• Tại trung tâm hạt Yorkshire (Anh) xuất hiện sừng sững 3 cột đá thẳng đứng, cao lần lượt 5,5 – 6,7 và 6,8m. Chúng xếp thành một hàng, dọc theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Từ năm 1709, Anh đã tích cực khai quật và lý giải các cột đá này. Đến nay, họ vẫn chưa làm sáng tỏ được bất cứ điều gì. 

    cot da tien quy 1
    Hàng tiễn quỷ với 3 cột đá dựng đứng, cao sừng sững.

    Mũi tên của quỷ

    Theo tư liệu từ Anh, 3 cột đá ở Yorkshire có khả năng là phần còn lại của một hàng gồm 4 - 5 cột đá. Nó nằm gần thị trấn Aldborough, Yorkshire, cách đường cao tốc A1 chưa tới 200m.

    Niên đại của 3 trụ đá này khá xa, thuộc thời kỳ đồ đá mới hoặc đồ đồng (khoảng năm 1200 TCN). Đây là bộ đá đứng cao nhất ở Anh quốc, được người dân địa phương gọi bằng nhiều cái tên. Ví dụ như Chốt quỷ (Devil’s Bolts), Ba chị em (Three Sisters), Ba con chó săn (Three Greyhounds)... nhưng phổ biến nhất vẫn là Tiễn quỷ (The Devil’s Arrows).

    Thần thoại thế kỷ XVII Yorkshire kể rằng, có một cư dân ở Aldborough đã chọc giận ác quỷ. Trong lúc nổi máu điên, con quỷ nhổ các trụ đá to dài trong làng How Hilltop gần kề làm mũi tên, phóng vào Aldborough. Nhờ thiên thần nhanh tay ngăn cản (hoặc ác quỷ nhắm không chuẩn), mũi tên đá trật mục tiêu, rơi xuống cắm thành hàng rìa Aldborough.

    Tiễn quỷ thứ nhất cao hơn 6,8m so với mặt đất, lừng danh trụ đá đứng cao thứ 2 ở Anh (xếp sau trụ đá cao 8m ở Rudston). Nó có tiết diện 1,4 x 1,2m, đứng trên vạt đất trống trải mọc cỏ dại.

    Tiễn quỷ thứ 2 cách xa 110m, cao 6,7m, tiết diện 1,5 x 1,2m và hơi nghiêng về phía Nam. Tiễn quỷ thứ 3 tiếp tục cách 60m, cao 5,5m, tiết diện 2,6 x 1,4m.

    Người dân Yorkshire cũng đồn đại, nếu đi quanh tiễn quỷ ngược chiều kim đồng hồ 12 vòng, ma quỷ sẽ hiện hình. Có lẽ, mê tín này xuất hiện vào thời trung cổ, trong khoảng thời gian Cơ đốc giáo loại trừ ngoại giáo. Nhà thờ cố ý liên kết các cột đá kỳ lạ ở Aldborough với Satan, xem như quỷ môn quan.

    Khai quật

    cot da tien quy 1
    Dấu tích rãnh và vết lõm trên thân tiễn quỷ có thể do con người, cũng có thể do phong hóa.

    Theo ghi chép sử của Anh, năm 1709, Yorkshire tiến hành đợt khai quật tiễn quỷ đầu tiên. Họ vạch đường bao cách cột đá đứng giữa 2,7m, đào sâu xuống lòng đất.

    Ở 1,5m dưới mặt đất, người ta phát hiện có rất nhiều đá, sỏi, đất sét lèn quanh cột đá. Bên dưới lớp hỗn độn này lộ chân cột đá là phiến phẳng vuông vức. Có vẻ như, cột đá được đẽo gọt, tạo đế và mài nhẵn rồi mới chôn chân, gia cố bằng đá vụn và lấp đất lên trên cùng.

    Năm 1876 và 1881, Yorkshire lần lượt khai quật chân 2 tiễn quỷ còn lại. Họ phát hiện, chúng đều được “trồng” cùng cách với cột đứng giữa. Trong đó, cột thấp chôn nông hơn (1,4m) và cột cao chôn sâu hơn (1,8m).

    Cả 3 tiễn quỷ cùng một loại đá mạt chuyên làm cối xay (millstone grit). Ở Anh, đây là dạng đá phổ biến, nhưng đặc biệt không sẵn có tại Aldborough. Trải qua thời gian, các tiễn quỷ đều bị thời tiết bào mòn. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được dấu vết tạo hình ban đầu. Đó là các rãnh dọc, sâu kéo dài từ đỉnh xuống và vết lõm bao quanh thân.

    Nhận định khác cho rằng, các rãnh dọc và vết lõm do nhiên tạo. Đá mạt cối xay không quá bền cứng. Nó hoàn toàn có thể bị phong hóa nặng do mưa gió, hình thành những dấu tích như thể có bàn tay con người can thiệp.

    Cột đá thứ 4

    Nhiều người cho rằng, hàng tiễn quỷ ở Aldborough phải có 4 cột đá. Họ trích dẫn báo cáo của nhà thám hiểm trung đại John Leland, viết trong khoảng thập niên 1530. Leland ghi rõ ràng, có 4 cột đá xếp thành 1 hàng.

    Khoảng 30 năm sau, nhà thám hiểm trung đại khác là William Camden báo cáo, cột đá thứ 4 đã bị những kẻ săn lùng kho báu đào phá. Họ tưởng bên dưới các tiễn quỷ giấu vàng bạc, nên đã đốn ngã và bới tung 1 cột tìm thử.

    Có khá nhiều suy đoán về số phận của tiễn quỷ thứ 4. Một số người nhận định, khi xây dựng cầu bắc qua sông Tutt, cư dân ở Aldborough đã tận dụng nó làm vật liệu. Vài khu vườn địa phương cũng tuyên bố, họ đang giữ tàn tích của tiễn quỷ này. Một chủ trang viên ở Aldborough lại khẳng định, cột đá thứ 4 đang ngủ sâu dưới lòng đất của họ.

    Dân gian Yorkshire lưu truyền, hàng tiễn quỷ bao gồm 5 cột đá trở lên. Nếu họ đúng, không gian của tiễn quỷ sẽ cực rộng. Thẳng hướng Tây Bắc theo hàng tiễn quỷ Aldborough dẫn tới sông Ure. Rất có khả năng, các cột đá là 1 phần của cảnh quan nghi lễ thời tiền sử khổng lồ trên thung lũng sông này.

    Quay trở lại với 3 tiễn quỷ Aldborough, khảo cổ Anh vẫn hoài nghi. Họ không biết chúng được “trồng” vào lúc nào, do ai và vì mục đích gì.

    Hiện, có 2 giả thuyết khá hợp lý về tiễn quỷ Aldborough. Thứ nhất, đó là tượng đài kỷ niệm chiến thắng của người La Mã. Thứ 2, đó là đài quan sát mặt trăng, phục vụ mục đích tôn giáo nào đó.

    Giaoducthoidai (theo Ancient-origins)

  • Tồn tại hơn 50 năm, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trực thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng) có hình vòng tròn khép kín, chính thức hoạt động ngày 3/3/1963 với công suất 250kW theo công nghệ của Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng. Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất gấp đôi.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Lò được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để phục vụ nghiên cứu, đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực ở lò phản ứng rồi chuyển về hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, quy trình chặt chẽ.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Lò phản ứng hạt nhân có 2 tầng với lối lên bậc thang. Tầng cao nhất là miệng chính của lò, tầng còn lại đặt các dụng cụ liên quan đến hoạt động của lò.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Tầng 1 của lò phản ứng gồm nơi chứa các nhiên liệu đã bị cháy, hệ thống đo mức phóng xạ cùng các hệ thống hỗ trợ lò hoạt động.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Bình trao đổi nhiệt trong quá trình lò hoạt động. Theo PGS TS Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - mỗi tháng lò phản ứng hạt nhân hoạt động 130 giờ liên tục để sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp. Ngoài ra, thỉnh thoảng lò cũng hoạt động thời gian ngắn phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Miệng lò được đóng kín với hệ thống bảo vệ chắn chắc. Đây là vị trí cao nhất của lò phản ứng. 

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Để đảm bảo tính an toàn, đảm bảo an ninh phóng xạ hạt nhân, nhân viên phải liên tục đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực. 

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Hệ thống đo phóng xạ tự động, khi vượt mức cho phép chuông sẽ reo báo động.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Các ống thông hơi (thông gió) để đưa không khí từ ngoài vào trong. Còn từ trong ra ngoài phải qua hệ thống xử lý phóng xạ một cách nghiêm ngặt.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Những dụng cụ bên trong lò được cảnh báo nhằm tránh gây nguy hiểm.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Cơ cấu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay.

    lo phan ung hat nhan da lat 1

    Các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ông Dương Văn Đông, thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn. 

    Theo VnExpress

  • Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp tựa một bức tranh thủy mặc, nên thơ, hùng vĩ.

    chua tam chuc ha nam 1

    Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, Chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng.

    chua tam chuc ha nam 1

    Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 50 km2, gấp 10 lần quận Hoàn Kiếm (rộng hơn 5 km2). Chùa bao gồm:10 km2 hồ nước, 30 km2 núi đá rừng tự nhiên và 10 km2 các thung lũng. Đây là vùng núi đá vôi ngập nước với vẻ đẹp hoang sơ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in bóng xuống nước. Chính vì vậy, nơi đây được đánh giá là vùng đất địa linh bởi thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ.

    chua tam chuc ha nam 1

    Được mẹ thiên nhiên ưu ái, ngôi chùa mang trong mình vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa thiêng liêng. Khung cảnh say đắm lòng người như “chốn bồng lai tiên cảnh”.

    chua tam chuc ha nam 1

    Đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm, du khách đều sẽ cảm nhận được sự thanh bình, linh thiêng và yên ả đến lạ thường. Để vào tham quan chùa, du khách có thể lựa chọn đi thuyền, chiều ra sẽ đi xe điện. Dù là phương tiện nào cũng đều mang lại trải nghiệm hấp dẫn.

    chua tam chuc ha nam 1

    Được xây dựng từ thời nhà Đinh, chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng nghìn năm tại Việt Nam. Ngày nay, ngôi chùa được tu bổ, xây mới lại với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan âm, điện Giáo Chủ, điện Tam Thế và chùa Ngọc. Tất cả đều được thiết kế theo lối kiến trúc cột chèo truyền thống Bắc Bộ.

    chua tam chuc ha nam 1

    Nằm ngay sau cổng Tam quan là Vườn cột kinh được phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh tại chùa Nhất Trụ (cố đô Hoa Lư, Ninh Bình). Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan âm có 32 cột kinh được tạc bằng đá xanh; cao 13,5m; rộng khoảng 2m; mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh. Thân cột khắc những lời Phật dạy để nhắc nhở thế hệ mai sau tu nhân tích đức.

    chua tam chuc ha nam 1

    Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua cánh cửa gỗ được chạm khắc tinh xảo là ba pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai.

    chua tam chuc ha nam 1

    Tại chùa có tới 12.000 bức phù điêu được tạc bằng đá nham thạch. Mỗi bức tranh tái hiện lại mỗi giai đoạn, bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết bàn.

    chua tam chuc ha nam 1

    Điểm nhấn thu hút mọi khách thăm quan khi đến với chùa Tam Chúc chính là pho tượng Phật khổng lồ đặt tại điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Pho tượng nặng 200 tấn, được coi là pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Điều đặc biệt khi xây dựng điện thờ này, đó là phải thỉnh tượng vào yên vị rồi mới tiến hành xây dựng điện thờ.

    chua tam chuc ha nam 1

    Nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 486m, Chùa Ngọc - một trong các công trình thuộc quần thể chùa Tam Chúc được ví như chốn an lạc ngay giữa đất trời. Để lên tới đây, du khách phải leo 299 bậc đá. Đặc biệt, ngôi chùa này nặng đến 2000 tấn, được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối xếp liền nhau, không hề có xi măng kết dính.

    chua tam chuc ha nam 1

    Đứng từ Chùa Ngọc, toàn bộ cảnh vật, núi non, đất trời như thu gọn trong tầm mắt.

    chua tam chuc ha nam 1

    Quần thể chùa Tam Chúc dự kiến hoàn thành vào năm 2048. Được biết, khi xây dựng xong, chùa Tam Chúc có thể sẽ là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Ca khúc “Nửa hồn thương đau” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác khi đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết – lúc ông quyết định quyên sinh để từ bỏ cuộc đời mang đến cho ông quá nhiều bất hạnh, tủi hờn này. Trong đau thương,  gạt đi nước mắt nhìn đứa con trai đang khóc nức nở, Phạm Đình Chương tiếp tục sống tiếp và nuôi đứa con thơ dại.

    Bởi vậy trong ca khúc “Nửa hồn thương đau” không chỉ có nói về lòng chung thủy của người đàn ông mà trong đó còn có sự ai oán, thương đau và có đôi chút hờn trách trong âm điệu.

    nua hon thuong dau

    Mối tình vụng trộm của Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Duy

    Vào những năm thập niên 60, báo chí Saigon tốn không ít giấy mực viết về mối tình loạn luân, điều cấm kỵ trong văn hóa gia đình Việt giữa ca sĩ Khánh Ngọc – vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương và anh rể nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xé tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ Phạm Đình Chương được đông đảo mọi người biết đến thời đó.

    Nói một chút về vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương – ca sĩ Khánh Ngọc, là một người sở hữu thân hình bốc lửa, kiểu diễm có nét đẹp kiêu sa có thể đánh gục bất cứ người đàn ông nào đối diện. Với biệt danh “ca sĩ ngọn núi lửa” (volcano mountains), cô khiến bao nhiêu gã đàn ông say tình, mê muội muốn có được cô cho dù biết cô là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

    Đớn đau thay, một trong số những gã đàn ông đó lại có người anh rể Phạm Duy, người thành công nhất và chiếm đoạt được trái tim của ca sĩ Khánh Ngọc từ tay Phạm Đình Chương. Trước khi “bắt tại trận” cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè – Gia Định thì ông đã nghe phong phanh dư luận đồn thổi về mối tình vụng trộm giữa nhạc sĩ Phạm Duy và vợ mình. Tuy nhiên là một người đàn ông hết mực yêu thương và tin tưởng vợ mình và tiếp tục vun đắp cho gia đình bỏ ngoài tai những lời đồn thổi có thật đó.

    Trời đất như sụp đổ dưới chân nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông bắt tại trận,ông gần như không đứng vững, trái đất quay cuồng, mọi thứ như đổ sụp trước mắt ông. Những người bạn đi cùng phải dìu ông quay trở về ngôi nhà nơi những đứa con thơ từ nay sẽ thiếu đi hình bóng mẹ.

    Ngay lập tức sáng hôm sau, báo chí tung ra hàng loạt bài báo về vụ “ăn chè Nhà Bè” và trở nên cháy số , đắt đỏ nhất là tờ “Nhật báo Sài Gòn mới” của bà Bút Trà.

    Cả Sài Gòn gần như biết hết!

    Cho dù nhạc sĩ Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông tin xin các báo không được đăng bài điều tra, phóng sự nhưng sự thật cần dược phanh phui, báo chí thời đó còn thêu dệt thêm những con dao như khoét sâu vào trái tim nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ông quyết định nộp đơn ly dị lên tòa án và kết thúc phiên tòa Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ.

    Sau biến cố này, nhạc sĩ đau khổ tuột cùng, không còn toàn tâm toàn trí đi biểu diễn cùng các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Ông quay về sống đơn độc và không giao thiệp với bên ngoài. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông tập trung cho sáng tác và cho ra đời những bản tình ca bất hủ để nói lên cuộc tình đau thương đầy nước mắt như: “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…

    Vào một đêm mưa gió ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội. Là một kẻ chung tình, si tình đến ngu muội ông có nhả ý đưa cô về nhà nhưng khốn nạn thay, ông bị từ chối. Và cũng trong đêm đó ông cho ra đời tuyệt phẩm bất hủ “Nửa hồn thương đau”.

    Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
    Cho tôi về đường cũ nên thơ
    Cho tôi gặp người xưa ước mơ
    Hay chỉ là giấc mơ thôi
    Nghe tình đang chết trong tôi
    Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
    Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
    Ôi sao nghìn trùng mãi xa nhau
    Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
    Anh ở đâu em ở đâu
    Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu
    Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
    Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
    Và tiếng hát và nước mắt
    Đôi khi em muốn tin
    Đôi khi em muốn tin
    Ôi những người ôi những người
    Khóc lẻ loi một mình
    Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
    Ôi sao nghìn trùng mãi xa nhau
    Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
    Anh ở đâu em ở đâu
    Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu
    Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
    Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
    Và tiếng hát và nước mắt
    Đôi khi em muốn tin
    Đôi khi em muốn tin
    Ôi những người
    Ôi những người khóc lẻ loi
    Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
    Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
    Và tiếng hát và nước mắt
    Đôi khi em muốn tin
    Đôi khi em muốn tin
    Ôi những người
    Ôi những người khóc lẻ loi
    Khóc lẻ loi một mình

    Nguồn: Thời Xưa

  • Vào cuối những năm 1980, một khách sạn nổi 5 sao, cao 7 tầng lướt qua Rạn san hô John Brewer, cách bãi biển Townsville thuộc Queensland nước Úc 70 km. Nó có 200 phòng, sàn disco, quán bar, phòng tập thể hình, phòng xông hơi, và 2 nhà hàng xuất sắc chuyên về hải sản. Bên ngoài khách sạn là một sân tennis nổi.

    Nó quả thực là một hình thức kinh doanh khách sạn mới lạ mà rất nhiều cư dân Townsville thời bấy giờ vẫn còn lưu giữ những ký ức tốt đẹp về nó cho đến tận ngày nay.

    Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort.

    Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort là sản phẩm trí tuệ của nhà phát triển Doug Tarca tại Townsville, ông muốn đặt khách sạn này tại Rạn san hô Great Barrier để du khách có thể nhanh chóng đặt chân đến đây. Kế hoạch ban đầu là neo đậu vĩnh viễn 3 tàu du lịch quanh rạn san hô, tuy nhiên điều này bị coi là không thực tế. Một cơ hội gặp gỡ với công ty Thụy Điển chuyên lắp đặt phòng ở nổi cho giàn khoan dầu đã khiến ý tưởng này chuyển sang thành một khu nghỉ dưỡng nổi trên nước.

    Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Barrier Reef Resort.

    Khách sạn được đóng tại Singapore, và bởi vì neo đậu tại khu vực khá nhạy cảm với môi trường thiên nhiên, nó phải được xây dựng với nhiều đặc tính được quy định khắt khe bởi tiêu chuẩn của Công viên Hàng hải Rạn san hô Great Barrier. Thân tàu được sơn bằng loại sơn không độc hại. Không được thải chất thải ra vùng biển xung quanh. Rác và mọi loại nước thải phải được phân loại, lọc và tiệt trùng sau đó đem đi đổ tại khu vực cách rạn san hô vài dặm. Rác thải sau khi đốt sẽ được đem vào đất liền.

    Khách sạn nổi 5 sao (Nguyen Ngoc Chinh- Flickr)
    Khách sạn nổi 5 sao (Nguyen Ngoc Chinh- Flickr)

    Khách sạn được hoàn thiện vào năm 1987 với chi phí xây dựng là 40 triệu đô-la Mỹ. Nhưng do một số mâu thuẫn trong hợp đồng nên phía nhà thầu Singapore đã trì hoãn việc bàn giao con tàu cho đến tận tháng Một của năm tiếp theo. Sau đó nó bị tấn công bởi một cơn bão, và việc khai trương khách sạn lại phải dời lại thêm hai tháng. Cuối cùng khách sạn được mở cửa đón khách vào tháng Ba, nhưng nó đã để lỡ mất mùa du lịch nghỉ đông Bắc bán cầu béo bở. Sự chậm trễ này đã gây tổn thất hàng triệu đô-la.

    Khách sạn nổi 5 sao có sân tennis

    Điều khó khăn nhất cho khách du lịch chính là việc phải dùng phương tiện đường thủy đi tận 70km mới đến được khách sạn ngoài khơi này. Thời tiết khắc nghiệt luôn gây gián đoạn giao thông với đất liền, và khi du khách đến được tới nơi thì họ cũng thường xuyên bị say sóng. Sau đó còn xảy ra vụ việc một trong con thuyền dùng để vận chuyển khách và đồ tiếp tế bị bốc cháy. Mặc dù không có thương vong, nhưng nó gây ảnh hưởng tiêu cực lên hình ảnh khách sạn trong mắt công chúng. Thêm vào đó, công tác marketing và quản lý không tốt khiến lượng đặt phòng bắt đầu giảm dần. Cuối cùng, việc vận hành khách sạn cũng trở nên quá tốn kém.

    Chỉ hơn một năm sau khi mở cửa, khách sạn nổi này đã được bán cho một công ty tại Việt Nam. Vào năm 1989, nó được kéo về Sài Gòn qua quãng đường 5.000km, và neo đậu tại sông Sài Gòn, sau đó khai trương với tên mới là Khách sạn Nổi Sài Gòn.

    Khách sạn nổi Sài Gòn đã neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam từ 1989 đến 1997.

    Việt Nam đi vào thời kỳ bùng nổ du lịch sau khi chiến tranh kết thúc và nhu cầu chỗ nghỉ cao cấp cũng tăng cao. Khách sạn nổi có lẽ là một giải pháp tuyệt vời và nó đã thành công. Khách sạn trở nên vô cùng nổi tiếng tại thành phố này, nó còn được gọi âu yếm với cái tên là “Khách sạn Nổi” hay “Nhà hàng Nổi 5 sao”. Nhưng một lần nữa tình hình tài chính lại khiến chủ nhân của nó phải đóng cửa việc kinh doanh.

    Hộp đêm trên khách sạn nổi 5 sao.

    Thời điểm này, khách sạn đã được bán cho Bắc Triều Tiên và được kéo đến Khu du lịch Núi Kumgang nằm ngay biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên, sau đó được đi vào hoạt động năm 1998 cho du khách đến từ bờ bắc. Nó đã được đổi tên thành Khách sạn Biển Kumgang, hay Haegeumgang. Mười năm sau, khi một binh lính Bắc Triều Tiên lỡ bắn chết một người phụ nữ đến từ Nam Triều Tiên, các tour du lịch đến khu nghỉ dưỡng bị buộc phải hoàn lại.

    Khách sạn Biển Kumgang, hay Haegeumgang.

    Hiện khách sạn Haegeumgang vẫn đậu tại đây, nhưng bị đóng cửa suốt hơn 10 năm qua. Tin tức về khách sạn này một lần nữa lại nổi lên sau khi lãnh đạo của Bắc Triều Tiên đưa ra một số lời chê bai sau chuyến viếng thăm con tàu ốm yếu này. Ông Kim nói rằng bản thân không hài lòng khi nhìn thấy khu nghỉ dưỡng, cơ sở vật chất tại đây trông như một “căn lều tạm nằm trong khu vực vừa trải qua thảm họa” vậy.

    Kim Jong-un đã yêu cầu loại bỏ toàn bộ các trang thiết bị và cơ sở vật chất “lạc hậu” và “tồi tàn” tại khu du lịch núi Kumgang, nhấn mạnh rằng khách sạn nổi 30 tuổi phải được xây dựng lại hoặc bỏ đi, hoặc bán cho một nhà đầu tư khác.

    Khách sạn nổi đang được kéo tới điểm đến. Trong 30 năm, nó đã di chuyển hơn 14.000km.

    Trở lại với Townsville, mọi người vẫn còn vương vấn về khách sạn này.

    Belinda O’Connor, một người từng làm taxi đường thủy từ bến phà đến khách sạn, vẫn còn nhớ lần đầu tiên bà nhìn thấy khách sạn.

    Bà trả lời hãng thông tấn ABC rằng: “Nó là một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Tôi nhớ những ngày tháng còn trên tàu, các chuyến đi câu cá, buổi party cho nhân viên, buổi đi lặn dưới thân tàu, nhận pizza từ máy bay trực thăng.”

    Khách sạn nổi 5 sao.
    Khách sạn nổi 5 sao.

    Một cựu nhân viên khác, Luke Stein, vui vẻ nhớ lại: “Nó đã từng và vẫn là công việc tuyệt vời nhất mà tôi từng làm trong cuộc đời mình. Tôi được trả lương cho việc đi dạo, bơi lội và tắm dưới ánh nắng. Tôi đã nhớ lại khoảng thời gian đó và nghỉ: “Điều này thực sự đã xảy ra sao? Mình có đang nằm mơ không?””

    Bảo Tàng Đại dương Townsville hiện nay đang là nơi triển lãm rất nhiều hiện vật thu nhỏ của con tàu, thông tin và những kỷ vật.

    Theo Trithucvn