• Chào các bạn, Mĩ yên bình và ít trộm cắp móc túi lừa đảo vặt quá nên đợt vừa rồi khách của em từ Mĩ qua đã gặp không ít "tai nạn". Người nhẹ thì bị "xin đểu" mất 10, 20 EU, nặng hơn xíu thì bị lừa "cờ bạc" mất vài trăm mà nặng nữa thì bị lấy mất cả túi có toàn bộ giấy tờ bên trong. May mà ĐSQ Mĩ tại Paris mạnh quá nên cũng không có vấn đề gì lắm về giấy thông hành đi lại, nhưng cũng mất vui cả hành trình.

    Mình chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân để các bạn đi chơi Paris an toàn vui vẻ. Hi vọng trong hành trình du lịch EU của các bạn Paris luôn là điểm dừng chân yêu thích nhất!

    moc tui o paris
    Ảnh minh họa

    1. Các đối tượng hay gặp ở Paris và cách phòng chống:

    - Nhóm xin chữ kí : Bọn này thường nữ, có thể trùm khăn hoặc không nhưng nói chung mặt bẩn bẩn tởm tởm, tay cầm cái bảng cùng cái bút cứ dứ dứ cho bạn. Bọn này hay gặp ở sân bay, nhà ga, và Champs Elysee. Bạn mà kí chúng nó sẽ đòi tiền hoặc nhân tiện lúc 2 tay bạn bỏ đồ xuống mà ăn cắp cái nọ cái kia. Phản ứng nên làm là : « Non » lạnh lùng rồi đi tiếp.

    - Nhóm chọn 1 trong 3 lá bài hoặc 1 trong 3 cái cốc úp, đặt tiền vào nếu trúng thì nhân đôi tiền đặt. Trò này thì anh em VN quen thuộc quá rồi, tha không lừa ngược lại chúng nó thì thôi. Cho các bạn trẻ có thể ngày nay không còn thấy trò này xuất hiện ở các công viên nữa thì trò này bạn không bao giờ thắng được, chỉ có thua mà thôi, thích thì đứng từ xa xem cho vui, không thì kệ chúng nó, chúng nó cũng chỉ là một nhóm đứng chân gỗ xung quanh dụ mình thôi chứ không ép buộc.

    - Nhóm tặng 1 bông hoa hồng: Thường ở gần tháp Eiffel, là một anh giai đưa mình bông hoa rồi xin đểu tiền. Cái này thường chỉ các chị em trẻ (đẹp) hay dính, có thể mình xinh thật nhưng về cơ bản là không như phim kiểu có anh giai thích mình quá tự nhiên tặng hoa mình đâu. Cách đơn giản là từ chối nhất quyết không cầm và vui vẻ với suy nghĩ a ít nhất có thằng lừa đảo nó thấy mình vừa xinh vừa trẻ!

    - Nhóm thân thiện một cách kì lạ : Bọn này thường là nam, thanh niên trẻ, sẽ cố gắng tiếp cận bạn, đánh lạc hướng và phân tâm bạn bằng cách rủ bạn chụp tự sướng, bá vai bá cổ, hay rủ bạn nhảy một điệu nhạc nào đó, nhân lúc bạn phân tâm sẽ móc đồ của bạn. Phản ứng nên làm là : Bọn này chủ động hơn nên ngoài « Non » thì có khi cần phải gạt chúng nó một cách quyết liệt nhất có thể, đừng để nó bám vào bạn.

    - Nhóm buộc dây cổ tay : Bọn này đa phần là đen, tập trung nhiều ở Montmartre và cầu khóa, chúng nó buộc tay vào cổ tay bạn với lý do bao giờ dây đứt bạn sẽ được may mắn. May mắn hay không không biết nhưng chúng nó sẽ đòi bạn cho tiền 5, 10€. Phản ứng nên làm là : Bọn này chủ động hơn nên ngoài « Non » thì có khi cần phải gạt chúng nó một cách quyết liệt nhất có thể, đừng để nó buộc dây vào tay bạn. Bạn nào đủ bản lĩnh và đủ tự tin về độ « lầy » thì có thể cho nó buộc sau đó dọa báo cảnh sát.

    - Nhóm bán vé metro (Tàu điện ngầm): Nhóm này hay quanh quẩn trước các quầy bán vé metro và gạ bạn mua vé của họ nếu thấy bạn xếp hàng lâu hoặc thấy bạn luống cuống không biết thao tác mua vé ở máy bán hàng tự động. Các bạn có thể bị lừa mua vé đã sử dụng, bị lừa mua vé dùng một lần bằng giá vé dùng cả ngày, bị xin đểu tiền "giúp đỡ" thao tác mua vé tại máy tự động, bị móc túi lúc tập trung nghe hướng dẫn mua vé... hoặc trường hợp may mắn nhất thì bạn mua vé dùng một lần với giá bán lẻ mà họ mua sỉ (Mua 10 vé giá rẻ hơn mua lẻ). Cách phòng chống đơn giản là từ chối, chỉ mua vé duy nhất trong máy tự động, hoặc quầy bán vé của nhân viên.

    - Nhóm ăn cắp tiền máy ATM: Nhóm này thường là một nhóm thanh niên trẻ, chúng nó rình bạn rút tiền ra không để ý là xông tới đẩy ngã bạn để cướp tiền. (Có lũ bẩn hơn còn chơi bài nhổ nước bọt khạc đờm vào tiền). Hoặc chúng nó cướp tiền vừa tòi ra, hoặc chúng nó chờ bạn bấm xong code an toàn rồi mới lao vào cướp, lúc này thì còn mất nhiều hơn. Phản ứng nên làm là: Cố gắng tìm các chỗ rút tiền là nhà băng bên trong nhà, vào tận nơi rút. Nếu buổi tối các chỗ này đóng cửa thì chọn rút chỗ nào thoáng, nhìn trước nhìn sau, và sử dụng cái miếng gương cầu thường được gắn ngay trên máy rút để quan sát sau lưng.

    - Nhóm nghệ sĩ đường phố : Thường là làm tượng người tạo dáng để chụp ảnh, nhóm này không nguy hiểm lắm, bạn thích thì tạo dáng cùng chụp rồi cho người ta vài đồng cũng được. Chỉ cần chú ý là nếu đứng vào tạo dáng cùng các kiểu, nếu chụp xong không cho tiền, có thể bị nghe chửi. Cần phân biệt nhóm này với các nghệ sĩ chơi nhạc hoặc nhảy trên đường phố, cái này là nét đặc trưng của Paris, hãy tận hưởng và hào phóng !

    - Nhóm cho chim ăn : Nhóm này hay gặp ở mấy chỗ có bồ câu như trước Notre Dame, họ có đồ ăn cho chim, nếu bạn lấy của họ cho chim ăn tạo dáng chụp ảnh, thì có thể bị đòi tiền, nên chuẩn bị trước tinh thần.

    - Nhóm xin tiền : Nhóm này có loại lẽo đẽo đi theo xin xỏ, cách duy nhất là cười ngây ngô giả ngu rồi đi xa nó ra, đừng mất công thể hiện khả năng ngoại ngữ Anh, Pháp vào lúc này vì chúng nó lầy và có khi còn say nữa. Loại khác là lên metro đứng nói ông ổng kể nghèo kể khổ, loại này thì lờ nó đi là xong, thậm chí ko cần nhìn. Loại khác nữa là có kèm chơi nhạc, nếu trông nghệ sĩ và chơi hay, thật sự bạn thấy thích, cho cũng được không sao (Mặc dù chỉ những người chơi nhạc tại bến tàu mới được cấp phép, chứ không phải trên tàu)

    2. Các khu vực có vẻ an toàn hơn các khu còn lại:

    Khu vực trung tâm từ quận 1 đến quận 16, nên cẩn thận các quận 17 đến 20, khu vực Montmartre và phía Bắc Paris, đặc biệt xung quanh Stade de France khu vực Saint Denis. Các đường Metro thường có vấn đề về móc túi hay gặp là 1, 2, 4, 13 (Đặc biệt nửa phía trên bắt đầu từ Place de Choisy trở lên).

    3. Đi chơi về muộn:

    - Nếu đi tram, metro, thì cố gắng đứng gần về phía đầu tàu, nếu tàu vắng thì ít nhất có chú lái tàu có gì còn kêu cứu.

    - Đi metro hạn chế tuyệt đối lôi điện thoại ra bấm bấm, nếu có việc cần sử dụng không đừng được thì đứng xa cửa metro, tựa lưng vào tường được là tốt nhất để có thể quan sát phía trước trong lúc dùng điện thoại.

    - Đứng chờ tàu trên quai thì đứng gần các đám khách du lịch. Nếu phải đứng một mình thì đừng có chui vào xó đường cụt, đứng chỗ nào 2, 3 lối rẽ ý để nếu có thấy 3, 4 thằng rệp tiến tới thì còn có đường mà lùi.

    - Đi metro gặp lúc đông người thì đeo balo ra đằng trước, túi thì kẹp sát nách vào. Nếu thấy mình vừa chen chúc lên tàu bỗng thấy một nhóm 2, 3 đứa đứng sát trước sau, thì là chúng nó đang tia mình đấy, đứa đằng trước sẽ phân tán sự chú ý của bạn cho đứa đằng sau móc. Bọn này thường đi thành nhóm, mặt kiểu quắt quắt già già bẩn bẩn (đa phần đến từ các nước đông âu như Rumani hoặc là rệp). Quần áo thì thường chúng nó mặc đồ thể thao, đội mũ lưỡi chai lưng đeo sacoche (loại túi đeo chéo bé bé).

    - Đi về tối trời nếu không gần metro phải đi bộ nhiều qua khu vắng lúc muộn mà cảm thấy không tự tin khả năng chạy thì tốt nhất nên đi Uber, Uber Paris vừa rẻ vừa an toàn, nhiều xe, xe đẹp mà lại lịch sự. Nếu muốn tiết kiệm đi bộ thì đừng có vừa đi vừa lôi điện thoại ra bấm, nếu có phải mở nhìn bản đồ thì nhìn trước nhìn sau và đứng vào chỗ khuất chứ đừng đứng giữa đường. Nghe nhạc thì về nhà nghe, tháo cái tai nghe ra để còn nghe thấy được nếu có thằng nào nó bước đằng sau.

    Tạm thế đã khi nào nghĩ ra gì thêm thì bổ sung sau. Bài viết hoàn toàn dựa vào trải nghiệm và quan sát cá nhân, hoàn toàn không có ý xúc phạm hay phân biệt style trang phục hay màu da, nếu có nhỡ chỗ nào đụng chạm mong các bạn bỏ quá cho.

    Paris lúc nào cũng đẹp và không kém phần đỏng đảnh, để "yêu" và "chìu" được Paris thì cần phải hiểu Paris lắm các bạn ạ.

    - À quên có nhóm các anh đen bán đồ lưu niệm trên Trocadero hoặc Louvre, hoặc các anh Ấn bán nước bán hạt dẻ, nhóm này đa phần vô hại, đừng chửi mắng đánh đập người ta tội nghiệp, nếu không thích mua có thể từ chối nhẹ nhàng. Đám này giờ có trò tạo dáng hộ và chụp ảnh hộ và xin một ít tiền, cũng không đáng bao nhiêu và không ép buộc lắm nên mọi người có thể tuỳ nhu cầu mà xử lý.

    Nguồn: Dang Duc Vinh / group Du lịch USA và Thế Giới

  • Bỏ ra chi phí lên tới hàng chục triệu đồng để có chuyến du lịch châu Âu trong mơ, nhiều du khách Việt Nam đã có những trải nghiệm “khó quên” khi bị trộm cắp tại đây hoành hành.

    Nữ du khách Lê Thị Đan Thanh đã có nhiều kinh nghiệm du lịch nhưng vẫn phải "hoảng hốt" trước muôn vàn chiêu trò dàn cảnh trộm cắp tại châu Âu.

    Vài năm trở lại đây, đã có nhiều du khách than phiền là bị nạn trộm cắp đang hoành hành tại châu Âu. Nhiều du khách khi đi du lịch đã chuẩn bị sẵn tâm lí và tư trang cẩn thận nhưng vẫn bị mất cắp đồ đạc.

    Bị trộm cắp đồ ngay cả khi đã chuẩn bị kĩ N.T.T.T, 26 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sydney, Úc, đã có một chuyến đi kéo dài 5 tuần, trải nghiệm du lịch tại 12 thành phố tuyệt vời của châu Âu, cho đến ngày cuối cùng.

    "Trong 5 tuần du lịch tại châu Âu, để đảm bảo an toàn, mình ít sử dụng phương tiện công cộng mà chấp nhận tốn kém, chủ yếu đi lại bằng taxi Uber. Đến ngày cuối cùng, mình thử trải nghiệm phương tiện công cộng một lần thì lại gặp chuyện không hay.

    Khoảng 7 giờ sáng ngày cuối cùng ở lại châu Âu, khi mình và người yêu kéo vali từ khách sạn để ra bến xe buýt đến sân bay tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, thì bị một ông cụ già bám theo.

    Vừa đến bến xe buýt, ông cụ già vỗ vai người yêu mình và chỉ xuống vali bọn mình. Lúc ấy mình đã rất hoảng hốt khi trên vali có dính cái chất lỏng màu xanh lá cây đậm trông rất gớm, và trên balo của người yêu mình đang đeo cũng có thứ nước y như vậy.

    Ông cụ già rút giấy trong cặp ra để đưa cho mình lau vali và người yêu mình lau balo. Lúc ấy tự dưng xung quanh hai bọn mình có khoảng 5- 7 cụ già khác. Ai cũng mặc đồ công sở và xách cặp với dáng vẻ như đang trên đường đến chỗ làm. Các ông cụ đứng xung quanh hai người bọn mình, bàn tán và chỉ trỏ linh tinh và đứng giữa tách hai bọn mình ra luôn.

    Người yêu mình vừa cởi balo ra với mục đích lau cái nước xanh xanh kia thì một trong số những ông cụ ấy ôm balo rồi chạy mất. Rất nhanh. Mọi thứ diễn ra trong vòng 30 giây và hai đứa thực sự không kịp định thần gì hết. Trong balo có laptop, một số đồ phụ kiện khác, và quan trọng là một ổ cứng lưu lại toàn bộ ảnh chuyến đi châu Âu của tụi mình. Thực sự rất sốc và tiếc".

    Muôn vàn chiêu trò dàn cảnh trộm cắp 

     Nữ du khách Lê Thị Đan Thanh, 47 tuổi, sinh sống tại Hà Nội, đã có nhiều kinh nghiệm du lịch nhưng vẫn phải "hoảng hốt" trước muôn vàn chiêu trò dàn cảnh trộm cắp tại châu Âu.

    "Chúng tôi bắt chuyến tàu đi từ thành phố Marseill đến thành phố Nice của Pháp. Xuống tàu, chúng tôi rất cảm kích khi có một phụ nữ trẻ tuổi, trạc 20 tuổi, khuyên nên đi thang máy cho khỏi vất vả.

    Khi chúng tôi bước vào thang máy thì có một phụ nữ mang bầu và một bé gái khoảng 9-10 tuổi vào theo. Dù thang máy rất rộng nhưng người phụ nữ vẫn cố đứng sát vào người chị gái tôi.

    Rất may chị tôi phát giác, đập tay người phụ nữ kia ngay lập tức khi thấy tay cô ta đụng vào túi của chị còn túi thì đã bị kéo ra hơn nửa. Ra thang máy, cả đoàn vui mừng vì không mất gì.

    Cho đến khi về nhà, kiểm tra balo thì đã bị mất ví tiền. Không ngờ bọn chúng nhanh như vậy, lấy xong kéo khóa lại như cũ, làm chủ nhân không phát hiện ra. Người phụ nữ đụng vào túi của chị tôi chỉ là để đánh lạc hướng", chị Đan Thanh kể.

    Châu Âu rất đẹp nhưng nạn trộm cắp thì không vui vẻ chút nào.

    Không biết bị mất tiền lúc nào

    Chị Nguyễn Lan, 38 tuổi, sinh sống tại Mỹ, đã đọc nhiều cảnh báo về nạn trộm cắp tại các nước châu Âu, nghĩ chỉ xảy ra ở một bộ phận khách du lịch kém may mắn, nhưng không ngờ chính bản thân cũng gặp phải.

    "Khi vợ chồng mình ở Sirmione, Italia, thì gặp chuyện không hay. Chồng mình đang đi về phía bến tàu thì gặp một gã ngoài 40 tuổi cầm đồng 2 euro nhờ đổi dùm thành đồng xu có giá trị nhỏ hơn.

    Chồng mình nhiệt tình mở bóp đựng tiền ra để đổi giúp. Hắn thò tay vô bóp, chỉ đồng xu 20 và 50, nhân tiện cuỗm luôn vài trăm euro mà anh rút ở cây ATM ở đó cách đây vài giờ. Nhanh như một trò ảo thuật, hắn ta đi rồi, chồng mình mới biết là mất tiền!"

    Bản thân tôi, người viết, 22 tuổi,  sinh tại Nga, cũng gặp tình huống tương tự khi đang trải qua kì nghỉ tuyệt vời tại Hy Lạp. Khi tôi đang đi dọc phố cổ Plaka tại Hy Lạp thì gặp một người phụ nữ mang bầu, tặng tôi một bông hoa hồng và chỉ cho mình ở đằng xa có một lễ hội do người bản địa tổ chức. Tôi nghĩ đây chỉ là sự hiếu khách của người dân địa phương nên rất là vui, cho đến khi người phụ nữ kia đòi tiền bông hoa.

    Tác giả tại Hy Lạp với niềm vui không trọn vẹn vì gặp phải chiêu trò trộm cắp tại đây.

     Tôi lập tức đòi trả lại bông hoa nhưng người phụ nữ ép mình phải lấy, đồng thời liên tục chỉ vào bụng bầu: "Hãy giúp đứa bé!" Nhưng khi tôi cho mấy xu, người phụ nữ liên tục chỉ trỏ vào ví và bảo mình hãy cho thêm.

    Tôi vừa mở ví, lập tức rất nhiều người phụ nữ y hệt, cũng mang bầu và cầm hoa hồng đến xoa mặt mình làm tôi cực kì choáng ngợp. Tất cả diễn ra chỉ trong mấy giây, tôi vẫn an tâm là không mất gì vì trước đó tay tôi vẫn giữ vào vài tờ 100 Euro mà mình có trong ví. Sau đấy, khi trở về nhà, tôi mới biết là đã mất sạch số tiền, không hiểu họ đã lấy cách nào.

    Theo Thanh Niên

  • Paris vô cùng nổi tiếng với nạn móc túi, lưu manh và trộm cắp. Mới đây trên một hội nhóm du lịch, bạn Hoang Vu đã chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình về tệ nạn này ở Paris. Mọi người đọc để rút kinh nghiệm nhé:

    trom cap o paris 2
    Ảnh minh họa

    Lần thứ nhất tại Khải hoàn môn.

    Mình với người yêu đang đi thì có một nhóm 6-7 đứa con gái đi về phía mình. Chúng nó làm rất bài bản. Hai đứa ở giữa đưa một cái bảng với cái bút có tờ giấy xin chữ ký. Những đứa khác lập tức đứng vòng xung quanh quây lấy mình. Mình đề phòng từ trước rồi nên nói ngay “ No”. 

    Hai đứa trước mặt tiếp tục dí sát cái tờ giấy với cái bút vào mình, liên tục nói “ can you sign please” nhằm làm mình mất cảnh giác. Nhưng may mình đề phòng từ trước, ngay khi nhìn thấy bọn này là trên người mình có bao nhiêu cái cảm biến là mình bật hết lên rồi, để chế độ báo động luôn. 

    Tay trái giữ chặt ống kính máy ảnh, tay phải đút túi quần để điện thoại. Và ngay lúc này mình cảm giác thấy có đứa đang mở balo sau lưng của mình. Theo phản xạ mình vùng tay gạt hai đứa trước mặt ra, tiến về phía trước mấy bước, xoay người lại nhìn thẳng bọn nó thủ thế. 

    Chúng nó bắt đầu nói cái gì đó xong giơ ngón tay giữa về phía mình. Mình rút luôn cái gậy selfie ở túi quần đằng sau ra, rút như rút thượng phương bảo kiếm. Chỉ mặt cả lũ một lượt. Nhưng vừa chỉ vừa lùi về phía người yêu mình. 

    Chúng nó thấy mình cứng thì cũng bỏ đi, không quên kèm theo mấy câu fuck you này nọ. Kể thì dài. Nhưng tất cả diễn ra trong vòng chưa đến 30 giây đâu. 

    Sau đó người yêu mình mới nhìn thấy là balo mình mở toang ra luôn. Túi chính túi phụ đều bị mở. Đen cho tụi nó là mình để cái áo khoác da trong balo, nên rất là chật, muốn lấy cái gì bên dưới cũng khó. 

    (Ảnh minh họa)

    Lần 2 trên đường ra phía nhà thờ Đức Bà

    Mình đi qua một cậu châu Á trông giống người Trung Quốc. Chắc là đi du lịch một mình. Mặt mũi nhăn nhó như mếu nói chuyện với một mụ da ngăm đen, tóc đen, cao tầm 1m55. Nhìn biết ngay là có chuyện. Mình trả vờ đứng cách một đoạn thì nghe loáng thoáng là “mày muốn lấy lại Passport thì đi theo tao. Tao biết thằng nó lấy của mày”

    Thế là cậu kia phải lụt cụt đi theo nó. Mình nghĩ, thôi xong, quả này nhục rồi. Bây giờ nó mà đòi mấy trăm thì cũng phải móc ra cho nó thôi. 

    Lần 3 trên tàu điện ngầm

    Tàu đang chạy và khá đông. Gần đến bên tiếp theo, mình đang đứng thì một cậu Pháp hô lên xong xối xả vào mặt mấy con bé. Da cũng ngăm ngăm, cao cũng khoảng 1m5-1m6 ,đeo túi vắt chéo. Một con ngồi ở ghế và hai con đứng. Trước mặt nó là một đôi chắc cũng khách du lịch. Mình đang không hiểu chuyện gì, ngơ ngác nhìn. Lập tức chúng nó đứng dậy, tàu dừng một cái xuống luôn. Xong cậu Pháp kia chỉ vào túi ông khách du lịch. Ah hoá ra là móc túi. 

    Thế là từ đó mình đi đâu cũng nhìn. Thấy khả nghi là nhìn thẳng mắt, kiểu “tao nhìn thấy mày rồi nhá, tao là tao biết mày đang nghĩ gì đấy” 

    Tổng kết lại mình có vài kinh nghiệm:

    1. Luôn cảnh giác, không ký, không cho tiền, ko chỉ bản đồ, không nói chuyện với người khả nghi.
    2. Không mang theo passport khi ra đường. Chỉ Photo hoặc chụp lại trên điện thoại. 
    3. Trang phục gọn gàng, không lùm tùm túi nọ túi kia. Dễ bị phân tâm mất cảnh giác.
    4. Nếu đeo balo nên nhét áo khoác dày lên trên, đồ gì giá trị, quang trọng nhét xuống dưới.
    5. Quan sát khi đi đến các nơi nổi tiếng, lúc lên xuống bến tàu. Chúng nó hay tụ tập ở các nơi như Khải hoàn môn, trên đại lộ Champ Elysees, đường ra nhà thờ Đức bà, tháp Eiffel, bến tàu quanh Opera, bảo tang Louvre, và quanh Montmartre. 
    6. Nhận diện đối tượng khả nghi. Thường là nữ, đi theo nhóm từ 2 người, cao khoảng 1m5-1m6. Da ngăm đen hoặc hơi xỉn. Tóc đen, mắt đen. Nữ có tuổi thì thường bụng phệ, đậm người. Trẻ hơn thì dáng người gầy. Thường đeo túi đeo tréo loại nhỏ. Bọn này từ Rumani tràn sang. Bất cứ chỗ nào du lịch cũng gặp.

    Bài liên quan: 

    Ngô Thanh Vân xui xẻo bị móc ví tiền, điện thoại khi du lịch London

    Clip du khách bị nhóm 3 phụ nữ móc túi ở trung tâm London

    Du khách Anh bật khóc khi bị gái lạ vờ ôm ấp rồi móc sạch tiền

    7 cách bọn móc túi thường dùng để ''khoắng'' tài sản của du khách trong tích tắc

    Đi du lịch, du khách hãy cẩn thận với những trò lừa đảo này

    MC Kỳ Duyên bày cách phòng tránh nạn ăn cắp thần kỳ ở châu Âu

    Viethome tổng hợp

  • Khách du lịch luôn là "con mồi" béo bở dành cho những kẻ có mưu đồ xấu, đặc biệt là khi đi ra nước ngoài.

    Mỗi khi đi du lịch - đặc biệt là ở nước ngoài - tâm lý chung của chúng ta là tìm kiếm những điều mới mẻ, những trải nghiệm mới. Nhưng cũng vì mải mê trải nghiệm mà đôi khi chúng ta không để ý đến yêu cầu tối thiểu khi đi du lịch là đảm bảo an toàn cho chính tư trang, hành lý của mình.

    Nhiều kẻ sẽ lợi dụng điểm này của bạn để trục lợi bằng một vài mánh khóe khiến bạn mất tiền theo những cách bất ngờ nhất, mà khi nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn để thay đổi.

    1. Bẫy "Người thú"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Nga, Ukraine và nhiều quốc gia tại châu Âu

    "Người thú" ở đây là những người trong trang phục linh vật to bự mà bạn vẫn thấy ở các hội chợ. Nhưng ở một số nơi, những kẻ này sẽ luôn có mặt ở các tụ điểm du lịch lớn, nhắm đến các khách du lịch đi cùng trẻ con.

    Họ sẽ tiếp cận đứa trẻ, đề nghị bố mẹ tự lấy điện thoại ra chụp hình. Vì muốn con trẻ có kỷ niệm đẹp, nhiều bậc phụ huynh cũng không ngần ngại làm theo, để rồi sau đó bị "linh vật" trở mặt, đòi tiền cho mỗi bức hình vừa chụp.

    Đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng đơn giản chỉ cần không trả tiền là xong? Nhưng không! Các "linh vật" sẽ đòi tiền một cách hết sức hung dữ và quyết liệt, khiến nạn nhân cảm thấy hoang mang, lẫn lộn rồi đồng ý chi tiền. Và tất nhiên, số tiền phải trả cũng khá là chua chát.

    Để tránh câu chuyện này xảy ra thì hãy luôn nhớ rằng không có gì là miễn phí. Khi một người đề nghị bạn chụp ảnh, hãy hỏi giá trước. Và nếu người này lảng tránh nhưng cũng không nói là miễn phí, bạn nên cẩn thận thì hơn.

    2. Bẫy "hóa đơn"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Cộng Hòa Czech

    Thực ra, cái bẫy này có thể gặp ở bất kỳ đâu, nhưng tại Czech giống như một ví dụ điển hình vậy.

    Khi đi siêu thị ở quốc gia này, hãy nhớ kiểm tra lại kỹ hóa đơn. Bởi lẽ khi nhận ra bạn là khách du lịch, nhân viên thu ngân có thể tìm cách thêm vào vài món đồ, hoặc đổi sang nhãn hiệu khác có giá cao hơn mà bạn sẽ khó nhận ra vì bất đồng ngôn ngữ và rào cản về tiền tệ.

    3. Vẫn là "bẫy hóa đơn", nhưng là ở nhà hàng

    Nơi dễ gặp nhất: Italy, Hy Lạp, và Cộng hòa Czech

    Đa phần các du khách khi đến Ý đều không biết ngôn ngữ địa phương. Thế nên các hóa đơn trong nhà hàng dành cho du khách thường được thêm một vài chi phí cơ bản kiểu: khăn giấy, khăn trải bàn... mà bạn không thể biết. Thế nên nếu cảm thấy nghi ngờ mức giá phải trả đang quá cao, hãy đề nghị được xem thực đơn và tự mình so sánh mọi thứ.

    4. Bẫy "hoa hồng"

    Nơi thường gặp nhất: Ý

    Kịch bản thường gặp như sau: bạn bắt gặp một anh chàng người Ý điển trai quyến rũ, tay cầm một đóa hồng trên đường. Anh ta đến gặp các cô gái, đưa họ đóa hồng trên tay kèm theo một cái ôm nồng nhiệt.

    Khi nạn nhân còn đang ngượng đỏ mặt, anh chàng quyến rũ kia sẽ nhanh tay lục túi xách để khoắng một vài món đồ có giá trị bên trong.

    Kịch bản khác là một người phụ nữ, tay cầm đóa hồng, tự bỏ vào túi xách của du khách rồi yêu cầu trả tiền. Nếu du khách từ chối, họ sẽ làm ầm lên, đưa nạn nhân vào tình huống bị đánh giá là keo kiệt.

    Trong trường hợp này, hãy giả vờ như bạn chẳng hiểu cô ấy đang nói gì, trả lại bông hoa rồi chạy cho nhanh đi.

    5. Bẫy "vòng lưu niệm"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp và Ý

    Tương tự như bẫy hoa hồng, nhưng cái bẫy này có phần khó tránh hơn.

    Kịch bản thường thấy là có người sẽ tiếp cận du khách, tự ý buộc vào tay họ chiếc vòng, ba hoa một chút về ý nghĩa của nó (tình bạn, tình yêu...) rồi đòi tiền.

    Đôi khi, người thực hiện có thể là trẻ em. Đứa trẻ cũng sẽ đến buộc vòng vào tay bạn, rồi xin một khoản tiền nhỏ. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ trong rất nhiều trường hợp, thứ lũ trẻ nhắm đến là nơi bạn đang cất tiền để ra tay sau đó, thế nên hãy thật cẩn trọng.

    6. Bẫy "nhân vật nổi tiếng nhảy múa"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Ý, Ba Lan, Romania, Tây ban Nha

    Tại các quốc gia này, bạn có thể bắt gặp một người đang cầm hộp nhạc, bên cạnh là những hình nộm bằng giấy theo nhân vật hoạt hình nổi tiếng đang nhảy nhót rất hấp dẫn.

    Người này sẽ quảng cáo rằng bên trong hình nộm có nam châm, sẽ cộng hưởng với sóng từ loa và khiến nó nhảy. Mỗi hình nộm sẽ được bán với giá 2eu (khoảng 50 ngàn đồng tiền Việt).

    Một cái giá không đắt nên rất nhiều người sẽ chọn mua, chỉ có điều đó đơn giản chỉ là những hình nộm bằng giấy, không hơn không kém. Mánh khóe ở đây là bên trong hình nộm có một chiếc móc với dây câu giấu kín bên trong, giúp người bán điều khiển nó nhảy chứ chẳng có nam châm gì hết.

    7. Bẫy "chữ ký"

    Nơi dễ bắt gặp: Ý, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech Italy

    Ở các nước châu Âu rất hay xuất hiện các chiến dịch vì cộng đồng trên các đường phố. Tuy nhiên, trong số đó cũng có nhiều chiến dịch "ma", được lập ra chỉ để moi tiền du khách.

    Nếu bạn tò mò dừng lại tìm hiểu, những người này sẽ yêu cầu bạn ký vào một tờ giấy với danh nghĩa "ủng hộ chiến dịch". Nhưng ngay khi ký xong, họ sẽ yêu cầu bạn một khoản đóng góp tối thiểu, hoặc tiền "thuê bút" của họ. Lý lẽ họ đưa ra sẽ là một dòng mô tả điều kiện bên dưới, được thiết kế cực kỳ nhỏ và bằng tiếng địa phương để không ai nhận ra.

    Thường thì để tránh rắc rối, các du khách đồng ý chi tiền, và kẻ xấu đã thành công.

    8. Bẫy "người giúp đỡ"

    Nơi dễ bắt gặp: Ý, Tây Ban Nha

    Tại những quốc gia này, nếu có ai ngỏ ý muốn giúp đỡ bạn thì đừng ngần ngại hỏi xem họ sẽ cần bao nhiêu tiền sau đó.

    Ví dụ như tại sân bay, sẽ có người đến giúp mang hành lý cho bạn đến nơi đón taxi với một khoản phí thỏa thuận. Họ cũng có thể đề nghị chụp ảnh giúp bạn, nhưng tất nhiên là kèm thêm một khoản tiền sau đó.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Mới đây, Ngô Thanh Vân vừa đăng tải lên trang cá nhân câu chuyện bị trộm đồ tại London của mình.

    Ngay sau khi đăng tải rất nhiều bạn bè đồng nghiệp cùng khán giả không khỏi bày tỏ sự lo lắng cho nữ diễn viên chính "Hai Phượng". Cụ thể, cô nàng đã bị trộm điện thoại, mất sạch tiền mặt và 2 thẻ tín dụng khi ở London, Anh.

    Đây cũng không phải là lần đầu các nghệ sĩ Việt bị móc túi tại châu Âu. Trước đó, "ông trùm chân dài" Vũ Khắc Tiệp, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng từng gặp phải trường hợp tương tự. 

    Ngô Thanh Vân chia sẻ: “Hôm qua, mình đi vô chỗ đông người chen chúc. Mấy người trùm đầu chen chen, đụng đụng, cái bóp đựng tiền của mình biến mất trong tích tắc. Xoay lại thấy nhiều người trùm đầu quá không biết ai với ai. Vậy là tiền mặt của mình và hai cái credit card (thẻ tín dụng - PV) bay mất”.

    Ngô Thanh Vân bị trộm sạch tiền, thẻ tín dụng và điện thoại khi ở châu Âu.
    Nguyên văn bài đăng của nữ đạo diễn tài năng.

    Một ngày sau vụ mất bóp, nữ diễn viên vẫn còn chưa hết bực dọc: ''Học mà cứ suy nghĩ hoài về cái bóp. Đúng là tụi Tây này nó chẳng coi chị Hai Phượng ra gì mà. Vậy là nó chưa biết chỉ. Tức quá giờ phải tìm cách hợp tác Hollywood làm Hai Phượng phiên bản tiếng Anh , để chúng nó bik mai mốt mà né mặt Chế...''

    Nữ diễn viên thẩn thờ tiếc nuối ví tiền và điện thoại.
    Bạn bè, đồng nghiệp và khán giả liên tục bày tỏ sự lo lắng, để lại bình luận động viên "Hai Phượng".
    Rất nhiều nghệ sĩ Việt trước đó cũng từng gặp trường hợp tương tự Ngô Thanh Vân khi đi du lịch, công tác tại châu Âu.

    Ai dự định đi Âu Châu du lịch nhất là đến Pháp, Ý và Tây Ban Nha thì nên coi clip này trước khi đi. Lời thuật của các nạn nhân đã đau khổ bị mất cắp... thưa chính là MC Kỳ Duyên và bạn bè của cô. Xem clip tại đây https://www.facebook.com/viethomenews/videos/2260229464200151/

    Bài liên quan: Clip du khách bị nhóm 3 phụ nữ móc túi ở trung tâm London

    Du khách Anh bật khóc khi bị gái lạ vờ ôm ấp rồi móc sạch tiền

    7 cách bọn móc túi thường dùng để ''khoắng'' tài sản của du khách trong tích tắc

    Đi du lịch, du khách hãy cẩn thận với những trò lừa đảo này

     

    Viethome tổng hợp

  • Nữ du khách đến từ Thái Lan đã không đề phòng và để móc mất ví, nhưng nhờ vào đoạn video tự quay mà họ đã biết được mánh khoé đầy tinh vi của những kẻ tội phạm. 

    Nina Spencer và Toi là hai nữ du khách đến từ Thái Lan, đầu tháng này họ có chuyến du lịch tới Anh Quốc và thật không may ví của một trong hai người đã bị móc trộm. Vụ việc đen đủi xảy ra khi hai người đang quay video đi bộ từ ngã ba Cambridge Circus tới Nhà hát Palace, trung tâm London. Khi vừa qua đường, cô Toi liền kiểm tra chiếc túi hiệu Louis Vuitton của mình thì không thấy ví tiền đâu nữa.

    Cô cho biết, trong đó có £400 (tương đương với khoảng 12 triệu VND) và thẻ tín dụng của mình. Cảm thấy thất vọng và buồn, hai người đành lấy video ra xem lại thì bỗng phát hiện ra điều bất ngờ này. Khi họ đang mải mê quay video để chia sẻ với bạn bè, người thân thì đã có một nữ đạo chích thò tay vào túi và lấy mất chiếc ví.

    bi moc tui o london 1
    Người phụ nữ đeo kính chính là nữ đạo chích tinh vi, lợi dụng sơ hở để móc ví.

    Hóa ra cô ta là một trong nhóm 3 thành viên của nhóm trộm cắp tài sản, chuyên đi móc túi những du khách lơ là như Toi và Spencer, qua video có thể thấy rõ sự “hợp đồng tác chiến” của 2 người phụ nữ còn lại. Video do nạn nhân cung cấp cho thấy một người phụ nữ mặc áo đen, đeo kính râm nhìn qua vai Nina, người phụ nữ thứ hai, mặc áo khoác da màu đen, tay cầm chiếc điện thoại màu đỏ còn mắt thì “soi” vào túi của cô Toi.

    bi moc tui o london 1
    Cô ả còn kết hợp với 2 người nữa để ra tay suôn sẻ, nạn nhân không hề nghi ngờ gì cả.

    Cùng lúc đó, người phụ nữ đeo kính dùng túi lớn màu đen để che đi cánh tay để hành động cho kín đáo hơn. Ngay sau đó, người kia thò tay vào túi để lấy ví tiền và nhanh chóng chuyển lại cho người cuối cùng đã đi vòng ra sau lưng nạn nhân. Thực hiện xong phi vụ, cả 3 nữ quái chia nhau 3 hướng đi khác nhau để tránh gây chú ý. Có thể thấy, hành động của nhóm trộm cắp này rất chuyên nghiệp. Chứng tỏ Toi và Nina Spencer chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân khác mà thôi.

    bi moc tui o london 1
    Cô Toi chỉ phát hiện ra nguyên nhân mất ví khi xem lại video đã quay.

    bi moc tui o london 1
    Tình trạng trộm cắp theo nhóm ngày càng gia tăng ở Anh và Châu Âu.

    Ngay sau đó, hai nạn nhân đã báo cáo việc này với cảnh sát nhưng không hi vọng là sẽ lấy lại được tài sản. Được biết, cô Nina đã sống cùng chồng ở Anh nhiều năm, lần này cô Toi sang thăm bạn lại không ngờ gặp phải chuyện đen đủi như thế. Cô nói: “Thật buồn khi để chuyện này làm hỏng cả chuyến đi của chúng tôi. Tôi hi vọng cảnh sát có thể bắt được nhóm tội phạm để không ai bị trộm như thế nữa”.

    Phía cảnh sát cho biết, trường hợp của hai người này cũng xảy ra phổ biến trên tàu điện ngầm, theo đó các vụ trộm cắp tương tự xảy ra trên tàu điện ngầm đã tăng hơn 80% trong 3 năm qua.Tính trong giai đoạn 2016-2017, đã có 3730 báo cáo trộm cắp tài sản, con số này vào năm 2018-2019 là 6825 vụ.

    Tháng 3 vừa rồi, cảnh sát đã bắt giữ 2 nữ đạo chích chuyên móc túi người Romania sau khi họ trộm tiền của hành khách trên tàu điện ngầm chạy khắp London và dùng tiền này để mua vé bay về nhà. Không những thế, những băng nhóm này còn huấn luyện và sử dụng trẻ em là công cụ đánh lạc hướng để từ đó thực hiện hành vi móc túi dễ dàng hơn.

    Đứng trước tình trạng trộm cắp gia tăng nhiều như hiện nay, khách du lịch đến Châu Âu nói chung và Anh nói riêng cần phải hết sức cẩn thận, đề phòng và không được sơ hở tránh tạo điều kiện cho kẻ xấu ra tay.

    Viethome (theo Helino)