• Con sông đang chứa hàng loạt các chất kích thích, chất cấm đã gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước và thủ phạm không ai khác chính là đối tượng này.

    Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã có những phát hiện đầy lo ngại về dòng sông St. Lawrence có chiều dài 3.058 km (1.900 dặm), bắt đầu từ Hồ Ontario của Canada và đi qua Ontario, Quebec và bang New York của Hoa Kỳ.Họ phát hiện dòng sông này chứa đầy các chất gây ô nhiễm khiến môi trường của sinh vật thủy sinh bị ảnh hưởng nặng nề.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Montreál đã thu thập hơn 400 mẫu nước dọc theo đoạn sông dài 700 km (434 dặm) từ năm 2017 đến năm 2021. Các chất được tìm thấy nhiều nhất làcaffeine, diclofenac (thuốc giảm đau chống viêm) và venlafaxine (thuốc chống trầm cảm), carbamazepine (thuốc điều trị bệnh động kinh) và acebutolol (thuốc chẹn beta để điều trị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim) được phát hiện rộng rãi trong các mẫu nước, họ cũng tìm thấy hàm lượng thuốc hóa trị và thuốc kháng sinh.

    dong song chat cam 1
    Sông St. Lawrence

    Nhiều loại ma túy xâm nhập vào sông qua nước thải sau khi được tiết ra trong nước tiểu của người dân, các con sông gần các lễ hội âm nhạc ngoài trời cũng chứa đầy các chất như MDMA và cocaine do sử dụng ma túy và nước tiểu công cộng.

    Một số hợp chất ở sông St. Lawrence có thể đã xâm nhập vào hệ thống nước do xử lý không đúng cách.

    dong song chat cam 1

    Trong nghiên cứu mới nhất này, nồng độ ma túy đáng kinh ngạc nhất được xác định ở hạ lưu Montreal, thành phố lớn nhất ở tỉnh Québec của Canada với dân số khá lớn. Sự ô nhiễm từ thành phố kéo dài đến tận Lac Saint-Pierre, cách đó khoảng 70 km (43 dặm) về phía hạ lưu.

    Hiện tại Montreál đang có kế hoạch bổ sung công nghệ ozon hóa vào các cơ sở xử lý nước thải, công nghệ này sẽ loại bỏ tới 80% dược phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ xảy ra ở con sông Bắc Mỹ mà các nghiên cứu khác đã xác định đượcnhững vấn đề tương tự ở Châu Âu và Úc.

    dong song chat cam 1

    Tại các con sông Suffolk ở miền đông nước Anh, các nhà khoa họcđã tìm thấy hàm lượngcocaine, ketamine, Valium, Xanax và tramadol đáng chú ý trong cơ thể tôm nước ngọt sống trong hệ sinh thái, và một lần nữa, nước tiểu tẩm ma túy lại là nghi phạm chính.

    Vì vậy, cơ quan chức năng của các địa phương trên cần thực hiện nhiều giải pháp, hành động để bảo vệ môi trường nước cho người dân và các sinh vật đang sống dưới sông.

    Theo doanhnghiepvn

  • Trong suốt những năm qua, chàng trai vẫn nỗ lực không ngừng để xin phép hội đồng thành phố Newport (Anh) đào lại bãi rác nhằm tìm kiếm kho báu.

    Theo Guardian, James Howells - một thanh niên người Anh bắt đầu "đào" Bitcoin từ năm 2009 - thời điểm đồng tiền ảo này chưa có giá trị cao và lưu trữ nó trong ổ cứng HDD. Anh đã dùng phần tiền tiêu vặt của mình để mua 8.000 Bitcoin.

    James Howells kể lại, việc đào Bitcoin thời đó dễ dàng, nhưng lại bị bạn gái phàn nàn vì nhà luôn nóng do máy tính chạy liên tục gây ra.

    Năm 2010, Howells quyết định ngưng "đào" tiền ảo sau khi máy tính của anh vô tình bị đổ nước chanh lên. Anh đã vứt máy tính nhưng vẫn giữ lại ổ cứng chứa Bitcoin. Thời điểm đó, tổng giá trị Bitcoin khoảng 500.000 bảng.

    Ba năm sau (năm 2013), Howells quên rằng mình đang sở hữu nhiều Bitcoin như vậy. Trong một lần dọn nhà, anh đã vứt luôn chiếc ổ cứng "triệu đô" vào thùng rác. Khi đó, giá Bitcoin đã 1.000 USD mỗi đồng.

    Sau này, Howells bắt đầu nhớ lại mình đang sở hữu khối tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, anh đã lục tung nhà mà không tìm thấy ổ cứng. Thậm chí, anh đã đến bãi rác ở Docksway gần Newport (xứ Wales) để tìm, nhưng quản lý ở đây cho hay ổ cứng có thể đã nằm sâu 3-4m dưới bãi rác có kích thước bằng một sân vận động và khả năng tìm thấy gần như bằng không.

    "Tôi có hai ổ cứng giống hệt nhau đặt trong ngăn kéo, một chiếc không có dữ liệu gì, chiếc còn lại chứa 8.000 Bitcoin. Tôi định vứt ổ cứng trống đi nhưng lại nhầm. Chiếc ổ chứa khóa Private Key được đưa đến một bãi rác ở thành phố Newport", anh kể.

    vut bitcoin vao thung rac 1
    James Howells, chủ nhân chiếc ổ cứng chứa 8.000 Bitcoin bị vùi trong đống rác. Ảnh: Wales News

    Howells là một chuyên gia về công nghệ thông tin. Theo anh, về cơ bản Bitcoin là tiền ảo nên có thể sử dụng từ máy tính khác. Tuy nhiên, ổ cứng lại chứa những khóa mật mã "cryptographic" cần thiết để truy cập vào bên trong.

    Đến thời điểm hiện tại, James Howell hẳn sẽ còn cảm thấy tiếc nuối hơn nữa. Bởi đầu tháng 3 vừa qua, giá thị trường của Bitcoin vượt 68.800 USD một đồng và nếu giữ được chiếc ổ cứng đến ngày nay, tài sản của anh có thể đã lên đến 550 triệu USD (hơn 13.600 tỷ đồng).

    Trước đó, năm 2022, Business Insider cho biết trong suốt 10 năm qua, Howells vẫn nỗ lực không ngừng để xin phép hội đồng thành phố Newport đào lại bãi rác nhằm tìm kiếm kho báu công nghệ đời mình. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lo ngại việc này tốn kém và gây hại cho môi trường. Howells vẫn chưa nhận được sự đồng ý của cơ quan chức năng nhưng đã lên một kế hoạch chi tiết, trị giá 11 triệu USD (hơn 270 tỷ đồng) để thuyết phục hội đồng thành phố.

    Howells thừa nhận việc đào 110.000 tấn rác nghe như một nhiệm vụ bất khả thi nhưng anh vẫn huy động được 11 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm để khởi động dự án. Để lọc lượng rác khổng lồ, tiến độ lâu nhất có thể là ba năm với chi phí 11 triệu USD và nhanh nhất là 18 tháng với 6 triệu USD, tùy thuộc mức độ cho phép của thành phố.

    Howells đã tập hợp một nhóm 8 chuyên gia trong các lĩnh vực AI, khai quật bãi rác, quản lý chất thải và trích xuất dữ liệu, trong đó có một cố vấn từng làm cho một công ty khôi phục dữ liệu từ hộp đen của tàu con thoi Columbia. Các chuyên gia sẽ được ký hợp đồng để thực hiện quá trình đào và sẽ nhận được tiền thưởng nếu số Bitcoin được truy xuất thành công.

    vut bitcoin vao thung rac 1
    James Howells đang lên kế hoạch dùng thiết bị hỗ trợ AI để quét bãi rác nhằm tìm ổ cứng chứa Bitcoin. Ảnh: Bitcoin.com

    Nếu tìm được ổ cứng, Howells sẽ giữ lại 30% giá trị - tương đương 165 triệu USD (hơn 4.000 tỷ đồng) theo giá quy đổi hiện tại. 30% dành cho các nhà đầu tư và phần còn lại cho toàn bộ 150.000 cư dân của Newport. Trong trường hợp không được hội đồng thành phố ủng hộ, Howells nói sẽ đưa chính quyền địa phương ra tòa.

    Theo Nguoiquansat

  • Theo Reuters, vụ thảm án diễn ra tại Ottawa (Canada) vào tối muộn ngày 6/3. Cảnh sát cho biết 6 người đã bị sát hại do dao đ.âm, bao gồm một phụ nữ 35 tuổi cùng 4 người con của cô lần lượt 7, 4, 2 và 2 tháng tuổi. Nạn nhân còn lại là một người quen của gia đình, 40 tuổi. Chồng của người phụ nữ bị thương nhưng may mắn sống sót và gọi điện báo cảnh sát.

    Nghi phạm đã bị bắt giữ ngay tại hiện trường. Người này được xác định là Febrio De-Zoysa, du học sinh 19 tuổi đến từ Sri Lanka.

    tham an canada 1
    Hình ảnh nghi phạm Febrio De-Zoysa (phải). Ảnh: CP24

    Mục sư Bhante Suneetha - một nhân chứng sống trong khu vực - cho biết nghi phạm đã chuyển đến sống cùng gia đình nạn nhân khoảng 2 tháng để tiện cho việc học ở Ottawa.

    Ông cho biết không có mâu thuẫn nào giữa gia đình nạn nhân và nghi phạm. Vị mục sư cũng tiết lộ nghi phạm còn được gia đình nạn nhân tổ chức sinh nhật hồi tuần trước. "Họ đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tuổi 19 cho anh ta vào tuần trước, tức cách đây vài ngày", ông Suneetha tiết lộ.

    tham an canada 1
    Gia đình nạn nhân của vụ việc. Ảnh: CP24

    Tuy nhiên, nghi phạm Febrio được cho gặp phải vấn đề về tâm lý. Truyền thông Canada dẫn lời nguồn tin cho biết kẻ này vừa bị đuổi học và có suy nghĩ cực đoan.

    Người cha trong vụ việc lúc này đã hồi tỉnh. Ông bị đứt 2 ngón tay và có nhiều vết thương ở mặt nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

    Thủ tướng Justin Trudeau gọi vụ việc vừa qua là một "thảm kịch kinh hoàng". Ông Mark Sutcliffe - thị trưởng của Ottawa - gọi vụ án mạng vừa qua là "một trong những sự việc gây sốc bậc nhất lịch sử thành phố".

    Cảnh sát lúc này vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc.

    Reuters cho biết những vụ án mạng hàng loạt rất ít khi xảy ra tại Ottawa. Thành phố này có dân số khoảng 1 triệu người. Trong năm 2023, nơi đây chỉ chứng kiến 14 vụ án mạng. Con số này trong năm 2022 là 15..

    Theo Afamily

  • Tim Chen (sống tại Calgary, Canada) cho biết việc đi máy bay đến trường rẻ hơn so với tiền thuê nhà hàng tháng ở thành phố Vancouver.

    di hoc bang may bay
    Tim Chen cho hay chi phí bay khứ hồi khoảng 150 USD/lần. Ảnh: NDTV

    Tim Chen, sinh viên Đại học British Columbia (UBC - Canada), khiến dư luận xôn xao khi tiết lộ cách tiết kiệm tiền thuê nhà độc lạ - bay từ Calgary đến Vancouver 2 lần/tuần để đi học.

    Nam sinh này cho biết anh chỉ học 2 ngày/tuần, chi phí bay khứ hồi khoảng 150 USD/lần, tương đương gần 1.200 USD/tháng (hơn 29 triệu đồng). Con số này vẫn rẻ hơn nhiều so với tiền thuê nhà ở thành phố Vancouver. Ước tính, giá thuê một căn hộ một phòng ngủ tại đây lên đến 2.100 USD/tháng (51,5 triệu đồng).

    "Tôi sống ở Calgary và đi học tại UBC theo kiểu 'siêu di chuyển'. Mỗi tuần chỉ cần đến trường 2 ngày (thứ ba và thứ năm), nên buổi sáng, tôi bay đến Vancouver và quay về Calgary vào buổi tối. Tháng 1/2024, tôi đã thực hiện 7 chuyến bay khứ hồi như vậy. Ưu điểm là tôi tiết kiệm được tiền thuê nhà vì vẫn ở cùng bố mẹ ở Calgary, chỉ trả một khoản nhỏ chi phí sinh hoạt. Quan trọng, nó rẻ hơn nhiều so với việc thuê một căn hộ một phòng ngủ giá hơn 2.000 USD ở Vancouver", Chen chia sẻ trên Reddit.

    Theo NDTV, câu chuyện của Tim Chen đã tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.

    "Di chuyển một tiếng không quá tệ. Nhưng việc thường xuyên phải đến sân bay có vẻ mệt. Chưa kể, lịch trình của bạn sẽ kém linh hoạt, lỡ chuyến bay thì khá phiền phức", một người bình luận.

    "Tưởng tượng số dặm bay tích lũy của cậu ấy, chẳng mấy mà được ngồi phòng chờ sang trọng, bay miễn phí hạng thương gia. Quá tuyệt!", người khác nói.

    "Thực sự khả thi. Chuyến bay nhanh, giá vé rẻ thì tiết kiệm hơn nhiều so với thuê nhà, ăn uống và các chi phí khác", một người bày tỏ ủng hộ.

    Ông Andrew Parr, Phó giám đốc về Nhà ở và Dịch vụ cộng đồng của UBC, cho biết ông cảm thông với những sinh viên đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhà ở. Đây là động lực để trường xây dựng nhà ở giá rẻ cho sinh viên.

    "Chúng tôi nhận thấy việc tìm kiếm phòng trọ, căn hộ cho thuê với giá cả phải chăng là một thách thức đối với sinh viên. Đặc biệt ở Vancouver, điều này khó khăn hơn rất nhiều", ông Parr chia sẻ với Daily Hive.

    Theo ZNews

  • Cảnh sát Canada vẫn chưa tìm ra thủ phạm vụ trộm 400 kg vàng thỏi, 53 kg tiền mặt có tổng trị giá 24 triệu CAD (17 triệu USD) ở ngay bên trong sân bay Toronto hơn nửa năm trước.

    Vào hồi tháng 4, tại sân bay quốc tế Pearson ở TP Toronto đã xảy ra vụ trộm vô cùng táo tợn với số tài sản cực lớn.

    Kẻ xấu đã sử dụng phiếu xuất kho giả để đưa ra khỏi nhà kho của hãng hàng không Air Canada số tiền mặt 2,7 triệu CAD và 24 thỏi vàng. Số vàng nặng 400 kg, số tiền mặt nặng hơn 53 kg bị đánh cắp chỉ sau khoảng 42 phút được chuyển đến nhà kho và sau đó được đưa ra khỏi sân bay.

    Số tiền và vàng này được công ty Brink's của Mỹ thuê hãng Air Canada vận chuyển từ Zurich (Thụy Sĩ) đến Toronto. Số vàng dự định được gửi đến Ngân hàng Toronto-Dominion, trong khi tiền mặt sẽ mang đến Sở Giao dịch tiền tệ và vàng thỏi Vancouver.

    toi pham trom vang
    Máy bay của hãng Air Canada tại sân bay quốc tế Pearson – Canada. Ảnh minh họa: Reuters

    Cho tới nay, đã hơn 6 tháng nhưng cảnh sát Canada vẫn không bắt được thủ phạm. Đây là một trong những vụ trộm lớn nhất tại Canada.

    Trong bối cảnh đó, công ty Brink's đã gửi đơn kiện đòi Air Canada bồi thường thiệt hại nhưng hãng hàng không lớn nhất Canada bác bỏ.

    Cụ thể, trong đơn khởi kiện hồi tháng 10, công ty Brink's cáo buộc hãng hàng không Air Canada "an ninh lỏng lẻo" nên dẫn đến việc bị trộm.

    Phía nguyên đơn lý giải kẻ trộm đã dễ dàng lấy được số tiền, vàng chỉ nhờ một tờ phiếu xuất kho giả. Điều này do Air Canada không bố trí đủ an ninh trong khâu xử lý hàng.

    Đáp lại, phía Air Canada cho rằng Brink's chuyển số vàng và tiền mặt lớn mà không khai báo giá trị, không mua bảo hiểm và không trả thêm phí cho an ninh. Vì điều này, hãng hàng không Air Canada bác bỏ mọi cáo buộc và từ chối bồi thường cho Brink's.

    Không đồng tình với phía bị đơn, công ty Brink's tuyên bố đã trả phí thêm cho việc chuyển hàng. Công ty Mỹ cũng nhấn mạnh trên các kiện hàng đã ghi rõ "vàng"và "tiền mặt" cùng yêu cầu được "giám sát đặc biệt bởi hàng hóa có giá trị".

    Cả phía nguyên đơn lẫn bị đơn đều viện dẫn Công ước Montreal cho yêu cầu và phản bác của mình - theo The Guardian hôm 20-11.

    Hãng hàng không Canada nói công ước này giới hạn trách nhiệm tài chính mà công ty phải trả và cho rằng yêu cầu bồi thường quá lớn trong khi thiệt hại không phải họ gây ra. Còn công ty Brink's lập luận rằng không có giới hạn nào đối với mức bồi thường theo công ước.

    Tòa án vẫn đang xem xét vụ kiện và lý lẽ của các bên.

    Theo Người Lao Động

     

  • Vancouver House là một công trình kiến trúc độc đáo được hoàn thành trong năm 2020 - hứa hẹn sẽ là điểm tham quan thú vị khi du lịch tại Canada. Tòa nhà gây được ấn tượng mạnh từ phần móng hình tam giác, phần đỉnh hình chữ nhật cho đến thiết kế xoắn ốc ở phần thân nhà.

    canada house 1

    Vancouver House trông như một kiến trúc phá vỡ mọi giới hạn, quy luật khi nhìn từ các góc độ khác nhau. Nhằm khắc phục không gian hạn chế, tòa nhà này đã được thiết kế vô cùng độc đáo với phần đế tam giác nhỏ, sau đó vặn xoắn và phình to theo độ cao. Tòa nhà được định giá 278 triệu USD.

    Tòa nhà chọc trời Vancouver House của tập đoàn Bjarke Ingels (BIG) tại Vancouver, Canada tọa lạc trên một mảnh đất rất nhỏ trong một khu vực chật chội với nhiều tòa nhà khác, một dòng sông và một cây cầu lớn.

    canada house 1

    Luật quy hoạch nghiêm ngặt của địa phương yêu cầu ở độ cao 30m trở xuống, tòa nhà phải cách cây cầu ít nhất 30m. Nhằm giải quyết vấn đề này, BIG thiết kế tòa nhà vươn lên từ phần đế hình tam giác nhỏ dưới mặt đất, sau đó vặn xoắn và mở rộng dần cho đến khi đạt độ cao tối đa 155m. Mặt tiền bằng thép với thiết kế đặc biệt tạo ra các khu vực ban công và hiên, mang lại tầm nhìn tuyệt vời về phía dòng sông và những ngọn núi.

    Tòa nhà gồm 49 tầng, hầu hết là không gian dành cho dân cư, chia thành 75 căn hộ để mua và 106 căn hộ cho thuê. Ngoài ra, tòa nhà còn có khu vực bán lẻ ở các tầng dưới, không gian dành cho văn phòng làm việc và các tiện nghi.

    canada house 1

    Vancouver House dưới lăng kính

    Trung tâm thành phố Vancouver tọa lạc tại một bán đảo nhỏ của bờ Thái Bình Dương, có đường ranh giới hoàn toàn tự nhiên và không hề suy suyển bất kể sự phát triển hàng ngày của phố xá thành thị. Cùng những ưu tiên cộng đồng về tầm nhìn từ đường lớn đến dãy núi North Shore và quy mô dành cho lối đi bộ, những hạn chế này đã dấy lên một hình thái kiến trúc đô thị đặc biệt mới. “Vancouverism” (một thuật ngữ được quốc tế công nhận trong giới quy hoạch), đại diện cho sự tích hợp của quá trình phát triển đa dạng các tiện ích tự nhiên dễ tiếp cận và lối kiến trúc mang tính đặc trưng của thành phố: tòa nhà cho thuê hoặc nhà mặt phố.

    canada house 1

    canada house 1
    Các khoảng lùi công trình phía sau tạo cho phần mặt tiền phía đông một diện mạo điệu đà.

    Vô cùng thành công trong tư cách một hình mẫu đại diện của mức sống đô thị, hệ thống kết cấu của tòa nhà được cho là có tính khuôn khổ. Tòa nhà Vancouver có độ cao 515ft (xấp xỉ 157m) bao gồm 53 tầng lầu đan xen, hoàn thiện vào năm 2020 (đã bán hết vào 2014). Nhóm kiến trúc sư đã diễn giải tòa tháp trên một khối bục để đáp ứng những thách thức về mặt độc nhất vô nhị. Theo ông Bjarke Ingels: “Chúng tôi cho rằng có một cách nào đó để thổi những luồng gió mới vào trong công trình này, để tòa nhà được phép thoát ly khỏi kiểu cấu trúc quy hoạch thông thường mà cứ thế tiếp tục phát triển về lâu dài.”

    canada house 1

    canada house 1
    Tường tiền sảnh được ốp đồng, chất liệu này cũng đồng thời được sử dụng trong nhà bếp và các vách ngăn ban công.

    Ở vị trí này, kết quả cuối cùng cho ra một hình chữ nhật có phần mảnh mai, trong khi đứng từ một địa thế khác lại có cảm giác như mở ra một cung đường mới rời khỏi chốn đô thị, và lại một tầm nhìn khác như Ingels nói “trông như thần đèn bước ra khỏi bình”.

    Tuy nhiên, thần đèn này lại được nhận xét không vững chắc về mặt kết cấu. “Sự uốn lượn trong thiết kế có trọng tải ngang bằng một trận động đất, và Vancouver có nguy cơ cao trong vấn đề này.” – theo ông Derrick Roorda, kĩ sư công trình, giám đốc Buro Happold trụ sở San Francisco. Cáp thép cường độ cao dự ứng lực khắc sâu vào bề tường một khoảng 2 đến 3 foot, đồng thời sử dụng bê tông để chịu lực nén, ngăn chặn nguy cơ bị nứt và làm giảm đáng kể khả năng lệch tường.

    canada house 1

    Mỗi một mặt của tòa nhà lại mang những nét đặc trưng khác biệt: phía bắc và phía đông do công xông gia tăng, trong khi phía nam và phía tây đối phó với các điều kiện năng lượng mặt trời. Các lô gia phía nam và hành lang hướng tây được gói gọn trong một khoảng khung dày để tạo bóng mát và sự riêng tư. Nếu yếu tố mặt tiền của các tòa nhà lân cận chủ yếu mang hình thái tinh tế và nhẹ nhàng, thì mô hình của tòa Vancouver lại tương đương với quy mô của một cây cầu cùng cấu trúc giàn thép đảm bảo được sự lưu thông liên tục. Trên thực tế, tỷ lệ đúc đặc và khoảng trống của tòa nhà cũng xấp xỉ với thanh chống quốc lộ trên cao.

    canada house 1

    Bởi thiết kế ấn tượng cùng vị trí đắc địa đã khiến tòa nhà trở thành tâm điểm của công chúng, nhưng còn một điều bất ngờ hơn chính là sự đóng góp của các tòa nhà 6 tầng góc cạnh như một khối bục để trở thành một phần của khu phức hợp. Ba lăng kính thủy tinh được lồng ghép vào giữa các mặt của ba nhánh: đơn vị cho thuê nhà ở, không gian thương mại được thuê bởi một trường đại học tư thục và cửa hàng bán lẻ trên đường phố. Xét về mặt hình thức, thiết kế tòa nhà hình chữ V đã đáp ứng được hạn chế của mặt đường cao, nhu cầu bắt sáng cho không gian bên dưới, địa hình dốc và bối cảnh khu đô thị dày đặc, phức tạp.

    canada house 1
    Các khoảng sân trong bao gồm một hồ bơi riêng biệt, được chạm trổ từ các tòa nhà khối tam giác.

    Các tầng trên của tòa nhà tạo ra một bức tường cho các đường dốc trên cao, dẫn dắt và xác định hướng để vào trung tâm thành phố. Những nóc nhà xanh nghiêng mình về phía dòng xe ngược xuôi mang lại phút giây sảng khoái cho những người chạy thoáng qua. Được chạm trổ từ phần lõi của tòa nhà, các sân nhiều tầng được lót gỗ cung cấp cho cư dân một không gian ngoài trời mát mẻ. Từ khoảng sân này băng qua các bậc thang và con đường như mang lại những trải nghiệm ở vùng quê châu Âu và đã hoàn thành phạm vi quy mô của dự án từ trong ra ngoài một cách trọn vẹn nhất.

    Decox Design (theo Architecturalrecord)

  • Chính phủ liên bang thông báo sẽ cấp thêm 113 triệu đô-la để cải thiện các dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị trước khi nhập cư dành cho các di dân tương lai của Canada.

    Bộ trưởng di trú Ahmed Hussen đưa ra thông báo này sáng 3/1/2019 tại văn phòng Chương trình Định cư và Hội nhập cho Di dân S.U.C.C.E.S.S. ở Vancouver. Ông cũng thông báo rằng chương trình S.U.C.C.E.S.S. sẽ nhận được 22.4 triệu đô-la trong số kinh phí mới đó.

    Chương trình ở Vancouver là một trong bốn cơ sở hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin, hướng dẫn và giới thiệu cho các di dân diện kinh tế và diện đoàn tụ gia đình trên toàn Canada. Tổng số kinh phí 113 triệu đô-la sẽ tài trợ cho 16 tổ chức cung cấp dịch vụ, phần lớn là hoạt động tại địa phương. Canada đã có dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị trước khi nhập cư cho di dân mới trong 20 năm qua.

    Số tiền này sẽ được dùng để kết nối di dân với các nguồn thông tin và dịch vụ, cung cấp các dịch vụ việc làm theo vùng và tổng quát, khuyến khích di dân thực hiện các bước cần thiết để chuyển đổi các giấy phép việc làm trước khi họ nhập cư, và kết nối họ với các dịch vụ định cư liên bang và tỉnh bang sau khi họ tới Canada.

    Số tiền này sẽ lấy từ phần giúp di dân định cư trong ngân sách 2018 của chính phủ liên bang, theo xác nhận của một phát ngôn viên cho văn phòng bộ trưởng di trú. Chính phủ liên bang dành ra 875 triệu đô-la trong 6 năm tới cho kế hoạch di trú nhiều năm.

    Các dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị trước khi nhập cư nhằm mục đích giúp di dân mới hiểu được cuộc sống ở Canada, và giảm thiểu các trở ngại mà họ có thể gặp trước khi tới Canada để có thể hội nhập thành công.

    Số tiền mới này sẽ cấp kinh phí cho chương trình hỗ trợ chuẩn bị trước khi nhập cư trong 4 năm tới, cho tới năm 2023.

    Chương trình này sẽ dành cho di dân trong ba diện: kinh tế và đoàn tụ gia đình, di dân Pháp ngữ và người tị nạn.

    Các dịch vụ trực tiếp cho di dân sẽ được cung cấp ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines, và các dịch vụ qua mạng cũng sẽ được cung cấp ở các nước khác.

    Viethome (theo canadainfo)

  • Muốn sống và làm việc ở Canada? Đây là ước mơ có thể trở thành hiện thực sau khi chính quyền Ottawa công bố kế hoạch tiếp nhận hơn 1 triệu di dân trong giai đoạn 2019-2021, theo Business Insider.

    Bộ trưởng Hussen, vốn là một người tỵ nạn Somalia nhập cư vào Canada, đã nói: "Người nhập cư và hậu duệ của họ đã đóng góp rất lớn cho Canada. Trong tương lai, thành công của Canada phụ thuộc vào việc tiếp tục đảm bảo rằng những người nhập cư luôn được chào đón và hòa nhập".

    Theo báo cáo này, cứ 5 người sống tại Canada thì có 1 người được sinh ra tại bên ngoài nước này. Kể từ năm 1990, đã có hơn 6 triệu người nhập cư vào Canada. 

    Nhập cư được coi là giải pháp để củng cố nền kinh tế Canada. Với những người nhập cư còn trẻ sẽ giúp cho đất nước này giải quyết những thách thức từ dân số già gây nên. Tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động và người về hưu được dự đoán là 2/1 vào khoảng năm 2036, so với tỷ lệ 4,2/1 vào năm 2012, báo cáo cho hay.

    Mục tiêu tiếp nhận người nhập cư cao nhất vào năm 2021 là 370.000 người và chỉ dưới một nửa (48%) số lượng này sẽ thuộc các chương trình phát triển kinh tế để lấp đầy những lỗ hổng kỹ năng trong thị trường lao động.

    "Tỷ lệ nhập cư ngày càng gia tăng đặc biệt là trong tầng lớp kinh tế, sẽ giúp chúng tôi (Canada) duy trì lực lượng lao động, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển". 

    "Với dân số đang già hóa và tỷ lệ sinh thấp, nhập cư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dân số và lực lượng lao động tiếp tục tăng cho Canada". 

    Trong báo cáo về Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới 2018, Canada hiện xếp thứ 12 với số điểm hoàn hảo là 100 cho sự ổn định về kinh tế vĩ mô, cũng như đứng đầu các quốc gia trên Thế giới về sự đa dạng các nguồn lực lao động. 

    Hơn một nửa số người nhập cư được tiếp nhận trong năm 2017 theo các chương trình phát triển kinh tế, trong khi chỉ có 44.000 người là những người tị nạn do các chính sách nhân đạo và chính sách công.

    Kế hoạch nhập cư giai đoạn 2019 đến 2021 bao gồm các mục tiêu lớn hơn cho những người tị nạn và những người di cư, từ 43.000 người trong năm 2019 đến 64.500 người vào năm 2021

    Canada được coi là quốc gia đi đầu trên Thế giới về các chính sách nhập cư. Ông Filippo Grandi, trưởng Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR), đã ca ngợi Canada vì "sự hào phóng, cởi mở và sự sẵn lòng" giúp đỡ những người di cư.

    Tuy nhiên, kế hoạch tiếp nhận nhập cư mới này của Canada chỉ là một giọt nước trong đại dương so với số người di cư trên toàn thế giới. UNHCR cho biết, có khoảng 68,5 triệu người bị buộc vào hoàn cảnh phải di cư trong năm 2017. Đến cuối năm 2017, số người tị nạn tăng lên đến 1,19 triệu người./.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Bài viết của tác giả Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa từ Đại học Waterloo, Ontario, Canada.

    Gió lạnh thổi hun hút trong một chiều thứ Bảy cuối mùa thu dọc con phố Ottawa, thành phố Kitchener (bang Ontario, Canada).

    Khoảng 5 giờ chiều thì trời đã bắt đầu tối và vắng người qua lại. Ở sân sau căn nhà số 311, trong ánh đèn mờ đục, một người đàn ông chừng 50 tuổi lúi húi bật bếp chiếc lò nướng ngoài trời, đặt lên đó 2 miếng burger. Thêm vài chai bia, đó là bữa tối BBQ cuối tuần lý tưởng cho người đàn ông độc thân như George.

    Trong căn bếp nhà số 319 cùng dãy phố, Rob cũng chừng 50 tuổi đang khui mấy thứ đồ hộp cho vào lò vi sóng. Đó là bữa tối của anh và con chó béo tròn Khloe. Anh cũng sống độc thân hơn 10 năm sau ngày ly dị vợ và xa con gái.

    Căn nhà chúng tôi nằm giữa, một cặp vợ chồng người Việt cùng 3 đứa con, cũng đang chuẩn bị bữa tối và chờ thêm vài người khách đồng hương. 

    co don tren tung con pho
    Câu hỏi "liệu Canada có cần một Bộ trưởng cô đơn giống như ở Anh?" đã trở thành vấn đề nổi bật nhận được nhiều sự quan tâm trong năm qua.

    Tưởng như cởi mở mà lại cô đơn và khép kín

    Hình ảnh người Canada sống độc thân (hộ gia đình 1 người) không có gì lạ. Tổng điều tra dân số cho biết có 28% người Canada trưởng thành sống một mình, cao nhất kể từ khi lập quốc năm 1867, và cao nhất so với các nhóm hộ gia đình còn lại. Cơ quan Thống kê Canada cũng báo cáo rằng cứ 4 trong 10 cặp kết hôn ở Canada kết thúc bằng ly hôn (cao nhất ở Quebec là 5/10), và tỷ lệ hộ gia đình không có con đã vượt trên tỷ lệ hộ gia đình có con.

    Nghiên cứu mới đây năm 2017 trên các trường đại học cao đẳng toàn quốc đưa ra con số 66% sinh viên "cảm thấy rất cô đơn" trong năm qua, 30% "cảm thấy rất cô đơn" trong 2 tuần trước, và sự cô đơn ở sinh viên nữ nhiều hơn nam.

    Nhận xét về điều này, David Ness, giám đốc tư vấn cho sinh viên trường Đại học Manitoba phát biểu, "Có tới 30,000 sinh viên trong khu học xá, cùng vài ngàn cán bộ nhân viên. Người đông đến vậy, nhưng nhiều sinh viên vẫn thấy hoàn toàn cô đơn. Họ phải có các kỹ năng cá nhân để kết nối với ai đó".

    Khách du lịch và những người lần đầu đến Canada có thể cảm nhận rằng cuộc sống có màu sắc văn minh lịch sự, và mọi thứ dường như rất ổn. Người Canada gặp nhau trên đường dù không quen biết vẫn hỏi thăm nhau một câu kinh điển "Hi! How are you?" (Xin chào, anh/chị khỏe không?) và câu trả lời cũng luôn kinh điển "I am good. Yourself?" (Tôi ổn, bạn thế nào?).

    Những câu hỏi đáp này mang đầy tính xã giao, áp dụng mọi nơi, mọi lúc, người quen, đồng nghiệp hay chưa từng gặp, và nó không có nghĩa sẽ bắt đầu cho một cuộc hội thoại cởi mở hơn. Hầu hết sẽ đi vào ngõ cụt ngay, bởi các chủ đề hội thoại là rất giới hạn.

    Những chủ đề cá nhân như việc làm, thu nhập, con cái, hôn nhân, sinh hoạt gia đình, đảng phái là tuyệt đối cấm kỵ trừ khi rất thân thiết hoặc ai đó tự mở lòng. Đồng nghiệp hay hàng xóm chỉ nói với nhau những thứ vô thưởng vô phạt về thời tiết, vật nuôi, cắm trại mùa hè, trượt tuyết mùa đông, và tốt nhất thì đừng phàn nàn gì. Canada không có gì nổi trội về khoa học, văn hóa, thể thao hay giải trí nên việc bình luận về một bộ phim hay, một chương trình TV tốt, một nghệ sĩ hay chính trị gia được yêu mến là điều hiếm khi xảy ra.

    Canada là một đất nước của sự tĩnh lặng, ở mọi khu dân cư, ngoại trừ khu vực downtown của các thành phố lớn. Có lẽ phong cách Anh (Canada đang thuộc chế độ quân chủ lập hiến của nữ hoàng Anh), khí hậu lạnh và dân cư thưa thớt có những ảnh hưởng nhất định ở đây. Nhân viên công sở, nhà nước, trường học tương đối kiệm lời.

    Phong cách công sở của Canada đề cao làm việc nhóm, nhưng lại yêu cầu không tạo ra mâu thuẫn, nên các cuộc họp thường không có tranh cãi gay gắt, mang đầy tính thỏa hiệp với các giải pháp an toàn, trách nhiệm tập thể.

    Văn hóa công sở và cũng như ngoài đời, người Canada kiên nhẫn và ít phản biện, vì thế các đề nghị đột phá nhìn chung ít khi được chấp thuận. Khá giống với Việt nam, cuối mỗi năm cán bộ nhân viên đều phải nộp những nhận xét lẫn nhau lên bộ phận nhân sự, nên tốt nhất là không tạo ra mâu thuẫn với bất kỳ ai. 

    Joe Ruelle (áo cam), blogger người Canada khá được yêu thích tại Việt Nam (Ảnh: Joe.vn)

    Các sinh viên nước ngoài, nhất là từ châu Á, khi du học Canada đừng quá trông đợi sự cởi mở, thân thiện của các bạn sinh viên bản xứ và cả thầy cô giáo. Họ lịch sự vừa đủ, lặng lẽ và khép kín. Sẽ rất ít khi thấy người Canada bộc lộ suy nghĩ thực và thẳng thắn về một điều gì đó, ngay cả của chính họ. Các lớp học trong trường phổ thông Canada cũng hiếm khi ồn ào, lũ trẻ trông ngoan, ít mơ mộng, tự tạo những rào chắn trong giao tiếp và không thích lắm những trò đùa cợt thường thấy. 

    Lớp học trong trường đại học thường kết thúc bài giảng đúng giờ, bởi các sinh viên không ham tranh luận. Người Mỹ thường bộc lộ tính cách và cảm xúc của họ tức thời và mãnh liệt khi chứng kiến một điều gì đó khác thường hay một sự kiện rất vui, thì ngay cả khi được hỏi, người Canada có thể nói "Tôi rất vui" với một giọng chậm rãi và thờ ơ.

    Trong văn hóa châu Á, gia đình là thành lũy và chỗ dựa quan trọng cho mọi thành viên, nên ít nhiều những người bước vào tuổi trưởng thành thường ỷ lại. Người Canada cũng như nhiều quốc gia khác, coi trọng sự tự lập và thường bắt đầu năm 18 tuổi, bao gồm cả tự lập tài chính. Điều đó mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng mang đi rất nhiều mối dây liên hệ với gia đình.

    Cha mẹ không trợ giúp nhiều và không can thiệp cuộc sống riêng của con, nên nhiều sự kiện quan trọng như đổi chỗ làm, lập gia đình, sinh con, mua nhà đều là riêng tư và có thể tùy chọn để chia sẻ. Vì công việc, vì địa lý, các thành viên trong gia đình có khi chỉ gặp nhau một lần mỗi năm, hay nhiều năm. Thay vào đó là văn hóa gửi thiệp trong mọi sự kiện, những tấm thiệp màu sắc, ghi sẵn những dòng chữ yêu thương kinh điển, nhưng vô cảm.

    Sự cô đơn nguy hiểm

    Cô đơn mang tới nhiều hệ lụy.

    Bộ y tế Canada đưa ra cảnh báo rằng cô đơn còn nguy hiểm hơn cả béo phì ở quốc gia này, và nó mang tới tình trạng rối loạn tâm thần, trầm cảm, và lạm dụng các chất gây nghiện. Trung tâm nghiện chất và sức khỏe tâm thần của Canada đưa ra con số rằng ở bất kỳ năm nào, cứ 1 trong 5 người Canada đã hay đang mắc rối loạn tâm thần, và ở tuổi 40, 1 trong 2 người Canada đã hay đang mắc rối loạn tâm thần.

    Khoảng 4,000 người Canada tự tử mỗi năm, và chỉ trong năm 2017, 3 sinh viên tại đại học Waterloo của tôi đã tự tử theo cùng một cách: nhảy từ lầu cao xuống đất.

    Trong lứa tuổi phổ thông, 34% học sinh trung học tại tỉnh bang Ontario được xác nhận là có rối loạn tâm lý (lo lắng hay trầm cảm) ở mức độ vừa đến nặng. Con số mới nhất từ trung tâm nghiên cứu Đại học Waterloo cho biết 76% học sinh trung học Canada (lớp 9-12) đã từng uống rượu (nam nữ bằng nhau), và 36% học sinh trung học Canada đã từng sử dụng cần sa (nam nhiều hơn nữ). Một đất nước phát triển không hề đảm bảo rằng cuộc sống của các cá nhân là lành mạnh. 

    Các chương trình và giải pháp được công bố rầm rộ trên thông tin đại chúng nhưng tình trạng vẫn không hề được cải thiện. Thời gian chờ đợi trung bình ở Ontario cho việc được nhận tư vấn và liệu pháp điều trị là 6 tháng đến 1 năm. 75% trẻ em rối loạn tâm thần ở Canada không nhận được dịch vụ điều trị chuyên khoa.

    Khi cô đơn thành "đặc sản"

    Cô đơn ở Canada đã là một đặc sản, một thuộc tính cố hữu. Sự cô đơn ở Canada có thể mường tượng như khi bạn nghe bài hát "Hey You" của nhóm Pink Floyd về những người giam mình trong bốn bức tường.

    Thậm chí còn hơn thế, sự cô đơn dễ thấy ngay cả trong dòng người đông nghẹt đang đi trên phố, hay trong siêu thị mua bán. Họ đi qua nhau, và như không có bất kỳ sự liên hệ nào.

    Những người Canada có cơ hội sống ở nước ngoài, như Jesse Peterson đang ở Việt Nam làm giáo viên và nhà báo, đều tìm thấy niềm vui và hạnh phúc mà họ chưa hề có. Bạn đọc anh ấy xem.

    Joe Ruelle, blogger nổi tiếng người Canada từng sống ở Việt nam với nickname Dâu, tác giả 2 cuốn sách tiếng Việt, nói rằng người Việt nam có thể dạy rất nhiều cho người Canada về cuộc sống gần gũi của gia đình, tận hưởng hạnh phúc đang có và sự gắn kết thành viên trong cộng đồng.

    Jesse và Joe không khen xã giao, họ nói đúng sự thật thôi.

    Viethome (theo Thời Đại)

  • Phố Wall vừa có sự thay đổi lớn khi công ty buôn cần sa hợp pháp đầu tiên của Canada đặt chân vào đế chế tài chính của Mỹ.

    Công ty Aurora Cannabis có trụ sở tại Canada đã bắt đầu giao dịch trên sàn NYSE (Sàn Giao Dịch Chứng Khoán New York) kể từ ngày 23/10. Động thái táo bạo của công ty ''buôn cần'' này gây xôn xao dư luận trong bối cảnh luật pháp Hoa Kỳ vẫn cấm các tổ chức kinh tế tài chính của nước này giao dịch với những công ty có dính líu đến cần sa.

    viethome buon can sa o Canada 1Sở giao dịch chứng khoán New York tọa lạc tại phố Wall. Nơi đây sẽ có một sự thay đổi lớn khi các công ty buôn cần sa từ Canada tham gia giao dịch.

    Tuy nhiên, Aurora Cannabis được phép giao dịch ở Mỹ bởi họ không phải là công ty Mỹ mà có nguồn gốc từ Canada. Nghe có vẻ lạ, tuy nhiên điều đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ.

    Canada hiện đã hợp pháp hóa cần sa như một sản phẩm thương mại với mục đích giải trí cho người lớn. Mặc dù vậy, luật pháp liên bang Hoa Kỳ vẫn xem đây là một chất cấm. Chính vì thế, những ngân hàng liên bang không thể nào nhận tiền gửi từ các công ty ''buôn cần'' do bị giới hạn bởi đạo luật chống rửa tiền.

     

    viethome buon can sa o Canada 2Trang trại trồng cần sa của Aurora Cannabis có thể đạt công suất 150.000 kg ''cần'' mỗi năm.

    Hiện tại, Aurora Cannabis đang sở hữu tới tám cơ sở sản xuất được chính phủ cấp phép. Thu nhập vào quý 4 năm 2018 của công ty này dự đoán sẽ đạt 19,1 triệu USD, tăng 3,9 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính cả năm, tổng doanh thu đạt được 55,2 triệu USD và tăng 18,1 triệu USD so với năm 2017, một con số rất ấn tượng.viethome buon can sa o Canada 3

    Lần đầu tiên trên thế giới, cây cần sa được trồng với một quy mô lớn, hợp pháp, có đầu tư về trang thiết bị và công nghệ như vậy. Hơn nữa, nó không chỉ được dùng để chế biến dược phẩm y học mà còn được thương mại hóa để phục vụ nhu cầu ''hút hít'' của người dân.viethome buon can sa o Canada 4

    Theo luật liên bang của Mỹ, hầu hết cần sa được giao dịch dưới dạng số lượng nhỏ lẻ, và thanh toán bằng tiền mặt. Trong trường hợp này, một cuộc giao dịch lớn sẽ gây ra nhiều rắc rối trong khâu lưu trữ tiền bạc trước khi việc ký gửi với thẻ tín dụng được cho phép thực hiện.

    Hiệp hội các ngân hàng bang Colorado là một trong những tổ chức kịch liệt phản đối việc giao dịch với các công ty bán cần sa. Phát ngôn viên của hiệp hội này cho biết: "Những công ty này đã từng cố gắng rửa tiền và che đậy bằng nhiều cách. Tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, chúng tôi đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời".viethome buon can sa o Canada 5

    Đạo luật hợp thức hóa cần sa đã giúp chính phủ Canada củng cố một ngành công nghiệp tuy mới vừa khởi phát nhưng đầy tiềm năng, có thể thu về nguồn lợi vô tận. Tuy nhiên, chưa nói đến những biến đổi lâu dài đến xã hội trong tương lai, hiện tại ngành công nghiệp cần sa nước này đang phải đối mặt với nạn khan hiếm hàng do người dân được ''phê pha'' thỏa thích một cách vô tội vạ với nhu cầu ngày càng tăng.

    Viethome (theo lostbird - ABC News)