• *Câu chuyện của một người đàn ông 36 tuổi, từng mở cửa hàng trà sữa ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

    Sau 2 năm làm ăn khấm khá, lỗ hơn 500 triệu đồng chỉ trong vài tháng

    Tôi bắt đầu kinh doanh phụ vào năm 2017 và mở một cửa hàng trà sữa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ba năm sau, trong đợt dịch nửa đầu năm 2020, tôi đã đóng cửa hàng. Trong năm đầu tiên mở, cửa hàng đã hoàn vốn trong nửa năm và doanh thu rất tốt trong 2 năm tiếp theo. Tuy nhiên, tôi lỗ khoảng 150.000 Nhân dân tệ (khoảng 510 triệu đồng) trong vài tháng đầu tiên trước khi đóng cửa hàng.

    Vị trí của cửa hàng này khá thuận lợi, rất đông đúc và có nhiều bạn trẻ. Tôi có thương hiệu riêng của mình, được gọi là "Ins Space Hidden Tea", định vị thương hiệu ở mức trung bình đến cao cấp. Giá cốc trà sữa cao nhất của cửa hàng là 36 nhân dân tệ (khoảng 122 nghìn đồng). Hơn nữa, tôi luôn hướng đến đồ uống có lợi cho sức khoẻ, được gọi là "đồ uống có enzyme", rất phổ biến với những người làm văn phòng.

    Sau khi cửa hàng khai trương, tôi đã đầu tư hơn 100.000 Nhân dân tệ (340 triệu đồng), tiền thuê và trang trí hàng năm lên tới gần 100.000 Nhân dân tệ. Cửa hàng tuyển 4 nhân viên chính thức, lương 4.000 Nhân dân tệ/người/tháng (13,5 triệu đồng).

    mo quan tra sua that thu

    Không tính đến các đơn hàng đặt đi, cửa hàng bán được khoảng 150 đơn hàng những ngày trong tuần, và con số này gấp đôi vào cuối tuần. Sau 1 tháng khai trương, doanh thu của cửa hàng rất tích cực, và tôi đã hoàn vốn trong nửa năm. Sau này, tôi muốn mở rộng và mở thêm một vài cửa hàng nữa, nhưng vì thương hiệu chưa thật sự vững mạnh nên khó có thể thâm nhập vào những khu buôn bán trung tâm. Cùng với ảnh hưởng từ Covid, khó để phát triển thêm, công việc kinh doanh của tôi phải gác lại.

    Những khó khăn trong câu chuyện tiếp cận khách hàng và mở rộng cửa hàng

    Thực tế có rất nhiều cạm bẫy khi bước vào khu kinh doanh (hay còn gọi là khu buôn bán trung tâm là nơi tập trung bán chuyên về một loại hình chẳng hạn như ẩm thực hay trang phục). Trong một khu kinh doanh rất nổi tiếng như khu ẩm thực, các cửa hàng sẽ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu muốn có cửa hàng ở nơi đây, bạn sẽ phải chi rất nhiều tiền.

    Người quản lý sẽ ước tính thương hiệu của bạn có thể bán bao nhiêu cốc và số tiền bạn có thể kiếm được hàng tháng, sau đó phí tham gia sẽ được tính phần trăm theo con số này. Và hợp đồng chỉ được ký trong 1 năm. Nếu bạn muốn gia hạn, bạn phải thương lượng thêm 1 khoản phí. Nếu bạn không chấp nhận nó, việc cố gắng tạo dựng thương hiệu cũng như có được một lượng khách hàng quen thuộc coi như là vô dụng. Một số khu kinh doanh vắng vẻ rất dễ để có thể thuê mặt bằng, nhưng khi bạn mở cửa hàng, bạn sẽ thấy rằng không có người qua lại và không thể kiếm được tiền.

    Có 1 sai lầm khác khi bắt đầu mở cửa hàng của riêng mình đó là không tìm hiểu kỹ nhượng quyền kinh doanh. Lúc đầu, chúng tôi cân nhắc định sẽ mua 1 cửa hàng nhượng quyền nhưng sau khi tìm hiểu thì thấy rằng đó không phải là thương hiệu đáng tin cậy.

    Các thương hiệu thường sẽ đánh lừa bạn và nói rằng tỷ suất lợi nhuận có thể đạt tới 80%, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Trước hết, bạn phải trả phí nhượng quyền, đây là một số tiền rất lớn. Thứ hai, tất cả các nguyên liệu phải được mua từ các nhà cung cấp có thương hiệu, nhưng giá mua đắt hơn nhiều so với việc bạn tự tìm nguồn nguyên liệu riêng và chênh lệch giá có thể gấp hai đến ba lần.

    Và trước khi bạn mở một cửa hàng, chủ sở hữu thương hiệu sẽ không cho bạn biết rằng có một khoản phí để được tham gia vào khu vực kinh doanh. Khi bạn ký hợp đồng nhượng quyền và đến địa điểm, bạn sẽ thấy rằng các chi phí tiếp theo vượt xa sức tưởng tượng của bản thân.

    Vì vậy, sau đó chúng tôi quyết định tạo ra thương hiệu của riêng mình. Khi mới mở cửa hàng, tôi vẫn đang làm việc duy trì công việc của mình dù chỉ là part-time. Sau khi quán trà sữa đóng cửa, tôi lại đi làm văn phòng trở lại. Tôi không thể tham gia vào khu vực kinh doanh vì nó quá đắt đỏ. Đồng thời rất khó để có thể duy trì thương hiệu qua thời gian Covid. Bên cạnh đó, như tôi đã nói ở trên, việc tham gia thị trường nhượng quyền thương hiệu cũng vô cùng khó khăn và nhiều cạm bẫy.

    Tôi không khuyên các bạn trẻ bây giờ mở quán trà sữa. Nó tương đối dễ thực hiện trong vài năm trước, tuy nhiên, giờ đây cửa hàng trà sữa ở khắp mọi nơi và sự cạnh tranh quá khốc liệt. Ngưỡng chi phí để tham gia nhượng quyền thương hiệu uy tín là quá cao. Nếu tự làm thì không có thương hiệu và không có lượng khách hàng tiềm năng nên rất khó làm. Trừ khi tiềm lực tài chính của bạn đặc biệt mạnh, bạn mới dám chi tiền để tạo ra tập khách hàng thân thiết cho riêng mình.

    Kênh 14 (theo iNews, Insider)

  • Một doanh nghiệp đan móc đã tạo ra £172,000 doanh thu vào năm ngoái sau khi nó trở nên nổi tiếng suốt dịch Covid-19.

    Một doanh nghiệp đan móc tại nhà nay đã phải thuê thêm văn phòng làm việc do nhu cầu khách hàng không ngừng tăng trưởng. Lisa Dobbs và chồng Paul đã điều hành part-time thương hiệu Wee Woolly Wonderfuls và kiếm được £60,000 vào năm ngoái.

    cong viec dan len 1
    Lisa cùng một vài sản phẩm đan len của mình. Ảnh: LISA AND PAUL DODDS

    Công ty này cung cấp những bộ sản phẩm đan móc với nguyên liệu, kim, mẫu mã và video hướng dẫn online, để khách hàng tự tạo ra những sản phẩm yêu thích như gấu teddy bear, voi, thỏ, ngựa...

    Lisa cho biết cô yêu thích khía cạnh sáng tạo trong công việc kinh doanh của mình, rằng mọi người có thể thư giãn và xã stress với công việc đan len. 

    Cô cho biết: "Nhiều người xem việc đan móc như một phương pháp trị liệu. Rất nhiều khách hàng của tôi nói rằng, nếu cảm thấy quá căng thẳng, họ sẽ về nhà, lấy đồ nghề ra đan móc, rồi họ sẽ quên hết mọi phiền nhiễu trong cuộc sống và tận hưởng khoảnh khắc bình yên này".

    "Tự sáng tạo bằng đôi tay của mình sẽ đem lại cho bạn cảm giác thỏa mãn. Chúng tôi có một cộng đồng tương trợ nhau trên mạng, thật sự rất hữu ích. Mọi người chia sẻ hình ảnh tác phẩm của mình cho nhau xem. Điều đó giúp họ lạc quan suốt mùa Covid. Đồng thời giúp doanh nghiệp của tôi phát triển ổn định", cô nói. 

    cong viec dan len 1
    Lisa và chồng Paul Dodds. Ảnh: LISA AND PAUL DODDS

    Wee Woolly Wonderfuls được nhiều người biết đến trong thời kì phong tỏa, cặp đôi bán được 100 bộ sản phẩm mỗi ngày. Họ thành lập doanh nghiệp nhỏ này vào năm 2017, lúc đó Lisa muốn làm một việc gì đó linh hoạt hơn để tiện bề đưa đón con tới trường. 

    Họ bỏ ra £500 để thành lập doanh nghiệp ngay tại nhà, tạo ra thiết kế đầu tiên mang tên "Arthur & Betsy Bunnies Kit". Vào năm ngoái, họ kiếm được 30,000 bảng mỗi người nhờ công việc part-time này. Doanh nghiệp đem lại doanh thu £172,000, nhiều gấp đôi so với năm trước đó. Tiền được dùng để tái đầu tư, phần còn lại họ sẽ chia đôi lợi nhuận vào cuối năm. 

    Lisa nói: "Chúng tôi nhận thấy người ta đang tìm kiếm thứ gì đó để tiêu khiển, thứ gì đó không quá tốn kém và có thể làm tại nhà. Khách hàng kể rằng việc đan len giúp cải thiện tinh thần của họ, giúp họ rời xa các tin tức tiêu cực về dịch bệnh trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng cố gắng bán những bộ đan len với giá rẻ nhất".

    cong viec dan len 1
    Một bộ sản phẩm đan len. Ảnh: LISA AND PAUL DODDS

    Lisa lên tất cả ý tưởng thiết kế và quay phim, chụp ảnh sản phẩm. Trong khi Paul đóng gói và gửi hàng hóa. Sản phẩm của họ đã chu du vòng quanh thế giới, rất nhiều đơn hàng đến từ Mỹ, Úc, Pháp, Đức, thậm chí là Israel và Iraq.

    Năm ngoái sản phẩm của họ đã được chứng thực bởi người nổi tiếng. Nữ ca sĩ Stacey Solomon đã ngồi đan móc 1 con thỏ khi đang mang thai. Sau khi cô chia sẻ hình ảnh này lên Instagram, hàng trăm fan của cô đã đặt mua bộ đan móc hình con thỏ. 

    Lisa bán sản phẩm trên website riêng của họ https://weewoollywonderfuls.com/, đồng thời bán trên website Amazon Handmade. Có khoảng 85,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở UK bán hàng trên Amazon.

    Nói về tương lai, Lisa và Paul muốn thuê 1 nhân viên toàn thời gian, vì khối lượng công việc của họ rất nhiều. Họ cũng muốn bán hàng thông qua các cửa tiệm để mở rộng quy mô khách hàng. 

    Viethome (theo Express)

  • Ít người biết, nhà sáng lập tỷ phú của Lalamove từng là tay chơi poker chuyên nghiệp.

    Chow Shing Yuk – một cựu tay chơi poker chuyên nghiệp, học kinh tế tại Stanford vừa gia nhập danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Điều đáng nói là, câu chuyện thành công của Chow không phải nhờ may mắn.

    Trong suốt 1 thập kỷ qua, Chow, 44 tuổi đã dần xây dựng Lalamove thành gã khổng lồ logistic và giao hàng. Danh sách các nhà đầu tư của Lalamove (công ty mẹ là Lalatech) gồm cả Sequoia Trung Quốc và Hillhouse Capital. Vào tuần này, công ty của Chow đã nộp hồ sơ IPO ở Hong Kong và tài liệu tiết lộ Chow sở hữu 25% cổ phần công ty thông qua một quỹ uỷ thác gia đình. Dựa trên số cổ phần và quá trình bán cổ phiếu ban đầu, Forbes ước tính tổng tài sản của Chow vào khoảng 2,2 tỷ USD – biến anh thành tỷ phú startup hiếm hoi của Hong Kong.

    lalamove poker 1
    Chow Shing Yuk

    Vòng huy động vốn tư nhân mới nhất của Lalatech là vào tháng 11/2021, huy động được 230 triệu USD – thời điểm bong bóng startup bùng nổ. Theo một báo cáo bởi Information, vòng này định giá Lalatech ở mức 13 tỷ USD. Kể từ sau đó, nhiều startup chứng kiến giá trị giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất tăng và nỗi lo sợ suy thoái. Bản cáo bạch IPO của công ty tiết lộ rằng Chow đã bán 2,17 triệu cổ phiếu Lalatech cho Tencent với giá 100 triệu USD vào tháng 12, định giá công ty quanh mức 7,8 tỷ USD. Hiện Lalatech chưa phản hồi với Forbes về những thông tin kể trên.

    Việc nộp hồ sơ IPO của Lalatech tới gần 2 năm sau khi họ tuyên bố tự tin IPO ở Mỹ với kỳ vọng huy động hơn 1 tỷ USD.

    Ngoài Sequoia China, Hillhouse và Tencent, những nhà đầu tư khác của Lalatech gồm cả công ty bảo hiểm FWD Group của tỷ phú Richard Li, ông trùm bất động sản Adrian Cheng, Shunwei Capital của CEO Xiaomi là Lei Jun, gã khổng lồ giao đồ ăn Trung Quốc Meituan…

    Chow là Chủ tịch kiêm CEO Lalatech từ năm 2013. Anh định hướng Lalatech số hoá toàn bộ quá trình đặt đơn vận chuyển hàng hoá. Ứng dụng mobile của công ty kết nối mọi người và doanh nghiệp với nhà cung ứng giao rau củ, nội thất và thậm chí cả thú cưng.

    Lalatech hoạt động dưới thương hiệu Lalamove ở Hong Kong và Đông Nam Á và hoạt động dưới tên Huolala ở Trung Quốc đại lục. Công ty lần đầu tiên ra mắt tại Hong Kong vào năm 2013 và sau đó mở rộng sang những thị trường khác. Họ tập trung vào phát triển ở Đông Nam Á và châu Mỹ latin và đang lên kế hoạch tấn công thị trường Trung Đông vào những năm tới.

    lalamove poker 1
    Chow Shing Yuk

    Công ty nói trong bản cáo bạch rằng trong nửa đầu năm ngoái, họ là nền tảng giao dịch hậu cần "end-to-end " (trọn gói cho doanh nghiệp từ vận chuyển đầu vào đến đầu ra đến tay khách hàng) lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị giao dịch, với thị phần 43,5%. Con số này gấp 3,5 lần so với thị phần của công ty ở vị trí số 2 là Uber Freight – chi nhánh thuộc Uber.

    Lalatech – công ty tập trung vào các đơn giao hàng trong cùng thành phố đang nỗ lực thu hẹp lỗ ròng gần 96% so với năm trước xuống 93 triệu USD vào năm 2022. Trong cùng kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tăng 23% lên 1 tỷ USD với mảng kinh doanh tại Trung Quốc đại lục đóng góp hơn 90% tổng doanh thu.

    Lalatech cho biết có tốc độ tăng trưởng ổn định là nhờ mạng lưới đại lý và nhà cung cấp khổng lồ mà họ xây dựng trong những năm qua. Cuối năm ngoái, Lalatech nói rằng họ có hơn 7 triệu nhà cung cấp được xác thực trong mạng lưới và hơn 11 triệu thương nhân sử dụng nền tảng trung bình mỗi tháng.

    Công ty này cũng có mặt ở 400 thành phố và trên 11 thị trường gồm cả Bangladesh, Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Mạng lưới của Lalatech cho phép công ty này tạo ra nhiều thu nhập hơn từ phí thành viên và hoa hồng từ các nhà cung cấp.

    Chow lớn lên trong nghèo khó, anh xin được học bổng du học Mỹ sau khi đạt thành tích cao trong kỳ thi cấp 3. Sau khi tốt nghiệp và có bằng kinh tế từ Đại học Stanford, Chow bắt đầu sự nghiệp tại công ty tư vấn Bain & Co.

    Tuy nhiên, sau khi dành phần lớn thời gian làm việc để chơi poker online, Chow quyết định nghỉ việc để thử sức đánh bài trực tuyến chuyên nghiệp. Trong 8 năm làm tay chơi poker chuyên nghiệp, Chow kiếm được 3,8 triệu USD.

    Năm 2013, Chow sử dụng số tiền chơi poker thắng để khởi nghiệp Lalatech với các đồng sáng lập Gary Hui và Matthew Tam. Nguồn cơn khiến anh muốn thành lập Lalatech là bởi trải nghiệm khó chịu khi sử dụng tổng đài để đặt dịch vụ giao hàng. Trong 1 bài phỏng vấn, Chow từng tiết lộ tham vọng của anh là biến Latatech đồng nghĩa với việc giao hàng.

    CafeBiz (Nguồn: Forbes)

  • Cô gái bắt đầu bán đồ chơi tự làm từ năm 13 tuổi, 6 năm sau điều hành công ty triệu đô khiến nhiều người ngưỡng mộ.

    Jungmin Kang, 19 tuổi đến từ Round Rock, bang Texas (Mỹ) xây dựng sự nghiệp kinh doanh từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường.

    Jungmin Kang 1
    Jungmin Kang bắt đầu làm slime từ khi còn là học sinh cấp 2. Ảnh: Insider

    Tự làm đồ chơi

    Cô gái khởi đầu bằng món đồ chơi tự làm vào năm 2017 sau khi xem video về slime trên Instagram. Ngay lúc đó, cô bé bị món đồ chơi dẻo dai thu hút kỳ lạ. Slime trở nên thịnh hành, cô và bạn bè ai cũng thích chơi món đồ nhiều màu sắc này.

    Jungmin nhận ra cô có thể tự làm slime bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ mua trên thị trường và cô gái bằng đầu. Dựa trên video hướng dẫn làm slime trên YouTube, Jungmin tự học hỏi, tìm tòi và làm nên những sản phẩm đầu tiên.

    Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, thành công, cô tự tìm ra công thức của riêng mình và thêm vào các thành phần khác nhau để cho ra slime vừa đẹp mắt vừa dẻo dai chơi được lâu.

    Khởi nghiệp

    Công việc bán hàng thu tiền đầu tiên của Jungmin là những cuốn sổ ghi chép tự làm. Cô gái mê đồ tự làm sớm hình thành tinh thần kinh doanh. Cô bán những cuốn sổ ghi chép tự mình làm cho bạn bè. Nhưng theo cô, phải đến khi làm slime cô mới chính thức bước vào con đường khởi nghiệp xây dựng công ty.

    "Tôi hỏi bố mẹ liệu họ có thể đầu tư 200 USD để tôi bắt đầu công việc kinh doanh slime của riêng mình hay không. Gia đình tôi khá bối rối nhưng sau đó bố đã đồng ý, khuyến khích tôi thử thách những điều mới và chấp nhận rủi ro", cô chia sẻ.

    Sau khi làm nên thành phẩm, cô bán cho bạn bè xung quanh và mở một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Etsy. Cô nhanh chóng nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên.

    Sau đó, cô tạo tài khoản Instagram quảng cáo thêm về các loại slime cô làm. Cô chia sẻ video tập trung vào âm thanh, hình ảnh của slime. Tài khoản Instagram của cô có hơn 1 triệu người theo dõi chỉ trong vòng 1 năm.

    Trong năm đầu tiên kinh doanh, cô bán với giá từ 8 đến 10 USD/hộp. Đến tháng 12/2017, cô nhận được 100 đến 150 đơn đặt hàng mỗi tuần, theo Insider.

    "Không khó để cân bằng việc học ở trường và bán hàng vì tôi có ít bài tập về nhà khi học cấp 2. Nhưng khi bắt đầu lên cấp 3, việc quản lý trở nên khó khăn hơn", cô chia sẻ.

    Đến tháng 2/2018, khi lượng người hâm mộ và lượt theo dõi trên Instagram tăng lên, cô quyết định chuyển từ Etsy sang trang web của riêng mình.

    Jungmin Kang 1
    Kiên trì theo đuổi đam mê giúp cô thành công. Ảnh: Insider

    Bí quyết thành công
    Khi mới bắt đầu, một số bạn cùng lớp cho rằng slime là trò trẻ con, chê cười.

    "Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi nhận ra cần phải kiên trì. Duy trì liên tục đăng bài trên mạng xã hội mới là điều quan trọng. Bài đăng dù có ít hay nhiều lượt tương tác, vẫn phải tiếp tục. Tôi nhận ra mình cần phải làm việc thông minh hơn để không phải lúc nào cũng rơi vào tình trạng kiệt sức", Jungmin chia sẻ.

    Đến tháng 8/2019, cô thuê mẹ làm quản lý toàn thời gian. Mẹ cô là người xử lý, đóng gói các đơn hàng khi cô bận đi học. Người thứ 2 cô thuê là một người bạn của mẹ, để giúp việc đóng gói các đơn hàng. Trong khi đó, bố là người quản lý tài chính, giúp cô kiểm kê hàng hoá. Trước đó, bố cô làm việc cho công ty Samsung, còn mẹ làm việc tại một tiệm bánh.

    Mỗi ngày, cô trả lời email trước giờ đi học. Khi đến trường, cô mang theo máy tính cá nhân để làm việc. Các giáo viên trong trường cho phép cô sử dụng máy tính, miễn là cô đảm bảm hoàn thành bài tập ở trường. Trong thời gian đại dịch, tất cả các giờ học đều trực tuyến nên cô vừa học vừa làm việc tại văn phòng công ty.

    "May mắn khi tôi đang ở trong cùng độ tuổi với tệp khách hàng tiềm năng nên tôi có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng, đưa ra ý tưởng và tìm cách cho nó lan truyền", cô cho biết.

    Hiện tại, công ty của Jungmin có khoảng 40 nhân viên. Công ty tự sản xuất tất cả slime nên hầu hết đều ở vị trí sản xuất. Công ty của cô cũng có bộ phận tiếp thị, bộ phận kho hàng và bố mẹ cô là những người quản lý. Khi tuyển dụng, cô tìm những nhân viên thân thiện, giỏi làm việc theo nhóm và có đạo đức làm việc tốt.

    Giờ đây, giá cho mỗi sản phẩm dao động từ 17-18 USD, khoảng 4.000 đơn đặt hàng mỗi tuần. Trong những mùa bận rộn, cô nhận được tới 6.000 đơn đặt hàng.

    Khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các đơn đặt hàng đến từ Mỹ, Anh và Canada, thi thoảng có các đơn đặt hàng từ Úc và châu Phi.

    Năm 2022, công ty của cô có doanh thu tám con số.

    Sắp tới, cô sẽ vào học tại Đại học Texas ở Austin. Nhiều người nói rằng cô không cần học đại học vì đã có thành công trong công việc kinh doanh, nhưng cô nghĩ giáo dục rất quan trọng.

    Theo Vietnamnet

  • Bà Liêu Sương Tuệ (Hong Kong) từng bị chế giễu cách đây 20 năm vì mua 180 chỗ đỗ xe nhưng nay tài sản của bà khiến ai cũng phải ghen tỵ.

    lieu suong tue nu hoang bai do xe 1
    Chân dung nữ tỷ phú Liêu Sương Tuệ

    Bà Liêu Sương Tuệ hiện là người phụ nữ giàu thứ 3 ở Hong Kong với khối tài sản trị giá 23 tỷ USD nhờ kinh doanh bất động sản trong hàng chục năm. Bà còn được gọi bằng biệt danh Nữ hoàng bãi đỗ xe vì xuất phát điểm sản nghiệp của bà là 180 chỗ đậu xe.

    Liêu Sương Tuệ sinh ra trong một gia đình thương nhân có mẹ là chủ buôn vật liệu xây dựng. Từ nhỏ, bà Liêu Sương Tuệ đã giúp đỡ mẹ công việc kinh doanh, do đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

    Đến tuổi trưởng thành, dưới sự giới thiệu của gia đình, bà Liêu Sương Tuệ kết hôn với con trai chủ tịch một ngân hàng lớn. Sau khi lấy chồng, bà Liêu giữ chức vụ quản lý tại ngân hàng một thời gian nhưng chồng của bà không muốn vợ mình phải làm việc vất vả nên đã yêu cầu vợ mình nghỉ việc.

    Thế nhưng, Liêu Sương Tuệ trời sinh có "máu" kinh doanh, lúc nào cũng nghĩ đến tiền, thậm chí mua một món đồ cũng nghĩ đến đầu tư sinh lời.

    Năm 1995, bà ban đầu dự định chi 5 triệu NDT (18 tỷ đồng) để mua một chiếc ô tô Lamborghini phiên bản giới hạn nhưng sau đó lại nghĩ tới gara để xe ngay dưới chân cơ quan nhưng thời điểm đó chủ của nó chưa bán. Vào thời điểm đó, nền kinh tế Hong Kong đang phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều người mua ô tô riêng, đồng nghĩa với việc các gara đỗ xe sẽ ngày càng trở nên khan hiếm.

    Bà Liêu quyết định không mua xe sang nữa mà đầu tư hết tiền vào việc mua chỗ đỗ xe và đã mua tới 180 chỗ đỗ xe ở Hong Kong. Lúc đó, nhiều người cho rằng hành động của bà là gàn dở. Không lâu sau, giá nhà đất ở Hong Kong tăng chóng mặt kéo theo chi phí đỗ xe tăng cao ngất. Bà Liêu đã bán tất cả 180 chỗ đỗ xe và xây một bãi đỗ xe khổng lồ.

    lieu suong tue 4
    Hong Kong là một trong những nơi có chi phí đỗ xe cao nhất thế giới

    Chính thành công này của người ρhụ nữ họ Liêu đã thực sự khiến vô số người ghen tị. Nhiều người cũng đổ xô đi mua chỗ đậu xe và nghĩ rằng có thể đẩy bà xuống nhưng mọi thứ đều ρhản tác dụng. Công việc kinh doanh của bà Liêu ngày càng được nhiều người biết đến bởi bà là người đầu tiên khai ρhá ra thị trường này với chi ρhí thấp lại có đủ khả năng cạnh tranh về giá.

    Dù giá thuê mỗi chỗ đỗ xe lên tới 100.000 NDT (360 triệu đồng) nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Với số tiền thu được, bà Liêu Sương Tuệ bắt đầu gia nhập thị trường văn phòng thương mại. Hiện bà đang nắm quyền sở hữu 9 tòa nhà, trong đó có những tòa cao ốc lớn tại Hong Kong.

    Ngày 7/4/2020, Tạp chí Forbes công bố Liêu Sương Tuệ đứng thứ 514 trong danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2020, với khối tài sản 3,6 tỷ USD (82,4 nghìn tỷ đồng).

    Dù khối tài sản dàn trải trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều người dân Hong Kong vẫn gọi bà là "Nữ hoàng bãi đỗ xe" vì đây chính là khởi nguồn của bà. Điều đáng quý ở người ρhụ nữ họ Liêu này chính là khi ăn nên làm ra bà cũng không quên đóng góp cho xã hội. Theo đó, bà đã thành lập 2 quỹ từ thiện và quyên góp hơn 400 triệu USD Hong Hong. Bên cạnh đó bà còn có tên trong danh sách của Forbes.

    lieu suong tue 4
    Liêu Sương Tuệ

    Con trai bà thừa hưởng sản nghiệp của gia đình từ cha mẹ, đưa công việc kinh doanh trở nên thịnh vượng. Con gái của Liêu Sương Tuệ bắt đầu kinh doanh riêng. Vốn yêu thích cà phê nên và đã thành lập thương hiệu cà phê của riêng mình, doanh thu rất tốt nên được mệnh danh là "Nữ hoàng cà phê".

    Khi mới bắt đầu khởi nghiệp chẳng ai đoán được thành công của Lưu Sương Tuệ. Thậm chí ở thời điểm đó bà Liêu còn làm điều gàn dở, trong khi các ông lớn đổ tiền vào bất động sản và xây dựng nên các tòa nhà chọc trời, kinh doanh các trang thiết bị tiên tiến, thì bà Liêu lại đi ngược với xu thế khi dồn hết vốn liếng, tâm sức đầu tư vào bãi đỗ xe.

    Cũng chính tầm nhìn và sự quyết đoán của mình mà nữ doanh nhân đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Người ta chỉ thấy được ánh hào quang khi bà ở đỉnh cao của sự nghiệp, nhiều người ghen tỵ nhưng chẳng ai thấy được ρhía sau đó là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người lập nghiệp.

    Theo Baogiaothong

  • Từ ngày ôm giấc mơ về "thiên đường nơi hạ giới", anh Mãn trút bỏ những bộ vest lịch lãm, sống ngoài đảo hoang. Người đàn ông này còn bán hết gia sản và suýt phải đánh đổi bằng hạnh phúc gia đình.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Anh Trịnh Phúc Mãn là Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch đảo Cát Dứa (Hải Phòng) thu hút được nhiều sự chú ý khi liều lĩnh bán toàn bộ biệt thự, siêu xe để ra đảo làm người rừng. Người ta vẫn hay gọi anh với cái tên thân mật Mãn “khùng”, “giám đốc quần sooc”.

    15 năm trước, người đàn ông sinh năm 1969, sinh sống ở Hà Nội quyết định ra đảo Khỉ – nơi đầu sóng ngọn gió ở vịnh Lan Hạ (Cát Bà) làm “người rừng” để thực hiện một ý tưởng mà nhiều người cho là liều lĩnh – khai phá hòn đảo hoang này, biến nó trở thành “thiên đường nơi hạ giới”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Đảo Khỉ tuyệt đẹp giữa vịnh Lan Hạ.

    Bị khùng mới đổ tiền ra nơi đầu sóng ngọn gió

    Sinh ra ở Hà Nội, sớm bắt tay vào kinh doanh, anh Mãn sở hữu nhiều bất động sản và xe sang. Vợ chồng anh có một công ty du lịch với gần 40 chiếc xe chuyên chạy tour Hà Nội – Huế – Đà Nẵng và hệ thống khách sạn nổi tiếng khắp phố cổ từ những năm 1990, 2000.

    Chia sẻ với PV Dân trí, anh Trịnh Phúc Mãn cho hay: “Năm 2007, nhận thấy lượng khách của tôi đổ về Cát Bà khá đông, Vườn Quốc gia Cát Bà đã cử nhân viên về Hà Nội để mời tôi liên kết làm mô hình du lịch sinh thái bảo vệ rừng và biển.

    Chủ trương này dựa theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho phép các vườn quốc gia trên toàn quốc được phát triển về du lịch, làm những mô hình thí điểm. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, UBND TP. Hải Phòng cũng đồng tình”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Anh Mãn cùng vợ khởi nghiệp làm du lịch khá sớm và từng gặt hái được không ít thành công.

    Vốn là một người yêu thiên, yêu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, anh Mãn khá hào hứng với ý tưởng này. Song, khi theo đoàn đi tìm hiểu đảo Khỉ (gồm Bãi Dứa 1 và Bãi Dứa 2), anh Mãn choáng ngợp trước những chiếc tàu đắm nằm ngổn ngang, những núi rác lừng lững cao hàng mét chen lẫn với hệ thống cây rừng, bụi gai rậm chằng chịt…

    Để có đường đi, nhân viên của Vườn Quốc gia Cát Bà khi đó phát quang từng bụi rậm để cả đoàn leo núi, dò dẫm đường đi. Cuối buổi khảo sáᴛ, đôi giày anh Mãn đi dưới chân đã rách bươm.

    “Lúc ấy, tôi cũng đã hiểu vì sao bao năm không ai đủ can đảm để “đụng” vào hòn đảo này, nhìn là đã thấy quá nhiều chông gai, quá nhiều vất vả, sẽ rất tốn công, tốn của và tốn sức”, anh Mãn nói.

    Khó khăn là vậy, nhưng anh Mãn không tốn quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định của bản thân.

    Đứng ở điểm trung tâm của Bãi Dứa 2, phóng tầm mắt ra xa là mặt biển mênh mông, quay lưng lại là núi xanh mướt mắt, anh nghĩ, nếu rẽ được lớp rác rưởi và bụi rậm kia ra, nơi đây sẽ trở thành một thiên đường tuyệt đẹp.

    “Nhưng thú thực, khi đó tôi tin vào giới lãnh đạo của Hải Phòng, tin về suy nghĩ của những người quản lý rằng họ thực sự muốn dựng xây mảnh đất này, một cách đàng hoàng ᴛử tế… để củng cố suy nghĩ, niềm tin mong manh của mình”, hướng ánh nhìn về phía đất liền, người đàn ông này ngậm ngùi.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Hôm ấy, đứng ngay tại bãi biển, vị phó giám đốc bấm máy gọi điện thoại cho lái xe bảo về Hà Nội trước. Sau đó, anh gọi cho vợ – chị Trần Thị Cúc báo tin. Nghe anh Mãn nói, chị Cúc tưởng chồng… đùa. Song khi biết chồng hoàn toàn nghiêm túc, chị liền nói mình sẽ về Cát Bà ngay trong ngày để cùng anh xem xét tình hình.

    Thấy vợ sốt ruột đứng ngồi không yên, anh Mãn liền ngăn vợ: “Em đừng xuống. Nếu em xuống là anh sẽ không đủ can đảm ở lại đây”.

    Ngày hôm sau, kết thúc buổi làm việc đi đến thống nhất với Vườn Quốc gia Cát Bà, anh Mãn ra ngay bến Bèo mua một chiếc đò máy với giá 10 triệu đồng và “tuyển” luôn ông lão lái đò làm “tài xế” dưới nước cho mình.

    Hàng ngày, người lái đò có nhiệm vụ chở anh Mãn ra vào đảo để anh khảo sáᴛ, lên kế hoạch. Anh Mãn trút bỏ những bộ vest lịch lãm, vận áo phông, quần sooc. Vị phó giám đốc xắn tay vào làm mọi việc.

    Việc đầu tiên anh Mãn cho triển khai là dọn rác và trục vớt xác ba chiếc tàu đắm. Nhân công được đưa đón hàng ngày từ thị trấn vào đảo. Họ ăn trưa trên đảo và đến tối lại trở về. Thời gian đầu, chỉ có mình anh Mãn trên đảo.

    Năm 2007, vị phó giám đốc phải trả tiền công 300 nghìn/người/ngày, tương đương hơn nửa chỉ vàng. Gần 20 người làm việc liên tục trong 6 tháng mới cơ bản dọn được rác rưởi trên đảo Khỉ.

    Thợ thuyền thường chỉ làm ban ngày rồi trở vào đất liền, còn lại mình anh Mãn trên đảo hoang. Lo nhất là khoảng thời gian đầu, chưa có nhà tạm, đêm đêm, anh Mãn đốᴛ lửa kê ván nằm ngủ.

    “Tôi vẫn nhớ nhất là có đêm, đang ngủ, rắn to cỡ cổ tay người lớn vắt ngang bụng. Lần ấy, tôi tưởng mình ‘thế là xong rồi’, may mắn là tỉnh dậy kịp, người không sao.

    Sau lần ấy tôi phải mua dầu, làm đủ kiểu để xua đuổi rắn xung quanh lều. Lúc đó, phương tiện tàu thuyền cũng không nhiều, mỗi lần bão, các thuyền đò không ra tiếp tế được, cả tuần liền tôi và thợ chỉ ăn cơm mắm, muối là chuyện thường. Nhiều người bảo tôi: Sướng mà không biết đường sướng!”, anh Mãn cười khà nhớ lại.

    Cơn bão của biển khơi, cơn bão của hôn nhân

    Sau khi dành thời gian 6 tháng dọn rác, trục vớt tàu đắm, anh Mãn đưa các đơn vị thi công, thiết kế vào đảo triển khai các hạng mục. Đến đảo rồi, người nào cũng nói với anh “hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đổ tiền vào đây”; có người lại khuyên “anh nên dừng lại”. Tuy nhiên, anh Mãn vẫn kiên định mục tiêu ban đầu.

    Để đi tới cùng mục tiêu ấy, anh Mãn phải đối diện với vô vàn khó khăn. Những khó khăn mà sau này nghĩ lại, anh không nghĩ mình có thể vượt qua được.

    Vốn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, anh Mãn chưa thể ngày một ngày hai hiểu hết biển cả. Mỗi lần bão gió ập đến, bao nhiêu của cải lại đội nón ra đi.

    Chỉ vào chiếc cầu cảng nơi để tàu, thuyền ra vào đón khách, anh Mãn kể: “Riêng chiếc cầu này, tôi phải làm đi làm lại tất cả ba lần. Bởi cứ dựng lên thì bị sóng gió, bão tố đánh sập”.

    Năm năm đầu tiên với anh Mãn thực sự “ᴋɪɴʜ ʜᴏàɴɢ”. Năm nào anh cũng ᴍấᴛ hơn 1 tỷ đồng. Nhiều hạng mục cứ làm xong thì bão đổ về, có những ᴍấᴛ mát không thể lường trước được.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Chiếc cầu cảng anh Mãn xây đi xây lại ba lần.

    Năm nay sóng đánh hướng này, sang năm, sóng lại thử thách anh Mãn ở hướng khác. Mỗi khi thi công hạng mục nào, anh lại phải lựa theo con nước, một tháng có thể chỉ thi công được 7-10 ngày. Nếu nước rút về đêm, 2-3h sáng, anh và thợ đã phải thức dậy làm.

    Hàng trăm ngàn khối cát từ Quan Lạn được chuyển về đảo Khỉ. Những bờ kè cũng từng bước được dựng lên. Giữ đúng cam kết với Vườn Quốc gia Cát Bà, anh Mãn xây dựng khu lưu trú bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như tre, nứa, gỗ, mà một căn nhà loại này đắt gấp ba lần loại xây bằng bê tông, gạch thông thường. Nhưng những căn nhà ấy, thường xuyên bị bão đánh tan tành.

    Anh Mãn nhớ nhất là thời điểm năm 2012, bão chồng bão – “7 ngày 3 cơn bão”. Cơn bão ngoài biển khơi dội về khiến cho khu nghỉ dưỡng đang dần hiện ra hình hài của anh Mãn bị xóa sổ tới 75%. Không chỉ có thế, nó còn khiến cuộc hôn nhân của vợ chồng anh chao đảo.

    Vị phó giám đốc nhớ lại: “Thời điểm ấy, nếu vợ chồng tôi không vững vàng thì có lẽ gia đình tôi cũng đã chia đôi, mỗi người mỗi ngả. Tuy nhiên, tôi đã thuyết phục được vợ và cô ấy đã đặt niềm tin vào tôi một lần nữa”.

    Lần ấy, anh Mãn quyết dốc toàn lực vào Monkey Island. Anh bán hết gia sản gồm biệt thự, bất động sản ở Hà Nội, du thuyền ở Hạ Long (Quảng Ninh) lấy tiền đầu tư ngoài đảo. Tiền bán gia sản không đủ, anh vay thêm bạn bè, ngân hàng…

    Vợ con anh Mãn phải thuê một căn nhà nhỏ để sinh sống. Phải chia tay ngôi nhà gắn bó và là niềm tự hào với bạn bè, con gái lớn của anh khi ấy đang học cấp ba rất buồn.

    Suốt một tháng sau ngày bố bán nhà, ngày nào cô bé cũng đạp xe đi qua ngôi nhà cũ và ngoảnh lại nhìn với niềm tiếc nuối. Biết được tâm sự của con gái, anh Mãn đã lặng người, rơi nước mắt. Vị phó giám đốc tự nhủ bản thân phải thành công bằng mọi giá.

    Thời điểm đó, ở Hà Nội, anh Mãn vẫn giữ lại một bộ phận nhân viên để kinh doanh, tổ chức tour du lịch. Cứ có tiền, anh lại đổ vào đầu tư ngoài đảo. Vị phó giám đốc nhớ mãi câu nói của một nữ nhân viên: “Anh ơi, bao giờ thì thành công? Em sợ lúc đó tóc em bạc rồi”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Niềm vui ngắn chẳng tày gang

    Cuối năm 2016, sau nhiều thất bại phải đánh đổi bằng công sức và hàng trăm tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng cũng dần đi vào hoạt động. Đặt chân đến đây, ai cũng bất ngờ bởi sự ʟộᴛ xác của hòn đảo trước đây vốn chỉ toàn rác.

    “Nằm tại hòn đảo hoang sơ, giữa cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, ai cũng bảo nơi đây như thiên đường hạ giới. Nhiều khách Tây còn không dám ngủ vì chỉ muốn được tận hưởng thật nhiều cảnh sắc thiên nhiên”, anh Mãn mỉm cười nhớ đến lời khen ngợi du khách dành cho mình.

    Tuy nhiên, Cô vít ập đến đánh một đòn chí ᴍạɴɢ vào ngành du lịch. Anh Mãn một lần nữa lại đối diện với những thử thách nằm ngoài dự kiến. Khu nghỉ dưỡng không hoạt động, anh rút tiền túi, vay ngân hàng… trả lương cho 6 nhân viên canh coi đảo và tàu bè, chi phí mỗi tháng gần 100 triệu đồng.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Mòn mỏi chờ mãi cũng đến ngày dịch được kiểm soát, du lịch khôi phục trở lại. Khách nghỉ hè đến với đảo Khỉ đông hơn, gương mặt vị phó giám đốc cũng dần giãn ra khi mỗi tháng có thể trả được ngân hàng mấy trăm triệu đồng.

    Hơn một thập kỷ ngoài đảo Khỉ, anh Mãn đã dốc gần như toàn bộ gia sản vào nơi đây. Cứ ngỡ trải qua từng ấy khó khăn, nghiệt ngã, anh có thể bắt đầu tận hưởng những trái ngọt. Nhưng mọi chuyện lại không được suôn sẻ như anh vẫn mong mỏi và hy vọng suốt 15 năm qua.

    “Khi nợ vẫn chưa trả hết thì tôi lại phải đối diện với nguy cơ ᴍấᴛ trắng khi chủ trương của thành phố thay đổi, thu hồi lại khu nghỉ dưỡng. Khi nhận lời mời hợp tác với Vườn Quốc gia Cát Bà, tôi hiểu mình vừa làm du lịch nhưng cũng góp phần giữ biển, giữ rừng, giữ đảo cho Tổ quốc và làm cho vùng đảo Cát Bà bừng sáng như hôm nay. Và thực tế, tôi cũng từng được ghi nhận”, anh Mãn nói.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Theo anh Mãn, trước đây, Vườn Quốc gia Cát Bà trở thành mô hình điểm về liên kết làm du lịch sinh thái. Anh từng vinh dự được tiếp đón đại diện một số vườn quốc gia trên cả nước tới đảo Khỉ để học tập mô hình. Công ty của anh còn nhận được một số bằng khen vì có thành tích trong hoạt động du lịch của địa phương.

    Nhiều lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện Cát Hải qua các thời kỳ khi đến thăm đảo đều ghi nhận mô hình của anh là một trong điểm nhấn du lịch của Cát Bà. Nhận được những lời động viên ấy, anh càng vững tin vào con đường mình đã chọn.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Anh Mãn trăn trở trước số phận của đảo Khỉ.

    “Tuy nhiên, đến lúc này, tôi có thể bị ᴍấᴛ trắng vì chủ trương thay đổi. Liệu tôi có đáng bị đối χử như vậy? Việc phá dỡ các công trình xây dựng của doanh nghiệp hiện tại liệu có để trồng rừng hay lại cho ra đời một dự án đầu tư khác quy mô hơn?”, nghèn nghẹn nơi cổ họng, anh Mãn liên tiếp đưa ra những câu hỏi.

    Theo Dân Trí

  • Nhắc đến thương hiệu bút bi “quốc dân” Thiên Long thì người Việt ta ai cũng biết, nhưng mấy người biết được thời cơ hàn của người sáng lập nên công ty văn phòng phẩm hàng đầu khu vực – ông Cô Gia Thọ.

    but bi thien long 1

    Nhắc tới Thiên Long, ắt hẳn ai cũng nhớ ngay tới hãng bút bi “quốc dân” được nhiều thế hệ người Việt sử dụng và ưa chuộng. Trong gần 40 năm phát triển, Thiên Long không chỉ gói gọn là một hãng sản xuất có tiếng ở nội địa mà đã vươn tầm ra thế giới, giữ vị trí hàng đầu tại khu vực và xuất hiện tại 65 quốc gia, trở thành 1 trong 17 đối tác kinh doanh tốt nhất của thị trường văn phòng phẩm trên khắp thế giới.

    Với những thành công và tăng trưởng bền vững suốt 4 thập kỷ qua, ít người có thể tưởng tượng rằng đế chế nghìn tỷ đồng ấy lại được xây dựng từ xe bán bút bi dạo của ông Cô Gia Thọ, người hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.

    Ông Gia Thọ là con lớn trong một gia đình có tới 10 anh chị em nên ngay từ nhỏ, ông đã có ý thức giúp đỡ cha mẹ bằng cách bán vé số, bán thuốc lá rồi trở thành công nhân cơ điện khi đã trưởng thành.

    but bi thien long 1
    Doanh nhân Cô Gia Thọ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Long.

    Khởi nghiệp từ 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

    Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Long là ông Cô Gia Thọ sinh năm 1958 tại Tp. Hồ Chí Minh. Là con trai cả trong một gia đình gốc Hoa có tới hơn 10 người con, ông Cô Gia Thọ sớm phải bỏ dở việc học hành khi đang học cấp 3 để phụ giúp bố mẹ kiếm tiền bằng cách bán vé số, bán thuốc lá dạo…

    Khi trở thành một thanh niên, ông làm công nhân cơ điện tại Quận 6. Khi đó, cũng như bao thanh niên Sài thành khác, ông Thọ chỉ nghĩ rằng bản thân cần nỗ lực hết sức để phụ giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.

    Tiếp nối truyền thống buôn bán ở khu chợ người Hoa của cha mẹ, ông Thọ hàng ngày đạp chiếc xe cà tàng đi bán bút bi dạo khắp Sài Gòn.

    Vừa lao động vất vả vừa góp nhặt từng đồng, tới khi có được 2 chỉ vàng trong tay, ông Thọ bắt đầu nghĩ tới việc làm một cái gì đó lớn hơn. Trong quá trình bán bút bi dạo, ông Thọ nhận thấy thị trường văn phòng phẩm tại Việt Nam lúc ấy còn là một khoảng trống rất lớn, ai cũng cần có cây bút để học chữ, nhưng nguồn cung lại khá khan hiếm.

    Năm 1981, ông thành lập một xưởng sản xuất bút bi nhỏ với chỉ 20 nhân công. Ban đầu, vốn liếng của ông rất ít ỏi, tài sản lớn nhất khi khởi nghiệp của ông chỉ là 2 chỉ vàng và một chiếc xe đạp cũ, nên cùng với những công nhân của mình, ông chủ Thiên Long lúc ấy cũng kiêm nhiệm rất nhiều công đoạn: từ trực tiếp sản xuất, đi bán hàng và thu tiền.

    Vì số vốn ban đầu rất hạn hẹp nên ông Thọ luôn phải dùng tiền xoay vòng. Trong 1 tuần, ông chỉ đủ chi phí sản xuất cho 3 ngày, tới ngày thứ 4 thì phải mang sản phẩm đi bán dạo tại khắp các sạp báo trong thành phố và chờ thu tiền luôn tại chỗ.

    Sau đó, ông dùng số tiền thu được để tiếp tục sản xuất còn lợi nhuận thì gom góp để trả lương cho nhân công. Do ít vốn và đòi hỏi tiền quay vòng liên tục nên ông Thọ không dám bỏ mối ở chợ Tân Bình dù biết làm thế sẽ có lợi hơn nhiều, bởi nếu bán theo đơn sỉ thì ông phải chờ thu tiền sau. Cứ loay hoay như thế mãi, rồi giai đoạn khó khăn nhất cũng qua đi, tới năm 1996 thì xưởng sản xuất của ông bắt đầu có doanh thu ổn định.

    Cũng trong năm đó, Công ty TNHH sản xuất – thương mại Thiên Long ra đời. Tới tháng 3/2005, công ty chính thức được chuyển đổi thành Công ty cổ phần sản xuất – thương mại Thiên Long với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

    Trải qua chặng đường 40 năm hình thành và phát triển, Thiên Long đã “kinh qua” đầy đủ các mô hình phát triển kinh tế: từ kinh tế hộ gia đình, cá thể, cơ sở sản xuất, công ty TNHH rồi đến công ty cổ phần và sau đó là tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán.

    but bi thien long 1
    Các sản phẩm văn phòng phẩm của Thiên Long.

    Bí quyết thành công là sự vị tha và không ngừng học hỏi

    Khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông Cô Gia Thọ đã khiêm tốn chia sẻ: “Thành công của tôi không có bí quyết gì đặc biệt cả, đó chỉ là sự học hỏi. Tôi thấy mình thiếu cái gì thì học cái đó. Tôi luôn khát khao học hỏi, khôgn chỉ học người ngoài mà còn học từ chính nhân viên của mình. Khi công ty lớn mạnh, tôi tuyển kĩ sư, chuyên viên giỏi về làm cùng để học hỏi nhiều thứ từ họ”.

    Trên tinh thần đó, slogan của Thiên Long trong suốt nhiều năm liền chính là “Sự học là trọn đời” sau này đổi thành “Sức mạnh của tri thức” như một lời tâm niệm của chính những thành viên trong công ty và truyền cảm hứng tới khách hàng.

    Khởi nghiệp theo nhu cầu của thị trường lúc ấy, không có nhiều kiến thức về kinh doanh và cũng không qua trường lớp đào tạo nào, nhưng ông chủ Thiên Long luôn không ngừng học hỏi, tích cực nắm bắt cơ hội tham gia các khoá học về quản trị kinh doanh và tham quan các mô hình nhà máy tại nhiều nước phát triển như Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ…

    Để điều hành một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ có 20 nhân công trở thành một “đế chế” hùng mạnh với 3.500 nhân sự là một hành trình rất dài. Trong hành trình đó, bên cạnh sự học tập không ngừng, ông chủ Thiên Long còn khẳng định: điều then chốt để tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh chính là yếu tố con người.

    Theo ông, người đứng đầu phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng cấp dưới thì mới có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, cùng hướng tới mục tiêu chung.

    Trong suốt 40 năm quản trị doanh nghiệp, phương pháp hữu hiệu nhất mà ông áp dụng với nhân viên của mình chính là sự đãi ngộ thoả đáng. Bên cạnh đó, ông luôn đảm bảo sự tín nhiệm với nhân viên trên tinh thần “nghĩ cho người trước rồi mới nghĩ cho mình”.

    Là người lãnh đạo song ông Cô Gia Thọ cho rằng, có những lúc nên lùi về sau 1 bước, chấp nhận chịu thiệt hơn một chút, “cho đi trước rồi nhận về sau” để có được sự tin tưởng và cống hiến lâu dài của cấp dưới.

    Tuy nhiên, ông Thọ cũng cho rằng, người đứng đầu doanh nghiệp phải tỷnh táo, sáng suốt để nhận ra lúc nào có thể nhún nhường và lúc nào cần cứng rắn; có những lúc, người lãnh đạo sẽ phải đi trước, thẳng thắn phân xử trách nhiệm.

    Ông chia sẻ: “Có những trường hợp mình không lùi được. Trong tập thể cần sự lãnh đạo. Mình lùi bước cho anh em cơ hội phát huy nhưng đôi khi người lãnh đạo phải đi trước. Trong quan hệ người với người là sự cam kết, tôi là người đứng đầu thì nhất định phải là người cam kết cao nhất và mạnh nhất”.

    Đưa ra lời khuyên cho các doanh nhân khởi nghiệp, Chủ tịch tập đoàn Thiên Long cho rằng: quan trọng nhất vẫn là không ngừng học hỏi. Người đứng đầu là người phải học nhiều nhất, làm chủ kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau để dẫn dắt công ti lớn mạnh. Trong một công ty, ai cũng có công việc, vị trí riêng, nhưng người đứng đầu phải thấu hiểu từng công đoạn, từng vị trí để biết cách xử lý khi có tình huống bất ngờ.

    Với tinh thần học hỏi trọn đời cũng như chế độ trọng dụng nhân tài, Tập đoàn Thiên Long liên tục phát triển và lớn mạnh, từng bước lấn át nhiều đối thủ cạnh tranh để trở thành tên tuổi nổi bật nhất trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và vươn ra thế giới.

    Tính đến quý I năm 2021, tổng tài sản của Thiên Long vượt ngưỡng 2.348 tỷ đồng, vốn sở hữu là 1,806 tỷ đồng. Cá nhân ông Cô Gia Thọ đang ở hữu 4,594,605 cổ phiếu TLG tương đương 171.4 tỷ đồng.

    but bi thien long 1
    Nhà máy của Tập đoàn Thiên Long.

    Nếu có ý chí, cái nghèo chỉ là một thử thách

    Những tấm gương như ông chủ của nhãn hiệu Thiên Long chính là lời khẳng định cho việc cái nghèo không phải là thứ cản trở người ta đến với thành công.

    Ngược lại, nếu ai đó coi nó như một động lực, kèm thêm sự nhanh nhạy, sáng suốt nắm bắt thị trường, dám thực hiện những điều mà chưa ai làm, thử những điều chưa ai thử cũng như chấp nhận rủi ro, người đó ắt hẳn sẽ thành công rực rỡ.

    Bởi vậy, đừng bao giờ đổ tội rằng bạn sinh ra trong một gia đình thiếu điều kiện nên không thể đạt được những điều mà người khác đạt được, thành công hay thất bại, tất cả những điều đó đều phụ thuộc phần lớn vào bản thân bạn mà thôi.

    Theo Doanh Nhân và Pháp Luật