• cau dai ky luc 1

    Trên thế giới, có rất nhiều cây cầu được xây dựng kì công với chi phí khủng. Cùng với đó, nhiều cây cầu cũng giành được kỷ lục là công trình dài nhất thế giới. Cùng khám phá 6 cây cầu dài nhất thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

    1. Cầu Đan Dương (164,8km)

    Cầu Đan Dương - Côn Sơn ở Trung Quốc được cho là cây cầu dài nhất thế giới với tổng chiều dài đạt 164,8 km. Chiều cao trung bình của cây cầu tính từ mặt đất đạt khoảng 31 m. Đây là cầu cạn thuộc tuyến đường xe lửa nối liền thành phố Thượng Hải với Nam Kinh (tỉnh Giang Tô). Nó nằm giữa Thượng Hải và Nam Kinh tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc.

    cau dai ky luc 1
    Cầu Đan Dương-Côn Sơn đang giữ kỷ lục là cây cầu dài nhất thế giới trong bất kỳ kiểu cầu nào. (Ảnh: DailyMail)

    Theo History if Bridges, xung quanh cây cầu là những cánh đồng lúa, kênh rạch, sông, hồ nên việc xây dựng cầu Đan Dương - Côn Sơn kéo dài bốn năm, số nhân công được sử dụng lên tới 10.000 người. Cầu được hoàn thành vào tháng 11/2010 và đưa vào sử dụng vào tháng 6/2011. Chi phí xây dựng cầu là 8,5 tỷ USD. Tính cho tới thời điểm tháng 6 năm 201, cầu Đan Dương-Côn Sơn đang giữ kỷ lục là cây cầu dài nhất thế giới trong bất kỳ kiểu cầu nào.

    2. Cầu Thiên Tân (113,7 km)

    cau dai ky luc 1
    Cầu Thiên Tân là một trong những cây cầu dài nhất thế giới với tổng chiều dài khoảng 113, 7 km. (Ảnh: DailyMail)

    Cầu Thiên Tân là cây cầu cạn đường sắt chạy giữa Lang Phường và Qingxian, một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh Thượng Hải. Đây là một trong những cây cầu dài nhất thế giới với tổng chiều dài khoảng 113, 7 km. Cây cầu được hoàn thành từ năm 2010, nhưng phải đến năm 2011 mới bắt đầu được đưa vào khai thác. Theo Guinness, nó giữ danh hiệu cây cầu dài thứ hai trên thế giới.

    3. Cầu Vị Nam Vị Hà (79,732 km)

    cau dai ky luc 1
    Cầu Vị Nam Vị Hà với tổng chiều dài 79,732 km từng là cây cầu dài nhất thế giới cho đến trước năm 2010. (Ảnh: DailyMail)

    Cầu Vị Nam Vị Hà với tổng chiều dài 79,732 km là một trong những cây cầu dài nhất thế giới và nằm ở Trung Quốc. Cầu Vị Nam Vị Hà từng giữ danh hiệu là cây cầu dài nhất thế giới cho đến trước năm 2010, khi 3 cây cầu dài hơn xây dựng xong. Cây cầu được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2010, nó nằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu-Tây An, nối liền hai thành phố lớn của Trung Quốc là Trình Châu (thuộc tỉnh Hà Nam) và Tây An (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Mặc dù đã được hoàn thành từ rất sớm, phải đến ngày 06 tháng 02 năm 2010 cầu Vị Nam Vị Hà mới chính thức mở cửa do một số sự cố không mong muốn xảy ra.

    4. Cầu cao tốc Bang Na (54km)

    cau dai ky luc 1
    Cầu cao tốc Bang Na có chi phí xây dựng lên tới 1 tỷ USD. (Ảnh: DailyMail)

    Cầu cao tốc Bang Na ở Thái Lan là cây cầu đường bộ có tổng chiều dài lên tới 54 km. Nó được hoàn thiện vào tháng 01 năm 2000, cây cầu gồm 6 làn xe với chiều rộng khoảng 27 m. Cầu Bang Na được xây dựng bên trên một xa lộ, kéo dài từ phía Đông Bangkok đến thành phố Chon Buri. Theo ước tính, 1,8 triệu mét khối bê tông đã được sử dụng để hoàn thành cây cầu này. Ngoài ra, cầu Bang Na còn có một điểm đặc biệt là nó hầu như không vượt nước. Cầu cao tốc Bang Na đã giữ danh hiệu cây cầu dài nhất thế giới từ năm 2000 đến năm 2004. Ngày nay, nó là cây cầu dài thứ 6 trên thế giới. Chính phủ Thái Lan đã bỏ ra tận 1 tỷ USD để xây dựng nên công trình này.

    5. Cầu Pontchartrain Causeway (38,4km)

    cau dai ky luc 1
    Cầu Pontchartrain được công nhận là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới. (Ảnh: DailyMail)

    Năm 1969, cầu vượt hồ Pontchartrain, Hoa Kỳ chính thức được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới. Nó đã giữ danh hiệu này trong nhiều năm cho tới khi bị đánh đổ. Cầu Pontchartrain Causeway, hay Đường đắp cao, bao gồm hai cây cầu song song bắc qua hồ Pontchartrain ở miền nam Louisiana, Hoa Kỳ. Tổng chiều dài của cây cầu là 38,6 km xây dựng trên 9.000 cọc bê tông, nó được thông xe đầu tiên vào năm 1956 và lần thứ hai vào năm 1969.

    Cây cầu dài đến mức người lái môtô có thể không thấy đất liền khi đi được khoảng 12,8 km, nhiều tài xế ôtô buộc phải gọi cảnh sát ứng cứu vì chứng sợ biển. Nhiều em bé đã ra đời trên cây cầu này vì các bà mẹ không thể đợi đến khi xe cứu thương kịp đến bệnh viện ở phía bờ bên kia hồ.

    6. Cầu vượt đầm Manchac (36,71km)

    Cầu vượt đầm Manchac hay Manchac Swamp là một đôi cầu bê tông vượt qua đầm lầy Manchac nằm ở tiểu bang Louisiana thuộc Hoa Kỳ và có chiều dài 36,71 km. Đây là chiếc cầu dài thứ tư trên thế giới. Cây cầu có chiều dài bằng một phần ba chiều dài đường cao tốc trong tiểu bang (khoảng 110 km).

    cau dai ky luc 1
    Cầu Manchac Swamp là một đôi cầu bê tông nằm ở tiểu bang Louisiana thuộc Hoa Kỳ và có chiều dài 36,71 km. (Ảnh: DailyMail)

    Cây cầu này cũng là một phần của hệ thống tuyến đường xa lộ liên tiểu bang 55 và được mở cửa bắt đầu từ năm 1979. Chi phí xây dựng của cầu vượt đầm Manchac lên tới 159 triệu USD, có nghĩa là trung bình cứ 1 km cầu sẽ cần 4,33 triệu USD để hoàn thành.

    TQ (nguồn: Britannica, Telegraph, Dailymail)

  • Những ngày vừa qua, hình ảnh ban đầu về cây cầu đường sắt cao nhất thế giới đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận Ấn Độ.

    Cầu Chenab dài 1.315 m, cao 359m so với mặt sông được xây dựng tại quận Reasi, bang Jammu và Kashmir. Các công nhân và kĩ sư xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ công trình, với mục tiêu đưa cầu vào khai thác, sử dụng trong tháng 12 tới.

    cau cao o an do 1
    Cầu Chenab cao hơn cả tháp Eiffel và dài gần bằng cầu cảng Sydney.

    Thách thức khổng lồ

    Theo ông David MacKenzie, Giám đốc của Cowi - đơn vị thi công cây cầu, việc xây dựng những công trình kiến trúc quy mô lớn là thách thức vô cùng lớn đối với bất kỳ kỹ sư nào ngay cả trong điều kiện lý tưởng. Thế nên việc xây dựng được một cây cầu đường sắt cao hơn cả tháp Eiffel ở vùng hẻo lánh Ấn Độ quả là một kỳ tích thời hiện đại.

    Từ xa xưa, núi Himalayas đã là một hình ảnh ẩn dụ trong văn học và thi ca tượng trưng cho những thách thức không thể vượt qua. Thế nhưng, chân ngọn núi này lại là nơi bắt đầu của cây cầu vòm vượt núi Chenab, nối Jammu và Kashmir (Ấn Độ). Cây cầu trị giá 92 triệu USD này là một phần của mạng lưới đường sắt dài 111 km do Tập đoàn Đường sắt Konkan của Ấn Độ xây dựng từ Katra đến Banihal.

    Để xây dựng thành công cây cầu vòm cao nhất thế giới tại một trong những địa hình hiểm trở nhất thế giới, các kỹ sư phải không ngừng đương đầu với những thách thức, đặc biệt là yếu tố khó lường của tự nhiên do Himalaya thường xuyên có tình trạng sạt lở đất. Các bộ phận bằng thép cần phải được ghép nối liền mạch với nhau, đòi hỏi chất lượng tay nghề và chế tạo tại chỗ phải đạt tiêu chuẩn cao nhất.

    Cây cầu cũng nằm gần một khu vực có tranh chấp, chỉ cách đường kiểm soát quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan ở Jammu và Kashmir 60km; chưa kể đến những thách thức về giao thông khi tất cả nhân lực, vật liệu, thiết bị và thép phải được vận chuyển đến vùng sâu vùng xa, gần như không thể tiếp cận trước đây.

    Kỳ tích thời hiện đại

    Ông MacKenzie cho biết thêm, việc xây cây cầu này là một hành trình phức tạp và mệt mỏi.

    "Bạn phải bay đến Delhi, sau đó đến Jammu, rồi di chuyển bằng đường bộ trong 4 tiếng để đến công trường. Không thể đong đếm nổi đã tốn bao nhiêu công sức, nhân lực và hậu cần liên quan để có thể vận chuyển hơn 28.000 tấn thép đến đó." - ông Mackenzie nói.

    Các kỹ sư địa kỹ thuật và địa chất tại công trường phải hiểu rõ đặc điểm địa hình như lòng bàn tay và tận dụng nó theo ý họ. Đội thi công đã cắt xẻ sườn núi đá bấp bênh để làm một con đường nhỏ phục vụ cho việc đi lại. Những cần cẩu giàn đặc biệt được chế tạo để vận chuyển thiết bị một cách hiệu quả từ bên này sang bên kia cây cầu.

    Việc xây dựng cây cầu này đã diễn ra trong suốt hơn 1 thập kỷ. Sản phẩm cuối cùng phải có khả năng chống chọi với gió lớn, động đất, nhiệt độ khắc nghiệt và sạt lở đất. Tại một địa điểm hiểm trở như vậy với rất nhiều biến số, số phận của cây cầu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm và sự linh hoạt của các kỹ sư, công nhân tham gia.

    cau cao o an do 1

    Hiện tại, dự án đã bước vào những giai đoạn cuối cùng. Khi hoàn thành, công trình này sẽ giúp tăng kết nối, giao thông tới thung lũng Kashmir, giúp thay đổi diện mạo và kinh tế tại địa phương hẻo lánh này. Mặt khác, cây cầu này sẽ trở thành biểu tượng cho chiến thắng của con người trước tự nhiên; đồng thời trở thành bài học kinh nghiệm về sự vận dụng thiên nhiên một cách khéo léo để tạo ra một công trình kiến trúc lịch sử đầy cảm hứng mà có lẽ nhân loại sẽ còn phải thán phục, trầm trồ trong suốt nhiều thập kỷ tới.

    Theo Tạp chí Giao thông

  • Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 18/3 công bố khánh thành cầu treo băng qua eo biển Dardanelles, một trong những dự án hạ tầng trọng điểm trong nhiệm kỳ của ông.

    Cây cầu có chiều dài nhịp chính - khoảng cách giữa hai tháp - lớn nhất thế giới. Cầu treo 1915 Canakkale là dự án do Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp với các công ty Hàn Quốc, với vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, theo CNN

    Trước đây, các phương tiện muốn qua lại giữa bán đảo Anatolia và Gallipoli phải đi bằng phà qua eo biển Dardanelles, với thời gian chờ có thể lên đến 5 tiếng. Cây cầu này giúp thời gian di chuyển rút ngắn chỉ còn 6 phút.

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Chiều cao của tháp là 318 m, đánh dấu ngày 18/3 - ngày Thổ Nhĩ Kỳ tưởng nhớ những người lính thiệt mạng trong các trận chiến trên biển và đất liền ở Gallipoli. (Ảnh: AA)

    Cây cầu có chiều dài tổng cộng 4,6 km, chiều cao của tháp là 318 m. Đây là cây cầu thứ tư nối hai bờ ở lục địa Á - Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh ba cây cầu ở Istanbul.

    Dự án cầu treo được khởi công năm 2017, là một trong những thành tựu hạ tầng trọng điểm của Tổng thống Erdogan kể từ khi nắm quyền năm 2002, bên cạnh sân bay Istanbul, đường ray xe lửa và đường hầm eo biển Bosphorus. 

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu khánh thành cầu treo 1915 Canakkale ngày 18/3. Ảnh: Reuters

    "Những công trình này sẽ đem lại lợi nhuận cho quốc gia trong nhiều năm", ông Erdogan nói. Năm ngoái, ông Erdogan đưa ra kế hoạch mà ông gọi là "dự án điên rồ", với việc xây dựng kênh đào tại Instanbul trị giá 15 tỷ USD nhằm giảm sức ép cho eo biển Bosphorus.

    Tuy nhiên, giới quan sát hoài nghi về tính khả thi của dự án, do kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ còn khó khăn, rủi ro môi trường và sự phản đối của công chúng.

    Trước cuộc bầu cử toàn quốc dự kiến được tổ chức năm 2023, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy mức độ tín nhiệm của ông Erdogan và đảng AK đang giảm sút. Đảng đối lập CHP chỉ trích dự án cầu treo có thể vượt mức vốn đầu tư ban đầu và ảnh hưởng đến ngân sách công.

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Cây cầu kết nối thị trấn Gelibolu thuộc tỉnh Canakkale (Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ và ở phía châu Âu) với thị trấn Lapseki ở châu Á. (Ảnh: AA)

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Canakkale có nhịp chính dài 2.023 mét, dài hơn bất kỳ cây cầu treo nào trên thế giới hiện nay. Chiều cao của tháp là 318 m, đánh dấu ngày 18/3 - ngày Thổ Nhĩ Kỳ tưởng nhớ những người lính thiệt mạng trong các trận chiến trên biển và đất liền ở Gallipoli. (Ảnh: AA)

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Với Canakkale 1915, du khách có thể đi chuyển qua eo biển Dardanelles chỉ trong 6 phút so với 1,5 tiếng đi phà trước đây. (Ảnh: AA)

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Tổng thống Erdogan cho biết Cầu Canakkale 1915 giúp Thổ Nhĩ Kỳ tiết kiệm 458 triệu USD mỗi năm từ việc giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải carbon. Phí qua cầu sẽ là 200 lira Thổ Nhĩ Kỳ (tương đương 13,6 USD) một lượt xe. (Ảnh: AA)

    cau treo dai nhat the gioi noi luc dia a au 1
    Phát biểu tại lễ khánh thành hôm 18/3, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, những công trình như cầu dây văng Canakkale sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho đất nước trong nhiều năm, đồng thời đóng vai trò to lớn trong việc đưa đất nước đi đầu về đầu tư, lực lượng lao động và xuất khẩu. (Ảnh: AA)

    Theo VTC