• Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

    Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá Ngọc Hòa nằm trên bán đảo Phương Mai, thuộc thôn Lý Lương (xã Nhơn Lý) được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.

    Tịnh xá Ngọc Hòa nằm bên làng chài yên bình thôn Lý Lương, được bao bọc một bên là núi, một bên là biển, cạnh thắng cảnh Eo Gió Quy Nhơn thơ mộng. 

    phat doi quan am 1
    Tượng Phật đôi Quan Thế Âm Bồ Tát cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (Ảnh: Doãn Công).

    Tịnh xá Ngọc Hòa được tạo lập vào năm 1960. Theo thời gian, tịnh xá được mở rộng, tu bổ khang trang thêm. Đặc biệt, tạo ấn tượng sâu sắc với du khách khi đến tịnh xá chính là được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Thế Âm có chiều cao khoảng 30m (tính cả phần đế tượng), 2 mặt xoay về hai hướng nam - bắc và được sơn màu vàng bắt mắt. Đây là bức tượng đôi cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

    phat doi quan am 1
    Tượng Phật đôi Quan Thế Âm có chiều cao khoảng 30m (Ảnh: Doãn Công).

    Theo người dân địa phương, bức tượng hướng về cổng chính của tịnh xá phía nam, tay cầm tràng hạt và kinh sách được gọi là Quan Thế Âm Kiết Tường, tượng trưng cho rừng vàng, với ý nghĩa cầu thịnh vượng cho tất cả chúng sinh và con người ở vùng đất này.

    Tượng còn lại hướng về biển cả bao la, tay cầm thùy dương liễu và bình cam lồ, được gọi là Quan Thế Âm Nam Hải, tượng trưng cho biển bạc, với ý nghĩa cầu mong ấm no, bình an cho những ngư dân làng chài lênh đênh trên biển.

    phat doi quan am 1
    Tượng Phật đôi Quan Thế Âm ở Tịnh xá Ngọc Hòa có ý nghĩa tâm linh với người dân ở xã bán đảo Nhơn Lý (Ảnh: Doãn Công).

    Bởi vậy, tượng Phật đôi Quan Thế Âm Bồ Tát có giá trị tín ngưỡng quan trọng với người dân ở các làng chài ở Nhơn Lý, đặc biệt là tín đồ Phật giáo.

    Tượng Phật đôi Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên đài sen, đứng tựa lưng vào nhau. Thân tượng đôi được làm rỗng bên trong, gồm nhiều tầng bậc, được lấp đầy bằng 2.000 bức tượng Quan Thế Âm nhỏ bằng đồng, đá, composite… Bên trong tượng cũng để các thông tin về ý tưởng, kiến trúc, quá trình xây dựng để đời sau nắm rõ.

    phat doi quan am 1
    Trước cổng chính điện được đặt nhiều tượng của các vị tôn giả là đại đệ tử của Phật (Ảnh: Doãn Công).

    Phần đế chân tượng Phật, được xây dựng bằng bê tông vững chắc, bên ngoài ốp đá tổ ong theo lối kiến trúc tháp Chăm, tạo nên nét đẹp cổ kính. Xung quanh đế là tượng 5 vị thần tài lộc kim cang thừa.

    Trong khuôn viên Tịnh xá Ngọc Hòa, còn có tượng Phật Quan Âm màu trắng cùng với Phật Di Lặc màu xanh, tạo cho du khách có cảm giác bình yên, thanh tịnh.

    phat doi quan am 1
    Không gian xanh mát ở Tịnh xá Ngọc Hòa (Ảnh: Doãn Công).

    Ngoài ra, trước cổng chính điện được đặt nhiều tượng của các vị tôn giả là đại đệ tử của Phật.

    Tịnh xá cũng được trồng nhiều cây xanh, tạo không gian mát mẻ, thanh tịnh cho du khách thập phương chiêm bái, đặc biệt là tín đồ Phật giáo.

    Theo Dân Trí

  • Chính thức khánh thành vào ngày 12/12/2022, sau 11 năm 1 tháng 1 ngày xây dựng, nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh là công trình kiến trúc nổi bật của Bà Rịa - Vũng Tàu.

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Minh Sang

    Nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, đoạn qua huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhà thờ Song Vĩnh gây chú ý cho những ai đi ngang qua bởi dáng vẻ nguy nga, diễm lệ của ngôi thánh đường mang đậm nét kiến trúc Gothic phương Tây.

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

    Nhà thờ Song Vĩnh là ngôi thánh đường của họ đạo Song Vĩnh ở Bà Rịa – Vũng Tàu, được chính thức khởi công xây dựng vào năm 2011. Mất tới 11 năm, khu nhà thờ này mới hoàn thiện. Có thời gian xây dựng lâu như vậy bởi do “những người con Song Vĩnh đòi hỏi mọi thứ phải tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết”, cha sở Giuse Nguyễn Quang Hóa chia sẻ.

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Lê Tân

    Nhà thờ được xây dựng trên nền dài 82m, rộng 35m, với hai tháp cao theo lối kiến trúc Gothic cùng kiểu vòm nhọn cổ điển đặc trưng. Kiến trúc Gothic là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu. Cho đến tận bây giờ, nó vẫn có ảnh hưởng lớn trong các kiến trúc nhà thờ hay các trường đại học ở Châu Âu cũng như trên khắp thế giới.

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Lê Tân

    Đặc trưng dễ nhận thấy ở kiểu kiến trúc này ở nhà thờ Song Vĩnh đó là hai tháp cao hai bên cùng kiểu vòm nhọn cổ điển. Trong đó, công trình được xây dựng nhiều cửa sổ và lớn hơn với kiến trúc Gothic truyền thống, giúp phía bên trong tòa nhà luôn ngập tràn ánh sáng. Hệ thống xây dựng của nhà thờ với khung chịu lực, mái vòm hình múi có sống và nhiều cột giúp không gian bên trong tòa công trình thêm phần thoáng đạt, rộng rãi.

    giao xu song vinh vung tau 1

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Lê Tân, Phạm Mai

    Bên cạnh đó, kết cấu làm từ chất liệu gạch đá được tô lát kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ những ô cửa đến bức tượng… càng giúp cho nhà thờ thêm phần rắn rỏi, bền bỉ trước những tác động của môi trường khắc nghiệt từ gió và muối miền biển. “Mọi người mong ngôi thánh đường sẽ mãi lâu bền cho đến nhiều thế hệ mai sau, vậy nên đều chi tiết đều rất kỳ công”,  linh mục chánh xứ bày tỏ.

    giao xu song vinh vung tau 1

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Lê Tân

    Giữa vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu đầy nắng và gió, Nhà thờ Song Vĩnh nguy nga, lộng lẫy chẳng khác nào một cung điện giữa trời Âu. Ban đêm, nhà thờ lung linh huyền ảo bởi những ánh sáng vàng trắng đặc trưng, lấp lánh tỏa ra từ những ô cửa sổ lớn nhỏ. Trong dịp giáng sinh, nhà thờ càng được trang hoàng rực rỡ, lung linh, nổi bật từ xa. 

    giao xu song vinh vung tau 1

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Minh Sang

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

    giao xu song vinh vung tau 1

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Minh Sang

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Minh Sang

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Cao Hải Đăng

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Lê Nguyên

    Với vẻ đẹp lộng lẫy, đậm chất Châu Âu cổ điển, nhà thờ Song Vĩnh thu hút không chỉ những người theo đạo mà cả người dân tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Trong dịp giáng sinh cận kề, mỗi ngày có hàng trăm lượt khách ghé đến check-in. Chỉ cần đứng tạo dáng bất kỳ ở góc nào ở công trình, du khách cũng có được những bức ảnh ấn tượng.

    giao xu song vinh vung tau 1

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Ngọc Diễm

    giao xu song vinh vung tau 1
    Ảnh: Minh Sang

    Theo Vietnamnet

  • Tổng tài sản của ngôi đền Venkateswara lên đến 30 tỷ USD. Không chỉ giàu có nhờ tiền cúng tiến của các tín đồ, quỹ tín thác quản lý đền còn có nguồn nhiều nguồn thu nhập khác.

    Hàng năm, khoảng 40 triệu tín đồ đến thăm ngôi đền Venkateswara, còn được gọi là Tirupati Balaji nằm trên dãy đồi ở phía đông nam bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) và tặng đồ trang sức bằng vàng, nhiều gói tiền mặt và tài sản quý giá cho vị thần Venkateswara.

    Mỗi ngày, ngôi đền có thể đón từ 50.000 - 100.000 khách. Vào các dịp lễ hội Hindu, con số này còn lớn hơn rất nhiều.

    den Venkateswara an do 1
    Ngôi đền Venkateswara. Ảnh: ST

    Mặc dù là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới, nhưng khối tài sản khổng lồ của nơi được mệnh danh là "ngôi đền của sự giàu có" chưa bao giờ được biết đến. Ngôi đền có tuổi đời 1.7000 năm này hiện được điều hành bởi một quỹ tín thác do người Anh thành lập có tên Tirumala Tirupati Devasthanams (TTD).

    Mới đây, quỹ tín thác này đã tiết lộ thánh địa Venkateswara sở hữu hơn 10 tấn vàng gửi ngân hàng, 2,5 tấn trang sức, 20 tỷ USD tiền gửi ngân hàng và 960 bất động sản khắp Ấn Độ. Những bất động sản này rộng hơn 7.000 mẫu Anh, bao gồm nhà khách, khu nhà ở, bệnh viện tư nhân cùng gần 50 ngôi đền xa hoa khác.

    Tổng giá trị tài sản lên đến hơn 30 tỷ USD, ngang hàng với Tập đoàn Nestle chi nhánh tại Ấn Độ, Tập đoàn Dầu khí Tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng lớn.

    den Venkateswara an do 1
    Hàng chục triệu ghé thăm và tặng tiền, trang sức, vàng bạc cho ngôi đền mỗi năm. Ảnh: Livermint

    Venkateswara là một vị thần Vishnu, được cho là xuất hiện trên Trái đất để giải cứu nhân loại khỏi chiến tranh. Nhiều người theo đạo Hindu tin rằng họ phải đến thăm ngôi đền một lần để đạt được sự thoả mãn về mặt tinh thần. Cũng có những tín đồ ghé thăm nhiều lần vào mỗi dịp đặc biệt trong năm, đặc biệt là vô số ông trùm và doanh nhân đến để cầu mong sự may mắn với công việc kinh doanh của họ.

    Nhà tài phiệt nổi tiếng Mukesh Ambani, ông chủ tập đoàn Reliance Industries cũng là tín đồ hảo tâm của đền Venkateswara. Tháng 9 vừa qua, ông Ambani ghé thăm ngôi đền và trao cho Giám đốc quỹ TTD tấm séc trị giá hơn 180 triệu USD. Trước đó, vị doanh nhân này xây dựng khu nhà nghỉ cho khách thăm quan đền và nhiều lần tiến cúng khoản tiền lên đến hàng chục triệu USD.

    den Venkateswara an do 1
    Tỷ phú Mukesh Ambani nhiều lần cúng số tiền khổng lồ cho ngôi đền. Ảnh: Bloomberg

    Theo tiết lộ của một quan chức trong ngôi đền, quỹ tín thác TTD không chỉ giàu lên nhờ tiền mặt và vàng của các tín đồ mà còn do tiền gửi cố định trong ngân hàng đang tạo ra nhiều thu nhập hơn do lãi suất tăng. Khối tài sản khổng lồ trên chưa bao gồm đồ cổ, đồ nội thất trang trí, nhà khách trên 7 ngọn đồi. Ngoài ngôi đền Venkateswara, TTD còn quản lý một số lượng lớn đền chùa trên khắp Ấn Độ.

    Một lý giải cho sự giàu có của ngôi đền này chính là việc kim cương và vàng được quyên góp trong thời kỳ đế chế Vijayanagara từ năm 1336 đến năm 1565. Hoàng đế của đế chế này là một vị khách thường xuyên của ngôi đền. Ông đã mạ vàng mái của đền Venkateswara bằng vàng và đồ trang sức, sau đó dựng một bức tượng của chính mình tại đây. Những vị vua chúa cai trị vùng lân cận cũng hành hương đến đây và quyên góp châu báu họ sở hữu.

    den Venkateswara an do 1
    Đền Venkateswara tích luỹ khối lượng vàng khổng lồ từ thế kỷ 14. Ảnh: ST

    Hầu hết các ngôi đền đều giàu có ngang cả một công ty hoặc tập đoàn. Theo ông Sanal Edamaruku, chủ tịch Hiệp hội duy lý Ấn Độ sự, nguyên ngân là bởi ở nước này từng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa những vị vua với các ngôi đền. Vua bảo vệ các thần linh cũng như đền thờ, còn các vị thần che chở cho quyền lực của vua. Các vị vua cũng hay chôn giấu kho báu dưới những ngôi đền vì đó là nơi an toàn nhất.

    Còn theo ông Devdutt Pattanaik, chuyên gia nghiên cứu đạo Hindu, người dân tiến cúng vào các đền vì nghĩ rằng của cải có được là một ân sủng của các vị thần, do vậy phải trả một phần số của cải ấy cho các vị thần thông qua các ngôi đền.

    Kênh 14 (theo Dailymail, Livemint)

  • Xung quanh Chùa Guinsa, cây cối 'thay áo' rực rỡ khi sang thu, khung cảnh đẹp ngỡ ngàng, thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm.

    chua Guinsa han quoc 1

    Hàng năm, cứ đến mùa thu, chùa Guinsa lọt thỏm giữa thung lũng hẹp dưới chân dãy Sobaek, huyện Danyang, tỉnh Chungcheong Bắc lại được nhiều tạp chí du lịch xứ Hàn xếp trong top 'điểm đến hàng đầu' tại Hàn Quốc.

    Vì nằm sâu trong thung lũng nên ngôi chùa có cấu trúc độc đáo với những tòa nhà xây dọc theo chân núi, mang đến trải nghiệm thị giác thú vị khi nhìn từ trên cao, thu hút du khách lẫn người hành hương. Ảnh: Instagram eun_jin_story

    chua Guinsa han quoc 1

    Chùa thành lập năm 1945, được xem là khá 'trẻ' so với nhiều ngôi chùa khác ở Hàn. Đây là trụ sở chính của phái Cheontae thuộc Phật giáo Hàn Quốc, đồng thời là trung tâm hành chính của hơn 140 ngôi chùa khắp nước. Ảnh: Instagram kimvo97

    chua Guinsa han quoc 1

    Tuy kiến trúc của Guinsa vẫn giống đa số chùa Phật giáo Hàn Quốc, du khách dễ dàng nhận thấy sự khác biệt ở cấu trúc cao, nhiều tầng, thay vì một hoặc hai tầng điển hình như các chùa Phật giáo ở xứ sở kim chi. Một số ý kiến cho rằng điều này do hạn chế của địa hình thung lũng và nhờ kỹ thuật xây hiện đại. Ảnh: Instagram kimvo97

    chua Guinsa han quoc 1

    Một số tòa nhà sử dụng mái ngói đen phổ biến thường thấy trong các ngôi chùa truyền thống Hàn Quốc, một số thay thế bằng mái ngói tráng men tương tự mái nhà của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Ngoài ra, còn có vài tòa nhà mang kiến trúc na ná Cung điện Potala ở Lhasa (Tây Tạng). Nơi này có sức chứa khoảng 10.000 người.

    Chùa duy trì và vận hành hệ thống trang trại lớn, đủ cung cấp nhiều nguyên liệu tươi để nấu món chay miễn phí cho tất cả nhà sư, phật tử lẫn du khách ghé thăm. Ảnh: Instagram kimvo97

    chua Guinsa han quoc 1

    Nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vào mùa thu, năm 2021, địa điểm này là một trong những nơi check in nhiều nhất trên Instagram tại Hàn Quốc, theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Năm ngoái, chùa đón khoảng 300.000 du khách, chủ yếu là khách nội địa do ảnh hưởng Covid-19. Thời trước dịch, lượng du khách ghé đây đông hơn. Ảnh: Instagram kimvo97

    chua Guinsa han quoc 1

    Chùa bị thiêu rụi một lần trong chiến tranh, sau đó được xây dựng lại vào năm 1966. Khu phức hợp hiện có hơn 50 tòa nhà lớn, nhỏ và vẫn đang được mở rộng. Du khách phải mất cả ngày trời mới khám phá hết khuôn viên ngôi chùa. Ảnh: Instagram kimvo97

    chua Guinsa han quoc 1

    Đến đây vào mùa thu, du khách như lạc vào thế giới thần tiên, xung quanh lá phong, ngân hạnh thay màu rực rỡ, rất đẹp. Ảnh: Instagram dalkom.j

    chua Guinsa han quoc 1

    Mùa thu kết thúc, lá rụng khiến không khí ở đây trở nên ảm đạm. Đây cũng là mùa du lịch thấp điểm ở Guinsa. Tuy nhiên, sang giữa mùa đông, cả ngôi chùa sẽ được phủ một lớp tuyết trắng, dày đẹp như tranh. Ảnh: Instagram dream.walker_

    Theo Ngôi Sao