• Không một chút tiếng Anh, Minh theo mẹ sang Australia khi vừa học xong lớp một tại Việt Nam.

    Ba tháng đầu là thời gian rất khó khăn. Hầu như ngày nào về nhà con cũng khóc vì không có bạn, không thể giao tiếp, và cũng không hiểu bài học trên lớp. Nhưng từ tháng thứ tư, con bắt đầu có bạn và hòa nhập được với môi trường mới, và hơn nữa, có thể giao tiếp và học được bằng tiếng Anh. Chỉ sau hơn một năm, Minh đã tự tin tham gia thi hùng biện tiếng Anh ở trường cùng các bạn bản xứ khác và nhận được giấy khen từ hiệu trưởng.

    Từ khi vào trường, hàng tuần ngoài các hoạt động học tập trên lớp, con thường mang về nhà 2-3 quyển truyện mượn từ thư viện. Là nghiên cứu sinh ngành Giáo dục, tôi tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh trong lớp con gái mình.

    Lớp học của con rất ấm cúng, có thảm trải sàn, tường treo tranh ảnh của học sinh và đặc biệt là giá sách gồm rất nhiều truyện. Truyện có tranh ảnh minh họa sinh động và chủ đề thú vị về thế giới tự nhiên, xã hội, môi trường xung quanh, các mối quan hệ gia đình, bạn bè; các hoạt động trong cuộc sống, giá trị và bài học đạo đức thông qua các câu chuyện... Điều quan trọng là các quyển sách và truyện được đánh số dựa trên độ khó và lượng từ vựng tăng dần (graded books).

    Hàng ngày, ngoài giờ giáo viên giảng bài là giờ tự đọc sách. Giáo viên cũng như một vài phụ huynh tình nguyện như tôi sẽ giúp các em thêm trong quá trình đọc hiểu. Bên cạnh đó, mỗi tuần học sinh đều lên thư viện đọc và mượn sách, truyện về nhà (trung bình 2-3 cuốn). Các em không chỉ được học ngôn ngữ, kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn mở rộng trí tưởng tượng, sáng tạo.

    Đó là câu chuyện của 10 năm trước khi tôi còn là nghiên cứu sinh ở Sydney và Minh theo mẹ sang học tại một trường tiểu học công trong khu phố.

    Bây giờ, Lâm, con trai thứ của tôi, bước sang 6 tuổi. Vào lớp một, với môn Tiếng Việt tập một, con được phát hai cuốn, một cuốn học buổi chính trên lớp (sáng) và một cuốn để học buổi chiều. Các bài học được thiết kế để luyện âm và vần. Đối với cuốn học chính thì bài học là một số từ, câu và đoạn có vần cần học, được minh họa bằng một vài tranh ảnh; có thêm một bài kể chuyện theo tranh. Đối với cuốn hai, mỗi bài luyện âm và vần chứa hàng chục từ ngữ, với nhiều khái niệm trừu tượng hoặc xa lạ (rất ít tranh ảnh minh họa) để phục vụ luyện âm và vần (ví dụ: kỷ luật, nghệ thuật, huân chương, sắc xuân, quyết tâm, duyệt binh...).

    Mỗi tối hai mẹ con vật lộn để luyện đọc từ và bài đọc trong cuốn hai, nhiều từ con đọc mà không hiểu bởi các khái niệm trừu tượng, hoặc xa lạ với những trải nghiệm non nớt ở tuổi của con. Sau một học kỳ, với nỗ lực của cô trò trên lớp và của mẹ con ở nhà, Lâm biết đọc ở mức cơ bản, nhưng con tỏ ra không thích học tiếng Việt, cũng không thể hiện nhiều tiến bộ trong giao tiếp hay kiến thức tự nhiên, xã hội.

    tieng viet

    Sang kỳ hai, các bài học trong cuốn Tiếng Việt tập hai được thiết kế theo các chủ điểm về Bản thân, Trường lớp, Gia đình, Thế giới xung quanh với những bài đọc, viết, luyện âm và vần. Tuy nhiên, các bài đọc thường nhằm giới thiệu những âm vần khó, nhiều bài chứa các câu phức và từ mới, trong đó nhiều từ không được minh họa, giải thích hay luyện tập đủ để các em nắm rõ ý nghĩa, khái niệm. Các từ tưởng chừng đơn giản với người lớn nhưng với các em sẽ không dễ hiểu như: thân quen, lạ lẫm, thân thiết, gần gũi; hồi hộp, ấm áp; liên hoan, dỗ dành, nâng đỡ...

    Dạy trẻ đọc viết dựa trên ngữ âm (phonics) là một trong những phương pháp mà khoa học đã chứng minh là hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đây là phương pháp dạy học giúp trẻ nhận biết mối liên hệ giữa chữ cái, vần và âm. Ngược lại với cách tiếp cận dạy ngữ âm, phương pháp dạy nguyên từ (whole-word) dựa trên quan niệm học ngôn ngữ là quá trình tự nhiên, tức trẻ em sẽ học được các khái niệm, ý nghĩa, phát âm và cách viết từ thông qua các bài đọc trong bối cảnh cụ thể, ở các trình độ phù hợp. Trẻ sẽ tích lũy được từ vựng nhờ tiếp xúc nhiều lần với những từ đó qua việc đọc các cuốn sách, truyện được thiết kế theo trình độ, tăng dần lượng từ và độ khó, ở trình độ bậc thấp hơn sẽ có nhiều tranh ảnh minh họa, hỗ trợ. Ngoài ra, học tập gắn với trải nghiệm cá nhân, kết hợp các kỹ năng nghe-nói, đọc-viết giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ vào thực tiễn cũng là cách tiếp cận giúp phát triển năng lực giao tiếp hiệu quả.

    Tôi thấy chương trình dạy tiếng Việt lớp 1 hiện tại đang tiếp cận chủ yếu dựa trên phương pháp giúp học sinh luyện âm vần (phonics), có kết hợp phần nào với học nguyên từ trong bối cảnh (whole-word). Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp nào thì học sinh cũng cần gắn với đọc hiểu chứ không phải "đọc vẹt" (biết đọc nhưng không hiểu nghĩa). Mục tiêu của học Tiếng Việt là giúp học sinh nắm bắt được các khái niệm, nghĩa của từ cũng như cách sử dụng chúng trong các bối cảnh khác nhau để có thể vận dụng, phát triển năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, Chỉ một vài từ hay câu trong sách giáo khoa không đủ để phát triển năng lực đó; và việc luyện đọc vẹt với một loạt từ ngữ, bài đọc chứa các khái niệm xa lạ lại càng không dễ.

    Chương trình tiểu học ở nhiều nước thường kết hợp cân bằng giữa phương pháp dạy thông qua phonics, phương pháp whole-word, và phương pháp học trải nghiệm, giúp học sinh từng bước học âm vần, tích lũy vốn từ vựng từ dễ đến khó, học đọc và viết, học tự nhiên và xã hội thông qua các cuốn sách, câu chuyện thú vị, được thiết kế với lượng từ và độ khó tăng dần và các hình ảnh minh họa dễ thương. Ngoài các giờ học và đọc trên lớp, học sinh được tiếp xúc với các nguồn sách, truyện đa dạng, phù hợp với trình độ được mượn từ thư viện và mang về nhà đọc thêm. Việc "tắm mình" trong ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với trình độ, kết hợp với học ngữ âm chính là chìa khóa giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ.

    Sẽ cần một nghiên cứu về tiếng Việt mang tính hệ thống và công phu để xác định và phân loại từ vựng theo các cấp độ và thiết kế nguồn sách, truyện nhằm giúp trẻ từng bước tích lũy vốn từ đó để hình thành năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, mở rộng kiến thức tự nhiên, xã hội cũng như khám phá, khơi gợi trí tò mò, tưởng tượng, sáng tạo. Đồng thời, cũng cần xác định đâu là từ mới dựa trên trải nghiệm ở lứa tuổi, với những điều kiện sống, điều kiện kinh tế - xã hội để thiết kế các bài đọc và hoạt động học tập giúp các em lĩnh hội vốn từ vựng đó.

    Học một ngôn ngữ không phải chỉ để "xóa mù chữ" mà còn hình thành năng lực ngôn ngữ, hình thành thói quen, niềm yêu thích đọc, để nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách và phát triển năng lực giao tiếp xã hội.

    Tác giả: Nguyễn Thị Hương / VnExpress

  • Tiếng Việt chỉ là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Dưới đây là top 10 ngôn ngữ có ngữ pháp khó và hệ thống chữ viết phức tạp nhất. Việc học có thể gặp khó khăn, nhưng nó là một ngôn ngữ phổ biến và tốt nhất để hiểu văn hóa và giao tiếp với mọi người trong đất nước.

    tieng viet

    Top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới

    Tiếng Ả Rập

    Tiếng Ả Rập được coi là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Với hệ thống chữ viết phức tạp và ngữ pháp phong phú, học và sử dụng Tiếng Ả Rập đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực lớn. Ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Ả Rập và là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia. Tuy khó, nhưng học Tiếng Ả Rập mang lại lợi ích về hiểu biết văn hóa và giao tiếp với những người nói Tiếng Ả Rập.

    Tiếng Ả Rập không chỉ khó về mặt hệ thống chữ viết phức tạp, mà còn về ngữ pháp và cách diễn đạt ý nghĩa. Hệ thống chữ viết của Tiếng Ả Rập gồm 28 chữ cái và viết từ phải sang trái. Mỗi chữ cái có thể có hình dạng khác nhau tùy vào vị trí trong từ. Điều này đòi hỏi người học phải nắm vững cách viết và đọc chính xác.

    Ngoài ra, Tiếng Ả Rập cũng có một hệ thống ngữ pháp phức tạp với nhiều quy tắc và biến thể. Sự chính xác về ngữ pháp là yếu tố quan trọng trong việc hiểu và sử dụng Tiếng Ả Rập. Hơn nữa, cách diễn đạt ý nghĩa trong Tiếng Ả Rập thường khác so với tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ Latin khác. Điều này có thể tạo ra sự khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác và tự nhiên.

    Tiếng Trung

    Tiếng Trung được coi là một trong những tiếng khó nhất thế giới vì nhiều yếu tố phức tạp trong việc học và sử dụng ngôn ngữ này.

    Thứ nhất, hệ thống chữ viết phổ biến của tiếng Trung là Hán tự, gồm hàng ngàn ký tự. Việc học và nhớ các ký tự này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian.

    Thứ hai, Tiếng Trung có một hệ thống âm thanh phức tạp với 4 thanh điệu khác nhau. Điều này đòi hỏi người học phải nắm vững cách phát âm và phân biệt các âm thanh tương tự nhưng có ý nghĩa khác nhau.

    Thứ ba, tiếng Trung có một hệ thống ngữ pháp đặc biệt, với sự sắp xếp từ và cấu trúc câu khác so với ngôn ngữ phương Tây. Việc hiểu và sử dụng đúng ngữ pháp là một thách thức lớn. Ngoài ra, trong tiếng Trung, các từ ngữ và cụm từ có tính tương đối cao, điều này có nghĩa là một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh và cấu trúc câu.

    Tiếng Nhật

    Tiếng Nhật được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Tiếng Nhật sử dụng ba hệ thống chữ viết khác nhau là Kanji (chữ Hán), Hiragana và Katakana. Kanji là hệ thống chữ viết phức tạp được mượn từ chữ Hán và có khoảng 2000 ký tự thông dụng. Hiragana và Katakana là các bộ chữ cái đơn giản hơn, nhưng vẫn cần phải học và nhớ. Việc học viết và đọc Tiếng Nhật cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và thực hành đều đặn.

    Về ngữ âm, tiếng Nhật có một hệ thống âm thanh phong phú với nhiều âm đơn và âm ghép. Điều này đòi hỏi người học phải nắm vững cách phát âm và phân biệt các âm thanh tương tự nhưng có ý nghĩa khác nhau.

    Bên cạnh đó, tiếng Nhật có một hệ thống ngữ pháp phức tạp và quy tắc chặt chẽ. Cách sắp xếp từ và cấu trúc câu trong Tiếng Nhật khác với ngôn ngữ phương Tây, đòi hỏi người học phải nắm vững và áp dụng đúng ngữ pháp.

    Tiếng Hàn

    Tiếng Hàn được coi là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Một trong những khía cạnh khó nhất khi học tiếng Hàn là hệ thống ngữ pháp phức tạp. Ngữ pháp tiếng Hàn có nhiều quy tắc và cấu trúc câu khác nhau, đòi hỏi sự chính xác và nắm vững. Việc hiểu và áp dụng đúng ngữ pháp trong việc xây dựng câu và diễn đạt ý nghĩa chính xác là một thách thức lớn.

    Ngữ âm tiếng Hàn cũng là một khía cạnh khó khăn. Tiếng Hàn có nhiều âm thanh khác nhau, một số trong đó không tồn tại trong các ngôn ngữ khác. Điều này đòi hỏi người học phải làm quen với các âm thanh mới và thực hành để phát âm chính xác.

    Hệ thống chữ viết Hangul cũng có thể gây khó khăn cho người học. Hệ thống chữ viết này gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Mặc dù Hangul có cấu trúc tương đối đơn giản, việc học và nhớ các ký tự này vẫn đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành đều đặn. Ngoài ra, tiếng Hàn cũng sử dụng một số chữ Hán, gọi là Hanja, trong văn bản chính thức và trong từ vựng chuyên ngành.

    Tiếng Phần Lan

    Tiếng Phần Lan cũng được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Độ khó của tiếng Phần Lan không chỉ liên quan đến các yếu tố ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng phức tạp mà còn bao gồm các yếu tố khác như cách sử dụng ngôn ngữ và yếu tố văn hóa.

    Tiếng Phần Lan sử dụng chữ viết Latin, nhưng có một số ký tự đặc biệt và cách sử dụng chữ viết có thể khác biệt so với các ngôn ngữ khác. Hơn nữa, tiếng Phần Lan cũng sử dụng một số chữ viết phương Bắc trong văn bản cổ và trong từ vựng chuyên ngành.

    Đáng chú ý, tiếng Phần Lan sử dụng chữ viết phương Bắc, gọi là "tiếng Phần Lan mới" (New Finnish), trong khi các tài liệu cổ và thư tín chính thức vẫn sử dụng chữ viết phương Đông, gọi là "tiếng Phần Lan cổ" (Old Finnish). Việc học và nhận biết các ký tự và cách phát âm chính xác trong cả hai hệ thống này có thể là một thách thức.

    Về mặt ngữ pháp, tiếng Phần Lan có một hệ thống ngữ pháp phức tạp và quy tắc chặt chẽ. Cấu trúc câu, thứ tự từ và các quy tắc ngữ pháp đòi hỏi sự chính xác và nắm vững. Ví dụ, tiếng Phần Lan có hệ thống các biến thể từ với nhiều hình thức và quy tắc biến đổi phức tạp, điều này có thể gây khó khăn cho người học.

    Tiếng Thái Lan

    Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất tại Thái Lan. Nó thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á-Tiếng Môn-Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Lào, tiếng Môn và tiếng Khmer. Đây là một ngôn ngữ tự nhiên và phát triển từ các ngôn ngữ gốc của dân tộc Thái ở vùng Đông Nam Á.

    Tiếng Thái sử dụng hệ thống chữ viết gọi là "chữ viết Thái" hoặc Akson Thai. Hệ thống này có 44 chữ cái và viết từ trái sang phải. Chữ cái của tiếng Thái Lan được gọi là "tiếng Thái Lan" (tiếng Thái) hoặc "tiếng Thái Khoa" (tiếng Rang Ria). Nhưng cách gọi này không phổ biến và chỉ được sử dụng trong một số tài liệu ngữ âm tiếng Thái.

    Tiếng Thái có một hệ thống âm thanh phức tạp với hơn 40 âm thanh khác nhau. Có các âm ngắn và dài, âm thanh thanh và âm thanh không thanh. Sự phân biệt giữa các âm thanh này có thể khá khó khăn cho người học ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiếng Thái có tới 5 kiểu thanh điệu (thanh tăng, thanh trầm, thanh hỏi, thanh sắc, không thanh) và âm điệu đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi ý nghĩa của từ và câu. Điều này khiến việc học và phát âm tiếng Thái trở nên khá khó khăn.

    Tiếng Việt

    Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất tại Việt Nam. Đồng thời, cũng là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới.

    Tiếng Việt, hay còn được gọi là tiếng Việt Nam hoặc Việt ngữ, là ngôn ngữ chính thức được công nhận là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Nó được sử dụng bởi khoảng 85% dân số Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài.

    So sánh tiếng Việt với tiếng Thái và các tiếng Môn-Khmer, có thể thấy rằng tiếng Việt không sử dụng nhiều phụ tố như tiếng Thái, trong khi các tiếng Môn-Khmer thường có nhiều phụ tố, đặc biệt là tiền tố và trung tố. Ngoài ra, tiếng Việt cũng có hệ thống thanh điệu tương tự như tiếng Thái cổ, trong khi các tiếng Môn-Khmer không có hệ thống thanh điệu.

    Trong suốt 4000 năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, tiếng Việt đã ngày càng phát triển. Trong tiếng Việt bao gồm từ thuần Việt (những từ được sáng tạo bởi người dân Việt Nam), từ Hán Việt (những từ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán) và từ mượn gốc Tây Âu .

    Tiếng Việt có một hệ thống chữ viết Latin và được viết từ trái sang phải. Hệ thống này được gọi là "chữ Quốc ngữ" và được giới thiệu vào thế kỷ 17 bởi các nhà sử học người Pháp. Chữ Quốc ngữ có 29 chữ cái và dễ học và sử dụng.

    Đặc biệt, tiếng Việt gồm 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh (còn gọi là dấu). Một số âm thanh khá khó phát âm, đặc biệt là âm "ngã" và âm "tr", đòi hỏi người học phải luyện tập để phát âm chính xác và tự nhiên.

    Tiếng Iceland

    Tiếng Iceland khó vì chứa những từ cổ và có quy tắc ngữ pháp phức tạp. Nó thuộc nhóm ngôn ngữ Bắc German trong họ ngôn ngữ Ấn-Âu, nhưng ngữ pháp của nó không tương đồng với tiếng German cổ. Hơn nữa, phát âm tiếng Iceland khó khăn và phụ thuộc nhiều vào yếu tố lịch sử hơn là nguyên tắc ngôn ngữ. Vì độ khó này, ít người quan tâm và có ý định học tiếng Iceland.

    Một thách thức khác khi học Tiếng Iceland là thiếu tài liệu học phong phú và sẵn có so với các ngôn ngữ phổ biến khác. Điều này có thể làm cho việc học trở nên khó khăn và yêu cầu sự nỗ lực và sự kiên nhẫn lớn từ người học.

    Tiếng Hungary

    Tiếng Hungary có một hệ thống ngữ âm phức tạp với nhiều âm thanh khó phát âm và phân biệt. Ví dụ, có sự phân biệt giữa các âm /s/ và /ʃ/, /t/ và /t͡ʃ/, /r/ và /ɾ/, và nhiều âm khác.

    Bên cạnh đó, ngữ pháp của Tiếng Hungary rất phức tạp và có nhiều quy tắc và hình thức đặc biệt; c lượng từ vựng phong phú và đa dạng, bao gồm cả các từ vựng từ tiếng Ural và các từ mới được tạo ra từ ngôn ngữ hiện đại. Điều này đòi hỏi người học phải nắm vững một số lượng lớn từ vựng và khả năng áp dụng chính xác trong ngữ cảnh thích hợp.

    Tiếng Nga

    Bảng chữ cái tiếng Nga có nguồn gốc từ bảng chữ cái Cyrillic, gồm 33 ký tự với 31 chữ cái và 2 dấu.

    Trong tiếng Nga, danh từ, đại từ và tính từ được chia thành ba giống: giống đực (мужской род), giống cái (женский род) và giống trung (средний род). Ngoài quy tắc chung, có nhiều cách để xác định giống của từ trong tiếng Nga như dựa vào hậu tố, quy tắc từ vựng,… Tuy nhiên, có một số từ không tuân theo quy tắc và phải được ghi nhớ. Việc học từ vựng và sử dụng từ điển là cách tốt nhất để xác định giống của từ trong tiếng Nga.

    Khi sử dụng tiếng Anh, đôi khi chúng ta có thể nhấn sai trọng âm và người nghe vẫn có thể hiểu ý nghĩa của chúng ta. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với tiếng Nga. Khi bạn nhấn sai trọng âm trong tiếng Nga, người nghe sẽ ngay lập tức hiểu nhầm ý nghĩa của từ. Vì vậy, việc nắm vững cách phát âm tiếng Nga là rất khó đối với người học. Thông thường, bạn phải học ít nhất 3-5 năm để có thể nghe và nói tiếng Nga thành thạo.

    Tiêu chí đánh giá độ phức tạp của ngôn ngữ

    Hệ thống chữ viết: Một hệ thống chữ viết phức tạp và đa dạng có thể làm tăng độ khó khi học ngôn ngữ đó. Ví dụ, hệ thống chữ viết như chữ Trung Quốc hay chữ Nhật đều có nhiều ký tự và quy tắc phức tạp. Trong khi đó, hệ thống chữ viết như bảng chữ cái Latin của tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha đơn giản hơn.

    Ngữ âm: Một hệ thống âm thanh phức tạp cũng làm tăng độ khó khi học ngôn ngữ. Số lượng và sự phân bố của các âm thanh, cách phát âm và cách phân biệt âm thanh tương tự nhưng có ý nghĩa khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, phát âm và hiểu ngôn ngữ.

    Ngữ pháp: Một hệ thống ngữ pháp phức tạp và quy tắc khó hiểu có thể làm tăng độ khó khi học ngôn ngữ. Cấu trúc câu, thứ tự từ, quy tắc biến đổi từ và các quy tắc ngữ pháp đòi hỏi sự chính xác và nắm vững.

    Từ vựng: Số lượng và đa dạng của từ vựng cũng có thể ảnh hưởng đến độ phức tạp của ngôn ngữ. Một ngôn ngữ có nhiều từ vựng độc nhất và từ ngữ đa nghĩa có thể làm tăng độ khó khi học và sử dụng ngôn ngữ.

    Kỹ năng giao tiếp và văn hóa: Một ngôn ngữ có các quy tắc và thành ngữ đặc biệt, biểu hiện tôn trọng và các yêu cầu văn hóa khác có thể làm tăng độ khó trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.

    Theo Sputnik

  • Theo kết quả cuộc điều tra dân số thực hiện 5 năm một lần được công bố gần đây, năm 2021, có 320.758 người (1,26%) ở Australia nói tiếng Việt tại nhà, tăng thêm hơn 43.000 người so với năm 2016.

    tieng viet o uc
    Du khách tham quan Nhà hát Opera Sydney (Australia). (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Tổng điều tra dân số mới nhất do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) thực hiện cho thấy không kể tiếng Anh, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ ba ở Australia, chỉ sau tiếng Quan Thoại và tiếng Arab.

    Theo kết quả cuộc điều tra dân số thực hiện 5 năm một lần được công bố gần đây, năm 2021, có 320.758 người (1,26%) ở Australia nói tiếng Việt tại nhà, tăng thêm hơn 43.000 người so với năm 2016.

    Vào năm 2016, với 277.400 người nói tiếng Việt tại nhà, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ tư ở Australia, không kể tiếng Anh, đứng sau tiếng Quan Thoại, tiếng Arab, tiếng Quảng Đông.

    Hiện có 429 ngôn ngữ đang được nói ở Australia, bao gồm 183 ngôn ngữ bản địa.

    Cuộc điều tra dân số Australia cũng cho thấy, vào tháng 8/2021, trong tổng số gần 25,5 triệu người ở Australia, tổng cộng 334.785 người xác nhận có gốc Việt, trong đó có hơn 257.997 người sinh ra ở Việt Nam, đứng thứ hai trong nhóm di dân đến từ các nước Đông Nam Á, sau Philippines.

    Nếu tính theo bang, người gốc Việt sinh sống đông nhất ở bang New South Wales với 124.030 người (37,04%), tiếp theo là ở bang Victoria có 121.136 người (36,18%)./.

    Theo TTXVN

  • ngu phap tieng viet
    (Ảnh minh họa)

    Mới đây, cộng đồng mạng bỗng chia sẻ lại một câu chuyện hài huớc về cách người nước ngoài học Tiếng Việt. Dù câu chuyện này xuất hiện từ một vài năm trước nhưng đến nay vẫn khiến dân tình ôm bụng cười lăn lộn.

    Chuyện là một anh Tây đi du lịch ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Trong lúc vui chơi, anh vô tình làm rơi cuốn sổ ghi chú học Tiếng Việt của mình. Cuốn sổ sau đó được một người Việt nhặt được, mở ra xem thì thấy chằng chịt các từ vựng được ghi lại như sau:

    - Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.

    - Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.

    - Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.

    - Buồn cười: Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.

    - Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn, mà những tật không hay của người ta.

    - Đánh giày: Không phải là phang, đánh, đập, đá vào giày mà là "o bế ", làm đẹp cho giày.

    - Đánh răng: Không phải là đánh, đập,... cho răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.

    - Đi cầu: Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.

    - Hai vợ chồng: Không có nghĩa là 2 vợ 1 chồng mà chỉ có 1 vợ 1 chồng thôi.

    - Hai ông bà: Không có nghĩa là 2 ông 1 bà, mà chỉ có 1 ông 1 bà thôi.

    - Làm thinh: Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng, không nói năng chi hết.

    Ảnh minh họa.

    - Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ chơi không mà thôi.

    - La cà: Không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.

    - Làm răng (mần răng): Làm thế nào chứ không phải đi chữa răng đau đâu.

    - Ngâm thơ: Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc kéo từng chữ cho dài ra, cho người ta nghe hay hay.

    - Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA của mình.

    - Nhà thơ, nhà văn, nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ, bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ, viết văn, viết báo...

    - Ông Sui: Là ba mình gọi ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là "Mr. Unlucky" đâu.

    - Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.

    Không rõ thực hư ra sao nhưng ai nghe xong câu chuyện này cũng phì cười. Quả thật, Tiếng Việt của chúng ta có kho tàng từ vựng vô cùng phong phú. Mỗi từ vựng lại có thể sử dụng được nhiều nghĩa khác nhau, tùy vào hoàn cảnh. Có nhiều từ ban đầu chỉ có 1 vài nghĩa nhưng sau này trong giao tiếp cuộc sống, hoặc có một sự kiện xã hội nào đó thì nó lại được biến tấu sử dụng theo nghĩa khác.

    Nhiều cư dân mạng sau đó để lại những bình luận như: "May quá, may mà tôi sinh ra ở Việt Nam, thật tự hào khi nói sõi một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới", hay "Đây mới chỉ là những từ bình dân thôi đấy, khi nào học sang từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh rồi thì teencode nữa...". 

    Theo Afamily

  • Lần đầu tiên, hai trường đại học thuộc khối Ivy League là Đại học Brown và Đại học Princeton cùng hợp tác triển khai khóa học tiếng Việt đầu tiên trong học kỳ này theo hình thức học trực tuyến qua Zoom.

    Khóa học về Ngôn ngữ tiếng Việt sơ cấp và trung cấp do một giảng viên người Việt tại ĐH Brown trực tiếp giảng dạy, cô giáo Trang Trần.

    Nữ giảng viên chia sẻ, giáo trình được sử dụng trong khóa học vừa được cập nhật trong năm nay, đồng thời cũng được thiết kế sao cho phù hợp nhất với những sinh viên trong lớp. Đối tượng sinh viên tham gia lớp học này hầu hết đều là người Mỹ gốc Việt hoặc những sinh viên nước ngoài có hứng thú và mong muốn tìm hiểu về tiếng Việt.

    “Các sinh viên đều mong muốn tìm hiểu về cội nguồn, văn hóa Việt Nam, đồng thời có thể trò chuyện được với những người trong gia đình mình. Vì vậy, tôi muốn lớp học của mình không chỉ nói về ngôn ngữ. Ở đó, sinh viên còn có thể bàn về văn hóa, cách ứng xử, suy nghĩ của người Việt Nam hay thảo luận về văn hóa, phong tục của người Việt.

    truong ivy league day tieng viet
    Theo THE Ranking 2022, Đại học Princeton đứng Top 7 những trường đại học tốt nhất thế giới.

    Tôi rất vui vì sinh viên có thể chọn học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, nhưng các em lại quyết định đăng ký học tiếng mẹ đẻ”.

    Là một người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Cẩm My (23 tuổi, sinh viên Đại học Princeton) chia sẻ, nguồn gốc xuất thân chính là động lực mạnh mẽ khiến My theo đuổi ngôn ngữ này.

    “Cả bố và mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Vì vậy, tôi muốn được kết nối nhiều hơn với văn hóa, di sản và con người Việt Nam. Tôi nghĩ đó là trải nghiệm rất tuyệt vời”, My nói.

    Trước đó, một số sinh viên đã liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Princeton (PCLS) để ủng hộ việc giảng dạy tiếng Việt trong trường đại học. Sau đó, PCLS hứa sẽ “có những trao đổi với các đối tác” để xây dựng chương trình giảng dạy ngôn ngữ này.

    “Cùng lúc ấy, Đại học Brown cũng đã thiết lập một khóa học về Ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời đồng ý sẽ hợp tác liên kết đào tạo với Đại học Princeton”, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Princeton cho hay.

    Hiện tại, khóa học này thuộc khoa Nghiên cứu Đông Á (EAS), nhưng chủ nhiệm khoa - GS. Anna Shields cho biết: “Hiện tại, nguồn lực của chúng tôi đang tập trung vào các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Vì thế, mức độ quan tâm của học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định liệu tiếng Việt có được tiếp tục đưa vào giảng dạy trong học kỳ mùa xuân và mở rộng qua năm học sau hay không”.

    Đại học Brown được biết tới là ngôi trường thuộc khối Ivy League. Theo THE Ranking 2022, Đại học Brown đứng thứ 64 trong số các trường đại học tốt nhất thế giới. Cùng thuộc khối Ivy League, Đại học Princeton đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng này.

    Vietnamet (Theo The Daily Princetonian)

  • Tin bộ ‘Chữ Việt Nam song song 4.0’ vừa được cấp bản quyền tác giả lại một lần nữa dấy lên làn sóng nhiều chiều: có phản đối và có yêu cầu tôn trọng sự sáng tạo.

    0 chu viet song song 1
    Tác giả Kiều Trường Lâm và ví dụ về Chữ Việt Nam song song 4.0 của anh và tác giả Trần Tư Bình - Ảnh: NVCC

    Bộ Chữ Việt Nam song song 4.0 kết hợp từ hai công trình Chữ Việt nhanh và Ký hiệu dấu của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).

    Tác giả Kiều Trường Lâm (34 tuổi) hiện tại đang làm công việc bán hàng cho một công ty xuất khẩu về gỗ ở Hà Nội. Còn ông Trần Tư Bình hiện sinh sống và làm việc tại Úc.

    Đây là bộ chữ Việt chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ.

    Ngay khi công bố, bộ chữ cải tiến này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

    Có ý kiến cho rằng sáng tạo một hệ thống ký âm tiếng Việt mới là chuyện bình thường và nó hoàn toàn chẳng thể động chạm gì được tới tiếng Việt. Tiếng Việt và ký âm tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt) là hai cái hoàn toàn khác nhau.

    Có ý kiến phản đối gay gắt, mỉa mai nó quá phức tạp, rắc rối, "đọc trẹo cả mồm". Một số người còn tức giận bởi lo cho tiếng Việt bị hết nhà sáng tạo này tới giáo sư nọ… phá.

    0 chu viet song song 2
    Trích đoạn bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ được tác giả Kiều Trường Lâm "dịch" sang Chữ Việt Nam song song 4.0

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online,nhà văn Ngô Tự Lập nói nhiều người tranh cãi về hệ thống chữ viết mới của hai tác giả (cũng như của ông Bùi Hiền), nhưng không phân biệt được tiếng Việt và chữ Việt.

    Theo ông, chữ quốc ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết và nhiều người đã từng muốn cải tiến.

    Có điều chữ quốc ngữ đã quá phổ biến, đã được gắn liền với văn hóa Việt hàng thế kỷ, với hàng tỉ văn bản, trở thành một phần tâm hồn người Việt hiện đại, đến mức ngay cả những khuyết điểm của nó cũng trở thành tài sản văn hóa (ví dụ, nó là công cụ để chơi chữ, làm thơ sai dấu kiểu Bút Tre, hay kể chuyện tiếu lâm...).

    Vì vậy, việc cải tiến chữ quốc ngữ không còn cơ hội thành công, và các hệ thống chữ viết mới chỉ cần cho những mục đích rất cụ thể, như tốc ký hay bảo mật, hoặc có thể coi là một thứ bài tập để dạy về tín hiệu học.

    Cho nên ai thích sáng tạo một hệ thống ký âm tiếng Việt khác để dùng cho những mục đích cụ thể thì có thể thử sức, không có gì phải bàn.

    Nhà thơ lục bát Nguyễn Thế Kiên cũng cùng quan điểm. "Trừ khi Chính phủ đưa vào đào tạo và thay thế hệ thống chữ nghĩa đang dùng thì mới nên bàn", anh nói.

    0 chu viet song song 2
    Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm Chữ Việt Nam song song 4.0

    Một nhà phê bình văn học chia sẻ với Tuổi Trẻ Onlinerằng ông cũng đồng quan điểm với nhà văn Ngô Tự Lập khi cho rằng việc dư luận phản ứng với những sáng tạo chữ viết được công bố gần đây là vì rất nhiều người nhầm giữa tiếng Việt và chữ Việt.

    Ông khẳng định chữ quốc ngữ lâu nay vẫn có những bất hợp lý của nó nên nhiều người muốn cải tiến chữ quốc ngữ, đó là điều bình thường. Chuyện Cục Bản quyền cấp bản quyền cho công trình này là bình thường trong một xã hội văn minh tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nó chỉ để chứng minh sáng tạo ấy là của họ làm ra. Còn chuyện sáng tạo mới ấy có đưa ra thực tế cuộc sống được không thì lại là chuyện khác.

    "Thế giới người ta cũng đăng ký rất nhiều thứ kỳ quặc. Quyền phát minh sáng chế là của mọi người, còn từ phát minh ra ứng dụng lại là chuyện khác", nhà phê bình văn học nói trên cho biết.

    0 chu viet song song 2
    Tác giả Kiều Trường Lâm - Ảnh: NVCC

    Chữ viết của chúng tôi sẽ là bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới

    Về công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 đang gây ồn ào dư luận,Tuổi Trẻ Online có cuộc trò chuyện ngắn với tác giả Kiều Trường Lâm.

    * Thưa anh, điều gì thôi thúc anh sáng tạo thêm một hệ thống chữ viết tiếng Việt mới?

    - Chữ quốc ngữ là một chữ viết rất hay. Tôi không có ý định cải tiến chữ quốc ngữ mà chỉ đưa về cải tiến ở dạng không dấu.

    Tôi đã nghĩ về chữ không dấu từ rất lâu, trước đây có nhiều tờ báo nói về giới trẻ nhắn tin không dấu nhiều lúc gây hiểu lầm tệ hại. Tôi nhận thấy chữ không dấu mình đang nghiên cứu rất phù hợp cho giới trẻ sử dụng trong việc nhắn tin không dấu mà không gây hiểu lầm nữa.

    Tôi cho rằng thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học nước nhà. Trong tương lai khi Chữ Việt Nam song song 4.0 được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới, nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì chữ viết không còn dấu, giống như tiếng Anh.

    * Anh có tin rằng hệ thống chữ viết tiếng Việt mới của anh sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế không?

    - Mình tin rằng Chữ Việt Nam song song 4.0 sẽ có ứng dụng thực tiễn. Hiện nay có một vài độc giả sau khi đã hiểu được giá trị của bộ chứ này thì bắt đầu cảm thấy hay. Hiện có một vài độc giả đã liên hệ với tôi và đang thử học.

    Ngoài ra, Chữ Việt Nam song song 4.0 là chữ không dấu có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt nên sử dụng trên Internet sẽ rất hiệu quả, giới trẻ sẽ tin dùng trong tương lai.

    * Anh nghĩ sao về việc một số người phản ứng không tốt với sáng tạo của hai anh?

    - Với một sản phẩm mới ra đời thì bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tất cả những ý kiến phản biện ấy đều đáng được trân trọng và ghi nhận.

    Sẽ cần rất nhiều thời gian để tôi chứng minh cho độc giả thấy rằng sản phẩm của tôi rất hấp dẫn nếu các bạn độc giả sẵn sàng học nó và thử áp dụng. Nếu mọi người sẵn sàng học thử và thử áp dụng, tôi tin rằng chính những ai từng phản biện gay gắt với công trình của tôi sẽ nhận ra nó có ứng dụng thực tiễn.

    Theo Tuổi Trẻ