• Nhớ quê, nhiều người Việt có một ước là có một khu vườn để khỏa lấp ký ức được cầm cuốc, trồng cây và, tự chủ được rau củ để chế biến các món ăn quê nhà.

    Từ tình yêu làm vườn, những người Việt ở Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết như ruột thịt.

    Tại Seatle, bang Washington có một hội làm vườn với 100 thành viên. "Bang chủ" của nhóm là chị Mai Liên, chủ nhân của một khu vườn rộng 1.000 m2, có cả trăm loại hoa, rau và cây ăn quả.

    Cách nhà chị Liên không xa là khu vườn của anh Khánh Vũ. Đặc trưng của vườn là có cả trăm các tác phẩm thủy tinh được bài trí xen kẽ các loại hoa, cùng bổ trợ tôn lên vẻ đẹp cho nhau.

    Trong nhóm còn có vườn hoa treo của chị Ngọc, sự tĩnh lặng kiểu vườn Nhật của chị Hiền, góc Việt Nam của chị Kim Hiếu hay nhà kính hoành tráng của chị Xuân Bình...

    lam vuon viet o my 1
    Hội những Vườn Việt ở Seattle, mỗi người có một khu vườn đặc trưng riêng. Trong hình, chị Mai Liên (áo hồng, hàng đầu). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Chị Mai Liên kể, cuộc gặp mặt lần đầu của hội những người làm "Vườn Việt" diễn ra tại nhà chị. Khi đó mọi người chỉ quen qua mạng nên ai đến đều đeo bảng tên trên áo để dễ nhận diện. Sau một hồi nói chuyện và đùa giỡn mọi người cảm giác như đã "thân thiết từ kiếp trước".

    Từ đó, họ thường tổ chức họp mặt luân phiên ở nhà mỗi người mỗi tháng. Nhóm hoạt động tích cực với rất nhiều hoạt động từ nấu các món đặc trưng quê mình, học makeup, cùng giúp nhau tỉa cây, làm vườn. Khi ra về, ai nấy khiêng đầy xe nào cây, hoa và hạt giống của chủ nhà.

    Khi có người gặp khó khăn, cả nhóm xúm vào giúp đỡ. "Có những bạn gặp vấn đề trong chuyện gia đình, kinh tế hay con nhỏ, cả nhóm đã tổ chức quyên góp tài vật, thay nhau đưa đón các bé đi học hay an ủi về tinh thần giúp họ vượt qua", chị Liên cho hay. Riêng với chị, nhờ vườn mà đã có nhiều "em nuôi, mẹ nuôi" rải rác xứ cờ hoa.

    Tại Houston, Texas, chị Thư Phan là chủ nhân của một khu vườn không quá rộng nhưng trồng "không thiếu cây gì của Việt Nam". Vườn của chị có từ lạc tiên, gấc, thanh long, đến các loại rau như thiên lý, lá giang, rau má, rau rút...

    lam vuon viet o my 1
    Vườn nhà chị Thư có gần như mọi loại rau Việt. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Chị Thư thường xuyên gửi tặng cây giống, hạt giống cho đồng hương, mỗi lần khoảng 50 phần cây, 60 phần hạt. Để gửi được chừng này, chị phải mất cả ngày ngồi gói cây cẩn thận, ghi chú thích từng loại hạt và địa chỉ. Thi thoảng vườn nhiều rau trái, chị đăng lên trang cá nhân mời mọi người qua lấy. Mới đây chị treo trước nhà gần 300 phần cây lạc tiên, ai tiện qua thì lấy, dù chủ nhà đi vắng cả ngày.

    "Thương nhất là những em ở vùng xa người Việt, mới qua đây, lại mang bầu, chồng đi làm, thèm bát canh rau mà không mua được. San sẻ được với các em ấy lúc đó tôi vô cùng hạnh phúc", chị Thư kể.

    Sang Mỹ 5 năm, chị Kim Hiếu, ở Washington đã làm quen được với cuộc sống ở đây hoàn toàn nhờ thú vui vườn tược. Vốn là cô gái năng động, làm ở công ty nước ngoài nhưng từ lúc lấy chồng chỉ ở nhà nội trợ, chăm con khiến chị Hiếu có lúc chông chênh. "Tôi tìm đến làm vườn ban đầu chỉ vì muốn bản thân bận rộn", chị chia sẻ.

    Song sau đó, chị tham gia các hội trồng cây của người Việt ở Mỹ, khoe về các chum lọ trong vườn khuân từ Việt Nam sang, bụi tú cầu nghìn bông... Từ đó chị làm quen được với nhiều người Việt khác chung sở thích. Một ngày đẹp trời, chị tổ chức buổi tiệc tại nhà mình mời mọi người đến với hơn hai chục vị khách.

    "Đó là lần đầu sau 3 năm sống ở Mỹ tôi được trở về là chính con người mình, được đùa giỡn, cười nói những từ rất Việt. Lần đầu tôi được bộc lộ bản chất 'lầy lội', hài hước của mình", chị tâm sự. Mấy năm qua Mỹ, không bạn bè, không đi làm, chỉ quanh quẩn với con và chồng, chị đã "bỏ quên một phần con người mình mà không hề biết".

    lam vuon viet o my 1
    Chị Kim Hiếu được sống là con người vui tính, phóng khoáng kể từ khi kết nối được với những người Việt tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Sau lần đó, chị Hiếu học lái xe để có thể tự đến thăm các chị em, cùng nhau uống trà chiều, đi shopping. Mỗi năm đến mùa gieo trồng, họ lại gọi nhau để chia sẻ hạt giống, hoặc mách nhau chỗ nào giảm giá phân, đất trồng, giống hoa... Dần dà những người Việt tại đây thân thiết như một gia đình. Có lần Hiếu bị cảm đã có người đồng hương nấu đồ ăn mang đến tận nhà.

    Điều thú vị là khi còn ở Việt Nam hiếm khi có dịp mặc áo dài, áo bà ba. Qua đây những chiếc áo này thành trang phục mà ai cũng háo hức được mặc mỗi dịp gặp nhau. "Trước đây ở Việt Nam, giống như cá trong nước, nên điều đó không được thể hiện rõ nét. Nay xa xứ, được khoác lên mình tấm áo quê hương là cần thiết để giữ gìn truyền thống, tự hào về bản sắc dân tộc và vỗ về cõi lòng thiếu thốn của những người con xa xứ", chị Hiếu bộc bạch

    Năm nay vì Covid-19 nên nhóm không họp hành mỗi tháng. Họ chia thành nhóm nhỏ vài người để gặp nhau, cùng đi dã ngoại, đào sò, leo núi và trao nhau những sản phẩm cây trái nhà trồng. Đây cũng là năm đầu tiên nhóm tổ chức bán hạt giống, cây giống, đồng thời kêu gọi ủng hộ. Từ đó, nhóm đã gom được gần 10.000 đôla gửi về Việt Nam để sửa lại nhà cho các nữ tu ở Lộc Nam (Lâm Đồng).

    "Đây là niềm vui lớn nhất mà tôi cảm thấy rất hữu ích từ việc làm vườn. Vườn mang lại những món ăn sạch sẽ không chỉ cho gia đình, bạn bè và người quen, mà còn giúp ích được cho những người đang gặp khó khăn", chị Mai Liên, người khởi xướng phong trào chia sẻ.

    lam vuon viet o my 1
    Vườn nhà chị Mai Liên rực rỡ hoa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Khu vườn thủy tinh nghệ thuật khoa học, xinh đẹp như tiên cảnh của anh Khánh Vũ. Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Góc Việt Nam với nhiều chum vại, lợn, gà, vịt... trong vườn của chị Kim Hiếu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Vườn hoa treo của chị Ngọc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Nhà kính hoành tráng của chị Xuân Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Vườn của chị Hiền tĩnh lặng phong cách Nhật. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Vườn rau Việt khoa học của chị Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Các gia đình Việt đã thân thiết với nhau nhờ làm vườn. Họ thường xuyên gặp gỡ cùng picnic. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Họ giúp nhau tỉa cây, xúc đất. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    San sẻ rau rau củ quả. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    lam vuon viet o my 1
    Họ tổ chức quyên góp hạt giống, bán cây giống để giúp đỡ người khó khăn trong dịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Nguồn: VnExpress
  • miet vuon canada 1

    Mỗi lần ra thăm khu vườn có sen đang bung nở, cá đang bơi, rau cần, rau muống xanh tươi... vợ chồng chị Kim Thoa như thấy cả trời kỷ niệm ở quê nhà.

    miet vuon canada 1

    Chị Nguyễn Kim Thoa, 38 tuổi, quê Vĩnh Long cùng chồng sang định cư ở Windsor, Ontario được 17 năm. Vốn là người hoài niệm, chị luôn nhớ quê hương. Sang Canada được một năm, vợ chồng chị quyết định gom tiền mua một ngôi nhà có mảnh vườn diện tích 50 m2 để thiết kế và trồng lại theo kiểu miệt vườn ở Việt Nam.

    miet vuon canada 1

    Công việc phải tăng ca thường xuyên, nhưng hai vợ chồng chị Thoa cố gắng dành thời gian thiết kế khu vườn như một cách giải trí. Tuy nhiên ở Canada, bốn mùa rõ rệt. Mùa đông kéo dài từ 21/12 đến 20/3 mà cứ khoảng tháng 10, tháng 11 cây cối đã lụi tàn, không thể trồng trọt được gì. Các loại cây ăn quả, rau thơm, rau má... xuân sang sẽ đâm chồi, còn các cây khác đợi tháng 5 mới gieo hạt lại.

    miet vuon canada 1

    Chỉ được làm và hưởng thành quả ngắn ngủi, nhưng suốt 16 năm liền, chưa năm nào mùa hè chị Kim Thoa để đất nhàn rỗi. Trong vườn, chị tận dụng mọi vị trí để trồng cây, "đào ao" thả cá. "Ở đây đất thịt nên cứng ngắc, may hai vợ chồng đều xuất thân nông dân nên việc gì cũng làm được", chị nói.

    miet vuon canada 1

    Ban đầu chị thả hơn chục con cá. Sau vài năm, chúng sinh sản nên giờ có cả trăm con. Anh Hà Văn Thanh, chồng chị, tự làm hệ thống lọc nước và diệt tảo. Cá không ngoi lên bờ suốt 3 tháng mùa đông vì tuyết phủ. Mùa hè, chúng được cho ăn cơm nguội, bánh mì, thức ăn chuyên dụng... Sau này, chị Thoa trồng thêm sen dưới hồ, nhưng bị cá phá hết. Qua vài mùa rút kinh nghiệm, anh chị trồng hoa vào thùng phuy rồi mới thả xuống.

    miet vuon canada 1

    Cạnh hồ, vợ chồng chị thiết kế nhà chòi. Nho và bầu được cho leo lên nóc nhà và thay nhau ra trái. Trước kia, đây là nơi các con vui chơi. Còn bây giờ, gia đình bốn người thường uống cà phê ngắm cảnh, ăn tối cùng nhau.

    miet vuon canada 1

    Sinh nhật tuổi 38 của chị Kim Thoa - vì dịch Covid-19, cũng được tổ chức đầm ấm bên chồng và hai con gái ở vườn nhà.

    miet vuon canada 1

    "Ba tháng mùa hè, tối nào hai vợ chồng cũng thay nhau làm vườn. Mọi người cứ bảo vất vả, nhưng mùa đông không được đụng tay đụng chân vào việc gì tui mới muốn trầm cảm", chị Kim Thoa nói. Ngoài các loại cây leo, chị trồng rau muống, dọc mùng, rau cần như ngày còn ở quê.

    miet vuon canada 1

    Chị Kim Thoa cũng trồng thêm các loại hoa quanh nhà như hồng, cúc, ly, nhưng chị thích nhất mỗi dịp tháng ba về được ngắm những chùm hoa bìm bịp rộ màu tím biếc.

    miet vuon canada 1

    Để đúng chất miền tây, vợ chồng chị mua võng buộc vào gốc táo, gốc lê nằm hóng mát mỗi mùa hè. Hai con gái tuy sống xa quê hương nhưng được ba má hun đúc tình yêu Việt Nam bằng "cây nhà, lá vườn".

    miet vuon canada 1

    Bà mẹ Việt trồng hai bụi dâu tằm trái lúc lỉu, bốn người trong gia đình ăn không xuể.

    miet vuon canada 1

    Bầu, bí ngô cũng vậy, họ thường mang biếu người thân, cúng dường cho nhà chùa. Ngoài ra, dưa chuột, mướp đắng, mướp hương, ngô... năm nào cũng sai quả nhờ bà chủ vườn "mát tay".

    miet vuon canada 1

    Thỉnh thoảng, bà mẹ hai con mang áo bà ba, áo dài ra chụp hình cho vơi nỗi nhớ quê. Khu vườn đậm chất Việt nên nếu không biết trước, chỉ nhìn ảnh, khó lòng đoán vợ chồng chị Kim Thoa đang ở xa Tổ quốc gần 12.000 km. "Dù ở đâu và ở bao lâu, trái tim vợ chồng tôi vẫn hướng về miền tây như chưa từng rời xa", chị nói.

    Nguồn: VnExpress

  • Muốn khỏa lấp nỗi nhớ Việt Nam khi định cư ở nước ngoài, cứ mỗi chuyến về nước, anh Hoàng Tuân (Đông Hưng, Thái Bình) lại bỏ cây vào vali mang sang trồng.

    mang cay di trong 1

    Năm 1998, anh Tuân sang Slovakia làm việc rồi cùng gia đình định cư hẳn ở quốc gia châu Âu này. Hai năm trước, anh, mua được căn hộ có vườn trước rộng 20 m2 và vườn sau rộng hơn 200 m2 ở thủ đô Bratislava.

    mang cay di trong 1

    Lúc đầu khu vườn sau nhà là bãi cỏ, hai bên trồng thông theo kiểu châu Âu. Với ý định làm một khu vườn kiểu Việt Nam nên anh Tuân chặt bỏ hết thông thay thế bằng các loại cây Việt Nam.

    mang cay di trong 1

    Sau nhiều năm xa quê, cứ mỗi lần về nước, hay có họ hàng, vợ con về, anh lại nhờ mang một ít cây Việt Nam sang trồng. Cây nhỏ được tỉa bớt thân cành, bọc gốc có ít đất vào giấy báo rồi đặt trong va li xách đi. Có lần, anh trai anh Tuân còn hái cho em mấy bông lúa chín mang sang cắm vào bình.

    Tết vừa rồi, anh về nước, đến tận làng gốm Bát Tràng mua tiểu cảnh mang sang trang trí cho khu vườn. Ở Slovakia cũng bán các tiểu cảnh này, nhưng vì thích khu vườn phải gần gũi nhất có thể nên anh đầu tư nhiều công sức hơn.

    mang cay di trong 1

    Mê làm vườn nên từng tiểu tiết đều do người đàn ông làm nghề kinh doanh, tự thiết kế. Hòn non bộ là nơi anh và các con tìm thấy sự bình yên, thư thái. Trước khi làm, anh đi tham quan nhiều nơi, nhưng bên này hồ cá gắn với hòn non bộ khá ít. Người chơi chỉ mua đá đặt chứ không kỳ công ghép như kiểu Việt Nam.

    mang cay di trong 1

    Là con nhà nông nên việc chân tay anh khá thành thạo, nhưng vất vả nhất là tìm mua vật liệu phù hợp, phối màu sỏi, rải sỏi sao cho đẹp. Năm ngoái vợ và các con đi Italy du lịch một tuần, nhưng vì quá đam mê, anh Tuân ở nhà cải tạo vườn.

    mang cay di trong 1

    Khu vườn hiện nay đã hoàn thiện tương đối, cây khế, sung, ổi tàu, đinh lăng,... vốn chỉ ở ban công được đưa ra ngoài đón nắng. Vì cây không hợp khí hậu nên mùa đông, ông chủ vườn lại mang cây vào nhà.

    mang cay di trong 1

    Mùa đông châu Âu rét buốt, cây chuối trụi hết lá nhưng đến mùa hè lại mọc lên xanh tốt. Mỗi lần cùng các con ra vườn, anh Tuân kể với chúng những kỷ niệm ngày bé của mình. "Hồi đó tôi thường tự trồng cây, chăm sóc rồi nhận đó là cây của mình, đến lúc phải chặt bỏ để xây tường rào hay làm nhà thì buồn rười rượi mà chẳng biết làm thế nào", anh kể.

    mang cay di trong 1

    Ngoài cây ăn quả, ông chủ vườn dành một góc khoảng 10m2 để trồng rau. Các loại hạt đều mang từ Việt Nam sang. Anh Tuân thích nhất giàn mướp, những cây cà chua lúc lỉu trái. Bữa cơm gia đình có rau muống, mùng tơi, rau diền, ớt xanh, nên cảm giác như cơm quê. Hai con gái 22 tuổi và 16 tuổi của anh nhờ vậy hiểu hơn về văn hóa Việt Nam.

    mang cay di trong 1

    Tuổi thơ sống trong ngôi nhà nhỏ bao quanh là vườn, ao, cánh đồng lúa chín nên ký ước tuổi thơ in đậm trong tâm trí anh Tuân. Ý tưởng làm giàn mướp hay giàn đậu biếc neo mình trên hàng rào tre cứ tự nhiên đến với ông chủ vườn.

    mang cay di trong 1

    Ngoài các loại rau, cây ăn trái, anh Tuân điểm xuyến cho khu vườn những cây hoa hồng, hoa nhài, thược dược... rực rỡ. Mùa hè, hoa chen nhau nở, hương thơm tỏa khắp khu vườn. "Hiện tại, táo, vú sữa đã ra quả, nhưng vẫn còn một số loại cây ăn quả Việt tôi muốn trồng mà chưa có. Hy vọng vài năm tới, cây cối nhiều hơn, tốt tươi hơn, khu vườn sẽ đẹp và gần gũi hơn nữa", anh nói.

    Theo VnExpress

  • Đây là thành quả lao động của bà Sally, cải tạo khu đầm lầy thành "Thung lũng bí mật".

    Khi con trai của bà Sally Berry, William, mua khu đất rộng hai mẫu ngay phía sau nhà bà ở Walkden, Salford, Greater Manchester, Anh, vào năm 2010, nơi đó chẳng có gì ngoài một bãi đầm lầy đầy rác thải.

    Và lúc ấy, bà Sally đã xắn tay áo lên, quyết định cải tạo nơi đây và chẳng ai ngờ sau 7 năm, bà có thể biến nó thành một thiên đường bình yên với các loài thực vật nở rộ, sự hiện diện sống động của động vật và cả khu vực hồ nước thơ mộng.

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1
    Dù đã lớn tuổi nhưng bà Sally rất tâm huyết với khu vườn như thiên đường của mình.

    Tại khu vườn của bà Sally, người ta có thể bắt gặp các loài động vật hoang dã như thiên nga, chim bói cá, ngỗng và vịt bơi tung tăng trên hồ.

    Ngoài ra, bà con xây cả một vườn hoa hồng, một khu vực rộng lớn cho các loài hoa dại và thực vật dọc theo con suối, vườn cây ăn trái. Bà Sally tô điểm thêm cho khu vườn của mình thác nước và các bức tượng.

    Khu vườn phía sau nhà bà Sally giờ đây được gọi là "Thung lũng bí mật" thường mở cửa đón khách trong những dịp đặc biệt thuộc Đề án Vườn Quốc gia, cho phép các vườn tư nhân cho khách tham quan nhằm mục đích gây quỹ từ thiện.

    Bà Sally từng quyên góp được 10 nghìn bảng Anh để giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh ung thư thông qua việc thu tiền bán vé vào cổng cho khu vườn của mình.

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    khu vuon thuong uyen 1

    Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên khu vườn thiên đường của bà Sally tạm thời đóng cửa và bà cảm thấy bản thân vô cùng may mắn khi vẫn có thể tận hưởng khu vườn của mình. Bà mong dịch bệnh sớm qua đi để khu vườn của bà cũng được mở cửa trở lại. 

    Hiện tại, bà Sally đã ngoài 80 và bà đã sớm tính đến chuyện tương lai khi bà già đi, rằng khu vườn sẽ buộc phải tự phát triển một cách tự nhiên dù không có sự tác động của bàn tay con người. 

    khu vuon thuong uyen 1
    Các họa sĩ tìm đến "Thung lũng bí mật" của bà Sally để thực hiện các bức vẽ.

    (Nguồn: LadBible)

  • Những tưởng bỏ nghiệp về quê là hy sinh, không ngờ Mimi Thorisson lại nổi tiếng thế giới với danh hiệu "người phụ nữ nông thôn đẹp nhất nước Pháp".

    Đối với Mimi Thorisson, 48 tuổi, mang hai dòng máu Trung Quốc và Pháp, sự nổi tiếng thế giới bắt đầu một cách đơn giản và ngọt ngào - với một chiếc bánh kem vani. Một tối mùa xuân, Mini vào trang trại hàng trăm tuổi của mình ở vùng Medoc, Fontet, nước Pháp để tìm một điều bất ngờ. Sau mùa đông lạnh giá, những bông hoa trắng li li nở rộ trong vườn. Mini tràn đầy hứng khởi. Cô vội vã vào bếp, làm một chiếc bánh kem, trang trí lên đó đầy hoa, lá và quả mọng trong vườn.

    Nửa đêm, cô đăng bức ảnh "garden cake" lên mạng. Chiếc bánh của cô được lan truyền trên mạng. Từ con số 69 người theo dõi, Twitter của cô đã tăng lên hàng trăm nghìn người. Một tạp chí muốn phỏng vấn cô, một nhà xuất bản đề nghị ra sách. Người phụ nữ nông thôn, mẹ của 8 con trở nên nổi tiếng và được mệnh danh người phụ nữ nông thôn đẹp nhất nước Pháp.

    Trước khi về quê, Mimi Thorisson là phóng viên, biên tập viên, MC của CNN. Năm 2007, Mimi gặp nhiếp ảnh gia người Iceland Oddur. Cả hai có khiếu thẩm mỹ giống nhau và đều thích chó. Sau khi kết hôn, Mimi với một con riêng và Oddur với hai con riêng hợp về một nhà. Gia đình 5 người cùng 3 chú chó sống trong một căn hộ ở Paris.

    Sau đó Mimi sinh thêm 2 con, những chú chó cũng tăng lên. Không gian chật hẹp trong căn hộ ở Paris khiến gia đình bức bối. Họ nghĩ đến việc chuyển về vùng ngoại ô. 

    Sau nhiều ngày tìm kiếm, họ thấy một lâu đài cổ bằng đá ở Medoc, cách Paris 6 giờ lái xe. Khu vực này nổi tiếng về sản xuất rượu vang, được bao quanh bởi các lâu đài, vườn nho, bãi biển cát trắng và rừng. 

    "Vào một ngày chúng tôi thức dậy và quyết định thực hiện một cuộc phiêu lưu. Chúng tôi không ngờ rằng đây là khởi đầu của một câu chuyện cổ tích", Mimi nói.

    Ban đầu Mimi không dễ thích nghi với cuộc sống nông thôn, bởi cô vốn sinh ra và lớn lên ở hai đô thị lớn là Hong Kong và Paris. Nhưng qua một vài tuần, cô phát hiện những điều tuyệt vời ở quê. Mimi thậm chí còn theo chân những người nông dân học cách làm vườn.

    Sau đó tự cô và các con đã ​làm một khu vườn rộng lớn. Vào mùa xuân, tất cả những đứa trẻ đều theo chân mẹ ra vườn. "Miễn là trời nắng, tôi đều đưa bọn trẻ ra ngoài. Ngoài hoạt động vui chơi trên các đồng cỏ, chúng tôi lựa trái cây trong trang trại để có nguyên liệu nấu ăn cho gia đình đông người", cô nói.

    Mimi thức dậy sớm để dắt chó đi dạo và đưa các con đến trường. Sau đó, cô đi vòng quanh chợ, mua các sản phẩm đánh bắt trong ngày từ người dân địa phương, ra vườn hái lê, nho, cà chua... "Tôi không có kế hoạch. Tôi lấy cảm hứng từ những gì tôi tìm thấy", cô nói.

    Mimi cũng nhanh chóng tìm thấy đam mê của mình là nấu ăn. "Tôi sinh ra trong một gia đình mê ẩm thực. Thức ăn thường xuất hiện trong đầu tôi. Thậm chí tôi có thể phân biệt mùi từng nguyên liệu trong món ăn một cách rõ ràng, sống động như một bảng màu", cô chia sẻ.

    Ban đầu cô chỉ đơn giản nấu ăn cho cả gia đình 10 người và 20 chú chó. Mỗi cuối tuần, cả gia đình đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi ăn cùng nhau. Vợ chồng cô dạy các con nghi thức, cách cư xử tao nhã trên bàn ăn.

    Khi màn đêm buông xuống, cô bật máy tính lên để viết công thức cho từng món ăn đã nghiên cứu, đăng nó lên blog của mình và chia sẻ với những người khác. Đến nay, Mimi đã xuất bản hai cuốn sách. Các hình ảnh trong sách đều do chồng cô, Oddur chụp.

    Ngay cả ở nông thôn, Mimi chưa bao giờ cho phép bản thân mình xa rời sự thanh lịch và lãng mạn tự nhiên của người Pháp. Dù bước vào vườn rau hay đầu tắt mặt tối trong bếp, cô luôn ý thức mình phụ nữ, với trang phục đẹp, giày dép ăn ý.

    Những tưởng bỏ sự nghiệp về quê sống là một sự hy sinh, nhưng quyết định đó đã đưa Mimi đến đam mê và thành công hơn. Sau 9 năm ở quê, giờ cô nổi tiếng với sự nghiệp blogger ẩm thực, viết sách và tổ chức các hội thảo ẩm thực. Các con cô có tuổi thơ hòa nhập với thiên nhiên và những con chó có đất đai rộng lớn để chạy nhảy...

    Theo Báo Tin Tức

  • Thời gian đầu làm vườn, chị Nguyễn Ngọc Anh, 27 tuổi, sống và làm việc tại CH Séc gặp nhiều vất vả. Mảnh đất trước đó được gia đình sử dụng cho công việc kinh doanh nên mặt nền toàn sỏi đá khô cằn. Chị buộc phải dọn sạch, mua đất mới về rồi cùng các thành viên thay nhau cuốc xới để cải tạo lại thì mới trồng trọt được.

    Chị kể: “Thời tiết tại Séc khó đoán nên khi đánh chuyển cây con ra vườn lớn sẽ dễ chết nếu trời lạnh đột ngột. Suốt mấy năm đầu, nhà ít hạt giống nên nếu cây bị chết thì suốt mùa năm ấy, gia đình không có giống rau sạch đó để ăn”. Nhờ sự quyết tâm, chỉ sau thời gian ngắn, mảnh đất cằn cỗi ngày nào nay đã nở hoa, cho “quả ngọt”.

    Một góc trang trại rộng lớn, xanh rờn được dựng đẹp mắt bằng giàn gỗ.

    Hiện trên mảnh vườn rộng khoảng 660m2, chị Ngọc Anh trồng chủ yếu các loại rau sạch Việt Nam như rau muống, mồng tơi, các loại rau gia vị, cà chua, dưa chuột, ngô, dưa hấu, bầu, bí… “Bởi rau Việt ngoài siêu thị rất đắt lại không dễ mua, chưa kể chất lượng khó có thể đảm bảo nên tôi quyết định tự cung tự cấp”, chị nói. Hơn nữa đối với những người xa quê hương, những món ăn Việt luôn có ý nghĩa nhất định.

    Để xây dựng “trang trại xanh, sạch, đẹp”, chị Ngọc Anh quan niệm “càng đơn giản càng tốt”. Vì thế, hạt giống được chị mua ở Việt Nam gửi sang. Sau khi ươm hạt thành cây con, chị và mọi người trong nhà đánh chuyển cây ra vườn và thực hiện chăm sóc bằng cách chỉ tưới nước sạch tạo ẩm cho đất và cây đều đặn 2 lần/ngày. Ngoài ra, rắc bột chống kiến và ốc sên cho vườn định kỳ.

    Trên trạng trại của gia đình dễ dàng bắt gặp các loại rau sạch của Việt Nam.

    Trên trang trại rộng lớn, chị Ngọc Anh còn tận dụng gara cũ để làm nơi trồng trọt, dựng giàn bằng gỗ để các giống cây leo phát triển. Tùy từng loại rau sạch được chủ nhân phân khu rõ ràng để tạo sự gọn gàng, đẹp mắt đồng thời che đi khuyết điểm của khu vườn.

    Kể từ khi làm vườn, chị Ngọc Anh cảm thấy hạnh phúc. Trang trại tựa như “liều thuốc tinh thần” giúp chị quên hết căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Từng góc nhỏ trong vườn còn chứa bầu không khí trong lành, tươi mát và mang đậm “hơi thở” quê hương.

    Khu vườn có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của mẹ Việt ở Séc.

    Khu vườn có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của mẹ Việt ở Séc.

    Vườn còn là nơi kết nối tình cảm gia đình chị bởi cứ đến mỗi buổi chiều, các thành viên quây quần, cùng nhau thu hoạch rau xanh về nấu ăn. Bữa cơm tối trở nên ngon ngọt đà và đậm hơn không chỉ nhờ rau sạch mà còn bởi gương mặt rạng rỡ của từng người. Ăn không hết, chị còn mang rau đi biếu hoặc bán lại nhằm kiếm thêm thu nhập.

    Ở nông trại, bé con của chị Ngọc Anh còn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện về cuộc sống, học cách biết ơn và trân quý thành quả lao động cũng như niềm vui khi chia sẻ với mọi người.

    Bé con được ba mẹ dạy cách tưới nước cho đất.

    Vợ chồng chị thu hoạch không hết đậu đũa, phải gom vào thùng giầy mang về.

    Tại vườn, bé còn được mẹ dạy trồng cây, nhổ cỏ. “Nghĩ lại buồn cười, tôi dạy bé nhổ cỏ mà thế nào lại nhổ mất cây giống. Thấy con nhổ cây mà vừa buồn cười vừa xót đứt ruột”, chị vui vẻ kể lại.

    Thời gian tới, chị Ngọc Anh dự định cải tạo trang trại thêm đẹp mắt và tiện lợi hơn. Chị còn bổ sung thêm một số giống rau mới như dưa lê, dưa bở, khoai lang, su su và cây ăn quả.

    Từng khóm rau sạch xanh cung cấp bữa ăn mỗi ngày cho gia đình chị Ngọc Anh.

    Theo luxury-inside

  • Giàn mướp lúc lỉu, súng nở trên ao, nhà gạch đỏ... nơi ở của gia đình chị Hoàng Vy ở xứ người mà ngỡ như Việt Nam.

    Vợ chồng chị Lê Hoàng Vy đang sống tại ngôi làng nhỏ Niederkrüchten (Đức) giáp biên giới Hà Lan. Anh chị vừa đi làm văn phòng, vừa buôn bán nhỏ và tranh thủ thời gian làm vườn.

    Tình yêu với những vụ rau màu của vợ chồng chị Vy xuất phát từ nhu cầu muốn ăn những món ăn quê hương, trong khi tại Đức để tìm mua được rau, củ Việt khó khăn và đắt đỏ.

    Ban đầu chị Vy trồng rau trong các thùng nhỏ, sau đó trồng thủy canh và thậm chí còn thuê nhà kính 500 m2 để có rau ăn quanh năm.

    "Càng làm thì càng ham, không chỉ mình, chồng mình, rồi đến các con đều thích sống ở nơi yên bình, có vườn. Chúng mình rời thành phố về đây năm 2016 vì lẽ đó", chị Vy chia sẻ.

    Nhà mới nằm trên mảnh đất 1.300 m2, riêng khu trồng rau rộng khoảng 400 m2, ao cá 50 m2, ngoài ra còn có khu vực nuôi gà.

    Vườn rau được tạo luống, gieo các rau ăn lá như cải, rau muống, mồng tơi... Phía trên bắc giàn trồng bầu, bí, mướp, su su, khổ qua...

    "Tuần vừa rồi tôi vừa thu được 70 quả mướp, hơn chục trái bầu để chia cho mọi người", chị Vy cho biết. Chị cũng có một khu riêng trồng các loại rau thơm, cà pháo, dọc mùng, ngô...

    "Vườn trồng hoàn toàn rau Việt. Mỗi lần có ai về nước là tôi nhờ mang hạt giống sang. Có loại hạt đã để 6 năm vẫn sử dụng được", chị nói.

    Tại Đức, các gia đình chỉ làm ao nhỏ, nhưng vì thích phong cảnh làng quê Việt có vườn, có ao mà vợ chồng chị Vy đã mất hai năm đào đất, xếp đá. Tới đầu năm nay, ao đạt độ sâu 1,5 m thì anh chị bơm nước vào, thả hoa súng và cá. 

    Những ngôi nhà gạch, mái thấp, bức tường gạch đỏ là đặc trưng ở nơi chị Vy sinh sống, cộng thêm phong cảnh làng quê khiến nhiều người bạn tới nhà chơi đã thốt lên ngạc nhiên vì "không khác gì Việt Nam". "Các bạn tới nhà chơi còn nói tôi đã cho họ cơ hội 'đi du lịch miền Tây' vì vừa được ăn bún bò, chè bánh lọc, vừa được mang đủ thứ rau Việt về'", chị Vy hào hứng kể.

    Sống ở Đức hơn 20 năm, đồ ăn Việt vẫn chiếm 70-80% bữa ăn gia đình chị Vy. Hai con chị chỉ muốn được ăn món Việt, sau những buổi trưa đã ăn món Âu ở trường.

    "Tôi muốn bưng cả làng quê Việt Nam qua Đức. Hy vọng năm sau hồ cá xong, lúc đó có cầu bắc ra giữa hồ, có bụi chuối, cái võng thì sẽ càng giống quê hương nữa", chị Vy nói thêm.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Táo nhiều ăn không xuể, anh Hùng vừa phơi được 8 kg táo khô để Tết này mang về Việt Nam biếu bạn bè, người thân.

    viethome nguoi viet o Duc 1

    Sau giờ làm việc bận rộn là công nhân thợ cơ khí chuyên sản xuất thiết bị cho xe nhà nghỉ di động, anh Nguyễn Khắc Hùng, 54 tuổi, hiện sinh sống tại thành phố Breckerfeld (phía Tây nước Đức) tìm thấy niềm vui bên công việc làm vườn. 

    viethome nguoi viet o Duc 2

    Khu vườn của anh rộng 400m2, trồng nhiều loại cây, hoa, rau. Trong đó có bốn cây táo, năm nào cũng cho thu hoạch sọt lớn, sọt bé. 
    Trong ảnh là một cây táo hơn 2 năm tuổi, tuy tán bé nhưng đã rất sai quả. 

    "Hai trong số 4 cây táo của tôi đã trồng 10 năm, cho thu hoạch gấp nhiều lần cây 2 năm tuổi. Có năm vườn cho thu hoạch gần 400 kg. Nhiều lúc ăn và biếu không xuể, rụng đầy gốc", anh nói. 

    viethome nguoi viet o Duc 4

    Những năm trước anh chỉ thường biếu tặng hoặc mời bạn bè đến ăn táo, kèm chiêu đãi món heo quay. "Nhiều khi để chim ăn chán chê, rụng đầy gốc, tôi gom lại làm phân hữu cơ", anh Hùng cho hay. 

    viethome nguoi viet o Duc 5

    Hai năm nay anh nghĩ ra cách làm táo khô để biếu bạn bè. 

    viethome nguoi viet o Duc 6

    Mùa táo năm nay, anh Hùng gọt khoảng 100 kg táo tươi. Sau khi phơi khô thu được chừng 8 kg. 

    viethome nguoi viet o Duc 7

    "Tôi cắt gọt táo bằng máy rồi ngâm với nước muối loãng, để đến khi đem phơi sẽ dai mà không bị gãy vụn. Tiếp đó, phơi khoảng 3 đến 4 nắng thì táo sẽ khô và cho màu đẹp. Gặp phải thời tiết xấu thì phơi tái rồi đem cho vào lò nướng để sấy", anh nói. 

    viethome nguoi viet o Duc 8

    Táo đã phơi khô có thể ăn trực tiếp hoặc để làm mứt hay ngâm rượu đều được. "Hiện giờ tôi đã đóng túi, bảo quản sạch sẽ. Dự định cuối năm mang về Việt Nam biếu bạn bè người thân, mỗi người một chút để thưởng thức táo Tây khô", anh Hùng hào hứng nói. 

    viethome nguoi viet o Duc 9

    Ngoài cây ăn quả, trong khu vườn của anh ưu tiên trồng nhiều loại rau thơm của Việt Nam vì ở Đức không có rau thơm để ăn hoặc có thì rất đắt. Vì Đức là xứ lạnh nên anh Hùng chỉ trồng rau Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

     viethome nguoi viet o Duc 11

    Để khoảng sân trước xanh tươi và đầy sắc màu, anh Hùng lựa trồng nhiều cây hoa với màu hoa khác nhau như mẫu đơn cánh vàng, hồng, vài bụi hoa tulip với cánh màu tím... Khu vườn anh có trên 50 loại hoa khác nhau, luôn khoe sắc rực rỡ. 

    viethome nguoi viet o Duc 12

    Nhờ có khu vườn này, nhà anh Hùng trở thành nơi tụ tập các thành viên trong gia đình, bạn bè tổ chức party và dạo quanh khi thời tiết trong xanh, mát mẻ.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Nhiều người mẹ Việt Nam tại nước ngoài đã biến ngôi nhà thành 'resort' thu nhỏ 'vạn người mê': Vườn trăm sắc hoa, bể bơi vô cực đón hoàng hôn lãng mạn... để cả nhà "du lịch tại gia" mỗi ngày.

    bien nha thanh resort 0

    Mẹ Việt biến 4.000 m2 đồi cằn thành 'resort' đầy hoa, xây bể bơi vô cực đón hoàng hôn

    Chị Trương Thị Thùy Trang hiện đang sống ở New Caledonia - một hòn đảo nổi tiếng về du lịch ở Nam Thái Bình Dương. Từ 4.000 m2 đất đồi cọc cằn, vợ chồng chị Trang tự thiết kế, xây dựng nhà ở, hồ bơi và đặc biệt là vườn hoa “siêu to khổng lồ”, khiến ai đi qua cũng mải mê ngắm, thậm chí phải dừng xe lại chụp ảnh. 

    “Trước đây, mỗi năm, vợ chồng mình về Việt Nam 1,2 chuyến, vừa thăm gia đình, làm từ thiện vừa kết hợp du lịch, trải nghiệm làng quê, cuộc sống dân dã, yên bình. Từ năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, việc di chuyển bị hạn chế nên mình chưa có cơ hội về Việt Nam. Nhớ quê, mình bắt đầu suy nghĩ đến việc làm vườn, tự tạo cảnh quan quê hương ngay tại nơi xa xứ”, chị Trang chia sẻ.

    bien nha thanh resort 0
    Hàng ngày, chị Trang đội nón lá ra vườn làm cỏ, chăm hoa... để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà

    4.000 m2 đất của vợ chồng chị Trang nằm ở đồi dốc. Đất ở đây vốn là đất nhiều kim loại nên cọc cằn, rất khó trồng cây. Trên diện tích đất 4000 m2, gia đình giữ nguyên một nửa phần đất vốn đã phủ rậm rạp cây tràm tự nhiên. Với 2.000 m2 còn lại, anh chị xây dựng nhà - hồ bơi trên diện tích 350 m2, vườn hoa - vườn rau. “Mình phải mua thêm hàng chục khối đất để đổ vào vườn mới có thể trồng cây, rau hay hoa. Ở Việt Nam mua đất rất dễ nhưng bên này đất thịt đắt lắm. Một bao đất 10kg có giá tận 9$ (khoảng 200 ngàn đồng)”, chị Trang cho biết.

    bien nha thanh resort 0
    Vì mảnh đất nằm hơi dốc so với mặt đường, nên chị Trang thiết kế thành 3 tầng trồng hoa khác nhau

    Theo chị Trang, khí hậu ở đảo New Caledonia có nhiều nét tương đồng Việt Nam nhưng mỗi năm đều có cơn bão lớn đổ bộ. “Để đảm bảo an toàn cho khu vực vườn hoa, mình nên xây đường bao bằng bê tông. Tuy nhiên, mình thấy như vậy quá nặng nề, không tự nhiên. Hai vợ chồng quyết định làm đường bao gỗ và cố gắng xây dựng chắc chắn nhất có thể”, chị Trang cho hay.

    bien nha thanh resort 0
    Mê hoa hồng, chị Trang đi khắp các nhà vườn trong đảo, sưu tầm từng gốc hoa về trồng. Nhiều cây là giống hiếm, giá đắt, chị cũng quyết mua bằng được. Hiện, khu vườn có khoảng 120 gốc hồng, thuộc 70 giống khác nhau, quanh năm khoe sắc rực rỡ

    bien nha thanh resort 0
    Phía trước nhà chị Trang là không gian núi đồi đẹp tự nhiên. Từ "bể bơi vô cực", gia đình có thể đón hoàng hôn mỗi ngày. "Resort thu nhỏ" của gia đình chị Trang cũng là nơi tổ chức các buổi tụ họp bạn bè

    Mê mẩn du lịch trong khu vườn 9.000 m2 bạt ngàn hoa trái của mẹ Việt ở Đức

    Chị Nguyễn Thị Miên (sinh năm 1993, quê Hải Dương) đang định cư tại Đức cùng chồng và con trai 2 tuổi. Chị Miên chia sẻ, hai vợ chồng chị đều yêu thích du lịch, nhất là “du lịch bụi”. Khi còn ở Việt Nam, chị Miên từng đi xe máy rong ruổi qua 40 tỉnh thành từ Bắc vào Nam, còn ông xã của thì từng đặt chân tới nhiều quốc gia châu Âu. Ngày đó, chị Miên thường thủ thỉ với chồng về ngôi nhà mơ ước: Nhà có thể nhỏ thôi nhưng nhất định phải có vườn thật rộng. Chị mong muốn có thể tự tay trồng cây, bài trí khu vườn, biến nơi đó trở thành “công viên thu nhỏ” cho gia đình.

    bien nha thanh resort 0
    Năm 2020, anh chị tìm được mảnh đất ưng ý, cách thành phố khoảng 100 km. Đây là một nông trại gần 9.000 m2 có mặt tiền giáp với thị trấn ngoại ô, sau lưng là đồi núi, đồng cỏ bạt ngàn - đúng như mơ ước của hai vợ chồng.

    Giữa năm 2021, khi con trai đã được hơn một tuổi, cứng cáp hơn, chị Miên bắt đầu triển khai kế hoạch làm “công viên thu nhỏ”. Bà mẹ Việt không thuê người phụ giúp mà tự tay cắt bỏ cây cối già yếu, cằn cỗi, dọn lại góc vườn um tùm cỏ dại, dây leo chằng chịt. 

    Chị Miên trồng nhiều loại rau, củ như cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào, bắp cải, dưa leo, bắp, khoai lang, cải kale, muống, cần nước, khổ qua… cùng một số rau gia vị phổ biến như hành tây, hành lá, tỏi, rau quế, rau húng Tây, bạc hà, tía tô. Ngoài ra, chị trồng thêm các loại hoa như súng, sen, sen cạn, bất tử, cúc, thược dược, huệ, ly, tulip, hồng, đồng tiền, hướng dương.

    bien nha thanh resort 0

    Tại khu vườn gia đình, chị Miên không chỉ tổ chức các “tour du lịch 0 đồng”: thu hoạch rau củ, ngắm hoa, nhặt trứng, cho gà, vịt ăn, làm tiệc nướng BBQ… mà còn thường xuyên bài trí, trang hoàng thành không gian đón lễ hội như Halloween, Trung thu… Khu vườn của gia đình liên tục được “thay áo”, mang tới sự mới mẻ, kích thích trí tò mò của bé Tỏi.

    bien nha thanh resort 0
    Bé Tỏi con trai chị Miên rất yêu thích khu vườn của mẹ.

    Ngày nghỉ, ông xã của chị Miên dành toàn thời gian ở vườn phụ vợ, chơi với con. Anh thường tự hào mời bạn bè đến nhà chơi, tổ chức tiệc nướng ngay tại “công viên thu nhỏ” do vợ đang thực hiện.

    bien nha thanh resort 0

    Mẹ Việt ở Mỹ bê 1.300 viên đá, vác 20 khối đất làm 'công viên thu nhỏ' tại nhà

    Năm 2020, chị Nguyễn Ngọc Hân (tên thường gọi Amy, 35 tuổi, quê Đồng Tháp) qua California (Mỹ) định cư cùng chồng và gia đình. Xa xứ vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể đi đó đây, trong khi chồng bận bịu công việc, các con kín lịch học hành, chị Amy có phần tủi thân, căng thẳng. Tháng 6/2021, khi dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, vợ chồng chị Amy đi tìm và mua được căn nhà rộng hơn. Lúc này, chị bất chợt nghĩ tới việc làm vườn, tự thực hiện một “công viên thu nhỏ” để thư giãn, sống hài hòa thiên nhiên, ngắm cảnh đẹp ngay tại nhà.

    bien nha thanh resort 0

    Chị Amy tự lên ý tưởng thiết kế, tính toán vật tư rồi cũng tự tay xây dựng “công viên thu nhỏ” của mình. Người phụ nữ Việt nhỏ nhắn, mảnh khảnh đã bê tổng cộng hơn 1.300 viên đá to nhỏ (mỗi viên lớn nặng khoảng 10kg, viên nhỏ khoảng 6kg), kéo 20 khối đất để làm vườn, và dành hơn 1 tuần tự đào ao dưới cái nắng hè 40 độ. Chị lựa chọn mua khung gỗ, tự ghép theo thẩm mỹ riêng để trồng rau, dùng gạch kích cỡ lớn, nhỏ xếp thành “tường bao”, phân chia khu vực.

    bien nha thanh resort 0

    “Bây giờ nhớ lại mình vẫn không hiểu động lực nào khiến mình làm được việc nặng nhọc như thế”, chị Amy thành thật chia sẻ

    bien nha thanh resort 0
    Để trồng rau, hoa tươi tốt, chị tự trộn hơn 20 khối đất rồi tự đổ vào các bồn

    Ban đầu, ông xã chị Amy không thích làm vườn, thương vợ vất vả nhưng khi thấy thành quả của vợ, anh bắt đầu “rung động”. Có thời gian rảnh, anh lại chủ động ra vườn phụ vợ, gợi ý chị Amy nuôi thêm cá Koi, làm máy đẩy nước cho bắt mắt… Mẹ chồng chị Amy cũng bất ngờ với khu vườn đẹp như công viên của con dâu. Bà thường xuyên quay video để khoe với họ hàng gần xa về khu vườn của anh chị.

    bien nha thanh resort 0

    Ngày cuối tuần, cả nhà tổ chức các buổi dã ngoại, quây quần trong khu “công viên thu nhỏ”. Chị Amy cũng tự quay video, đưa “du khách” đi tham quan “công viên” tại gia do mình thực hiện. Chị thật lòng chia sẻ, việc quay video đăng Youtube là cách để chị được giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn với mọi người.

    bien nha thanh resort 0

    Theo Vietnamnet