• Từ sân bay Charles de Gaulle đến trung tâm thành phố hết hơn 50 euro nhưng nữ du khách Melissa Hie bị lái xe taxi tính 360 euro.

    Melissa Hie, blogger du lịch từng tới hơn 30 quốc gia, kể về trải nghiệm gặp taxi lừa đảo khi bay từ Singapore một mình sang Paris, Pháp. Khi bắt taxi từ sân bay Charles de Gaulle đến khách sạn, lái xe đã bắt Hie trả 360 euro cho quãng đường 25 km, đắt gấp 6 lần giá thông thường.

    "Khi đang đứng tại nhà ga, một người đàn ông tự nhận là nhân viên sân bay bắt chuyện và hỏi tôi định đi đâu", Hie nói. Sau đó người này giải thích nơi cô đang đứng chỉ bắt được taxi cho các chuyến ra ngoại ô. Hie được hướng dẫn ra đón taxi tại cổng 16 để vào trung tâm Paris.

    du lich phap 1
    Hie chụp ảnh lưu niệm tại Paris. Ảnh: Girl eat world

    Đến cổng cô được một tài xế khác chào đón, cất giúp hành lý vào cốp xe. Rời sân bay, lái xe cho cô xem huy hiệu lái taxi, ứng dụng đo công tơ mét trên điện thoại nhưng Hie nhanh chóng nhận ra "mọi thứ không ổn". Trên xe không có đồng hồ đo công tơ mét cố định khiến nữ du khách tin rằng những thứ vừa được xem phía trên là giả. "Nhưng tôi không thể làm gì vào lúc này", Hie kể lại.

    Đến khách sạn, tài xế đưa cho cô xem đồng hồ đo quãng đường trên ứng dụng điện thoại và báo giá chuyến đi. Hie từ chối trả. Ngay lập tức, kẻ lừa đảo "thay đổi giọng điệu, trở nên hung hăng và thô lỗ". Sau đó, anh ta giảm giá cho Hie từ 360 còn 200 euro nhưng vẫn cố gắng hăm dọa, theo cô vào trong khách sạn. "Tôi nói với anh ta rằng đang gọi cảnh sát để báo sự việc lừa đảo. Người này đi theo la hét và mắng nhiếc tôi là kẻ trộm, tôi nợ tiền anh ta", nữ du khách kể lại. Cuối cùng, Hie trả hắn 80 euro và kẻ lừa đảo mới chịu rời đi.

    Nữ du khách chia sẻ câu chuyện lên trên trang cá nhân với mong muốn những người khác có thể tránh được sự cố hoặc có kinh nghiệm giải quyết. Theo Hie, du khách nên bình tĩnh khi bị lừa đảo và chỉ nên phản ứng khi đã ở trong tình huống an toàn như ở nơi công cộng, nhiều người qua lại. "Tôi nghĩ đây là chìa khóa để có thể kiểm soát được tình hình", Hie nói. Nếu ở trong tình huống không an toàn như nơi vắng vẻ, cô sẽ không phản ứng dữ dội như vậy, có thể gây nguy hiểm.

    du lich phap 1
    Taxi "xịn" ở Paris có biển báo gắn phía trên. Ảnh: Paris je taime

    Đại diện sân bay Charles de Gaulle cho biết cảnh sát nhiều lần can thiệp để xử lý những chiếc taxi lừa đảo, tính giá cao cho khách. Nhân viên sân bay cũng được đào tạo để phát hiện ra những kẻ xấu có ý định lừa khách. Hành khách nên chọn taxi có đèn tín hiệu gắn phía trên nóc, phía sân bay cho biết. Giá một chuyến taxi từ sân bay đến sông Seine, trung tâm thành phố, từ khoảng hơn 50 euro.

    Ngoài ra, giá taxi đến Paris được hiển thị trong khu vực nhận hành lý và các biển báo trên cao, ngang tầm mắt và trên mặt đất để hành khách biết được vị trí đỗ taxi. Mỗi nhà ga có một điểm, các xe taxi sẽ đi qua đón khách theo thứ tự. Hành khách không nên chấp thuận giá của những chiếc xe nằm ngoài làn dành riêng cho taxi.

    "Cuối cùng, đừng tự trách mình khi gặp kẻ lừa đảo và đừng để sự việc làm hỏng chuyến đi. Paris vẫn là một thành phố xinh đẹp với vô số điều thú vị để xem và những món ăn tuyệt vời", Hie nói.

    VnExpress (theo DailyMail)

  • "Bọn ăn cắp ở châu Âu là cả một nhóm, chúng làm rất bài bản và rất nhanh", MC Kỳ Duyên nói.

    Mới đây, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã livestream chia sẻ về vấn nạn ăn cắp đồ tại châu Âu, trong đó, chính cô cũng từng là nạn nhân của nạn trộm cắp này.

    Tôi bị lấy hết đồ, mất cả hộ chiếu, phải ở lại Ý

    Châu Âu không an toàn như chúng ta vẫn tưởng. Nếu mọi người đi châu Âu thì phải xác định trước rằng ở đó có rất nhiều trộm cắp. Chính bản thân tôi khi qua Ý cũng bị chúng nó lấy hết đồ, mất cả hộ chiếu, phải ở lại Ý.

    Bọn ăn cắp ở châu Âu là cả một nhóm, chúng làm rất bài bản và rất nhanh. Có lần tôi mua vé tàu để đi tàu ra sân bay, một ông già bước tới bảo tôi là: "Cô ơi, mắt tôi không nhìn được chữ này, cô đọc hộ tôi với! Tôi không thấy nó ghi là đi ở cổng nào". 

    Tôi đọc cho ông ấy là đi ở cổng số 21, ông ấy bảo tiếp là không biết cổng số 21 là cổng nào. Tôi chỉ nhích lên một bước để chỉ cho ông ấy phía cổng số 21 thôi mà khi quay lại là mất sạch vali, ví tiền. Nó lấy xong đi nhanh lắm, xung quanh tôi lại có rất nhiều người nên không thể biết nó đi về hướng nào.

    mc nguyen cao ky duyen

    Sau này tôi mới biết thủ đoạn của nó là có mấy đứa chuyền nhau vali của mình, hoặc chuẩn bị sẵn một vali giả để ụp vali của mình vào. Bởi thế, nó có đứng ngay cạnh tôi, tôi cũng không biết gì hết.

    Thậm chí, trong lúc mình nhảy lên xe lửa mà chưa kịp mang vali lên, có đứa sẽ chạy tới đẩy mình lên rồi cầm vali của mình chạy mất.

    Có một trường hợp khá đáng thương là một anh bạn nghệ sĩ của tôi đi làm từ thiện, bao nhiêu tiền để hết trong vali. Anh ấy đã cẩn thận ngồi toa hạng C có vài người, rồi vali để ngay trên đầu.

    Đi suốt các điểm không sao, đến đúng điểm chính của mình thì nó lợi dụng mình chủ quan nên lấy mất. Anh ấy phải bỏ tiền túi ra đền.

    Đối tượng ăn cắp là người châu Á và Việt Nam, đàn bà

    Bọn này nó khôn lắm. Nó mặc đồ đàng hoàng và ngồi suốt trên xe lửa cùng mình rồi hành động ngay trước điểm dừng cuối cùng để mình không kịp trở tay.

    Đặc biệt, đối tượng của nó là người châu Á và người Việt Nam vì nó biết người châu Á thường mang nhiều tiền.

    Rồi lại có một cặp vợ chồng ca sĩ bạn của tôi đang ngồi taxi đi giữa đường. Đi tới đoạn đường tắc, bọn nó phóng xe máy Honda tới mở cửa xe, lấy đồ của mình để đằng sau rồi phóng mất. Bởi vậy, ngay cả ngồi trong ô tô cũng phải cẩn thận.

    Iphone chúng nó cũng ăn cắp, nó giả vờ bán báo rồi chụp điện thoại của mình.

    Bọn này nó ăn cắp chuyên nghiệp lắm. Có một anh bạn của tôi để ví tiền trong túi đang đi bộ thì có cảm giác ví tiền bị rơi, anh ấy ngó xuống thì thấy có đứa đang quỳ dưới chân và tay cầm ví tiền của anh ấy. Lúc đó, nó thấy mình phát hiện ra nên bảo: "Ví của ông bị rơi, tôi nhặt hộ ông".

    Chúng nó còn tinh vi tới mức đóng giả làm cảnh sát để lừa mình. Có một cặp vợ chồng bạn tôi đang đi trên đường thì gặp mấy đứa Hippies ra hỏi đổi tiền. Ông chồng định lôi ví ra đổi thì có thằng cảnh sát chạy tới đuổi mấy đứa Hippes kia đi rồi đòi kiểm tra ví xem có bị mất tiền không.

    Ông chồng đưa ví cho thẳng cảnh sát đó, nó lấy tay kiểm tra còn đủ 3000 đô rồi trả lại. Mãi tới lúc sau, ông chồng mới phát hiện ra thằng cảnh sát đó đã lấy hết tiền bên trong cọc 3000 đô, chỉ để lại hai tớ 100 đô bên ngoài. Nó làm như ảo thuật vậy.

    Có một số đứa mang bầu giả, giả vờ đi rồi té vào mình. Lúc mình đỡ nó dậy, sẽ có một đứa khác chạy tới móc tiền của mình.

    Bởi vậy, khi đi châu Âu, đừng dại mà mang ví tiền đẹp hay hàng hiệu đi. Đối tượng của chúng nó là người châu Á, Việt Nam và đàn bà. Phải mặc đồ thường và đi hai ba người, không đi một mình, không để đứa nào gục vào mình. Đồ đạc lúc nào cũng phải mang trên người và để trước mặt.

    Tôi rất xin lỗi, tôi không muốn nói xấu người châu Âu nhưng tôi phải cảnh báo cho mọi người. Chúng nó luôn dàn trận để cướp đồ chứ không có chuyện giật đồ rồi chạy không đâu.

    Chúng nó còn cậy được cả cửa ô tô rồi lấy hết đồ bên trong được. Cô bạn tôi đã từng bị cậy cửa ô tô và lấy hết đồ như vậy. Bởi vâỵ, vào trong cửa hàng thì phải mang đồ theo rồi để đồ ở lễ tân.

    Nói chung, châu Âu là nơi rất nguy hiểm, dễ mất cắp.

    Theo Kênh 14

  • "Trước khi máy bay đáp là cởi hết đông hồ, nhẫn kim cương, tiền mặt bỏ vào túi nhét trong vali chứ không để trong ví đeo bên người vì sợ bị móc bóp. Thế mà sau khi lấy hành lý, mở ra kiểm tra lại lần nữa đã không thấy cái bao đựng tiền, đồng hồ, nhẫn..." - MC Kỳ Duyên chia sẻ.

    MC Kỳ Duyên "tái mặt" suýt mất đồng hồ, nhẫn kim cương...trên máy bay.

    Mới đây, MC Kỳ Duyên bất ngờ chia sẻ chuyện suýt bị mất loạt đồ giá trị trên máy bay như: tiền mặt, đồng đồ, nhẫn kim cương...thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cụ thể, nữ MC viết: "Bay một lèo nửa vòng trái đất từ Melbourne về Sài Gòn rồi Hà Nội và cuối cùng đến London. Trước khi đến London đọc facebook của Ngô Thanh Vân thấy cô ấy than bị cắp mất đồ ở đây nên bụng bảo dạ phải hết sức cẩn thận. Trước khi máy bay đáp là cởi hết đồng hồ, nhẫn kim cương, tiền mặt bỏ vào túi nhét trong valise carry on chứ không để trong ví đeo bên người vì sợ bị móc bóp. Thế mà sau khi lấy hành lý, mở ra kiểm tra lại lần nữa đã không thấy cái bao đựng tiền, đồng hồ, nhẫn...

    Tái mặt! Nghĩ lại...từ lúc lấy vali trên máy bay xuống, nó không hề rời mình? Lại ngồi hạng thương gia chỗ rất rộng rãi chắc chắn là không có ai đụng vào mình để móc cắp...vậy cái túi đó ở đâu? Trời ơi...con cầu trời, cầu Phật, cầu Chúa, cầu luôn cả thiên thần... cái túi đó ở đâu? À...con để quên trên ghế trên máy bay. Chạy phóng ra quầy...“trình làng”. Cũng may nhân viên của... ở London Heathrow rất lịch sự và chuyên nghiệp. Họ gọi lên máy bay kiếm được giỏ và còn cho hai nhân viên cùng đi để kiểm chứng đồ cũng như tiền trong giỏ trước khi đưa lại. Cô nhân viên ở quầy mới báo cáo là có đủ hết đồ rồi! Không thiếu một đồng! Đồng hồ và nhẫn cũng có luôn!".

    Ngay sau khi đăng tải, dòng chia sẻ của MC Kỳ Duyên nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía cộng đồng mạng và người hâm mộ. "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Không ai móc tự mình để quên, cũng còn may là chị chưa mất của" - Facebooker A.T hài hước nhắn MC Kỳ Duyên. 

    Ngoài ra, nhiều cư dân mạng không ngại "hiến kế" giúp MC Kỳ Duyên giữ của khi đi máy bay khiến fan cười ngất: "Lần sau cất hết đồ vào vali kể cả quần áo nữa nha"; "Lần sau mua băng keo dán vào người luôn cho chắc ăn"; "Hay không bằng hên nhá chị! Lần tới nhớ cẩn thận nha, lạc mất đồ còn tìm lại được, để lạc mất con tim thì 1 đi không trở lại đâu nha"...

    Trước đó, nữ diễn viên, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Ngô Thanh Vân gây xôn xao khi chia sẻ chuyện bị trộm đồ trong chuyến công tác tại Châu Âu khiến người hâm mộ không khỏi ngỡ ngàng. Cụ thể, Ngô Thanh Vân cho biết, cô bị mất trộm điện thoại, 2 thẻ tín dụng và tiền mặt: "Nó (ý chỉ những kẻ trộm - PV) hết lấy điện thoại chế, giờ nó móc luôn bóp tiền. Cảnh báo cho những bạn Việt Nam đi du lịch ở Châu Âu, Pháp, Anh gì cũng vậy nhé. Hôm qua đi vô chỗ đông người chen chúc. Mấy người trùm đầu chen chen đụng đụng mình xoay lại cái bóp đeo mở học...và cái bóp nhỏ đựng tiền biến mất trong tích tắc".

    "Xoay lại nhiều người đụng quá chơi trùm đầu ai biết ai. Vậy là tiền mặt của sinh viên nghiêm túc và 2 cái thẻ credit card (thẻ tín dụng) bay mất" - Nữ diễn viên cho hay.

    Bài liên quan: Ngô Thanh Vân xui xẻo bị móc ví tiền, điện thoại khi du lịch London

    Clip du khách bị nhóm 3 phụ nữ móc túi ở trung tâm London

  • Khách du lịch luôn là "con mồi" béo bở dành cho những kẻ có mưu đồ xấu, đặc biệt là khi đi ra nước ngoài.

    Mỗi khi đi du lịch - đặc biệt là ở nước ngoài - tâm lý chung của chúng ta là tìm kiếm những điều mới mẻ, những trải nghiệm mới. Nhưng cũng vì mải mê trải nghiệm mà đôi khi chúng ta không để ý đến yêu cầu tối thiểu khi đi du lịch là đảm bảo an toàn cho chính tư trang, hành lý của mình.

    Nhiều kẻ sẽ lợi dụng điểm này của bạn để trục lợi bằng một vài mánh khóe khiến bạn mất tiền theo những cách bất ngờ nhất, mà khi nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn để thay đổi.

    1. Bẫy "Người thú"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Nga, Ukraine và nhiều quốc gia tại châu Âu

    "Người thú" ở đây là những người trong trang phục linh vật to bự mà bạn vẫn thấy ở các hội chợ. Nhưng ở một số nơi, những kẻ này sẽ luôn có mặt ở các tụ điểm du lịch lớn, nhắm đến các khách du lịch đi cùng trẻ con.

    Họ sẽ tiếp cận đứa trẻ, đề nghị bố mẹ tự lấy điện thoại ra chụp hình. Vì muốn con trẻ có kỷ niệm đẹp, nhiều bậc phụ huynh cũng không ngần ngại làm theo, để rồi sau đó bị "linh vật" trở mặt, đòi tiền cho mỗi bức hình vừa chụp.

    Đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng đơn giản chỉ cần không trả tiền là xong? Nhưng không! Các "linh vật" sẽ đòi tiền một cách hết sức hung dữ và quyết liệt, khiến nạn nhân cảm thấy hoang mang, lẫn lộn rồi đồng ý chi tiền. Và tất nhiên, số tiền phải trả cũng khá là chua chát.

    Để tránh câu chuyện này xảy ra thì hãy luôn nhớ rằng không có gì là miễn phí. Khi một người đề nghị bạn chụp ảnh, hãy hỏi giá trước. Và nếu người này lảng tránh nhưng cũng không nói là miễn phí, bạn nên cẩn thận thì hơn.

    2. Bẫy "hóa đơn"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Cộng Hòa Czech

    Thực ra, cái bẫy này có thể gặp ở bất kỳ đâu, nhưng tại Czech giống như một ví dụ điển hình vậy.

    Khi đi siêu thị ở quốc gia này, hãy nhớ kiểm tra lại kỹ hóa đơn. Bởi lẽ khi nhận ra bạn là khách du lịch, nhân viên thu ngân có thể tìm cách thêm vào vài món đồ, hoặc đổi sang nhãn hiệu khác có giá cao hơn mà bạn sẽ khó nhận ra vì bất đồng ngôn ngữ và rào cản về tiền tệ.

    3. Vẫn là "bẫy hóa đơn", nhưng là ở nhà hàng

    Nơi dễ gặp nhất: Italy, Hy Lạp, và Cộng hòa Czech

    Đa phần các du khách khi đến Ý đều không biết ngôn ngữ địa phương. Thế nên các hóa đơn trong nhà hàng dành cho du khách thường được thêm một vài chi phí cơ bản kiểu: khăn giấy, khăn trải bàn... mà bạn không thể biết. Thế nên nếu cảm thấy nghi ngờ mức giá phải trả đang quá cao, hãy đề nghị được xem thực đơn và tự mình so sánh mọi thứ.

    4. Bẫy "hoa hồng"

    Nơi thường gặp nhất: Ý

    Kịch bản thường gặp như sau: bạn bắt gặp một anh chàng người Ý điển trai quyến rũ, tay cầm một đóa hồng trên đường. Anh ta đến gặp các cô gái, đưa họ đóa hồng trên tay kèm theo một cái ôm nồng nhiệt.

    Khi nạn nhân còn đang ngượng đỏ mặt, anh chàng quyến rũ kia sẽ nhanh tay lục túi xách để khoắng một vài món đồ có giá trị bên trong.

    Kịch bản khác là một người phụ nữ, tay cầm đóa hồng, tự bỏ vào túi xách của du khách rồi yêu cầu trả tiền. Nếu du khách từ chối, họ sẽ làm ầm lên, đưa nạn nhân vào tình huống bị đánh giá là keo kiệt.

    Trong trường hợp này, hãy giả vờ như bạn chẳng hiểu cô ấy đang nói gì, trả lại bông hoa rồi chạy cho nhanh đi.

    5. Bẫy "vòng lưu niệm"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp và Ý

    Tương tự như bẫy hoa hồng, nhưng cái bẫy này có phần khó tránh hơn.

    Kịch bản thường thấy là có người sẽ tiếp cận du khách, tự ý buộc vào tay họ chiếc vòng, ba hoa một chút về ý nghĩa của nó (tình bạn, tình yêu...) rồi đòi tiền.

    Đôi khi, người thực hiện có thể là trẻ em. Đứa trẻ cũng sẽ đến buộc vòng vào tay bạn, rồi xin một khoản tiền nhỏ. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ trong rất nhiều trường hợp, thứ lũ trẻ nhắm đến là nơi bạn đang cất tiền để ra tay sau đó, thế nên hãy thật cẩn trọng.

    6. Bẫy "nhân vật nổi tiếng nhảy múa"

    Nơi dễ bắt gặp nhất: Ý, Ba Lan, Romania, Tây ban Nha

    Tại các quốc gia này, bạn có thể bắt gặp một người đang cầm hộp nhạc, bên cạnh là những hình nộm bằng giấy theo nhân vật hoạt hình nổi tiếng đang nhảy nhót rất hấp dẫn.

    Người này sẽ quảng cáo rằng bên trong hình nộm có nam châm, sẽ cộng hưởng với sóng từ loa và khiến nó nhảy. Mỗi hình nộm sẽ được bán với giá 2eu (khoảng 50 ngàn đồng tiền Việt).

    Một cái giá không đắt nên rất nhiều người sẽ chọn mua, chỉ có điều đó đơn giản chỉ là những hình nộm bằng giấy, không hơn không kém. Mánh khóe ở đây là bên trong hình nộm có một chiếc móc với dây câu giấu kín bên trong, giúp người bán điều khiển nó nhảy chứ chẳng có nam châm gì hết.

    7. Bẫy "chữ ký"

    Nơi dễ bắt gặp: Ý, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech Italy

    Ở các nước châu Âu rất hay xuất hiện các chiến dịch vì cộng đồng trên các đường phố. Tuy nhiên, trong số đó cũng có nhiều chiến dịch "ma", được lập ra chỉ để moi tiền du khách.

    Nếu bạn tò mò dừng lại tìm hiểu, những người này sẽ yêu cầu bạn ký vào một tờ giấy với danh nghĩa "ủng hộ chiến dịch". Nhưng ngay khi ký xong, họ sẽ yêu cầu bạn một khoản đóng góp tối thiểu, hoặc tiền "thuê bút" của họ. Lý lẽ họ đưa ra sẽ là một dòng mô tả điều kiện bên dưới, được thiết kế cực kỳ nhỏ và bằng tiếng địa phương để không ai nhận ra.

    Thường thì để tránh rắc rối, các du khách đồng ý chi tiền, và kẻ xấu đã thành công.

    8. Bẫy "người giúp đỡ"

    Nơi dễ bắt gặp: Ý, Tây Ban Nha

    Tại những quốc gia này, nếu có ai ngỏ ý muốn giúp đỡ bạn thì đừng ngần ngại hỏi xem họ sẽ cần bao nhiêu tiền sau đó.

    Ví dụ như tại sân bay, sẽ có người đến giúp mang hành lý cho bạn đến nơi đón taxi với một khoản phí thỏa thuận. Họ cũng có thể đề nghị chụp ảnh giúp bạn, nhưng tất nhiên là kèm thêm một khoản tiền sau đó.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Bị hai cô gái lạ mặt tiếp cận rồi lừa móc sạch tiền, chàng trai 20 tuổi bật khóc chỉ muốn quay về nhà ngay lập tức sau chuyến du lịch đầu tiên của mình.

    Một du khách nam người Anh bị móc sạch 400 bảng Anh tiền mặt (gần 12 triệu đồng) ngay trong đêm đầu tiên của kỳ nghỉ mà không có bố mẹ ở bên.

    Du khách người Anh bị móc sạch khi đi du lịch tự túc lần đầu.

    Nạn nhân là Alex Ayland, 20 tuổi, đến từ Gloucestershire, Anh, lần đầu tự đi du lịch cùng bạn bè tại khu nghỉ mát Benidorm nổi tiếng của Tây Ban Nha. Chàng trai cho biết, khi vừa rời khỏi một địa điểm ăn chơi, anh bị hai cô gái lạ tiếp cận trên đường, giả vờ ôm ấp rồi móc hết tiền trong túi lúc nào không hay.

    Bà Mand, mẹ của Alex đã chia sẻ câu chuyện của con trai lên trang cá nhân. Bà cho biết: “Đây là chuyến đi đầu tiên của Alex mà không có bố mẹ ở bên. Con đã gọi về cho tôi trong nước mắt và nói mất toàn bộ số tiền trong túi. Thằng bé buồn đến mức chỉ muốn đáp chuyến bay sớm nhất về nhà khi vừa đi chơi được ngày đầu”.

    Cũng theo bà Mand, du khách khi tới những nơi lạ cần đề cao cảnh giác trước nhiều đối tượng khả nghi, vờ tiếp cận nhưng thực chất chỉ để ăn trộm.

    Gái trẻ vờ tiếp cận du khách để móc tiền

    Hình ảnh từ camera giám sát ghi lại tại một ngã tư đông đúc trong khu nghỉ mát ở Benidorm, Tây Ban Nha, cho thấy, không ít nữ tặc là những cô gái trẻ đẹp, nhắm tới nạn nhân vừa rời khỏi quán rượu hay hộp đêm, tới lân la ôm ấp làm quen rồi móc túi.

    Chàng trai trẻ 20 tuổi Alex.

    Cảnh sát Tây Ban Nha cho biết, thời gian tới sẽ làm chặt hơn để trấn áp những vụ việc tương tự. Trước đó, cảnh sát địa phương đã tóm gọn một cô gái người Romani vì tội ăn cắp đồ của du khách người Anh. Một phụ nữ khác cũng từng bị bắt vì trộm đồng hồ trị giá 5000 bảng Anh (145 triệu đồng) của du khách.

    Viethome (theo Dân Trí)