành một trong những đội quân cơ giới hóa tốt nhất. Quân đội Singapore có ba sư đoàn tác chiến tổng hợp thuộc lực lượng chính quy và hai sư đoàn là lực lượng dự bị.
Không quân Singapore được tổ chức theo mô hình biểu biên chế của lực lượng Không quân Mỹ, khi đã thành lập 6 bộ chỉ huy song song là Bộ Tư lệnh Phòng không, Bộ Tư lệnh Tác chiến trên không, Bộ Tư lệnh đổ bộ đường không, Bộ Tư lệnh UAV, Bộ Tư lệnh phối hợp và Bộ Tư lệnh huấn luyện không quân.
Tại sao Singapore lại là cường quốc quân sự số một Đông Nam Á?
Hệ thống phòng không mặt đất tầm ngắn Spyder-SR của Quân đội Singapore. Ảnh: CNN.
Không quân Singapore có 40 máy bay chiến đấu hạng nặng F-15SG, 60 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Block 52, 4 máy bay cảnh báo sớm G550CAEW nhập khẩu từ Israel và 4 máy bay cảnh báo sớm E2C.
Là một quốc gia nhỏ bé, nhưng Singapore cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có đội máy bay tiếp dầu trên không. Ngoài ra Không quân Singapore còn có đội trực thăng săn ngầm, máy bay huấn luyện và máy bay hỗ trợ hậu cần khác.
Hiện nay Không quân Singapore có 100 máy bay chiến đấu hiện đại và sắp tới, Không quân Singapore sẽ sở hữu máy bay chiến đấu F-35B, có thể cất hạ cánh thẳng đứng, đưa nước này trở thành quốc gia thứ ba ở châu Á (sau Nhật Bản và Hàn Quốc) sở hữu loại chiến đấu cơ tiên tiến này.
Đây chắc chắn là điều hết sức “xa xỉ” đối với Singapore, quốc gia có dân số dưới 6 triệu người.
Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore tự phát triển và chế tạo. Ảnh: Reuters.
Từ bài học lịch sử, phải xây dựng quân đội vững mạnh
Theo các nhà sử học quân sự, sức mạnh quốc phòng của Singapore có như ngày hôm nay, nguyên nhân sâu xa là do phát xít Nhật “ép buộc” từ trong Thế chiến thứ hai. Một điều tưởng như là vô lý, nhưng có tính lịch sử.
Trong suy nghĩ của ông Lý Quang Diệu (Thủ tướng đầu tiên của Singapore), khi quốc gia này mới được thành lập, đó là phải xây dựng một lực lượng vũ trang để “không bao giờ diễn ra thảm kịch như trong Thế chiến thứ hai xảy ra”.
Điều này cũng đã trở thành “kim chỉ nam” trong nỗ lực xây dựng lực lượng quốc phòng của Singapore trong suốt lịch sử lập quốc hơn 60 năm qua.
Xe tăng chủ lực Leopard 2-Sài Gòn của Quân đội Singapore. Ảnh: Reuters.
Vậy thảm kịch nào diễn ra ở Singapore trong thế chiến hai?
Ngày 7/12/1941, hải quân phát xít Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Ngay sau đó, ba đạo quân Nhật tiến về phía nam, tấn công các nước Đông Nam Á.
Khi đó Mã Lai còn là thuộc địa của Anh, trước sự tấn công của quân Nhật, người Hoa tại đây đã tham gia các tổ chức quân tình nguyện chống Nhật.
Vào ngày 30/12/1941, Hiệp hội Hoa kiều ở Singapore chính thức được thành lập và một số Hoa kiều đã tổ chức Đội quân tình nguyện chống Nhật của Hoa kiều ở nước ngoài.
Vào tháng 2/1942, Quân đội Anh đóng tại Malaysia tuyên chiến với Quân đội Nhật Bản và Quân đội Nhật Bản tấn công khu vực Singapore của Mã Lai (khi đó Singapore là một bang của Malaysia). Các tình nguyện viên Hoa kiều tại địa phương đã cầm vũ khí sát cánh chiến đấu với Quân đội Anh, ngăn bước tiến của quân đội phát xít Nhật Bản.
Trận chiến bảo vệ Singapore vô cùng ác liệt, Sư đoàn 18 Nhật Bản đã phải trả giá đắt với 400 người thiệt mạng trong cuộc tấn công đầu tiên, Trung đoàn Mã Lai số 1 bảo vệ Singapore đã kháng cự đến chết và tất cả đều hy sinh trong chiến đấu.
Sau những trận giao tranh ác liệt, quân Anh ở Singapore đã đầu hàng quân Nhật. Nhưng Trung đoàn Mã Lai số 1 bảo vệ Singapore là một đơn vị anh hùng trong quân đội thuộc địa Anh.
Sau đó, để trả đũa sự phản kháng của quân đội và dân thường địa phương, Quân đội Nhật Bản đã tiến hành cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc và đẫm máu đối với Hoa kiều tại địa phương.
Quân đội Nhật Bản, với sự hỗ trợ của những chỉ điểm người Hoa tại địa phương, đã liên tục truy lùng những Hoa kiều đã hỗ trợ Quân đội Anh và Quân tình nguyện chống Nhật, thẳng tay sát hại họ không thương tiếc.
Xe chiến đấu bộ binh bánh lốp (ICV) Terrex do Singapore tự phát triển. Ảnh: ABC New.
Tài liệu lịch sử “Xét xử tội phạm chiến tranh trong vụ án ‘Đại thanh trừng’ ở Singapore” ra mắt công chúng năm 1947 ghi lại: Quận Geylang là khu vực bị quân Nhật tàn sát nhiều nhất.
Vụ thảm sát Nam Kinh, vụ thảm sát Singapore và vụ thảm sát Philippines được biết đến là ba tội ác tàn bạo nhất mà quân đội phát xít Nhật Bản đã gây ra trong Thế chiến thứ hai.
Vô số xương được khai quật ở bãi biển Sentosa, bãi biển Changi và những nơi khác sau chiến tranh, đó là bằng chứng không thể chối cãi về sự tàn bạo khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít Nhật Bản.
Sau chiến tranh, Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông đã trực tiếp xử tử Yamashita Tomofumi và các tội phạm chiến tranh khác.
Xe chiến đấu bộ binh bánh lốp (ICV) Terrex do Singapore tự phát triển. Ảnh: ABC New.
Bắt đầu từ năm 1962, cứ vào ngày 15/2 hàng năm, người dân Singapore sẽ tập trung để tưởng nhớ những đồng bào của họ bị thảm sát trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cảnh báo phòng không trên toàn quốc, nhằm nhắc nhở quân đội và dân thường nước này tăng cường phòng thủ quốc gia và ngăn chặn chiến tranh.
Vì vậy, vụ thảm sát tàn khốc ở Singapore “buộc” quốc gia này phải lo xây dựng quân đội sau chiến tranh và xây dựng nền quốc phòng hùng mạnh. Ý tưởng của Singapore về xây dựng quân đội và nền quốc phòng có liên quan trực tiếp đến những bài học rút ra từ Thế chiến thứ hai.
Cốt lõi nhất là xây dựng lực lượng chủ lực có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và lực lượng dự bị hùng mạnh.
Xe tấn công hạng nhẹ Mark II của Quân đội Singapore. Ảnh: ABC New.
Trong Thế chiến thứ hai, Quân đội Anh đã tổ chức một số lượng nhất định quân tình nguyện để chống lại quân đội phát xít Nhật. Tuy nhiên, Quân đội Anh không bao giờ tin vào khả năng chiến đấu của các đơn vị thuộc địa.
Sau khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia, Singapore xây dựng quân đội đi theo con đường “toàn dân làm lính”, với 70.000 quân chính quy, 300.000 quân dự bị và các lực lượng bán quân sự khác.
Nếu kẻ thù xâm chiếm lãnh thổ của mình trên quy mô lớn, Singapore có thể huy động tới một triệu người tham chiến. Toàn bộ Singapore là quân đội khổng lồ. Tất cả nam giới và phụ nữ đủ điều kiện, đều có thể tham gia quân đội.
Trên cơ sở mọi công dân đều là quân nhân, Singapore đã xây dựng được lực lượng lục quân, không quân và hải quân hùng mạnh. Đặc biết là họ có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển.
Máy bay chiến đấu F-16 bay biểu diễn trong ngày độc lập của Singapore. Ảnh: Reuters.
Chiến lược phát triển quân đội của Singapore
Không quân Singapore là lực lượng chiến đấu cốt lõi trong chiến lược quốc phòng của Singapore. Khi chiến tranh nổ ra, Không quân Singapore sẽ chủ động tiêu diệt tàu địch trên biển và bảo vệ kẻ thù từ bên ngoài đất nước.
Hiện Không quân Singapore có đầy đủ các loại máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu; đồng thời có khả năng tác chiến thông tin rất mạnh.
Sức mạnh của Quân đội Singapore đã được nhắc đến ngay từ đầu với 3 sư đoàn tác chiến tổng hợp, hơn 220 xe tăng Leopard 2 và hàng nghìn xe bọc thép.
Mặc dù là một quốc gia nhỏ với dân số hạn chế, nhưng họ đã xây dựng sư đoàn chiến đấu của lục quân thành sư đoàn tác chiến tổng hợp hạng nặng, tập trung xây dựng đơn vị số hóa để thích ứng với môi trường chiến đấu khắc nghiệt nhất.
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15SG của Không quân Singapore. Ảnh: CNN.
Nhiệm vụ của Quân đội Singapore không chỉ giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước, mà còn phối hợp với các quốc gia đồng minh như Mỹ và Australia bảo vệ tuyến đường hàng hải huyết mạch qua eo biển Malacca.
Do vậy lực lượng không quân và hải quân của Singapore phải có năng lực tiêu diệt kẻ thù trên biển, ngăn chặn địch ở bãi biển và không bao giờ để địch tiến sâu vào đất nước.
Ngành công nghiệp quốc phòng Singapore cơ bản đã đạt được mục tiêu chế tạo vũ khí độc lập, trong đó có Bionix là nền tảng xe chiến đấu bộ binh do Singapore nghiên cứu và sản xuất, với nhiều phiên bản khác nhau, như xe cứu kéo, xe bắc cầu và xe công binh,…
Khinh hạm RSS Supreme (FFG 73) thuộc lớp Formidable của Hải quân Singapore. Ảnh: CNN.
Trong đó phiên bản xe chiến đấu có tháp pháo xoay có thể chở từ 7 đến 10 binh sĩ; xe bọc thép bánh lốp Terrex chở được 11 binh sĩ; pháo tự hành SSPH-1 Primus có hỏa lực mạnh mẽ.
Những vũ khí trên có thể hộ tống lực lượng thiết giáp trong các hoạt động cơ động nhanh, trong khi SSPH-1 Primus là pháo tự hành chủ lực của Sư đoàn hỗn hợp Lục quân Singapore, Xe tấn công hạng nhẹ Mark II có thể chở quân tác chiến đặc biệt thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên sa mạc,...
Bài học lịch sử của Singapore cho chúng ta thấy rằng, nền quốc phòng vững mạnh là nền tảng bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của người dân.
Kienthuc (Theo Businessinsider, Thediplomat)