• Phong tục xông đất ở nước này được gọi là first footing. Người xông đất phải là nam giới, cao, tóc đen.

    tuc xong dat o scotland 1
    Người Scotland tặng than, bánh mì cho chủ nhà khi đến xông đất đầu năm. Ảnh: Julie Howden

    Tại Scotland, đêm giao thừa được gọi là Hogmanay. Dịp này, người dân cùng nhau tổ chức những hoạt động tập thể, tiệc tùng linh đình và cùng nắm tay nhau hát Auld Lang Syne - ca khúc năm mới của người dân Scotland. Người dân nước này cho rằng Hogmanay sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi Auld Lang Syne.

    Theo truyền thống, khi hát bài này, mọi người sẽ đứng thành vòng tròn, bắt chéo tay và nắm lấy tay nhau. Đến cuối bài, vòng tròn được thu nhỏ dần và kết thúc bằng những cái ôm, nụ hôn chúc mừng năm mới.

    Xông đất đầu năm

    Việt Nam không phải đất nước duy nhất có tục xông đất vào ngày đầu năm. Tại Scotland, hoạt động này được gọi là first footing (hay còn gọi là first foot). Người đầu tiên xông đất cho gia chủ sẽ được gọi là first footer.

    Theo thông lệ, người xông đất cho gia chủ ở Scotland sẽ mang đến một số món quà mang tính tượng trưng như đồng xu (tượng trưng cho của cải), than đen (tượng trưng cho sự ấm áp), bánh mì đen (tượng trưng cho sự no đủ), thậm chí là một búi tóc màu đen. Ngoài ra, rượu whisky cũng là món quà được nhiều người lựa chọn trong dịp này.

    tuc xong dat o scotland 1
    Người xông đất bắt buộc phải mang theo quà tặng, nếu không sẽ bị cho là mang xui xẻo đến cho gia chủ. Ảnh: Iain McLean.

    Để mang lại may mắn cho gia chủ, người xông đất phải là nam giới, vóc dáng cao, có mái tóc đen hoặc sẫm màu. Ngược lại, những người có mái tóc vàng xông đất sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ.

    Các nhà sử học cho rằng quan niệm mê tín này xuất phát từ sau các cuộc xâm lược của người Viking. Những người lạ tóc vàng, cầm rìu xuất hiện trước cửa nhà thường được cho là sẽ mang lại rắc rối.

    Đến nay, nguồn gốc chính xác của tục xông đất ở Scotland vẫn chưa được xác định. Nhiều người cho rằng tục này có thể bắt nguồn từ hoạt động "quaaltagh" ở đảo Man. Trong tiếng Manx, quaaltagh dùng để chỉ người đầu tiên bước vào nhà trong ngày đầu năm.

    Những người thực hiện "quaaltagh" sẽ tụ tập thành một nhóm, đi từng nhà và hát “Ollick ghennal erriu, as bleïnfeer vie”, nghĩa là "Giáng sinh vui vẻ và chúc bạn một năm mới tốt lành", theo Mental Floss.

    Dọn nhà, rước đuốc, ngâm mình trong nước

    Ngoài tục xông đất, người Scotland còn có tục dọn nhà đón năm mới giống người Việt Nam. Để tránh xui xẻo, người Scotland sẽ dọn nhà trước khi tiếng chuông đêm giao thừa vang lên.

    Ngôi nhà được dọn sạch, tro bếp cũng được dọn và vứt đi. Những người nợ tiền cũng tranh thủ trả hết nợ để xóa bỏ những điều không may mắn trong năm cũ và chào đón điều tốt đẹp của năm mới.

    Đêm giao thừa, người Scotland có thêm một hoạt động là rước đuốc. Trong hoạt động này, nhiều người sẽ mặc trang phục của người Viking, tay cầm rìu, khiên hoặc những ngọn đuốc được bó bằng da động vật. Người dân địa phương quan niệm khói từ những ngọn đuốc này sẽ xua đuổi tà ma, chào đón mặt trời và mang lại may mắn cho mọi người.

    Hoạt động đốt đuốc thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Hàng nghìn ngọn đuốc thắp sáng những con phố gắn liền với lịch sử ở thành phố Edinburgh và các khu vực khác như Stonehaven, Comrie, Biggar.

    tuc xong dat o scotland 1
    Loony Dook thu hút sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Ảnh: Ian Georgeson.

    Đến sáng 1/1, người dân Scotland lại tham gia một hoạt động khác gọi là Loony Dook. Theo The Scotsman, sự kiện Loony Dook đầu tiên diễn ra vào năm 1987 nhờ cuộc trò chuyện giữa những người dân địa phương trong quán bar The Moorings Lounge trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 1986.

    Khi đó, hai chàng trai Andy Kerr và Jim Kilcullen đang tìm một cách mới lạ để ăn mừng năm mới. Kilcullen đề xuất bạn nhảy xuống sông Firth of Forth để giảm bớt cảm giác nôn nao khi uống rượu.

    Đôi bạn đã rủ những người địa phương khác cùng tham gia và Loony dook trở thành một hoạt động mới trong ngày đầu năm của người dân địa phương. Andy Kerr cũng là tác giả của cái tên Loony Dook. Loony là viết tắt của lunatic, nghĩa là điên rồ và dook, theo tiếng địa phương Scotland, nghĩa là tắm hoặc ngâm mình.

    Những năm đầu tiên, Loony Dook chỉ là hoạt động nhỏ lẻ của địa phương. Từ năm 1990 trở đi, sự kiện này mới trở nên phổ biến và thu hút lượng lớn người tham gia. Sáng 1/1, người dân sẽ mặc trang phục thú vị, nhiều màu sắc và ngâm mình trên sông Firth of Forth, phía bắc thành phố Edinburgh.

    Ngoài việc tạo ra hoạt động vui chơi giải trí, giúp người dân giải rượu trong ngày đầu năm, Loony Dook còn được ủng hộ vì tạo ra khoản quyên góp lớn cho các tổ chức từ thiện. David Steel, người tổ chức Loony Dook ở Scotland, cho biết trong nhiều năm qua, hoạt động này đã quyên góp được gần 100.000 USD cho các tổ chức từ thiện tại địa phương.

    Theo Zing

  • Khi nói về lễ mừng năm mới, điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta là ngày 1/1. Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều ăn Tết vào ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch.

    Các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau, và do đó, họ có thể ăn Tết theo lịch dương, lịch âm hoặc lịch của riêng họ. Dưới đây là một số quốc gia không ăn mừng năm mới vào ngày 1/1 dương lịch, mà lại mừng vào một ngày khác trong năm 2023.

    1. Thái Lan - Thứ Năm, ngày 13 tháng 4

    tet cac nuoc 1

    Lễ mừng năm mới của người Thái Lan có tên gọi là Songkran, được tổ chức vào tháng 4 hàng năm, trong đó, ngày 13/4 là ngày quan trọng nhất. Thái Lan được biết đến như một quốc gia có số lượng người theo đạo Phật chiếm đa số, vì vậy ngày mừng năm mới Songkran cũng được tổ chức theo Phật lịch.

    Từ Songkran bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là "sự dịch chuyển". Đây là một ngày lễ tượng trưng cho lòng tốt, tình yêu thương đồng cảm và sự biết ơn. Vào ngày này, mọi người sẽ tham gia hoạt động "té nước", dùng nước để tẩy rửa và chúc phúc cho nhau, cầu mong mưa thuận gió hòa trong năm tới.

    2. Israel - Thứ Sáu, ngày 15 tháng 9

    tet cac nuoc 1

    Lễ ăn mừng năm mới ở Israel có tên gọi là Rosh Hashanah, có nghĩa là "đầu năm" trong tiếng Do Thái. Đây là thời điểm bắt đầu một năm theo lịch của người Do Thái, thường rơi vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch. Năm nay thì rơi vào ngày 15/9.

    Rosh Hashanah là thời điểm tuyệt vời để các du khách có thể ghé thăm Israel. Tất cả các doanh nghiệp sẽ đóng cửa, mọi người sẽ mặc đồ màu trắng và dành cả ngày ở giáo đường để cầu nguyện, sau đó là dùng bữa cùng gia đình.

    3. Sri Lanka - Thứ Sáu, ngày 14 tháng 4

    tet cac nuoc 1

    Aluth Avurudda là sự kiện đánh dấu năm mới theo truyền thống của người Sri Lanka được tổ chức ngày 14/4, vào một khung giờ chính thức được tính bằng cách theo dõi chuyển động của Mặt Trời và các vì sao. Phong tục cổ xưa này đánh dấu sự kết thúc của vụ thu hoạch và mùa xuân, với nhiều nghi lễ phức tạp.

    Với một bàn ăn đầy những món truyền thống, Aluth Avurudda là thời gian để gia đình và bạn bè quây quần bên nhau và chơi các trò chơi dân gian. Hầu hết mọi người dù có làm việc xa đến đâu cũng đều trở về quê hương, dành thời gian bên gia đình.

    4. Ethiopia - Thứ Ba, ngày 11 hoặc 12 tháng 9

    tet cac nuoc 1

    Người Ethiopia chào đón bình minh của năm mới vào một ngày tháng 9. Quốc gia châu Phi này sử dụng lịch riêng của mình, và vì có thêm tháng thứ 13, nên lịch của Ethiopia chậm hơn lịch dương tận 8 năm. Năm mới của Ethiopia rơi vào ngày 11/9 trong lịch phương Tây hoặc ngày 12/9 trong những năm nhuận.

    Enkutatash là tên gọi ngày Tết của người Ethiopia, mang ý nghĩa là "món quà trang sức quý giá". Lễ mừng năm mới của quốc gia này tượng trưng cho khởi đầu của mùa màng bội thu sau những tháng mưa kéo dài.

    5. Mông Cổ - Thứ Ba, ngày 21 tháng 2

    tet cac nuoc 1

    Ở Mông Cổ, người dân đón năm mới theo hai lần khác nhau. Lần đầu tiên được tổ chức theo lịch dương giống như các nước phương Tây với ông già Noel tặng quà cho trẻ em, những bữa tiệc ăn mừng Giáng sinh và năm mới.

    Lễ mừng năm mới thứ hai ở Mông Cổ lại là dịp quan trọng hơn cả, vì đây là dịp Tết cổ truyền của họ. Lễ hội này có tên gọi là Tsaagan Sar (mang ý nghĩa là tháng trắng). Giống như tên gọi, ngày Tết này có liên quan nhiều đến chu kỳ của Mặt Trăng. Năm nay Tsagaan Sar rơi vào ngày 21/2. Mục đích chính của ngày lễ này là để gia đình và bạn bè đến thăm nhà của nhau theo thứ tự từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi hơn.

    Các gia đình sẽ chuẩn bị các bữa ăn thịnh soạn và món quà cầu kỳ cho những vị khách ghé thăm, đồng thời mời họ tham gia vào các nghi lễ chiêu đãi truyền thống.

    6. Trung Quốc - Chủ nhật, ngày 22 tháng 1

    tet cac nuoc 1

    Người Trung Quốc ăn Tết Nguyên đán theo âm lịch, thường kéo dài trong 2 tuần và đi kèm với những phong tục thú vị. Ngày lễ này thường rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21/1 đến ngày 20/2 dương lịch.

    Vào thời điểm đặc biệt này, người dân Trung Quốc sẽ tổ chức lễ hội kéo dài khoảng 15 ngày với bạn bè và gia đình. Họ mặc những bộ trang phục truyền thống, ăn những món ăn truyền thống và tổ chức đốt pháo hoa vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

    Ngoài ra, người Trung Quốc còn thích trang trí nhà cửa bằng những chiếc đèn lồng đỏ. Treo đèn lồng trước cửa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, trong khi màu đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự hạnh phúc, bình yên, mang lại may mắn cho gia chủ.

    7. Hàn Quốc - Chủ nhật, ngày 22 tháng 1

    tet cac nuoc 1

    Tương tự như Trung Quốc, người Hàn Quốc cũng đón Tết Nguyên đán (tên tiếng Hàn là Seollal) vào ngày đầu tiên của tháng 1 tính theo lịch âm. Ở xứ sở kimchi, đây là thời điểm để tôn vinh tổ tiên và gia đình sum họp bên nhau.

    Vào ngày này, người Hàn Quốc thường quay về nhà và ăn mừng bằng cách dọn dẹp nhà cửa (có ý nghĩa xua đuổi tà ma), cúng tổ tiên, đi thăm những người lớn tuổi, sau đó dùng bữa sáng truyền thống với tteokguk (canh bánh gạo) được làm từ thịt bò thái lát, bánh gạo, trứng và rau. Do người Hàn Quốc tin rằng ăn tteokguk vào ngày đầu năm mới sẽ lớn thêm một tuổi, vậy nên đây là món ăn bắt buộc trong bữa sáng đầu năm.

    Sau những nghi lễ này là thời gian để vui chơi, các thế hệ trong gia đình sẽ cùng tụ tập lại, trẻ em chơi trò chơi dân gian trong khi người lớn sẽ ăn uống và nói chuyện về những gì đã xảy ra trong năm qua.

    8. Việt Nam - Chủ nhật, ngày 22 tháng 1

    tet cac nuoc 1

    Tết Nguyên đán là với người Việt Nam sự đánh dấu cho khởi đầu của một năm mới theo lịch âm. Tết được tổ chức vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch, có sự thay đổi vào mỗi năm.

    Nghi thức đón Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, đây là lúc Ông Táo trở về Thiên đình để báo cáo tình hình hàng năm với Ngọc Hoàng trước khi trở lại trần gian vào đêm giao thừa. Trong 1 tuần thiếu đi Ông Táo, người Việt Nam sẽ tự bảo vệ mình khỏi tà ma và quỷ dữ bằng cách dựng cây nêu trước nhà.

    Vào ngày lễ, bàn ăn của người Việt sẽ đầy ắp thức ăn, trong đó món bánh chưng, bánh tét là biểu tượng ẩm thực nổi bật nhất của mùa Tết. Ngoài ra sẽ có nhiều món ăn khác như dưa hành, củ kiệu... tùy thuộc theo từng vùng miền.

    Theo Kênh 14

  • Từ khi rời Việt Nam đến sinh sống ở xứ người, Min rất sợ Tết. Năm nào đến giao thừa, cô cũng trốn vào một góc để khóc.

    don tet o duc 1
    Gia đình Min hiện sinh sống tại thị trấn Eppstein, trong trang trại rộng gần 9.000 m2.

    Cuối năm, khi mọi người ở Việt Nam tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Min (tên thật Nguyễn Thị Miên, 30 tuổi), hiện sống ở thị trấn Eppstein, vùng ngoại ô của Đức, lại thấy nhớ quê hương da diết.

    Sang nước ngoài sinh sống hơn 5 năm, cô mới có một lần về Việt Nam ăn Tết. “Tôi từng hứa với mẹ ít nhất 2 năm sẽ về Việt Nam thăm gia đình và ăn Tết cùng bố mẹ một lần. Nhưng rồi dịch bệnh bùng phát, dự định của tôi chưa thể thành hiện thực”, cô dâu Việt ở Đức chia sẻ.

    Mọi năm, Min không bày vẽ gì nhiều vào các dịp lễ, Tết của Việt Nam, một phần vì bận rộn, mặt khác là cô rất sợ Tết. “Tết chỉ thật sự trọn vẹn khi được quây quần bên gia đình, người thân. Còn đối với những người con xa xứ, dịp này mang đến nỗi nhớ nhà không thể diễn tả bằng lời”.

    Dạy con biết về Tết

    Khi con trai dần khôn lớn, Min cố gắng tổ chức Tết đầy đủ để con hiểu ý nghĩa của dịp này. Tại Đức, mọi thứ chuẩn bị cho Tết không sẵn có như ở Việt Nam. Bởi vậy, người mẹ muốn cho con biết được không khí Tết cổ truyền có mai, đào, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ,... đều phải tự làm.

    Năm ngoái, Min chỉ tốn 7 euro để mua đồ trang trí Tết. “Tôi từng xem ở đâu đó cách làm hoa đào bằng sáp nến nên học theo. Sẵn ở nhà có sáp nến cũ của mùa vọng Giáng sinh, tôi tận dụng làm luôn. Ngoài ra, tôi còn làm bao lì xì, viết câu đối đỏ, vẽ lên quả bưởi, gói bánh chưng, bánh tét và bày mâm ngũ quả”, cô kể.

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1
    Min tổ chức Tết đầy đủ nhất có thể để con trai hiểu được ý nghĩa của dịp lễ này.

    Mọi năm, Min thường chuẩn bị đón Tết trước khoảng 2 tuần. Nhưng năm nay, Tết đến sớm khiến cô khá bất ngờ. Sau khi dọn dẹp góc nhà, Min cắt bỏ cây thông cũ, thay bằng bình hoa mận mới cắt ngoài vườn cho căn phòng thêm ấm cúng. Tiếp đó, người mẹ gói 15 cái bánh Tét để vừa ăn Tết, vừa cắt ra từng khoanh trữ tủ đông ăn dần.

    Theo lời Min, trước đây, ở Đức ít biết đến Tết Nguyên đán, việc mua sắm nguyên vật liệu khá vất vả. Vài năm trở lại đây, trước Tết 1-2 tuần, các siêu thị mở bán “tuần lễ châu Á” nên có thể mua một số đồ khô như bún, miến, phở, gạo, gia vị thông thường. Những nguyên liệu phục vụ thuần Tết như lá dong, lá chuối, đậu xanh, gạo nếp có bán ở các khu chợ châu Á khác.

    “Chồng tôi thường chở vợ con đi sắm Tết, như đi mua đồ ở siêu thị châu Á hay mua trái cây về bày mâm ngũ quả. Có những lúc, gia đình tôi phải chạy 3-4 siêu thị chỉ để mua được vài trái dừa, trái thơm hay đôi dưa hấu”, cô kể.

    Con trai Min rất thích Tết. Bé hào hứng cùng mẹ ra vườn cắt cành hoa mận, hoa mơ, treo xâu tiền tài lộc làm từ kẹo đồng tiền chocolate, vẽ bao lì xì đỏ, trang trí nhà cửa, ngâm nếp, gói bánh chưng. Min cũng mua cho con bộ áo dài mới và đọc sách về Tết cổ truyền cho con nghe.

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1
    Con trai Min, bé Max, rất thích Tết và hào hứng giúp mẹ trang trí nhà cửa, gói bánh chưng.

    Giấc mơ đoàn viên

    Khi ở Việt Nam, Tết đối với Min chỉ là những ngày dọn dẹp bơ phờ, nấu nướng mệt mỏi. Nhưng từ khi ra nước ngoài sinh sống, cô coi đây là dịp đoàn viên mà con cái đi xa ai cũng mong về thăm bố mẹ.

    Điều khiến Min nhớ nhất là không khí mọi người tất bật dọn dẹp nhà cửa, mua sắm Tết, những con đường bạt ngàn hoa trước thềm năm mới, những món quà quê của các bà, các mẹ hay những buổi họp mặt gia đình.

    Min vẫn chưa quên cái Tết đầu tiên xa nhà. Khi đó, cô vừa quen ông xã. Ngày mùng 1, Min mặc áo dài sang nhà anh, đem theo con gà để nấu phở.

    Tới khi ngồi trước mâm cỗ tươm tất, Min mở nhạc Tết cho có không khí. Nhưng khi giai điệu vừa cất lên, nước mắt cô rơi lã chã vì cảm giác nhớ nhà.

    “Chồng tôi cuống quýt hỏi ‘Có chuyện gì xảy ra?’, ‘Em bị đau ở đâu? hay anh gọi xe cấp cứu’. Lúc đó, tôi vừa tức, vừa buồn cười, chỉ có thể nói với anh hôm nay là Tết - Neujahr của người Việt Nam. Anh vội gõ Google tìm hiểu. Sau đó, anh vào tủ, mặc bộ đồ hóa trang của Đức với tay và tà áo dài đến chân. Anh chạy ra khoe rằng anh cũng đang mặc áo dài đón Tết cùng tôi”, cô kể lại.

    Nhờ có gia đình nhỏ ở Đức, Min cảm thấy được an ủi rất nhiều khi không thể về Việt Nam ăn Tết.

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1

    don tet o duc 1
    Sau khi có con đầu lòng, vợ chồng Min chuyển từ thành phố Frankfurt về vùng ngoại ô Đức sinh sống. Chồng Min hàng ngày lái xe 100 km đi làm, còn vợ ở nhà chăm con, làm vườn.

    Trước đây, vợ chồng Min sinh sống ở thành phố lớn. Họ bỏ phố về quê gần 3 năm nay, cải tạo nông trại cũ thành farmstay nhỏ trên mảnh đất 9.000 m2.

    Đây là nơi Min vừa có đất để trồng nông sản sạch, vừa tạo quang cảnh để cộng đồng người Việt ở Đức đến nghỉ ngơi, tham quan. Đó là điều cô cảm thấy may mắn.

    “Thời gian này, tôi tất bật cải tạo lại nhà nghỉ, vườn tược cho VietHof nên không biết chắc chắn khi nào mới có thể về đón Tết tại Việt Nam. Có thể tôi sẽ về, nhưng không phải dịp Tết”, cô chia sẻ.

    Chia sẻ về hành trình bỏ phố về quê, Min khuyên mọi người nếu chỉ vì một chút áp lực “cơm áo gạo tiền”, bị sếp la mắng vài câu,... mà muốn trốn tránh hiện tại thì không nên.

    “Đã về quê thì phải mang tâm thế của người làm chủ. Nghĩa là tự làm chủ bản thân, tự tạo công việc cho mình, cho người khác chứ không phải cứ về rồi ngồi một chỗ lướt mạng. Bất cứ điều gì trên đời này cũng không đến một cách dễ dàng. Nếu có, đó chính là tai nạn”, cô nhắn nhủ.

    Theo Zing

  • Cỗ Tết của người Hà Nội thường 4 bát 6 đĩa, nhà giàu có thể 8 bát 12 đĩa, cỗ Tết ở Huế mang nét cung đình, trong khi ở Quảng Ninh đậm vị biển, không hề kiêng mực đầu năm.

    mam co tet 3 mien 1

    Lấy chồng người phố cổ Hà Nội (phố Hàng Bông), chị Tô Thị Hương Giang đã có hơn 20 năm chuẩn bị cỗ Tết truyền thống Hà Nội.

    Theo chị mâm cỗ xưa có rất nhiều kiểu, 8 bát 8 đĩa, 4 bát 8 đĩa, 4 bát 6 đĩa, thậm chí nhà giàu là 8 bát 12 đĩa. Gia đình chị có 5 thành viên nên thường chọn phương án 4 bát 8 đĩa cho mâm cúng đầy đủ và 2 bát 6 đĩa cho mâm cúng vừa.

    Mâm cỗ này có 4 bát gồm măng nấu chân giò, miến nấu lòng gà, bóng thả và chim câu hầm cốm hạt sen. Nếu là 6 bát hay 8 bát sẽ có thêm các lựa chọn như mọc, ốc nấu thả, vây cá, gà tần, su hào thái chỉ hầm... 8 đĩa gồm có giò lụa, chả quế, giò thủ, nem rán, gà luộc (là 5 món cơ bản của Tết), lòng gà xào dứa, tôm tẩm bột chiên và thịt xá xíu là các món tuỳ chọn.

    Gà cúng Giao thừa nguyên con, còn lại đều chặt và bày vào đĩa cho đẹp. Mẹ chồng chị hay làm món mực thái chỉ xào su hào. Đây là món ăn khá cầu kỳ, khó làm chuẩn vì chiên được mực giòn lâu và không bị dai rất khó.

    Ngoài những món nêu trên, mâm cúng không thể thiếu một bát cơm trắng chỉ được xới một lần, một đĩa bánh chưng đã bóc lá, cắt thành 8 phần và đĩa xôi. Các món này không được tính vào 8 đĩa thức ăn.

    Tết còn có một số món phụ không bày vào mâm cỗ cúng nhưng không thể thiếu khi ăn là dưa góp và hành muối.

    mam co tet 3 mien 1

    Trên tất cả, canh bóng nấu thả là món không thể thiếu trong cỗ Tết truyền thống Hà Nội. Bên cạnh bóng bì là nguyên liệu chính, món này cần đến nhiều loại rau củ như súp lơ xanh, súp lơ trắng, đậu hà lan, ngô bao tử, su hào và cà rốt. Các nguyên liệu đều cần được sơ chế, chần sơ rồi ngâm với nước lạnh. Nấm hương ngâm bao với mọc rồi luộc chín, bóng bì ướp với chút gia vị cho đậm đà.

    Nước canh bóng phải dùng nước luộc gà đã hớt hết mỡ, sau đó cho tôm khô vào đun thật nhỏ lửa. Kỹ tính hơn nữa thì có thể thêm ít sò điệp khô thì nước sẽ có vị thơm ngọt đặc biệt. Bát bày món bóng nấu thả thường phải là bát chiết yêu, phía dưới nhỏ và miệng loe rộng để tiện cho việc "khoe" được hết các nguyên liệu của món ăn, đồng thời lại thanh thoát và không tốn chỗ khi bày trên mâm.

    Là giám đốc phát triển kinh doanh của một đơn vị truyền thông, công việc của chị Hương Giang khá bận rộn. Để có thể làm cỗ thật nhanh, bí quyết chính là chuẩn bị sẵn từ trước. Tuy nhiên để bày biện được nhanh và đẹp, cả gia đình chị tham gia vào, mỗi người một việc.

    "Nhiều người nghĩ Tết là để nghỉ ngơi sao phải vất vả, nhưng mình lại nghĩ khác. Tết là dịp để cả gia đình sum họp, để con trẻ được trải nghiệm văn hoá, thế nên mình muốn gìn giữ nét truyền thống này để mãi mãi về sau các con mình sẽ không bao giờ quên ngày Tết Việt Nam", chị Giang nói.

    mam co tet 3 mien 1

    Mâm cỗ ở Quảng Ninh, đặc biệt vùng Quảng Yên luôn khiến thực khách trầm trồ bởi nhiều loại hải sản. Nhiều nơi, cá, tôm, mực chỉ là sự tô điểm thì người Quảng Yên lại coi hải sản là điểm nhấn tạo nên mâm cỗ Tết sang trọng, đủ đầy.

    Cỗ Tết và cỗ trong những dịp quan trọng ở vùng cửa sông ven biển Quảng Yên không thể thiếu được món ngán - loài to và ăn được chỉ có duy nhất tại cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.

    Chị Lưu Hồng Hạnh, 38 tuổi, một người con Quảng Yên, chia sẻ ngán có thể xào miến, thịt gà, nấm hương, mộc nhĩ... Nhưng đơn giản và ngon nhất vẫn là ngán hấp hoặc bọc nướng. Nếu luộc, hấp, người Quảng Yên sẽ rửa sạch từng con, dùng lạt buộc vỏ để khi chế biến ngán vẫn giữ lại được nước ngon ngọt, nóng ấm.

    Nhiều gia đình còn có cả món sá sùng khô. Loại hải sản này có giá 5-7 triệu đồng một kg. Người dân thường thích nướng qua sùng khô hoặc rang, xào.

    mam co tet 3 mien 1

    Chị Hạnh cho biết thêm, các gia đình ở Quảng Ninh không hề kiêng mực đầu năm. Cứ Tết là hầu như nhà nào cũng mua mực khô, chả mực, hoặc mực tươi. Mực khô để ăn trong đêm Giao thừa, chả mực, mực tươi ăn để Tất niên hoặc đầu năm.

    Đặc biệt, mâm cỗ cúng Giao thừa, mùng Một không thể thiếu cua biển. Nhiều nhà ví von "Đầu năm ăn cua bể, cả năm bê của về nhà".

    Chị Hạnh cho biết, thường hải sản không để được lâu. Với tôm, mực sẽ cấp đông để ăn dần; còn cua phải phủ khăn ẩm, ngán được trát bùn và phủ khăn ẩm lên để được một vài ngày. Ghẹ muốn trữ ăn Tết sẽ phải hấp sơ quan rồi để ngăn mát tủ lạnh.

    Tùy điều kiện từng gia đình, song một mâm cỗ hải sản có chi phí trung bình hai triệu đồng.

    mam co tet 3 mien 1

    Nếu được miêu tả về ẩm thực Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến từ "cầu kỳ" bởi nơi đây một thuở là kinh đô nên có sự pha trộn giữa ẩm thực cung đình và dân gian.

    Ẩm thực Huế được xem như loại hình nghệ thuật bởi người Huế xem việc ăn uống không để thỏa mãn dạ dày mà phải được thưởng thức vẻ đẹp nhãn thực và chứa nhiều tâm thực nơi cốt cách, tâm hồn.

    Mâm cỗ Tết tống cựu nghinh tân ở Huế thường được chuẩn bị rất nhiều món truyền thống đặc trưng. Cỗ mặn gồm các món như thịt ngâm nước mắm, thịt kho tàu, nem chả tré, gà xé phay, miến gà nấu măng tươi, thịt đông, bánh chưng - tét, dưa món, kiệu ngâm hành, cùng nhiều loại mắm.

    Cỗ ngọt thường là các loại bánh khô làm từ bột ngũ cốc đóng trong các khuôn có hình mai, lan, cúc, trúc hay chữ phúc, lộc, thọ. Ngoài ra còn có các loại quả sấy khô được xếp thành hình tháp trên quả bồng sơn son thếp vàng hoặc sứ men lam, gỗ chạm xà cừ để dâng cúng tổ tiên. Hầu hết các món ăn đều công phu, thể hiện rõ nét gia phong tỉ mỉ và đời sống tâm linh khuôn phép của phụ nữ Huế.

    Trong hình là hai món nem công chả phượng, được coi món "nhất phẩm" trong hàng bát trân cung đình Huế (vi cá mập, yến sào...). Ở mảnh đất cố đô, nem công chả phượng tượng trưng cho sự tao nhã mà quyền lực của cung đình xưa. Món ăn có màu sắc rất tinh tế, được tạo hình từ chim công và chim phượng chỉ có trong truyền thuyết. Ngày nay món ăn được làm từ các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm hơn, nhưng được trang trí đẹp mắt.

    mam co tet 3 mien 1

    Đã vài năm xa Huế làm dâu miền Nam, chị Đào Lan Phương vẫn luôn giữ nếp nhà theo cách riêng của người Huế. Mâm cỗ Phương chuẩn bị cho Tết gồm: Gà cánh tiên và gỏi gà, miến gà nấu măng tươi, nem công, chả phượng, xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, dưa kiệu ngâm, giò thủ, thịt kho tàu, tré Huế nướng, rau củ hấp, me ngâm lên men kiểu Huế, chè đậu ngự, bánh in và bánh đậu xanh Huế, bánh nướng mè.

    Trên tay chị là loại bánh in xứ Huế. Bánh có tên gọi khác là bánh cộ, có nguồn gốc vương giả triều Nguyễn và nó mang màu sắc xứ Huế ngay từ tên gọi. Bởi lẽ, "cộ" là giọng Huế đọc từ "cỗ", tức muốn nói đến vai trò của bánh này trước nhất là để cúng lễ, sau đó mới ăn.

    mam co tet 3 mien 1

    Ở Phú Yên, chị Huỳnh Hà Kiều Uyên, 30 tuổi, cho biết mâm cỗ quê mình không cầu kỳ như nhiều vùng khác nhưng ngoài bánh tét, dưa món thì không thể thiếu món thịt ngâm mắm trong mâm cơm ngày Tết.

    Trước Tết khoảng một tuần, gia đình Kiều Uyên đã làm món này để kịp ngày tất niên. Nguyên liệu làm từ thịt ba rọi rút sườn, nước mắm cá cơm ngon, đường hoa mai, giấm, muối, gừng và hũ thủy tinh, sành sứ để ủ thịt. Cách món thịt cũng khá cầu kỳ. Đầu tiên ngâm thịt với muối và bột mỳ trong 90 phút để loại bỏ tap chất. Sau khi rửa sạch, ngâm với nước pha giấm để khử mùi hôi. Tiếp tục thả thịt đã rửa sạch này vào nồi nước sôi có gừng, luộc sơ rồi thả vào nước đá, sau đó rắc đường, muối lên thịt để ngấm qua đêm trong tủ lạnh. Ngày hôm sau, đun sôi nồi nước cho thịt vào luộc sơ thêm khoảng 3-4 phút. Sau đó cho nước mắm, đường, giấm vào nồi, đun sôi, thả thịt vào, nấu liu riu trong 10-15 phút. Để hỗn hợp thật nguội, vớt bỏ váng mỡ, rồi xếp thịt thịt vào hũ ngâm.

    Sau khoảng hai ngày món này sẽ ăn được, khoảng 4 ngày miếng thịt sẽ đậm vị hơn. Thịt vừa có mặn của vị mắm, vừa ngọt của đường, ăn kèm với rau sống và bánh tráng.

    mam co tet 3 mien 1

    Kiều Uyên cho biết không biết món thịt này có từ bao giờ, từ lúc sinh ra và lớn lên đã thấy bà nội làm món này. Lúc nhỏ cô thường được nghe kể ngày xưa người miền Trung khổ lắm, chỉ đến Tết mới có thịt để ăn. Mà thời đó cũng không có gì bảo quản thịt như bây giờ nên người ta thường chia thịt thành những phần nhỏ để ăn dần trong những ngày Tết. Thịt ngâm mắm sẽ giúp bảo quản được 15-20 ngày.

    "Dù có đi xa, cứ Tết đến lại nhớ da diết đĩa thịt muối quê nhà", cô chia sẻ.

    mam co tet 3 mien 1

    Chị Hồng Dao, 32 tuổi, ở TP HCM cho biết, gia đình ở nhà tổ nên thường cúng ông bà cửu huyền thất tổ.

    Tết là dịp để uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ ông bà, nên gia đình thường chuẩn bị bữa cơm tươm tất theo truyền thống. Mâm cơm 30 Tết nhà Dao gồm có: Thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi cá thác lác, bún gạo xào tôm thịt rau củ, tai heo ngâm giấm cuốn bánh tráng rau sống, củ kiệu chua ngọt, vịt nấu măng khô, bánh tét và dưa hấu đỏ.

    Theo chị, một món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam đó là canh khổ qua. Món ăn này không chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, phù hợp với thời tiết nắng ấm của miền Nam mà theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua sẽ giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn.

    Khác với canh khổ qua thanh mát, canh măng khô hầm xương, giò heo hay gà, vịt lại là một hương vị đặc biệt khác của mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Đây là một "món mặn" cung cấp nhiều chất xơ và đạm ngọt dịu từ thịt mà nhiều người mê.

    mam co tet 3 mien 1

    Nếu ngày Tết miền Bắc đặc trưng với món thịt đông nhờ tiết trời se lạnh thì thịt kho tàu lại là món ăn chủ yếu trên mâm cơm ngày Tết miền Nam. Đó chính là món ăn thân quen và gắn bó sâu sắc với các thành viên trong gia đình từ nhỏ tới lớn. Hình ảnh bát thịt đậm đà màu cánh gián khiến mọi người cảm nhận được không khí hòa thuận, sum vầy, dấu hiệu cho một năm mới sang cùng nhiều thuận lợi, may mắn. Hột vịt trong món ăn thường không được cắt đôi mà để nguyên cả quả, ngụ ý cho một cái Tết trọn vẹn và đủ đầy của gia chủ.

    Tương tự dưa món đủ màu sắc ở miền Trung, củ kiệu tôm khô ở miền Nam là một trong các món ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ. Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn ngon miệng với vị chua ngọt, bùi rất đặc trưng và là một món ăn mà không thể thiếu trên bàn nhậu trong những dịp Tết.

    Những món ăn trên mâm cỗ của người miền Nam có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... hòa quyện, làm cho việc ăn cỗ đỡ ngán và người xa quê phải nhớ khôn nguôi.

    VnExpress (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

  • Cảnh sát ở California (Mỹ) cho biết đang ứng phó với một vụ nổ súng khiến nhiều người bị thương tại thành phố Monterey Park, nơi hàng nghìn người đang ăn mừng Tết âm lịch.

    Los Angeles Times dẫn lời giới chức cho biết đã có "một số thương vong", nhưng hiện chưa có nhiều thông tin cụ thể.

    no sung tai tet 2023 1
    Ảnh chụp từ video cho thấy đội người ứng cứu khẩn cấp hỗ trợ các nạn nhân sau vụ nổ súng ở Monterey Park, California, vào đầu ngày 22/1. Ảnh: Reuters

    Vụ việc xảy ra ở gần một địa điểm tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán thuộc thành phố Monterey Park, cách Los Angeles khoảng 13km về phía đông, vào khoảng 22h ngày 21/1 (giờ địa phương), BBC đưa tin.

    Hàng nghìn người đã tập trung tại đây để bắt đầu lễ hội kéo dài hai ngày. Đây là một trong những địa điểm tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán lớn nhất trong khu vực.

    Seung Won Choi, chủ nhà hàng Clam House đối diện với nơi xảy ra vụ nổ súng, cho biết có ba người lao vào nhà hàng của anh và yêu cầu anh khóa cửa lại. Họ nói rằng có một người đàn ông với một khẩu súng máy trong khu vực, theo Los Angeles Times. Những người này cũng nói với Choi rằng kẻ bắn súng mang theo đạn trên người và có nạp lại đạn.

    no sung tai tet 2023 1
    Hiện trường vụ việc. Ảnh: Reuters

    John - 27 tuổi, người sống gần địa điểm nổ súng và từ chối cho biết họ của mình - về nhà khoảng 22h và nghe thấy khoảng 4 hoặc 5 tiếng súng, anh cho biết. Sau đó, anh nghe thấy tiếng xe tuần tra của cảnh sát.

    Anh cho biết đã đến hiện trường vụ nổ súng và thấy một người được đặt trên cáng. Một người khác có một miếng băng trên cánh tay. Video trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát và các đơn vị cứu hỏa tập trung tại một khu vực trên đại lộ Garvey và chữa trị cho các nạn nhân.

    Theo Zing

  • Một lần anh trai tôi tặng mẹ một chậu mai vàng, nhưng mẹ cằn nhằn: Để tiền mua đồ ăn lợi hơn vì hoa hở rồi hoa cũng tàn.

    Tối qua tôi có trò chuyện với vài người bạn, Tết năm nay đến sớm, họ không xoay xở được nhiều tiền hơn để có cái Tết ấm cúng. Mọi năm chừng này, đã thấy gia đình họ thuê chậu mai vàng thật to, gắn thiệp xuân và dây đèn màu để trước cửa nhà, nhưng năm nay thì giờ này chỉ có vài chậu vạn thọ, gọi là mừng xuân.

    chung hoa tet

    Chị Diệu, một người lao động ở xóm tôi than: Tết nhất không có tiền, mọi năm còn mua được hai chậu cúc mâm xôi để trước cửa nhà, năm nay cắt luôn phần chi này.

    Mọi người thường nói hoa cỏ mùa xuân. Tết đến, xuân về thì các loại hoa đua sắc, tô điểm cho đời. Thế nhưng, tôi nghĩ năm qua kinh tế khó khăn, tiền kiếm được cũng không nhiều bằng mọi năm, nên việc đón cái Tết sao cho ấm cúng, đơn giản là điều cần làm. Thế nên, Tết năm nay có tiền thì mua hoa, không có tiền cũng chẳng sao. Xin kể trường hợp gia đình tôi:

    Mẹ tôi trải qua nửa đời người trong những giai đoạn cuộc sống rất khó khăn, chỉ biết lo kiếm sống nuôi con. Vì thế mà bà có suy nghĩ có lẽ là thực dụng, chỉ mua những gì cần thiết nhất, như cái ăn cái mặc.

    Cho dù sau này anh em tôi lớn lên đi làm cũng kiếm được tiền, nhưng mẹ tôi luôn dạy phải sống tiết kiệm, dành dụm những lúc cần thiết. Từ hơn bốn mươi năm nay, ngày Tết, mẹ tôi thích anh em tôi mua về biếu mẹ đồ ăn, để bà được nấu những bữa ăn tết cho cả nhà chứ không thích những chậu hoa kiểng to lớn, đắt tiền.

    Ngày Tết trong nhà mẹ tôi chỉ mua hoa để trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên và một bó cúc vàng trên bàn khách. Có lần anh tôi mua tặng mẹ một chậu mai vàng cho căn nhà rực rỡ nhưng bà cứ cằn nhằn mãi thôi. Bà nói tiền đó mua đồ ăn cho con cháu có lợi hơn, hoa nở rồi hoa cũng tàn.

    Biết rằng cuộc sống ngày càng phát triển, con người có nhiều nhu cầu lớn hơn cơm no áo ấm, nhưng chúng tôi cũng chiều theo ý mẹ, vì biết bà đã trải qua rất nhiều khó khăn mới nuôi chúng tôi khôn lớn thế này.

    Những ngày tết, điều mẹ tôi muốn nhất là từ trưa 30 Tết đến hết những ngày nghỉ, bữa cơm nào các con cũng về ăn đủ hết, còn bông chưng tết, mẹ tôi không cần.

    Theo VnExpress

  • Nhiều người dân tại chợ hoa xuân TP Long Xuyên đã bàn tán xôn xao khi biết có cây mai vàng được “hét giá” 6,8 tỉ đồng, cao nhất tại chợ hoa xuân.

    cay mai co thu 68 ti 1
    Người dân khắp nơi về xem cây mai hét giá 6,8 tỉ đồng - Ảnh: BỬU ĐẤU

    Nhiều ngày qua người dân khắp nơi đã mang hoa kiểng, trong đó rất nhiều cây mai vàng, tấp nập đến chợ hoa xuân TP Long Xuyên, An Giang, phường Mỹ Long và Đông Xuyên để chào bán. Dù đã 22 Tết nhưng lượng người đi chợ hoa vẫn thưa thớt.

    Anh Hòa - ngụ huyện Lai Vung, Đồng Tháp - cho hay, chưa bao giờ anh thấy tình trạng mua bán hoa mai lại đìu hiu như hiện nay. Dù anh đã đưa mai lên chợ hoa từ đầu tháng chạp nhưng đến nay vẫn chưa bán được cây mai nào. 

    "Hơn 20 năm làm nghề bán mai nhưng đây là năm đầu tiên thị trường hoa mai vắng lặng như vậy. Cùng thời điểm này, tôi đã bán được lai rai, nhưng giờ đây người xem đã ít rồi thì chắc người mua hiếm lắm", anh Hòa nói.

    cay mai co thu 68 ti 1
    Người dân cũng đang hiếu kỳ với cây mai có hình dạng như bạch tuộc được hét giá 3 tỉ đồng tại chợ hoa xuân Long Xuyên - Ảnh: BỬU ĐẤU

    Còn anh Huỳnh Văn Rạng - ngụ xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, An Giang - cho biết anh mang đến chợ hoa xuân TP Long Xuyên cây mai vàng bạch tuộc, có tuổi đời trên 100 năm, được "hét giá" 3 tỉ đồng. 

    "Lý do có giá cao vậy là do cây này già lão. Nếu từ ngoài nhìn vào như con bạch tuộc và có tàn đa, cổ, không phải như những cây khác. Dáng tàn này như các cây bon sai. Trước khi tôi mua cây mai này, chủ cũ của nó nói cây này có tuổi đời 95 năm. Hiện nay, tôi đã sở hữu được chín năm rồi nên cây này đã có tuổi đời trên 100 năm", anh Rạng nói thêm.

    Đáng chú ý, cạnh cầu Duy Tân, TP Long Xuyên là cây mai cổ thụ đang được "hét giá" 6,8 tỉ đồng, đang thu hút rất nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đến xem. "Cây mai này đẹp và to lớn hơn những cây khác nhưng giá này cao quá. Tôi nghĩ rất khó tìm người mua được nó", một người dân nói.

    cay mai co thu 68 ti 1
    Cây mai được hét giá 6,8 tỉ đồng tại chợ hoa xuân - Ảnh: BỬU ĐẤU

    Tại Kiên Giang, từ quảng trường Trần Quang Khải đến quảng trường Biển ở đảo Phú Gia (TP Rạch Giá, Kiên Giang), không khí người mua bán hoa xuân Quý Mão 2023 diễn ra khá nhộn nhịp. 

    Đặc biệt, ngoài hoa lan, cúc mâm xôi, cúc Đài Loan thì mai vàng cũng được người dân chào bán đủ loại và bán với giá từ vài trăm ngàn đến 1,5 tỉ đồng/cây.

    Anh Lê Văn Chín, ở xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng) - chủ sở hữu cây mai vàng cổ thụ, cho biết dịp Tết này, anh đã thuê xe vận chuyển cây mai vàng cổ thụ có giá 1,5 tỉ đồng này ra bày bán ở quảng trường Biển ở đảo Phú Gia. Sở dĩ cây mai vàng cổ thụ này có giá 1,5 tỉ đồng là vì cây sống hơn 60 năm, thân xù, hoành gốc 113cm, tàn nhánh đều và xòe rộng khoảng 7m, cao hơn 5m.

    "Ở nhà tôi còn nhiều cây mai vàng lắm. Tôi mới đem một cây mai cổ thụ này ra trưng bày hai bữa nay. Thấy cây mai to lớn nên nhiều người đến chiêm ngưỡng và hỏi mua nhưng tôi chưa bán", anh Chín nói.

    cay mai co thu 68 ti 1
    Cây mai vàng cổ thụ được anh Chín chào bán với giá 1,5 tỉ đồng - Ảnh: CHÍ CÔNG

    cay mai co thu 68 ti 1
    Một đoạn đường chợ hoa xuân TP Long Xuyên ở phường Mỹ Long có nhiều cây mai hét giá bạc tỉ - Ảnh: BỬU ĐẤU

    cay mai co thu 68 ti 1
    Anh Rạng bên cây mai có dáng như bạch tuộc được hét giá 3 tỉ đồng - Ảnh: BỬU ĐẤU

    cay mai co thu 68 ti 1
    Cây mai cổ thụ đang hét giá 6,8 tỉ đồng được xem là giá "khủng" tại chợ hoa xuân - Ảnh: BỬU ĐẤU

    Theo Tuổi Trẻ

  • Đã 30 năm, ông Tiến ở quận Bình Thạnh theo nghề đánh bóng lư đồng, thu nhập trung bình 50 triệu đồng mỗi tháng, riêng dịp Tết tăng hơn gấp đôi.

    Ông Trần Nhật Tiến, 63 tuổi, cho biết nghề đánh bóng lư đồng đến rất tình cờ. Năm 1993, ông mang lư đồng trên ban thờ của gia đình ra góc đường Trần Quang Khải (quận 1) để lau chùi chuẩn bị đón Tết. Ông vô cùng phấn khích khi thấy bộ lư xỉn màu trở nên bóng loáng sau vài tiếng. "Thời đó, cứ dịp Tết cả nhà cứ lấy chanh, nước tẩy rồi lau bằng tay cả ngày mới xong, nhưng chỉ sạch hơn chứ không sáng bóng. Một lần tôi xem người ta đánh bằng máy thấy hay quá nên học theo", ông kể.

    Sau lần đó, ông sắm chiếc mô tơ rồi treo biển "Đánh bóng lư đồng" trước tiệm sửa xe của gia đình. Suốt một năm, cả chục bộ lư đồng của gia đình bị ông Tiến mang ra thí nghiệm đến nỗi bộ nào cũng hỏng. Đổi lại, ông thạo nghề và tìm ra bí quyết riêng.

    Nhưng ba năm đầu tiệm gần như không có khách. Từ năm thứ tư, trung bình mỗi ngày tiệm ông nhận chục bộ lư, mang lại nguồn thu nhập khá. Dần dần, cái tên Ba Tiến được nhiều người Sài Gòn gọi là "người có bàn tay phù thủy, đụng đâu đẹp đó".

    danh bong lu dong 1
    Ông Nguyễn Nhật Tiến xếp những chiếc lư đồng vừa đánh bóng xong, phơi trên vỉa hè đường Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, sáng 12/1. Ảnh: Minh Tâm.

    Ông Tiến cho biết, quá trình đánh bóng một bộ lư đồng thường qua bốn công đoạn. Người thợ phải tháo từng bộ phận, vệ sinh sạch sẽ, đánh bóng bằng máy mô tơ để làm sạch vết xỉn rồi chà bằng bột tẩy và phơi khô. Công đoạn nào cũng cần kinh nghiệm và bí quyết riêng để bộ lư đồng có độ bền sau khi được đánh bóng. Trong đó, làm bóng là khó nhất, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao, tỉ mỉ vì chỉ cần một chút sơ suất có thể làm hư cả bộ lư. "Mưa thì không thể đánh bóng được, quy luật của nó là càng nóng càng sáng", ông nói.

    Một bộ lư đơn giản, ông cần khoảng hơn một giờ, tiền công 150.000-350.000 đồng. Một bộ lư phức tạp cần ba tiếng với tiền công 500.000-850.000 đồng. Đối với những bộ lư đồng có hoa văn phức tạp, ông Tiến phải đánh bóng thủ công bằng tay.

    "Có lúc chà mạnh, nóng phồng tay cũng phải chịu. Còn đánh bằng máy thì phải chú tâm và hết sức cẩn thận. Lỡ trật tay lư đập vào đầu là chấn thương liền, sai một li đi một dặm", ông nói.

    Chủ tiệm chia sẻ, lư đồng là món đồ được nhiều gia đình truyền từ đời này sang đời khác nên có giá trị vật chất và tinh thần rất lớn, tiền bạc không thể mua được. Do đó trong từng công đoạn, ông cũng phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận. "Cái nào không đánh bóng được là từ chối ngay, vì lỡ làm hư không thể đền nổi", ông Tiến cho biết.

    "Mình quý bộ lư đồng ở nhà mình sao thì lư đồng của khách cũng phải quý y như vậy. Đã làm thì phải đạt tiêu chuẩn yêu cầu, mình coi được thì người ta coi được. Làm nghề này mà có tâm là phước đức lắm chứ chẳng giỡn chơi", người đàn ông Sài Gòn 63 tuổi tâm sự.

    Sau 30 năm làm nghề, trung bình mỗi tháng ông nhận khoảng 300 bộ lư, thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Vào dịp Tết số lượng đơn hàng tăng gấp đôi hoặc gấp ba, doanh thu hơn một trăm triệu đồng.

    Những ngày cận Tết, ông Tiến đầu tắt mặt tối từ sáng đến khoảng 6 giờ chiều. "Mệt thì nghề nào mà không mệt. Nhưng nhìn họ cười khi nhận lại bộ lư đồng bóng loáng mình thấy hạnh phúc lắm. Cứ vậy mà làm miết không nghỉ", ông nói.

    danh bong lu dong 1
    Ông Nguyễn Nhật Tiến dùng mô tơ đánh bóng lư đồng trên đường Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, sáng 12/1. Ảnh: Minh Tâm.

    Dịp Tết Nhâm Dần năm ngoái, sau đỉnh dịch Covid nên nhiều gia đình có thân nhân mất, dẫn đến nhu cầu cao, ông Tiến phải huy động anh em trong nhà ra phụ. Từ rằm tháng Chạp, ông đã nhận mỗi ngày hơn 30 bộ lư đến ngày cúng ông Táo lư xếp kín nhà. Vụ đó, ông làm nhiều đơn hàng đến nỗi cháy máy mô tơ phải đi sửa. Năm nay rút kinh nghiệm ông đầu tư thêm hai cái máy, thuê bốn thợ phụ hỗ trợ.

    "30 năm qua, tôi phải nhờ vợ lo Tết cho gia đình, đến độ đi tảo mộ ông bà cũng không thể bởi phải có mặt tôi khách mới chịu giao và nhận hàng vì họ sợ nhầm", ông nói.

    Theo ông Tiến, năm nay lượng khách vẫn đông nhưng giảm khoảng 20% so với năm ngoái. Dù kinh tế khó khăn, chi phí mua vật liệu cũng cao hơn nhưng ông cũng chỉ lên giá khoảng 50.000 đồng dịp Tết. "Mình lên cầm chừng để bù tiền mua vật liệu và tiền công chứ cũng không đòi giá cao tội nghiệp người ta, làm việc này phải có cái tâm".

    Cuối năm, tiệm ông còn đón nhiều khách từ các tỉnh gửi đồ đến đánh bóng. "Họ yêu mến mình nên cứ tới, có người đi xe máy hơn 100 km đến đặt làm", ông kể.

    Ông Lê Thế Chính, 61 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, đã đánh bóng lư tại tiệm ông Tiến hơn 10 cái Tết. Ông Chính nói, phải ông Tiến làm mới ưng. Một bộ lư ông chủ tiệm làm khoảng hơn một giờ là xong, nên ông thường ngồi trà đá đợi lấy luôn. "Tôi đi mấy chỗ rồi, nhưng vẫn ưng ở đây nhất. Năm ngoái tôi gửi bộ lư cho ổng đánh, sau khi xong tôi không nhận ra đó là đồ của mình luôn, mới tinh", ông Chính nói.

    Ông Tiến chia sẻ, có một kỷ niệm cách đây 10 năm khiến ông vừa vui vừa bực nhưng nhớ hoài. Đó là lần ông đánh bóng xong xuôi, một vị khách lớn tuổi tới lấy hàng nhưng không nhận ra bộ lư của mình vì mới và sáng bóng quá. Đến khi người nhà và công an khu vực tới can thiệp, kiểm tra những dấu vết riêng mới nhận ra đúng là của gia đình, ông lão mới vui vẻ chấp nhận.

    Mỗi cuối năm, cứ thấy ông Tiến xếp máy mô tơ để ở trước nhà là hàng xóm nói vui: "Nhìn thấy ổng kéo máy ra đường là biết sắp Tết rồi". Mùa Tết, ông Tiến làm tới chiều tối 30 là nghỉ, khoảng mùng 6 mở cửa trở lại.

    "Cả một năm vất vả rồi, tiền nhiều đúng là ham thiệt nhưng phải giữ sức để còn phục vụ khách lâu dài", người đàn ông 63 tuổi nói.

    danh bong lu dong 1
    Anh Vũ, thợ phụ hơn 10 năm đánh bóng lư đồng tại cửa tiệm ông Tiến đang nhận đơn hàng của khách, Sau khi nhận, người thợ sẽ kiểm tra và đem vệ sinh trước khi đánh bóng.

    danh bong lu dong 1
    Công đoạn đánh bóng bằng máy mô tơ, mất khoảng 10-15 phút, có loại phức tạp thì đánh lâu hơn.

    danh bong lu dong 1
    Sau khi đánh bóng xong, người thợ sẽ chà bột để làm sáng và giữ độ bóng cho lư đồng.

    danh bong lu dong 1
    Lắp ráp các bộ phận của lư đã bị tháo rời trước đó khi hoàn thiện xong.

    danh bong lu dong 1
    Cuối cùng lau chùi thêm lần nữa cho lư đồng không bám bụi và phơi khô.

    danh bong lu dong 1
    Ông Tiến đếm lại cẩn thận số lư đồng đã hoàn thiện, sợ thiếu sót làm mất của khách.

    Theo VnExpress

  • Các địa điểm nổi bật và lễ hội đón Tết Nguyên đán ở thành phố Sydney chỉ đề cập đến con thỏ và không đề cập đến con mèo.

    Khi hàng chục nghìn người chuẩn bị chào đón năm Quý Mão tại các lễ hội Tết Nguyên đán trên khắp nước Úc, một con vật khác đã chiếm vị trí trung tâm: con thỏ thay cho con mèo.

    Kim Vo, một tình nguyện viên của Viet Culture Quintessence Group ở Bankstown, phía tây nam Sydney, cho biết: “Năm Mão luôn là một năm tốt lành. Con mèo là loài vật thân thiện với gia đình, hữu ích trong việc bắt chuột bởi chuột có hại cho cây trồng nông nghiệp trên ruộng lúa”.

    tet quy mao khong co meo 1
    Hàng loạt sự kiện tại Sydney cho Tết Nguyên đán, nhưng ít ai nhắc đến năm Quý Mão. Ảnh: Rosemary Bolger.

    Mèo “tàng hình” ở một số khu vực của Sydney

    Các địa điểm nổi bật và hội đồng thành phố Sydney chỉ đề cập đến con thỏ và không đề cập đến con mèo trong các lễ đón Tết Nguyên đán.

    Ông Ngô Thắng, cựu Ủy viên Hội đồng thành phố Fairfield và là cây viết về ẩm thực, cho biết ở Sydney giống như “năm con mèo mất tích”.

    tet quy mao khong co meo 1
    Hình ảnh trang web của Thành phố Sydney quảng bá các hoạt động Tết Nguyên đán. Ảnh: City of Sydney.

    Ông nói với người dẫn chương trình ABC Radio Sydney Simon Marnie: “Điều đó có nghĩa là cộng đồng người Việt vô hình và chúng tôi thực sự cảm thấy tổn thương”.

    Theo điều tra dân số mới nhất, 258.000 cư dân Australia sinh ra ở Việt Nam, trong khi 334.785 người có nguồn gốc Việt Nam. Chỉ riêng ở Greater Sydney, 93.778 cư dân sinh ra ở Việt Nam và có tổng cộng 117.000 người nói tiếng Việt tại nhà ở tiểu bang New South Wales.

    Sự kiện đón năm mới ở Sydney lần đầu tiên được tổ chức tại Haymarket vào năm 1996. Sau nhiều năm vận động hành lang, sự kiện được đổi tên thành Lễ hội Tết Nguyên đán của Sydney, để đa dạng các nền văn hóa và cộng đồng hơn.

    Ông Ngô cũng cho thấy các chương trình khuyến mãi của Star Casino không đề cập đến năm Mão, mặc dù thường xuyên chạy dịch vụ xe buýt miễn phí đến Cabramatta, nơi có 1/3 cư dân là người gốc Việt.

    tet quy mao khong co meo 1
    Người Australia gốc Việt đón năm mới Quý Mão. Ảnh: Kim Vo/ABC

    Lễ đón Tết Nguyên đán trọn vẹn

    Các hội đồng ở phía tây nam Sydney có đông người Việt sinh sống đã sử dụng hình minh họa của cả thỏ và mèo để quảng cáo cho lễ hội của họ.

    Lễ hội Tết Nguyên đán của Bankstown sẽ bao gồm một con mèo bơm hơi khổng lồ và nhiều màn trình diễn của cộng đồng người Việt, trong khi Hội đồng Thành phố Fairfield có hoạt động gặp gỡ Hello Kitty như một phần của lễ đón năm mới vào ngày 4/2.

    Kim Vo giúp tổ chức một gian hàng văn hóa tại sự kiện Bankstown để chào mừng năm mới với một mâm ngũ quả truyền thống, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn dâng lên tổ tiên.

    tet quy mao khong co meo 1
    Hội đồng thành phố Fairfield lên kế hoạch gặp gỡ và chào đón Hello Kitty vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Reddit.

    Thị trưởng Khal Asfour cho biết hội đồng bao gồm tất cả các nền văn hóa sống ở thành phố Canterbury – Bankstown. “Hầu hết lễ hội Âm lịch đều tập trung vào năm con thỏ, nhưng chúng tôi có một cộng đồng người Việt lớn ở đây”, ông Khal nói.

    Ông Ngô Thắng đồng thời kêu gọi các hội đồng và thương hiệu tổ chức Tết Nguyên đán sử dụng thêm hình ảnh con mèo. Thành phố Sydney và Star Casino đã được tiếp cận thông tin và sớm đưa ra phản hồi.

    Theo Zing

  • Là những người con xa xứ, năm nào TẾT ĐẾN XUÂN VỀ ai cũng nhớ ngày Tết cổ truyền và không khỏi nhớ nhà. Mỗi năm cứ đến dịp này, chương trình mừng xuân lại được tổ chức để cộng đồng người Việt ở Anh có nơi để chia sẻ cảm xúc khi xuân sang.

    tet cong cong 7

    Năm nay, vào ngày Chủ nhật 15-1-2023 tại Deptford Lounge, London, đã diễn ra chương trình Tết cộng đồng Xuân Quý Mão. Chương trình doVietnamese Family Partnership, VietSchool London, Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh phối hợp thực hiện.

     

    hương trình có sự tham gia của các đại sứ hình ảnh từ Hiệp hội phụ nữ các quốc gia VN-UK như: Hoa khôi áo dài Lê Ngọc Hân, Hoa hậu nhí Anna Hoàng, Hoa hậu thanh niên Emily Nguyễn, Á khôi Lê Ý Phương, Người đẹp tài năng Đào Kim Thư... Các người đẹp tham gia trình diễn bộ sưu tập áo dài dành cho nam và nữ được thiết kế bởi Anna Hoàng - đại sứ trẻ của tổ chức . Đây là các mẫu thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài Sắc Màu Việt Anh sẽ được trình diễn tại tuần lễ thời trang London vào ngày 18/02 sắp tới.

    tet cong cong 7

    Bộ sưu tập mang thông điệp chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN và UK và thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu văn hóa cội nguồn dân tộc của thế hệ trẻ gốc Việt tại Anh.Bài hát ÁO DÀI ĐẤT VIỆT sáng tác riêng cho chương trình Vietnam Cultural Show London bởi nhạc sĩ Tuấn Phương và Lisagel UK tôn thêm nét đẹp cho phần trình diễn của người mẫu.

    Và đặc biệt là màn biểu diễn Street Dance “Ngày Xuân Long Phụng Xum Vầy" dành cho tất cả khán giả tham sự kiện với sự hướng dẫn của Anna Hoàng, Lê Ngọc Hân,Emily Nguyễn,Đào Kim Thư, ca sĩ Hoàn Mỹ Piano. Đông đảo khán giả là các cô chú và các em nhỏ đã nhiệt tình tham gia.

    Thực sự rất ấn tượng và đây chính là 1 nét chấm phá mới mang thương hiệu Việt Nam giới thiệu tới người dân bản xứ bởi lực lượng nòng cốt là nhóm Miss Ao Dai Vietnam - UK. 5 phần quà tặng từ ban tổ chức đã được trao tặng cho những khán giả tham gia nhảy tự tin và nhiệt tình nhất!

    Lên ý tưởng dàn dựng màn biểu diễn này là Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Việt Nam - Vương quốc Anh Ladies of all nations international Vietnam - United Kingdom ).Năm qua, Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Việt Nam - UK đã tổ chức thành công chương trình Vietnam International Awards, Vietnam Cultural Show London và Miss Áo Dài Việt Nam UK.

    Phó thị trưởng quận Lewisham, bà Brenda Dacres đã tham dự Tết Cộng đồng và rất ấn tượng với những hoạt động đầy ý nghĩa của cộng đồng Việt với người dân sở tại. Bà hoan nghênh tinh thần giữ vững truyền thống văn hóa đẹp và cách mà chúng ta chia sẻ giá trị Việt tại Anh. Xin cảm ơn chính quyền sở tại và những trái tim nhiệt huyết của cộng đồng Việt.

    Tiết mục gói bánh chưng được đông đảo chị em quan tâm:

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    Hội chợ Xuân còn phục vụ bà con 15 cành Hoa Đào và 2 cành Mai Tuyết từ Việt nam mới sang. Rất đẹp và đầy ý nghĩa cho Tết Việt tại Anh. Ngoài ra chương trình còn có phần quay số trúng thưởng với các quà tặng giá trị đến từ các nhà tài trợ Kim Cương, Vàng, Bạc, cùng các tiết mục múa lân, trò chơi kéo co...

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    Viethome (nguồn: VietSchool London)

  • Theo SCMP, con vật đại diện năm nay, thỏ (ở Việt Nam là mèo), là biểu tượng của sự trường thọ, hòa bình và thịnh vượng. Do đó, 2023 được dự đoán là năm của hy vọng.

    Tết Nguyên đán 2023 đánh dấu sự chuyển đổi từ năm Nhâm Dần sang Quý Mão. Theo SCMP, hơn 2 tỷ trong tổng số 8 tỷ dân số thế giới sẽ đón Tết Âm lịch vào năm 2023. Các quốc gia có ngày nghỉ dịp này bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Triều Tiên, Singapore, Brunei.

    Theo truyền thống, một khởi đầu tốt (hoặc xấu) sẽ ảnh hưởng đến cả năm. Do đó, có nhiều điều được cho là không nên làm trong ngày mùng 1 hoặc kéo dài cho tới hết 15 tháng Giêng như làm vỡ bát đĩa (mang đến xui xẻo); ăn cháo (đưa đến nghèo đói); dùng kéo hoặc dao (cắt giảm của cải); nói lời xui xẻo (như đổ vỡ, phá sản, ma quỷ, bệnh tật, cái chết); quét nhà (quét sạch của cải); cho vay hoặc mượn tiền (dẫn đến nợ nần); gội đầu hoặc giặt quần áo vào mùng 1 (rửa trôi tài sản); khóc (mang lại xui xẻo).

    tang van may cho con giap

    Ngoài ra, mỗi con giáp sẽ có cách khác nhau để tăng sự may mắn.

    Cách tăng vận may cho mỗi con giáp

     (thêm yếu tố Thủy hướng bắc): Đặt bể nước có cá vàng ở phía bắc của văn phòng, vận may sẽ tìm đến với người tuổi Tý.

    Sửu (thêm yếu tố Hỏa): Người tuổi này nên đặt vài mảnh gốm (gốm được nung bằng nhiệt từ lửa) trong văn phòng hoặc phòng ngủ để mang lại may mắn.

    Dần (thêm yếu tố Thổ): Người tuổi Dần nên thêm thứ gì đó nổi bật tượng trưng cho đất, ví dụ như chậu cây, vào cuộc sống của họ. Sẽ tốt hơn nếu đó là loại cây đơm hoa kết trái, tạo ra lợi nhuận từ mọi phía.

    Mão (thêm yếu tố Thổ phía đông bắc): Người tuổi Mão nên đặt món đồ bằng ngọc bích ở phía đông bắc phòng ngủ để mang lại tài lộc. Người ta tin rằng ngọc bích, chôn vùi trong lòng đất hàng nghìn năm, là tinh hoa của đất trời.

    Thìn (thêm yếu tố Thủy hướng tây bắc): Người tuổi Thìn nên đặt chậu nước trong và nắm đất ở phía tây bắc của phòng ngủ, sau đó đặt vài bông hoa sen vào chậu để mang lại may mắn.

    Tỵ (thêm yếu tố Kim phía tây): Tây là hướng lý tưởng cho người tuổi Tỵ. Người ta tin rằng đeo đồ trang sức bằng vàng và bạc sẽ mang lại cơm ăn áo mặc, ngay cả khi họ không kiếm được nhiều tiền.

    Ngọ (thêm yếu tố Kim phía tây bắc): Đặt con cóc bằng đồng ở phía tây bắc của phòng ngủ giúp người tuổi Ngọ tăng vận may.

    Mùi (thêm yếu tố Mộc ở hướng bắc): Người tuổi này nên đặt hộp gỗ gụ ở phía bắc của văn phòng, bên trong có đồ vật liên quan đến nghề nghiệp của họ (ví dụ đầu bếp có thể đặt cái muôi vào hộp).

    Thân (thêm yếu tố Mộc ở hướng tây): Người cầm tinh con giáp này nên đặt chậu cây ở hướng tây của ngôi nhà và sẽ tốt hơn nếu cây cao hơn người.

    Dậu (thêm yếu tố Mộc): Người tuổi Dậu nên cho một ít hạt giống cỏ vào bình tráng men màu đỏ sẫm. Những hạt giống trong hộp phi kim loại sẽ mang lại cho họ nhiều may mắn.

    Tuất (thêm yếu tố Mộc): Người tuổi Tuất nên tránh các yếu tố Thủy và Thổ nếu muốn cầu tài lộc và may mắn. Họ nên đặt vài cành đào trong văn phòng, nhưng không nên trồng chúng trong nước hoặc đất.

    Hợi (thêm yếu tố Hỏa): Đặt bộ đồ gốm trong phòng khách giúp mang lại may mắn cho người tuổi Hợi.

    Theo Zing

  • cay mai ban tay 5 ngon 1

    Dịp Tết Quý Mão 2023, chợ hoa Xuân ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang nhộn nhịp từ sớm. Bên cạnh các mặt hàng Tết thì nhiều loại hoa kiểng được trưng bày đã tạo thêm màu sắc rực rỡ cho không gian chợ, mà điểm nhấn là những cây mai vàng tiền tỉ.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Năm nay, chợ hoa Xuân ở TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang có thêm nhiều cây mai vàng độc đáo, thu hút ánh nhìn của người dân và những người chơi mai tìm đến.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Trong số những cây mai được bày bán thì nhiều người đã ấn tượng với cây mai có tuổi đời trên 100 năm với hình dáng đặc biệt giống như con bạch tuộc tại đây.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Chủ nhân của cây mai này là anh Nguyễn Văn Rạng (37 tuổi, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Anh Rạng cho biết, cây mai này được anh mua từ vườn nhà dân trong tỉnh rồi đem về đưa lên chậu trồng, tính tới nay đã hơn 8 năm. Năm nay là năm đầu tiên anh đem cây mai trên 100 năm tuổi này ra chợ để bán Tết.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    “Đây là giống mai vàng 6 - 10 cánh, cây có bề hoành gốc to khoảng 90cm, thân cao 2,5m. Sở dĩ tôi đặt cho nó là mai bạch tuộc bởi nó có rễ to vươn dài như những vòi bạch tuộc. Hiện cây mai này đang được rao bán với giá 3,5 tỉ đồng”, anh Rạng chia sẻ.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Bên cạnh cây mai bạch tuộc của anh Rạng thì cây mai “bàn tay 5 ngón” của anh Nguyễn Văn Trãi (39 tuổi, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cũng được xem là tâm điểm thu hút tại chợ hoa Xuân Long Xuyên năm nay.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Theo anh Trãi, cây mai vàng với hình dáng như bàn tay 5 ngón này có bề hoành gốc to 1,1m, thân cao 5m. Tính đến nay cây mai đã khoảng 40 năm tuổi, hiện đang được rao bán với mức giá là 1,5 tỉ đồng.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    “Một dịp tình cờ nhìn thấy cây mai với hình dáng độc đáo trong vườn của nhà người quen nên tôi đã mua về chăm sóc đến tận bây giờ. Việc chăm sóc mai cũng đơn giản, chỉ cần bón phân nuôi gốc chứ không cần phải ghép hay chỉnh sửa gì nhiều, bởi bản thân nó đã là cây mai nguyên thủy có hình dáng đẹp tự nhiên”, anh Trãi nói.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Là người có kinh nghiệm bán mai nhiều năm tại chợ Long Xuyên, anh Võ Tiền Giang (36 tuổi, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) chia sẻ, đối những người chơi cây kiểng, những cây được định giá tiền tỷ thì phải nhất đế, nhì thân, cây nguyên thủy và ít chỉnh sửa; đồng thời họ cũng dựa vào phong thủy là chủ yếu. 

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Năm nay anh Giang có hỗ trợ bán cây mai vàng giá 2 tỉ đồng của một người bạn, cùng những cây mai có giá từ vài chục đến vài trăm triệu của anh.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Cây mai vàng 2 tỉ được anh Giang bày bán tại chợ.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    Bên cạnh đó có nhiều cây mai với gốc "khủng" được bày bán cũng tạo được sự quan tâm, thu hút của những người chơi mai.

    cay mai ban tay 5 ngon 1

    “Năm nay, mai vàng chủ yếu được nhà vườn đưa lên chợ là những cây mai có giá vài trăm triệu, còn mai vàng tiền tỉ thì ít hơn so với mọi năm. Dù vậy nhưng chợ hoa Xuân vẫn rộn ràng và nhộn nhịp, người dân đi chợ mua sắm Tết cũng ghé tham quan nhiều.

    Theo Lao Động

  • Theo nhiều người nhận xét, ở Việt Nam khó có cây mai nào đẹp bằng cây mai ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).

    cay mai xuan loc dong nai 1
    Khi cây mai bung nở dịp gần Tết.

    Cây mai “khủng” này cao gần 4m, tán xòe rộng khoảng 10m. Cây có rất nhiều nhánh, tỏa ra và vươn cao bao phủ một khu đất rộng lớn. Vào mùa xuân, mai nở vàng rực, nhìn từ xa chỉ thấy một màu vàng bao phủ, các bông hoa xòe cánh rộng chen nhau trên các nhánh cành, cảm giác như khắp nơi trên cây mai đều có hoa đua nở.

    Các cánh hoa nở sớm bị gió và ong làm rơi rụng phủ vàng mảnh sân bên dưới. Cứ đến dịp Tết đến, mỗi ngày có hàng ngàn người kéo đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Và ai cũng tấm tắc khen ngợi, đánh giá đây là cây mai đẹp nhất mình từng thấy.

    cay mai xuan loc dong nai 1
    Cây mai khi chưa nở hoa, phía sau là căn nhà gỗ lâu đời của ông Trần Công Định. Ảnh: Lê Lâm

    Dù vậy, hầu như không có bất cứ thông tin gì về chủ nhân cũng như nguồn gốc của cây mai. Kỳ kèo hỏi mãi, ông Trần Công Thạnh (57 tuổi, người được coi là chủ sở hữu cây mai) cũng chỉ nói ngắn gọn: “Thông tin về cây mai, tôi đã viết sẵn lên đó”.

    Một tấm bảng được đặt cạnh gốc mai ghi thông tin: “Khởi nguồn từ ông bạn (bác Xí - đã mất) trồng từ năm 1964 cho ba (Trần Công Định) vào năm 1984 chăm sóc. Sau đó chuyển cho con (Trần Công Thạnh) năm 1985 trồng ra đất và chăm sóc cho tới nay”.

    Như vậy, đến nay cây mai đã 58 tuổi và nét đẹp - lạ của nó đã thu hút người dân khắp nơi đến chiêm ngưỡng khi xuân về. Dù khá kín tiếng nhưng ông Thạnh luôn tạo điều kiện cho mọi người đến tham quan, ai cũng được tiếp đón miễn sao đừng phá phách, ngắt lá, bẻ cành.

    Hàng năm, vào tháng Chạp âm lịch, ông Thạnh lại thuê 5 người vặt lá để mai trổ hoa đúng vào dịp Tết. Để tạo thuận lợi cho người đến thưởng lãm cây mai, ông còn mở quán nước mang tên Cây Mai, nhưng cũng chỉ bán vào dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có từ 8 đến 12 cánh và tạo thành 2 lớp. Những nụ hoa mai bung cánh, nở khoảng 4 ngày rồi tàn để nhường chỗ cho những nụ hoa khác. 

    cay mai xuan loc dong nai 3
    Hàng ngàn lượt khách mỗi ngày tới chiêm ngưỡng, chụp hình bên cây mai “khủng“. Ảnh: C.H

    cay mai xuan loc dong nai 3
    Cận cảnh gốc cây mai “khủng“. Ảnh: C.H

    Trước đây, một số người ngỏ ý muốn mua lại cây mai, thậm chí, một khu du lịch nổi tiếng đã trả giá 5 tỷ đồng cho cây mai trên, nhưng gia đình ông Thạnh vẫn chưa chịu bán.

    Hàng ngàn lượt người đến chụp hình hoa, trong lòng ông Thạnh cảm thấy vui vui nhưng xen lẫn nỗi… ách bụng. Ông chủ cây mai phải bỏ thời gian ngồi canh cây vào mỗi dịp Tết và mong những ngày này chóng qua.

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    cay mai xuan loc dong nai 5

    Theo NLĐ / Soha

  • mai vang 24k gia 6 ty 1

    Cây mai mạ vàng có chiều cao 3 m, khối lượng 288 kg được làm từ đồng mạ vàng 24K và trưng bày tại gian hàng cây cảnh tại Hà Nội đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Toàn thân được mạ vàng 24K, cây hoa mai đồng dáng rồng gồm 1.715 bông hoa, 1.270 nụ nhỏ, 16 cành chính và 505 cành phụ được chế tạo thủ công hoàn toàn đang được chào bán tại gian hàng hoa Tết trước sân vận động Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với giá 5 tỷ rưỡi.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Theo giới thiệu, hoa mai vàng nở rộ là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý và một cuộc sống ngập tràn may mắn. Mỗi bông hoa gồm 5 cánh, đại diện cho ngũ phúc: Hạnh phúc, may mắn, trường thọ, thành công và hòa bình.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Để làm nên cây mai vàng lập kỷ lục, 16 nghệ nhân và kỹ sư chế tác đã làm thủ công 720 giờ. Theo anh Hoàng Văn Định, quản lý kinh doanh tại gian hàng, điều khó nhất khi làm nên những sản phẩm có độ tinh xảo cao nằm ở công đoạn ráp nối: “Điều này đòi hỏi những nghệ nhân phải làm thật khéo léo, kiên trì và đặc biệt phải làm sao cho cây mai có thể sống động giống như mai thật”.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Để đảm bảo sự uy tín, gian hàng còn trưng bày nhiều loại giấy tờ như bằng xác lập kỷ lục, phiếu kết quả thử nghiệm và các thông tin cơ bản khác về sản phẩm.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Nhiều người dân tìm đến gian hàng vì tò mò về sự độc đáo, sang trọng của cây mai. Từ quận Cầu Giấy qua quận Mỹ Đình, chị Châu Anh tìm đến gian hàng vì được bạn giới thiệu, cho xem ảnh về vật trang trí đắt tiền này. “Được tận mắt chứng kiến, tôi cảm thấy khá ngạc nhiên về độ tinh xảo và sang trọng của cây mai mạ vàng 24K”, chị nói.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Ngoài cây hoa mai mạ vàng có trị giá đắt nhất gần 6 tỷ, gian hàng còn trưng bày đa dạng các loại mặt hàng mạ vàng trang trí khác.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Cây mai mạ vàng 24K cao 300 mm có trị giá 15 triệu đồng là mặt hàng bán đắt khách nhất tại đây. Mỗi cây mai mạ vàng đều được làm thủ công trong 40 giờ.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Sản phẩm trang trí mang hình tượng mèo, con vật đại diện cho năm Quý Mão là mặt hàng bán được số lượng lớn. Cũng theo anh Định, những sản phẩm trang trí linh vật luôn được ưa chuộng vào mỗi dịp Tết. “Những sản phẩm như vậy được khách hàng lựa chọn nhiều vì họ có thể mua theo tuổi, hoặc mua tặng cho bạn bè”, anh chia sẻ.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Những sản phẩm được bày bán chủ yếu mang biểu tượng văn hóa Á Đông với nhiều ý nghĩa, đặc biệt về sự may mắn, bình yên và hạnh phúc.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Đối với anh Trần Cương (quận Nam Từ Liêm), những vật trang trí được làm bằng vàng hoặc mạ vàng đều đẹp, có độ bền cao, đặc biệt sáng và mang nhiều ý nghĩa về phong thủy. “Những vật trang trí như vậy đặc biệt hợp để bày trí trong các công ty, doanh nghiệp. Vì cũng kinh doanh, nên tôi quyết định lựa chọn mua sản phẩm mạ vàng để trang trí cho sang trọng”, anh Cương cho biết.

    mai vang 24k gia 6 ty 1

    Ngoài cây mai mạ vàng 24K, gian hàng cũng bày trí cây hoa đào 100 tuổi đến từ Tây Bắc, có giá khởi điểm gần 400 triệu đồng và vẫn đang nằm trong giai đoạn bày trí và chờ đấu giá.

    Theo Zing

  • Những cây đào cổ thụ với gốc cực lớn, giá hàng trăm triệu đã đồng loạt xuất hiện trên nhiều tuyến phố Hà Nội, chờ "đại gia" rinh về chơi Tết Nguyên đán 2023.

    dao co thu chung tet 1
    Cây đào Thất Thốn được người bán báo giá 150 triệu đồng.

    dao co thu chung tet 1

    Những ngày cận Tết, dọc các tuyến đường tại TP Hà Nội, như Lạc Long Quân, Công viên Hoà Bình… tràn ngập sắc hồng, đỏ của những cây đào cổ thụ “độc, lạ” được chào bán từ 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

    dao co thu chung tet 1

    Những cây đào cổ thụ dáng "độc", lạ, gốc lớn được chào bán và cho thuê.

    dao co thu chung tet 1

    dao co thu chung tet 1

    Chủ vườn cuốn thêm rêu vào thân đào giúp giữ ẩm cho cây. Đào cổ thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang… mọc trên núi đá, khoảng vài chục năm tuổi.

    dao co thu chung tet 1

    Nhiều chậu đào rừng lớn, thế đẹp được chào giá từ 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng thu hút nhiều người đến xem. Theo những tiểu thương, với đào thế đẹp, chậu và cây tán to chủ yếu được cho thuê. Còn lượng khách "xuống tiền" mua thời điểm này vẫn thưa thớt.

    dao co thu chung tet 1

    Anh Tuấn Anh (một tiểu thương bán đào trên đường Lạc Long Quân) cho biết: “Năm nay, gia đình đưa ra khoảng 100 cây để trưng bày, giới thiệu phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán. Các loại đào có thế được bán với giá thấp nhất 10 triệu đồng, mức giá trung bình dao động từ 30 - 50 triệu đồng/cây và giá cao nhất là 100 - 150 triệu đồng/cây.”

    dao co thu chung tet 1

    dao co thu chung tet 1

    Theo anh Tuấn Anh, để đánh giá cây đào cổ thụ đẹp, phải dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi của cây, thế của cây, hoa... cây có tuổi thọ cao càng có giá trị.

    dao co thu chung tet 1

    Các loại đào có thế đẹp nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng.

    dao co thu chung tet 1

    dao co thu chung tet 1

    Nắng ấm, nhiều cây đào đã bắt đầu bung nở khiến ai đi qua cũng ngước nhìn.

    dao co thu chung tet 1
    Những cây có khách đặt được chủ vườn đánh dấu đợi giao đến cho khách.

    Tại Thanh Hóa, để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, UBND TP. Thanh Hóa đã tổ chức 24 điểm điểm bán hoa, cây cảnh, đào, quất và đồ trang trí Tết trên địa bàn. Đáng chú ý, năm nay rất nhiều nhà vườn đưa gốc đào cổ thụ về bày bán. Trong đó, có những gốc được chủ nhân rao giá gần 100 triệu đồng. 

    Dưới đây là hình ảnh một số gốc đào có giá trên dưới trăm triệu tại Thanh Hóa:

    dao thanh hoa 1

    Gốc đào cổ thụ này được chủ vườn phát giá 70 triệu đồng.

    dao thanh hoa 1

    Gốc đào hai trạng, tán rộng, nhiều nụ phù hợp với trưng bày ở công sở, cơ quan hay nhà vườn. Theo chủ vườn, những gốc đào như vậy giá dao động từ 70 đến 100 triệu, tùy thời điểm.

    dao thanh hoa 1

    Gốc đào cổ thụ có tuổi đời hơn trăm năm, một người ôm không hết.

    dao thanh hoa 1

    Theo chủ nhân, gốc đào có cây vạn tuế này được nhiều khách hàng ưa thích. Đến nay, có người đã chốt mua. Mặc dù chủ vườn không tiết lộ giá bán, nhưng theo ước tính giá gốc đào này không dưới 50 triệu đồng.

    dao thanh hoa 1

    Nhiều gốc đào cổ có thế rất đẹp.

    dao thanh hoa 1

    Theo các chủ vườn, những gốc đào to chỉ bán được vào thời điểm này. Khách mua để đi biếu, bày tại trụ sở cơ quan, công ty... Những ngày cận Tết, các hộ gia đình chủ yếu mua những cây đào nhỏ. 

    dao thanh hoa 1

    Ngay thời điểm này, đã có rất nhiều người tìm mua đào.

    Theo VTC / Vietnamnet

  • Một chú hải mã lang thang có tên "Thor" đã trôi dạt 100 dặm về phía bờ biển North Sea sau khi ghé thăm Scarborough, và buộc hội đồng phải hủy chương trình bắn pháo hoa đón năm mới.

    Vào ngày 2 tháng 1, con hải mã được nhìn thấy đang nằm ngáy khò khò ở Northumberland. Đến giờ trưa, nhiều người dân ở thị trấn Blyth đã tụ tập tại bến du thuyền khi loài sinh vật Bắc Cực này đang nằm phơi nắng trên một chiếc phao gỗ tại câu lạc bộ du thuyền địa phương.

    Chuyên gia cho rằng đây là Thor - một con hải mã đực vị thành niên đã ghé thăm hải cảng Scarborough vào tối ngày 30/12. Nó nằm trên bờ trượt, chỉ cách các quán cà phê vài mét.

    Thor là con hải mã đầu tiên được nhìn thấy ở Yorkshire, hồi đầu tháng 12 người ta đã nhìn thấy nó ở bờ biển Hampshire. Hội đồng Scarborough đã quyết định hủy màn trình diễn pháo hoa mừng Năm Mới để bảo vệ sự an toàn của con vật, tránh không để nó bị kích động.

    hai ma thor 1
    Thor đang ngủ gật ở Câu lạc bộ Du thuyền Royal Northumberland ở Blyth.

    Hàng ngàn người đã đến ngắm con vật, bất cứ lúc nào cũng có khoảng 500 người đứng đó ngắm nhìn "trò hề" của sinh vật có vú này. Hầu hết mọi người đều không thể tin được lại nhìn thấy một con hải mã ở Anh.

    Tổ chức Cứu hộ British Divers Marine Life Rescue (BDMLR) đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của Thor tại North Yorkshire vào lúc 11h30 tối ngày 30/12. Phản ứng đầu tiên của họ chính là: "Anh đùa tôi à?".

    hai ma thor 1
    Một đám đông tụ tập vào buổi trưa ngày thứ Hai.

    Được biết, Thor di chuyển vị trí mỗi khi thủy triều lên xuống, khiến nhiều người lo rằng nó có thể lăn ra đường khi bị thủy triều đẩy lên đỉnh của bờ trượt.

    Đến 4h chiều ngày 31/12, Thor mới tỏ vẻ năng động được một chút. Đến 4h30, nó ngồi dậy, quay ra sau và trượt tỏm xuống nước. Mọi người ồ lên tiếc nuối trong khi đội cứu hộ dùng sóng radio để dò phương hướng của nó. 

    hai ma thor 1
    Con vật xuất hiện ở cảng Scarborough.

    Nhiều thanh niên địa phương nhìn thấy nó đã bơi khỏi cảng Scarborough. Hầu hết khách tham quan đều cư xử đúng mực, nhưng cảnh sát cũng phải đối phó với một số người khó chịu. Một người đã trèo qua hàng rào của một ngôi nhà nhằm đến gần con vật và chụp ảnh.

    hai ma thor 1
    Người dân ngắm nhìn con hải mã tại bến du thuyền.

    hai ma thor 1
    Thor đã xuất hiện trở lại cách Scarborough 100 dặm.

    Viethome (theo Mirror)

  • Chuyến bay chiều đi có hành trình từ Tp HCM đi Hà Nội ngày 9/1/2023; các chuyến chiều về có hành trình từ Hà Nội, Vân Đồn, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh đi Tp HCM ngày 10-15/2/2023.

    plan book 4

    Theo thông tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), hãng hàng không quốc gia sẽ tổ chức 01 chuyến bay khứ hồi miễn phí cho người lao động có quê quán tại các tỉnh thành phía Bắc đang làm việc tại các tỉnh thành phía Nam để trở về quê nhà trong dịp Tết Nguyên đán. Người lao động cũng được hỗ trợ chi phí từ sân bay Nội Bài về các bến trung chuyển để đi tiếp về địa phương quê nhà.

    Chương trình mang tên “Chuyến bay mơ ước – Hành trình đoàn viên”, được tổ chức nhờ sự ủng hộ của các hội viên LotuSmiles tại phiên đấu giá từ thiện diễn ra vào ngày 1/12/2022 vừa qua.

    Chuyến bay chiều đi có hành trình từ Tp HCM đi Hà Nội ngày 9/1/2023; các chuyến chiều về có hành trình từ Hà Nội, Vân Đồn, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh đi Tp HCM ngày 10-15/2/2023.

    Danh sách do các Liên đoàn lao động các tỉnh thành phía Nam đề nghị, trên cơ sở ưu tiên người lao động có hoàn cảnh khó khăn, trải qua nhiều mùa Tết xa quê hương. Ngoài ra, Vietnam Airlines dành tặng một số vé cho người lao động đăng ký trên fanpage của hãng này.

    Theo CafeF

  • Phần lớn Central London sẽ bị chặn đối với những ai không có vé.

    ban phao hoa don nam moi

    Chương trình bắn pháo hoa đón Năm Mới đã trở lại London sau những gián đoạn do đại dịch. Người dân thủ đô đang trong tâm trạng vô cùng háo hức, 100,000 vé xem bắn pháo hoa chính thức đã bán hết từ lâu. 

    Để chuẩn bị cho sự kiện bắn pháo hoa có bán vé, nhiều nơi ở Central London đã đóng cửa đối với công chúng. Phương tiện sẽ bị hạn chế từ đầu giờ chiều ngày 31/12 đến 6h sáng ngày New Year.

    Những con đường giữa Oxford Street ở phía bắc đến Lambeth Bridge ở phía nam, và cầu Blackfriars Bridge ở phía đông đến cầu Vauxhall Bridge ở phía tây, tất cả sẽ bị chặn. Một số đường ở Central London cũng sẽ bị chặn để nhường đường cho đoàn Diễu hành đón Năm mới. 

    Những cây cầu được trưng dụng để tổ chức sự kiện là Westminster Bridge, Golden Jubilee Footbridge và Waterloo Bridge. Chúng sẽ bị đóng cửa từ 2h chiều ngày 31-12.

    Có 9 cửa vào sự kiện bắn pháo hoa và chỉ dành cho người có vé. Ở phía bắc sông Thames, Victoria Embankment sẽ bị đóng giữa Westminster Bridge và Blackfriars Bridge.

    Tòa nhà Quốc hội là một trong các lối vào, Quảng trường Trafalgar và đại lộ The Strand cũng bị chặn. Ở phía nam của sông Thames, South Bank sẽ bị chặn từ Lambeth Bridge đến Waterloo Bridge. 

    Lối đi đến bờ sông sẽ bị chặn từ York Road đến Stamford Street. Phương tiện công cộng chắc chắn sẽ rất đông đúc vào ngày Giao Thừa.

    Ngay sau khi sự kiện bắn pháo hoa kết thúc, các khu vực này sẽ được dọn dẹp. Bên cạnh các quận Westminster, Lambeth và Southwark, các con đường khác cũng sẽ trở lại lưu thông bình thường từ 6h sáng ngày New Year.

    Những địa điểm ngắm pháo hoa không cần vé

    Nếu không mua được vé thì bạn có thể đi lên đồi Primrose Hill để xem bắn pháo hoa. Đây là địa điểm ngắm pháo hoa được nhiều người yêu thích. Từ trên đồi, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các màn trình diễn pháo hoa khắp thành phố, không chỉ London Eye.

    Hoặc bạn có thể đến Công viên Greenwich và Đài quan sát Royal Observatory. Từ đây, bạn sẽ nhìn thấy đường chân trời của thành phố từ bờ nam sông Thames. Bạn sẽ chứng kiến mọi màn trình diễn pháo hoa ở East London, bao gồm London Eye.

    Cung điện Alexandra Palace cũng là nơi ngắm pháo hoa lý tưởng.

    Ngoài những cây cầu bị chặn, thì các cây cầu khác sẽ là nơi ngắm pháo hoa lý tưởng. Chẳng hạn Lambeth Bridge, Vauxhall Bridge, Millennium Bridge. Những cây cầu này nằm rìa khu vực bán vé.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Cậu tôi ở Canada, mỗi lần về quê ăn Tết lì xì họ hàng mỗi người hai triệu đồng nên 10 đôla Canada của tôi được đánh giá quá ít.

    Hôm trước tôi đọc được một băn khoăn của một bạn, là Việt kiều tại một nước châu Âu. Tết tới bạn dự định về quê nhà ăn Tết, tiền vé máy bay và chi phí đi lại không làm bạn lo lắng mà mối bận tâm to lớn nhất đến từ câu hỏi "nên lì xì cho người thân và họ hàng bao nhiêu tiền".

    Tôi thấy rằng nếu khá giả thì cho tiền người thân trong gia đình và giúp đỡ một phần tuỳ tâm cho những họ hàng khó khăn. Bạn không có nghĩa vụ phải phát tiền cho mọi họ hàng như đang làm từ thiện. Nếu đang khó khăn thì không phải áy náy khi không lì xì cho ai.

    li xi tet

    Là một người từng mang danh Việt kiều ở Canada, tôi có một trải nghiệm không vui khi lì xì cho họ hàng vào dịp Tết. Tôi có ông cậu sống ở Canada đã lâu, thấy tôi ra trường vài năm mà vẫn loay hoay với cuộc sống nên cậu và gia đình bảo lãnh tôi qua định cư tại đó. Thời gian đầu, tôi ở chung nhà với gia đình cậu.

    Ở Canada không dễ kiếm tiền và làm ăn như ở Mỹ hay các nước châu Âu khác. Đất nước Canada rộng lớn nhưng vùng đất có thể sống được chỉ nằm gần biên giới với Mỹ vì khí hậu ấm áp hơn. Chỗ tôi ở với gia đình cậu có khí hậu rất lạnh. Mùa đông tuyết trắng xoá, mọi người chỉ quây quần ở nhà, không ai ra đường nên kinh doanh nhà hàng của cậu tôi cũng ế ẩm.

    Mà một năm có đến mấy tháng ế ẩm như thế, nên nói chung tiền kiếm được chỉ đủ tiêu, không dư giả gì để gửi về cho gia đình xây nhà, mua xe. Gần năm năm trời tôi mới dám về quê ăn Tết. Câu chuyện cũng xảy ra cách đây mười mấy năm rồi.

    Ban đầu tôi ngượng vì mình cũng chẳng thành đạt gì nhưng bước xuống sân bay, tôi phát hoảng vì đại gia đình ở nhà thuê chiếc xe 16 chỗ, gần chục người đi từ ba giờ sáng đến sân bay đón tôi. Về đến nhà thì thấy đã bày sẵn gần chục mâm cỗ mừng tôi về nhà.

    Biết họ hàng mình đông, lúc nối chuyến bay ở Singapore tôi đã mua một lốc 20 chai dầu gió tặng cho các cô, dì tuổi cao, chục hộp sôcôla để tặng cho đám trẻ. Rồi sáng mùng một Tết, cả họ quây quần đi chúc Tết ở nhà tôi.

    Lúc đó, như thông lệ là trách nhiệm của một người đi xa, mang danh Việt kiều, tôi phát lì xì cho mọi người. Lúc nhận ai cũng rạng rỡ, vui vẻ, nhưng một bà cô bóc lì xì ra và nói một câu làm tôi choáng váng: "Trời, lì xì gì có 10 CAD (đôla Canada) vậy, thằng Năm (cậu tôi) mỗi lần về cho ít nhất cũng hai triệu", anh họ tôi xì xầm: "Vậy nên nó mới không đổi ra tiền Việt đó".

    Lúc đó tôi cố kìm nén, để mọi người về hết thì tôi về phòng khóc một trận và tự hỏi đó là điều nhận được sao 5 năm xa quê hay sao. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao cậu mợ tôi từ chối về ăn Tết cùng. Vì khi tôi còn ở Việt Nam, mỗi lần về quê là mỗi lần cậu mợ lì xì cho mọi người, nhưng tôi chỉ thấy mọi người cười, còn cậu mợ thì không.

    Họ hàng, người thân không biết được những người mang danh Việt kiều phải đi làm sáng sớm và về nhà lúc muộn tối, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt giải trí. Vì lý do tài chính, mà họ phải tiếp tục làm việc, sống khổ sở nước ngoài. Bây giờ, dù đã về nước ở hẳn, nhưng mỗi mùa lễ Tết, tôi nhận thấy Việt kiều đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc giải thích cho người thân về các khó khăn mà họ đang gặp phải khi sống và làm việc tại nước ngoài.

    Người thân có thể không hiểu rõ và luôn cho rằng sống tại nước ngoài luôn một trải nghiệm sung sướng và dễ dàng kiếm tiền. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việt kiều cũng có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm việc và sống tại một nước khác, bao gồm việc giao tiếp với người bản xứ, học hỏi một ngôn ngữ mới, và đối mặt với những khía cạnh xã hội, văn hóa và luật pháp khác nhau.

    Tôi nghĩ, thay vì đau đầu hay gồng mình để tính toán lì xì cho người thân thế nào là hợp lý. Tốt nhất nên cố gắng giải thích cho người thân về các khó khăn mà mình đang gặp phải. Việc đánh giá thấp số tiền lì xì dù không có ác ý nhưng vẫn là một hành vi không tốt và có thể gây tổn thương cho những người Việt ở xa quê.

    Theo VnExpress

  • Kỷ lục cây mai vàng to và đắt giá nhất nước ta phải kể đến "thần mai đại thụ" có giá 30 tỷ đồng của một đại gia Bến Tre.

    than mai dai thu 11

    Hiện nay, cây mai vàng to và đắt giá nhất nước ta phải kể đến "thần mai đại thụ" có giá 30 tỷ đồng của đại gia Bến Tre. Cây có chiều cao so với mặt đất khoản hơn 11 mét và chiều ngang của tán là 16 mét.

    than mai duoc dai gia ben tre bo 30 ty san lung loai sieu quy hiem Hinh 4
    Gốc mai có đường kính khoảng 1,1 mét.

    Lý do mua cây mai khủng này được đại gia Bến Tre chia sẻ, đơn giản chỉ vì ấn tượng về kích thước và quyết định mua khi nhìn thấy những bông hoa. Anh cũng cho biết thêm, việc vận chuyển khó khăn đến mức qua các đoạn đường hẹp anh đã phải đền bù một số tiền cho người dân để mở rộng đường.

    than mai dai thu 0
    Cây mai có 7 nhánh to kèm theo hàng chục nhánh nhỏ vươn dài. Tán rộng 7 mét, chiều cao 5 mét.

    Mất thời gian tới nửa tháng, tưởng chừng đã phải bỏ số tiền cọc 1 tỷ đồng, thì sau khi bỏ ra 30 tỷ đồng cùng 300 triệu tiền vận chuyển, đại gia Anh Bảo đã sở hữu cây mai vàng khủng nhất Việt Nam.

    Cũng trong đầu năm 2022, trên Báo Giao thông, cây mai vàng 50 tuổi (nằm tại khu Chợ hoa xuân TP Long Xuyên, đường Phạm Hồng Thái, phường Mỹ Long) được giới thiệu vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã được một đại gia giấu tên mua với giá 4 tỷ đồng.

    than mai dai thu 0
    Lúc này cây mai chỉ mới chớm nụ.

    Đây là phiên chốt giá thành công cây mai vàng được cho là "khủng" nhất khu chợ hoa xuân. Anh Bùi Văn Bằng (ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, người chủ cũ cây mai này) cho biết, sau khi đại gia đặt cọc thì có yêu cầu nếu ai đến xem thấy thích sẽ bán lại với giá 8 tỷ đồng.

    Theo ghi nhận, cây mai có 7 nhánh to kèm theo hàng chục nhánh nhỏ vươn dài. Gốc mai có đường kính 1,1 mét, tán rộng 7 mét, chiều cao 5 mét. Cây mai đang mới chớm nụ.

    Anh Bằng tiết lộ, cây mai có tuổi đời trên 50 năm, nguồn gốc từ huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, được anh vận chuyển đến TP Long Xuyên vào chiều 8/1/2022.

    than mai dai thu 0
    Cây mai 50 tuổi được trưng bày tại chợ hoa xuân (phường Mỹ Long, TP Long Xuyên) đã được một đại gia bí ẩn chốt giá 4 tỷ đồng và đặt cọc trước 2 tỷ đồng để sở hữu.

    "Chúng tôi nhờ một người quen giới thiệu và đeo theo nhiều năm mới mua được. Cây mai này đặc biệt là phát triển hoàn toàn tự nhiên, không có bàn tay tạo tác của con người, hình dáng thân và cành uốn lượn độc đáo thu hút người xem.

    Khi vừa cập bến tại chợ hoa xuân, đã có một đại gia xuất hiện đến chốt giá 4 tỷ đồng và người này đặt cọc trước 2 tỷ đồng, vài ngày sau trả nốt số tiền còn lại", anh Bằng nói.

    than mai dai thu 0
    Cây mai khủng được rao bán giá 3 tỷ đồng của anh Phương

    Trước đó, vào năm 2018, anh Trương Hoài Phong ở thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã "ôm" xuống chợ hoa hàng độc, đó là cây mai gần 100 tuổi, có chiều cao gần 3 mét với giá... 3 tỷ đồng. Riêng chậu đựng cây có giá lên tới gần 70 triệu đồng. Anh Phương cho biết, trước đây gốc mai này thuộc sở hữu của nhà vườn tại Vĩnh Long. Từ hơn 3 năm trước, anh Phương đã theo đuổi và thuyết phục chủ vườn bán lại gốc mai này.

    "Cây mai đẹp thật nhưng giá cao quá làm giới chơi kiểng xôn xao. Tuy nhiên, việc yêu thích và bỏ ra số tiền lớn để sở hữu thì đó là cách chơi của người yêu mai không thể nào nói hay nhận định được", một người chơi mai chia sẻ.

    Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam.

    Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn.

    Theo suckhoedoisong